Tại sao tỷ lệ sinh giảm

Trung Quốc: Cải cách mạnh mẽ chính sách, khuyến khích sinh 3 con

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 1/10 dẫn một nghiên cứu mới công bố dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm nhanh trong 45 năm tới. Dự báo dựa trên tỷ lệ sinh 1,3 con/phụ nữ vào năm ngoái, dưới mức 2 con/phụ nữ cần thiết để duy trì ổn định dân số hiện tại hơn 1,4 tỉ người. Nếu tỷ lệ sinh giảm xuống 1, dân số sẽ giảm 50% trong 29 năm. Theo các nhà nghiên cứu, những thông tin này đã cho thấy những thay đổi và xu hướng phát triển dân số trong tương lai ở Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc đang dần đánh mất lợi thế “dân số vàng”.

Theo kết quả điều tra dân số, năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên của Trung Quốc lên tới 264 triệu người, chiếm 18,7% dân số, trong đó số người từ 65 tuổi trở lên đạt 190 triệu người, chiếm 13,5% dân số. Đáng nói là ở thời điểm có tỉ lệ người già như Trung Quốc hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc đều cao gấp 2,5 – 3 lần so với Trung Quốc. Mặt khác, dự kiến năm sau, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng, khi tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 14% dân số. Như vậy, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% dân số chỉ trong 21 năm, mức nhanh nhất trên thế giới từ trước tới nay.

Từ nay đến năm 2050 được dự báo là thời kỳ cao điểm già hóa dân số ở Trung Quốc. Và đây cũng là thời kỳ then chốt của quá trình hiện đại hóa đất nước. Do đó, vấn đề già hóa dân số được xác định là một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mục tiêu 100 năm lần thứ hai, trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ.

Khoảng 15% tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua, được cho là nhờ sự đóng góp của lý do “dân số vàng” này. Có thể nói Trung Quốc đã rất thành công trong khoảng thời gian qua nhờ tận dụng rất tốt lợi thế về quy mô và cơ cấu “dân số vàng”. Chính vì vậy, những lo ngại về mất cân đối cơ cấu dân số, sự già nhanh của xã hội, đang đặt áp lực lớn cho nước này. Bắc Kinh đang chịu áp lực cần thực hiện những biện pháp gồm từ bỏ các chính sách kế hoạch hóa gia đình, thay đổi mô hình kinh tế vốn dựa vào dân số khổng lồ và lực lượng lao động dồi dào, đồng thời lấp đầy những khoảng trống trong y tế và lương hưu.

Đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến việc sinh con, nhưng các chuyên gia cho rằng nhìn chung khó có khả năng tỷ lệ sinh tăng trở lại tại Trung Quốc, nhất là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm. Sau hơn 35 năm thực hiện chế độ sinh 1 con, năm 2016 Trung Quốc cho phép sinh 2 con. Nhưng liên tiếp 4 năm, nước này ghi nhận trẻ em ra đời giảm mạnh theo từng năm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế là lực cản chính với tỷ lệ sinh. Người dân không dám sinh con vì áp lực kinh tế gia tăng. Các dịch vụ nuôi con và chăm sóc con cũng thiếu nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy ở Trung Quốc, cứ mỗi mét vuông đất tăng 1.000 nhân dân tệ thì tỷ lệ người dân sinh 1 con giảm 2%, sinh 2 con giảm 5%.

Lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết Trung Quốc sẽ ban hành một loạt các giải pháp hỗ trợ kinh tế – xã hội mạnh mẽ hơn để khuyến khích sinh 3 con. Các chính sách đưa ra sẽ nhắm đến giảm chi tiêu trong thai sản, khám chữa bệnh, học hành. Ngoài ra, một dự án phát triển các trung tâm cộng đồng tại 150 thành phố để tạo ra 500.000 chỗ giữ trẻ cũng nằm trong kế hoạch 5 năm tới.

Nhật Bản: Tăng thời gian cho phép phụ nữ nghỉ thai sản có lương đến tối đa một năm

Theo trang thống kê Statista, số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản hiện đang chiếm 35% dân số và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai.

