Ốc núi sống ở đâu

Ốc núi đá còn được gọi tên là ốc thuốc. Đây là loại ốc sinh sống ở các khe suối, hang đá trong những khu rừng ẩm ướt. Vào độ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, khi vùng trời Tây Bắc trút những cơn mưa tầm tã, mặt đất dậy lên mùi ngai ngái của lá khô, củi mục chính là thời điểm ốc núi đá xuất hiện nhiều nhất.

Bà con người Thái ở đây rất quý loại ốc này vì ngoài việc sử dụng làm thức ăn thì nó còn có tác dụng chữa một số chứng bệnh như lạnh bụng, nhức mỏi, đau khớp...  Đặc biệt, ốc núi đá ăn các loại lá cây, quả và thảo dược trong rừng và chỉ xuất hiện vào mùa mưa, những tháng còn lại chúng lẩn trốn dưới những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất.

Không giống những loại ốc suối, ốc biển thường phát triển theo bề dọc, có phần thân dài và nhọn; ốc núi đá lại  phát triển theo chiều ngang với hình dạng hơi tròn, mình dẹp, phần miệng rộng có màu trắng đục.

Chị Quàng Thị Sơn [bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, TP.Sơn La] người thường xuyên đi tìm bắt ốc núi đá chia sẻ: "Loài ốc này ít khi xuất hiện, nó lại có màu nâu đen nên rất dễ nhầm thành các hòn đất nhỏ trong rừng. Để bắt được chúng, tôi phải đợi hôm nào trời mưa to, mặt đất ngấm nước mưa nhão nhoét, lúc ấy trời còn mát, ốc bò ra nhiều để ăn lá cây thì mới dễ bắt. Ngày nhiều thì được khoảng 5-6kg, ít thì vài kg thôi. Nhiều người trong bản tôi cũng tranh thủ những ngày mưa không lên nương rẫy được thì lại đi tìm ốc về ăn, hôm nào bắt được nhiều ăn không hết thì đem bán."

Cũng theo chị Sơn, loại ốc này ăn rất ngon, lại bổ dưỡng nên được nhiều người ưa thích và tìm mua. Mỗi kg ốc chị bán với giá từ 40.000-60.000 đồng. Mỗi ngày, chị Sơn cũng kiếm thêm được một chút tiền chi tiêu trong gia đình.

“Ngày trước ốc xuất hiện nhiều lắm, chỉ đi khoảng vài tiếng là có thể nhặt được cả chục cân. Nhưng bây giờ không hiểu sao lại ít dần đi. Nhiều người đặt hàng số lượng lớn để đem đi tiêu thụ ở các tỉnh khác nhưng tôi cũng đành chịu”, chị Sơn nói trong sự tiếc nuối.

Ốc Thuốc mang về được ngâm nước sạch cho nhả hết lá cây và đất bẩn, rồi được chế biến thành nhiều món khác nhau như: Luộc, xào sả ớt, nấu canh, làm nộm…Nhưng ngon nhất có lẽ là món ốc luộc vì sẽ giữ được hết hương vị tự nhiên của ốc, đặc biệt là mùi đặc trưng của thuốc bắc thoang thoảng, rất dễ chịu.

Theo kinh nghiệm của bà con người Thái, thì phần đuôi ốc là có giá trị nhất, vì đây chính là “túi thuốc” có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Vì thế, khi ăn ốc núi đá thì nhất định phải ăn hết toàn bộ ruột ốc. Có vậy mới cảm nhận được vị giòn, ngọt, và mùi hương của cây cỏ hòa quyện lại nơi đầu lưỡi.

Ốc núi đá hấp chấm mắm gừng hấp dẫn nhiều thực khách.

Vào những chiều mưa dầm dề, khi xung quanh văng vẳng tiếng ếch nhái, côn trùng và mùi ngai ngái của lá khô, củi mục.. thì trong căn nhà sàn nhỏ, bên cạnh bếp lửa hồng, nhiều gia đình ở Chiềng Ngần lại quây quần bên nhau, cùng nhấp chén rượu nồng và mời nhau những miếng ốc thơm lừng, nóng hổi.

Ốc Núi là một loại ốc đặc biệt phải nói là được các chuyên gia ẩm thực ốc đánh giá là “ngon bá cháy”. Ai chưa thử ăn loại ốc này thì hãy thử một lần rồi bạn sẽ “thèm” hoài cho xem. Đặt hàng mua Ốc núi nhanh tại hải sản Ông Giàu.

Ốc núi là ốc gì? Sống ở đâu?

Đây là một loại ốc chuyên chỉ có ở miền Bắc của nước Việt Nam ta. Ốc thường có ở các phần đất núi và sống ở các khu đá núi ẩm ướt nên được gọi là ốc núi. Đặc biệt chúng thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 mới bò ra ngoài để đi tìm thức ăn thì may ra mới bắt gặp mà bắt được chúng. Tại miền Bắc, ốc Núi thường tập trung tại các vùng núi Hoa Lư, Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô.

