Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là

Liên Xô phòng con tàu “ Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất vào năm:

A. 1957

B. 1959

C. 1960

D. 1961

Đây là sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử không chỉ của Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay mà còn của cả thế giới. Với chuyến bay vào vũ trụ trên con tàu Vostok-1, nhà du hành Yuri Gagarin đã cứu Trái Đất khỏi cuộc xung đột hạt nhân.

Cuộc chạy đua hạt nhân

Theo bài viết mới đây đăng trên báo PolitRussia của Nga, Mỹ bắt đầu chương trình hạt nhân vào ngày 13-8-1942 khi công bố dự án Manhattan. Trong khuôn khổ dự án, 3 quả bom nguyên tử đã được tạo ra. Hai quả bom trong số đó đã được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8-1945. Trong những năm đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ là quốc gia hạt nhân duy nhất trên thế giới. Khi đó, Liên Xô cũng đã bắt đầu thực hiện chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình. Ngày 29-8-1949, tại bãi thử Semipalatinsk, quả bom nguyên tử RDS-1 của Liên Xô đã được kích nổ thành công. Cuộc chạy đua hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ đã bắt đầu như thế.

Trong cuộc phỏng vấn với PolitRussia, nhà sử học quân sự, Giám đốc Bảo tàng Phòng không Nga Yuri Knutov cho biết, trong một thời gian, có khoảng cách giữa hai bên khi Liên Xô chưa có khả năng ném bom đến những địa điểm xa xôi. Trong khi đó, ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Washington đã có máy bay ném bom Boeing B-29 Superfortress hay còn gọi là “Pháo đài bay" với khả năng tiếp cận lãnh thổ Đức, tấn công và quay trở lại.

Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là
Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là
Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là
Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là
Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là

Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin. Ảnh:RIA Novosti

Do đó, các nhà thiết kế Liên Xô được giao nhiệm vụ tạo ra một tên lửa có khả năng vươn tới bờ biển của Mỹ. Nhà thiết kế tài ba Sergei Pavlovich Korolev chịu trách nhiệm về công việc này. Dưới sự điều hành của ông Korolev, việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 được bắt đầu vào năm 1954. Sau này, tên lửa R-7 đã trở thành nền tảng trong các chương trình vũ trụ của Liên Xô/Nga.

Người gìn giữ hòa bình

Cuối năm 1945, Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô. Sau đó, Washington lập ra Kế hoạch Pinscher (năm 1946) và Kế hoạch Dropshot (năm 1949). Theo các kế hoạch này, bom hạt nhân được coi là “lợi thế rõ ràng” trong cuộc tấn công đường không chiến lược vào Liên Xô. Tuy nhiên, chương trình vũ trụ của Liên Xô đã khiến Mỹ thay đổi quan điểm.

Nhà sử học quân sự Yuri Knutov lưu ý, chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã đóng một vai trò cơ bản trong Chiến tranh lạnh. Việc phóng tàu vũ trụ có người lái Vostok-1 cho thấy Liên Xô không chỉ có thể chinh phục vũ trụ mà còn có thể phóng đầu đạn hạt nhân lên quỹ đạo và đánh trúng bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ. “Chuyến bay của Yuri Gagarin đóng một vai trò quan trọng trong việc buộc Mỹ giảm áp lực đối với Liên Xô. Đây là cách người đầu tiên lên vũ trụ cứu hành tinh của chúng ta khỏi xung đột hạt nhân”, ông Yuri Knutov khẳng định.

Về phần mình, ông Mikhail Myagkov, Giáo sư Khoa Lịch sử thế giới và quốc gia của Đại học quốc gia Quan hệ quốc tế Moscow, Giám đốc khoa học của Hiệp hội Lịch sử quân sự Nga cho biết, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã mang sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Ông Mikhail Myagkov giải thích, sau khi nhận thấy khả năng chiến đấu của Liên Xô, Mỹ đã nghiêm túc xem xét lại thái độ của mình. “Chuyến bay vào vũ trụ và sự giảm bớt căng thẳng trên thế giới có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau”, ông Mikhail Myagkov đánh giá.

Chuyến bay vào vũ trụ của nhà du hành Yuri Gagarin có tác động tích cực đến vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Việc đưa con người vào vũ trụ giúp Liên Xô được cả thế giới ghi nhận là đất nước có nền công nghệ tiên tiến. “Xét cho cùng, chuyến bay của Gagarin không chỉ là một chuyến bay vào vũ trụ. Đó là một bước nhảy vọt về chất trong nền văn minh của nhân loại”, nhà sử học quân sự Yuri Knutov nhấn mạnh.

Sau chuyến bay vào vũ trụ trong 1 giờ 48 phút, Yuri Gagarin không còn là một sĩ quan đơn thuần của quân đội Liên Xô mà đã trở thành một trong những biểu tượng của nước này. Bản thân Yuri Gagarin cũng đã làm rất nhiều việc để quảng bá về Liên Xô với thế giới. Ở khắp mọi nơi, nhà du hành vũ trụ này đều được mọi người nhiệt liệt chào đón. Với những cống hiến của mình, ông đã được trao nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, trong đó có Huân chương Lênin và danh hiệu Anh hùng Liên Xô, cũng như nhiều danh hiệu và giải thưởng danh dự của nước ngoài.

LÂM ANH

NGUYỄN VĂN TOÀN (Tổng hợp)

Tiếp nối thành công của vệ tinh Sputnik-1, ngày 3-11-1957, chú chó Laika đã được đưa vào quỹ đạo Trái đất bằng vệ tinh Sputnik-2. Đây là lần đầu một sinh vật sống bay vào vũ trụ. Ngày 19-8-1960, hai chú chó Belka và Strelka tiếp tục thực hiện chuyến bay vào quỹ đạo trên con tàu Sputnik-5, với 17 vòng quanh quỹ đạo Trái đất trong 25 giờ đồng hồ, rồi trở về Trái đất an toàn. 