Viện Dân số và An sinh Xã hội quốc gia Nhật Bản dự đoán dân số nước này đến năm 2049 có thể suy giảm. Theo đó, từ mức hơn 126 triệu người hiện tại sẽ xuống chỉ còn 100 triệu người và đến năm 2065 sẽ chỉ còn khoảng 82 triệu người.

Nhật Bản đề ra nhiều chính sách nhằm cải thiện chất lượng sống và làm việc của phụ nữ có gia đình đang đi làm. Ảnh minh hoạ: CNN

Để đối phó với thực trạng trên, Tokyo đã có nhiều động thái nhằm cải thiện chất lượng sống và làm việc của phụ nữ Nhật Bản, nhất là phụ nữ có gia đình đang đi làm, theo tờ The Straits Times.

Đơn cử, Quốc hội Nhật Bản vào năm 1992 đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ nghỉ thai sản có lương đến tối đa một năm. Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu công bố số lượng nữ giới sẽ tuyển dụng hằng năm, để khuyến khích phụ nữ trở lại làm việc sau khi sinh con.

Theo một nghiên cứu vào năm 2017 của chính phủ Nhật Bản, khoảng một nửa số phụ nữ có thai sau khi sinh con xong đều nghỉ việc để dành thời gian chăm sóc cho con.

Đến năm 2017, nước này tung ra gói hỗ trợ khoảng 18 triệu USD để cải thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc các đối tượng là người cao tuổi và trẻ em.

Trong đó, toàn bộ các trường mẫu giáo công lập Nhật Bản sẽ miễn phí cho trẻ từ ba đến năm tuổi. Các cơ sở này cũng nhận trông trẻ cho các gia đình thu nhập thấp nhưng con chưa đủ số tuổi quy định.

Bên cạnh các động thái hỗ trợ phụ nữ của chính phủ, nhiều địa phương ở Nhật Bản cũng tự lập ra các chương trình an sinh xã hội riêng.

Ở thị trấn Nagicho thuộc tỉnh Okayama, mỗi gia đình sinh con sẽ được hỗ trợ tiền mặt hơn 2.700 USD đồng thời được miễn giảm các khoản chi phí học hành, nhà ở và y tế.

Ý: Tăng kỳ nghỉ thai sản có lương cho nhân viên nam có vợ sinh con

Là một trong những quốc gia có tỉ lệ già hóa cao nhất châu Âu, Ý thời gian qua đã chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong tổng số hơn 60 triệu dân ở nước này, khoảng 20% là người trên 65 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Ý là 45,9 – cao hơn mức chung của toàn khối Liên minh châu ÂU [EU] là 42,8.

Theo kế hoạch mới nhất được chính quyền Rome đưa ra hồi cuối năm 2019, hệ thống hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con phải được cải thiện nếu nước này muốn hoàn thành mục tiêu tăng tỉ lệ sinh sản đến trước năm 2021, theo tờ The Local.

Trước hết, chính phủ Ý cam kết tăng kỳ nghỉ thai sản có lương cho nhân viên nam có vợ sinh con từ ba ngày lên bảy ngày, dù con số này vẫn thấp hơn mức chung là 10 ngày của toàn EU.

Rome cũng sẽ tăng mức trợ cấp cho các cặp vợ chồng có con dưới ba tuổi từ khoảng 1.100 USD lên tối đa khoảng 3.200 USD mỗi năm tùy vào thu nhập của đối tượng.

Đến khi con lớn hơn ba tuổi, chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình khoảng 261 USD hằng tháng cho mỗi con đến khi đủ 18 tuổi.