Để bắt được những con ốc Núi thì người dân phải dậy từ tờ mờ sáng sớm thì lên đến nơi mới may ra có tìm được những con ốc bò đi kiếm ăn mà rời khỏi hang của chúng. Một điều đặc biệt cần lưu ý nữa đó là ốc Núi không phải là mặt hàng có thường xuyên mà nó chỉ có theo mùa trong khoảng 3 – 4 tháng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm thôi. CHính vì vậy nếu bạn muốn thưởng thức được những con ốc Núi ngon thì chỉ nên đặt hàng trong thời gian này.

Ốc Núi mua ở đâu giá rẻ tại TpHCM

Thường các bạn biết rằng ốc Núi chỉ có tại khu vực miền Bắc. Tuy nhiên nếu bạn không biết đến rằng tại TpHCM cũng có Ốc Núi thì thật là một điều đáng tiếc. Công ty Ông Giàu nhận thấy được vị ngon của loại ốc này thu hút số lượng lớn người quan tâm, đặc biệt là vùng Sài Gòn. Vị ốc núi ngọt, thơm vị thuốc bắc nên còn thường được gọi là ốc Thuốc. Ốc cực kỳ giòn, dai và ăn có vị sựt sựt rất ngon miệng.

Cũng có nhiều khách hàng thắc mắc rằng tại sao ốc Núi chỉ có tại miền bắc mà giờ ở TpHCM là có được. Vâng, câu trả lời chính là về vấn đề thu mua. Công ty Ông Giàu có riêng một đội ngũ nhân viên là các chuyên gia về ốc đã đến tận miền Bắc để tìm nơi có ốc Núi này. Những con ốc núi được công ty cung cấp đều là loại đánh bắt tự nhiên và đảm bảo giao ốc sống đến nơi cho các khách hàng. Chính vì thế nên ốc núi xuất hiện tại TpHCM và được bán nhiều bởi hải sản Ông Giàu.

  • Giá ốc Núi ốc thuốc hiện nay: 270.000 đ/kg
  • Quy cách: Ốc Núi sống nguyên con

Nếu bạn cần mua ốc Núi sống nguyên con tại TpHCM, hãy liên hệ ngay với hải sản Ông Giàu để được cung cấp mọi thông tin về cả giá sỉ và giá lẻ tại TpHCM. Ốc Núi mà chế biến thành các món ăn như nướng, xào me, hấp sả, xào tỏi phải nói là ngon phải biết luôn.

.

Cập nhật lúc: 22:06, 23/08/2019 [GMT+7]

Cứ vào mùa mưa là thời điểm một số người dân vùng đồi đá ở các xã Gia Kiệm, Quang Trung [huyện Thống Nhất], xã Thanh Bình [huyện Trảng Bom] rủ nhau đi “săn” ốc núi, kiếm thêm thu nhập.

Ốc núi là đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: H.THẮNG

Ốc núi sống chủ yếu ở khu vực đồi đá, tập trung nhiều nhất ở xã Gia Kiệm và các xã lân cận như: Quang Trung và Thanh Bình [vì đây là khu vực đá nhiều].

* “Săn” ốc núi

Một số người chuyên đi “săn” ốc núi cho biết, đặc thù của loại ốc này thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa, còn mùa nắng ốc sẽ ẩn mình dưới đất, đá sinh sôi nảy nở nên rất khó phát hiện. Ốc núi thường đi kiếm ăn vào ban đêm. Muốn bắt được ốc núi, người dân phải băng rừng chuối đến đồi đá, dùng đèn pin rọi bắt từng con.

Cứ khoảng 19 giờ, sau bữa cơm, khi trời bắt đầu ngớt mưa, hai mẹ con bà Võ Thị Hồng Phượng [ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm] chuẩn bị xô nhựa, đèn pin đi vào các vùng đồi đá để “săn” ốc núi. Trước khi đi, bà Phượng còn dặn chúng tôi phải cầm theo cây để chống đỡ, tránh trượt đá té ngã hoặc phòng thủ khi gặp rắn, rết vì khu vực đồi đá rất tối, đá lởm chởm sắc nhọn, mưa trơn trượt dễ té ngã.

Vừa đi bà Phượng vừa cho biết, ốc núi còn có tên gọi khác như: ốc đá, ốc chuối vì loại ốc này ở trong đất, đá trên núi và thường bò ra cây chuối để ăn.

Sau khoảng 20 phút lội bộ băng qua những vườn chuối, đồi đá của xã Gia Kiệm, nước mưa còn đọng lại từ những tán cây rớt xuống cũng đủ làm áo quần chúng tôi ướt đẫm. Đến khu vực đồi đá, bà Phượng bật đèn pin đeo trên đầu, lia qua đảo lại, liên tục nhặt ốc núi bỏ vào thùng, trong khi chúng tôi tìm mãi không ra con ốc nào.