Từ đầu năm 1959, Liên Xô đã khởi động chương trình chinh phục Mặt trăng mang tên Luna, bằng việc phóng tàu Luna-1 lên quỹ đạo. Chương trình Luna kéo dài 18 năm (1958 - 1976), thực hiện vô số sứ mệnh thăm dò Mặt trăng. Trong đó, tàu Luna-3 (1959) đã làm được một việc vô cùng quan trọng là chụp ảnh được phần khuất của Mặt trăng, đưa Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện việc quan trọng này.

Lịch sử của ngành hàng không vũ trụ Liên Xô chứng kiến bước ngoặt trọng đại khi vào lúc 9 giờ 7 phút ngày 12-4-1961, tàu vũ trụ Vostok-1 (Phương Đông-1) cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur mang theo nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã bay vào không gian. Liên lạc về Trái đất, Gagarin đã nói một câu bất hủ: “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia. Trái đất xanh một mầu xanh vĩnh cửu”. Sau khi bay một vòng quanh Trái đất, tàu vũ trụ Phương Đông-1 hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên sông Volga thuộc Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ đã kết thúc thắng lợi.

Tiếp theo chuyến bay thế kỷ của Gagarin, bốn tháng sau, Liên Xô tiếp tục phóng thành công tàu vũ trụ Vostok-2 do Gherman Titov điều khiển. Sau 25 giờ 11 phút, tàu vũ trụ Vostok-2 đã bay được 17 vòng quanh Trái đất, với tổng quãng đường bay dài hơn 700 nghìn cây số. Bằng sự kiện này, nhà du hành vũ trụ Titov đã chứng minh rằng con người có thể sống và làm việc bình thường và lâu dài trong tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ.

Nước phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất là
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin. Ảnh: TASS 

Và thành công liên tiếp đến với ngành hàng không vũ trụ Liên Xô. Ngày 16-6-1963, trong một sứ mệnh chung, tàu vũ trụ Vostok-5 chở phi hành gia Valery Bykovsky và Vostok-6 chở nữ phi hành gia Valentina Tereshkova được phóng lên vũ trụ từ sân bay Baikonua. Tàu Vostok-6 hoạt động trên quỹ đạo Trái đất trong thời gian gần 3 ngày (70 giờ 50 phút), bay 48 vòng quanh Trái đất. Số lần bay quanh Trái đất của bà nhiều hơn tổng số lần của các nhà du hành vũ trụ Mỹ tính đến thời điểm đó. Valentina Tereshkova được xem là nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của loài người. Công việc của bà là ghi lại nhật ký chuyến bay và chụp ảnh đường chân trời, sau đó được dùng để phân biệt các tầng khí trong khí quyển. Tereshkova trên tàu Vostok-6 có lúc cách Vostok-5 chỉ 5 km, họ liên lạc với nhau bằng sóng radio. Đây cũng là lần đầu tiên các tàu vũ trụ liên lạc với nhau ngoài không gian. 

Năm 1971, thiết bị thăm dò của tàu Venera-7 do Liên Xô chế tạo đã hạ cánh thành công xuống sao Kim. Trên thực tế, đó là lần đầu loài người thả thiết bị thăm dò xuống bề mặt một hành tinh khác. Cùng năm, Liên Xô cho hạ cánh tàu thăm dò Mars-3 lên sao Hỏa. Sau đó tàu Mars-3 truyền dữ liệu về Trái đất. Quá trình truyền tải này kéo dài 14 giây. Ngoài ra, tàu cũng gửi về Trái đất bức ảnh đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa.

Liên Xô là quốc gia hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam trong ngành hàng không vũ trụ, mà chương trình Interkosmos là một thí dụ, ra đời trong thập niên 70 của thế kỷ trước với mục đích giúp các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Liên Xô tham gia những chương trình không gian có người lái cũng như không người lái. Khi Liên Xô chuẩn bị đào tạo một nhóm các nhà du hành vũ trụ quốc tế từ các nước xã hội chủ nghĩa theo chương trình Interkosmos, nhà du hành Titov đã đề nghị Việt Nam tham gia và đề xuất cử phi công Phạm Tuân theo khóa huấn luyện của chương trình này. Năm 1980, Phạm Tuân trở thành người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko. Chuyến bay lịch sử bắt đầu vào ngày 23-7-1980 từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz-37. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut-6 cùng hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô khác. Sau đó, họ trở về Trái đất ngày 31-7-1980. 

Trong 8 ngày bay trong vũ trụ, hai nhà du hành vũ trụ Gorbatko và Phạm Tuân đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh quỹ đạo Trái đất. Hai nhà du hành đã tiến hành 30 cuộc thí nghiệm viễn thám hàng không, đo đạc và xây dựng bản đồ độ ẩm đất vùng sông Hồng, chuẩn bị xây dựng trạm mặt đất Hoa Sen phục vụ thông tin liên lạc qua hệ Intersputnik. Trong tình trạng không trọng lực, hai nhà du hành vũ trụ cũng đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất, các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu… Ngoài ra, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân còn tiến hành chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái đất.

Với thành tích này, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. Ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lê-nin.

Ngoài ra, nhắc đến thành tựu của ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô thì không thể không nhắc tới Trạm vũ trụ Mir (Trạm vũ trụ Hòa bình). Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái đất (1986 - 2001), Trạm vũ trụ Mir đã đón nhận 104 lượt phi hành gia thực hiện gần 23.000 thí nghiệm khoa học.