Hàn Quốc: Thành công từ chuyển biến trong tâm lý đối xử ngang bằng giữa trẻ em trai và trẻ em gái 

Theo GS Youngtae Cho [Đại học Seoul, Hàn Quốc], đến nay, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất đưa được tỷ số giới tính khi sinh trở về mức tự nhiên, bởi tâm lý người dân đã chuyển từ ưa thích con trai sang ưa thích con gái. Theo GS Youngtae Cho, có được sự chuyển biến trên là do 3 yếu tố. Thứ nhất là do sự tiến bộ của y tế và đời sống xã hội được nâng cao nên tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất thấp. Người dân không còn tâm lý sinh con “dự phòng”. Thứ hai là xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của con trai và con gái. Nhiều người trông chờ vào con trai nhưng họ nhận thấy con trai cũng chẳng làm được gì cả, thường vòi vĩnh và tiêu tiền; trong khi đó con gái lại mang tiền về, chăm sóc cha mẹ tốt hơn và làm được nhiều việc cho gia đình. Thứ ba là suy nghĩ về giá trị truyền thống đã thay đổi, người dân đã không còn lo lắng và không quan tâm rằng sau khi mất đi ai sẽ là người lo hương khói, vì điều đó con gái cũng làm được. Sau năm 1990, người dân quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hiện nay, việc chăm sóc này xã hội đã đảm nhiệm chứ không phải là con trai nữa nên nhiều người không quan trọng phải có con trai. Theo GS Youngtae Cho, Việt Nam có thể đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về mức cân bằng tự nhiên trong vòng 10 – 15 năm nữa. Điều này đòi hỏi không chỉ đối xử ngang bằng giữa trẻ nam và trẻ nữ mà phải đưa cơ hội lớn hơn đối với trẻ gái, đặc biệt là cơ hội học hành.

Phương Nghi

Cơ quan thống kê Hàn Quốc ngày 23/2 công bố số liệu cho thấy tỉ lệ sinh của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử do số trẻ em sinh ra thấp kỷ lục.

  • Tỉ lệ sinh tại Nhật Bản giảm năm thứ 5 liên tiếp

  • Nhật Bản quyết tâm giải quyết vấn đề tỉ lệ sinh thấp

  • Tỉ lệ sinh nở tại Mỹ xuống mức thấp kỉ lục

  • Tỉ lệ sinh năm 2019 của Trung Quốc ở mức thấp nhất trong 70 năm qua

Trẻ sơ sinh được chăm sóc tại một trung tâm sức khỏe ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đó, tỉ lệ sinh chung - dựa số trẻ em trung bình một phụ nữ dự kiến sinh trong đời, ở mức 0,81 trong năm 2021, giảm so với 0,84 năm 2020 và ở mức thấp nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được thống kê năm 1970.

Tỉ lệ sinh chung năm 1984 là 1,74, giảm xuống 0,98 năm 2018, 0,92 năm 2019 và 0,84 năm 2020. Số trẻ em mới sinh giảm xuống mức thấp mới 260.500 trong năm 2021, giảm 4,3% so với năm 2020.

Số trẻ em sinh ra giảm do xu hướng kết hôn muộn tăng và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thấp. Số trường hợp kết hôn giảm xuống 192.500 trong năm 2021, giảm 9,8% so với năm 2020. Độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con là 33,4 trong năm 2021, tăng 0,2% so với năm 2020.

Tỉ lệ sinh thấp làm gia tăng quan ngại về sự sụt giảm nhân khẩu liên quan đến sự sụt giảm người đứng đầu hộ gia đình và cuối cùng dẫn đến sự sụt giảm tiêu dùng.

Trong khi đó, số tử vong tăng lên 317.800 trong năm 2021, tăng 4,2% so với năm 2020, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 1970. Điều này được cho là do đại dịch COVID-19 và tốc độ già hóa dân số nhanh.

Tỉ lệ tử vong cao và tỉ lệ sinh thấp kỷ lục khiến dân số Hàn Quốc năm 2021 giảm 57.300 và là năm thứ 2 liên tiếp giảm.

Thúc Anh [TTXVN]

Na Uy ghi nhận tỉ lệ sinh tăng bất ngờ sau năm đại dịch COVID-19

Na Uy đã ghi nhận tỉ lệ sinh gia tăng bất ngờ, sau hơn một thập kỷ tỉ lệ sinh giảm và tỷ lệ sinh thấp nhất mọi thời đại vào năm 2020.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tỉ lệ sinh,
  • già hóa dân số,
  • dân số Hàn Quốc,

Video liên quan

Chủ Đề