Thấy vậy, bà Phượng chỉ chúng tôi cách “săn” ốc núi. Trước hết phải chuẩn bị đèn pin thật sáng và phải khom mình sát đất mới nhận biết được ốc núi, vì màu sắc của chúng giống như màu của đá rất khó phát hiện vào ban đêm.

Sau hơn 2 giờ đi hết vườn này đến vườn khác trên ngọn đồi để “săn” ốc núi, qua nhiều lần vấp ngã, muỗi cắn đỏ cả mặt, thành quả mà bà Phượng có được là hơn chục ký ốc núi.

Bà Phượng tâm sự, gia đình bà ở tỉnh Trà Vinh lên đây làm thuê, làm mướn nên được chủ vườn dựng lều cho ở trong rẫy để trông coi rẫy. Trước đây, bà bắt ốc núi chỉ để ăn nhưng nhiều quá ăn không hết nên mang ra chợ bán. Do là ốc tự nhiên nên người mua rất ưa chuộng, bán được giá, từ đó nhiều người rủ nhau đi “săn” ốc núi.

“Hồi đó một đêm đi vài tiếng, hai mẹ con cũng bắt được 20-30kg ốc, bán được hơn triệu đồng nhưng thời gian gần đây, do người ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xịt cỏ nhiều, người bắt cũng đông nên ốc núi có phần khan hiếm. Bây giờ muốn bắt được nhiều phải đi vào các đồi đá sâu vất vả hơn. Nếu chịu khó, hai mẹ con cũng kiếm được khoảng 10kg/đêm” - bà Phượng chia sẻ.

* Không ít hiểm nguy

Theo những người đi “săn” ốc núi, việc đi bắt ốc vào ban đêm, trời mưa cũng đối diện với không ít nguy hiểm. Ông Dương Văn Thiện [ngụ xã Gia Kiệm] cho biết, đi bắt ốc phải băng qua vườn rẫy, rừng chuối để lên đồi cao mới có nhiều ốc. Người đi bắt ốc không chỉ sợ trời mưa làm đá trơn trượt, té ngã nguy hiểm mà còn sợ rắn, rết, bò cạp tấn công vì tiền điều trị nhiều khi còn hơn tiền bán ốc, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng nếu bị rắn độc cắn.

Mùa mưa tới là thời điểm người dân vùng đồi đá xã Gia Kiệm [huyện Thống Nhất] đi “săn” ốc núi về bán . Ảnh: H.THẮNG

Ông Thiện kể, ông đã có hơn 10 năm đi “săn” ốc núi. Thời điểm đó, ốc núi ở vùng đồi xã Gia Kiệm rất nhiều. Cứ đến mùa mưa, gia đình ông cùng nhau đi bắt. Hôm nào rảnh, ông huy động từ 4-5 người trong nhà đi bắt ốc, hôm nào bận thì ông và người cháu là anh Võ Phước Hảo sẽ đi. Mỗi đêm đi bắt ốc từ 19 giờ đến khoảng 1-2 giờ sáng hôm sau, hai ông cháu kiếm được gần 20kg.

“Bữa nào mưa nhiều thì bắt được nhiều hơn nhưng cũng vất vả và nguy hiểm hơn. Có lần tôi bước lên chỏm đá để bắt ốc thì bị trượt chân, đá cắt rách da chân, máu chảy đầm đìa, phải khâu chục mũi, nghỉ ở nhà cả tuần lễ không làm được gì” - ông Thiện nói.

Dù đi bắt ốc núi vất vả, đối diện với nhiều nguy hiểm nhưng do thấy dễ bắt, thu nhập khá nên nhiều người ở các xã Gia Kiệm, Quang Trung, Thanh Bình vẫn tranh thủ đi “săn” ốc núi vào ban đêm để kiếm thêm thu nhập.

Do ngày càng có nhiều người đi bắt nên ốc núi ở đây ngày một khan hiếm, vì vậy giá cũng cao hơn mọi năm, hiện dao động từ 80-120 ngàn đồng/kg [tùy loại lớn hay nhỏ], tăng 20-40 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018. Một người có kinh nghiệm “săn” ốc núi có thể bắt được trên dưới 10kg ốc/đêm với thu nhập từ 800 ngàn đến trên 1 triệu đồng/đêm.

Ông Thiện nói: “Mỗi khi vào mùa mưa là bà con rủ nhau đi “săn” ốc núi vui lắm. Làm riết thành quen nên chúng tôi thuộc từng ngóc ngách, đoạn đường nào thuận lợi lên các ngọn đồi. Nhiều người đã trang bị đồ bảo hộ để tránh bị côn trùng, rắn, rết cắn. Mỗi đêm kiếm được cả triệu đồng ai cũng phấn khởi vì có một khoản tiền lo cho gia đình, nhất là vào thời điểm các con tựu trường, có nhiều khoản cần chi tiêu”.          

Hữu Thắng

Video liên quan

Chủ Đề