Ông chủ tập đoàn flc là ai

Ông Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways. Ông được biết đến là tỷ phú số 1 sàn chứng khoán, giá trị tài sản từng ước tính khoảng 22.7 tỷ đồng [1,02 tỷ USD].

Đến nay, vị chủ tịch Tập đoàn FLC đang sở hữu khối tài sản trị giá gần 5.000 tỷ đồng. Hiện ông Trịnh Văn Quyết là người giàu thứ 37 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Trịnh Văn Quyết.

Với những thành tựu đã đạt được trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và hàng không, hình ảnh vị doanh nhân của tập đoàn lớn thường xuyên xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, truyền thông.

Thế nhưng, đây là một bức ảnh hiếm ít ai biết của ông chủ Tập đoàn FLC. Hình ảnh ông Quyết cách đây 25 năm, thời còn là sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Bức ảnh được ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ vào dịp sinh nhật cách đây 2 năm từng khiến công chúng thích thú. Khác hẳn với hình ảnh người đàn ông thành đạt lịch lãm của hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết của thời quá khứ vô cùng giản dị với áo sơ mi và dép cao su.

Hình ảnh thời sinh viên của ông Trịnh Văn Quyết từng gây chú ý.

Ông tiết lộ ảnh được chụp trong một chuyến đi dã ngoại ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc hồi tháng 8/1998. Hồi đó, ông chủ tập đoàn FLC tính cả áo quần chắc được 48-50 kg. "Nhìn chúng ta đều vô tư hồn nhiên quá", ông chủ FLC viết.

Ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết bán 175 triệu cổ phiếu FLC. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Đến ngày 11/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Sau đó, giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết đã bị huỷ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, từ ngày 11/1 cho đến khi có quyết định thay thế.

Trước đó, vào năm 2017, vị tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã từng "đánh úp" nhà đầu tư khi thông báo mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC nhưng sau đó lại bán ra 57 triệu cổ phiếu FLC.

Việc này khiến các nhà đầu tư nắm cổ phiếu FLC thiệt hại rất nặng. Tuy nhiên, sau đó ông Quyết chỉ bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hành chính 65 triệu đồng.

Cô gái bị sàm sỡ ngay trước cổng nhà, bàn tay hư của thanh niên qua đường gây bức xúc


Sau tỉ phú Phạm Nhật Vượng thì Chủ tịch tập đoàn FLC – tỷ phú bất động sản Trịnh Văn Quyết đã trở thành người giàu nhất Việt Nam ở độ tuổi 41. Xuất phát điểm không mấy suôn sẻ nhưng bằng tài năng và ý chí bền bỉ của mình, ông đã đạt đến đỉnh cao của thành công từ hai bàn tay trắng.

Cùng Bstyle tìm hiểu tiểu sử tỷ phú Trịnh Văn Quyết và quá trình khởi nghiệp của ông trong bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt thông tin tỉ phú Trịnh Văn Quyết

Tên thậtTrịnh Văn Quyết
Ngày sinh27 tháng 11 năm 1975 [43 tuổi]
Quê quánVĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Số CMND012843814
Dân tộckinh
Nơi cư trúĐang cập nhật
Trình độ chuyên môn
  • Cử nhân Luật – Đại học Luật Hà Nội
  • Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
Chức vụ hiện tại
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros [ROS]
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC [FLC]
  • Thành viên HĐQT Công ty TNHH Bất động sản SGInvest
  • Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luật SMiC
Lĩnh vực kinh doanhBất động sản, hàng không
Cổ phiếu đang nắm giữ
  • ROS: 312,217,556 [47,15%, trị giá 7,852.3 tỷ đồng]
  • ART: 3,156,000 [03.26%, trị giá 6.9 tỷ đồng]
  • FLC: 150,436,257 [ 14.9%, trị giá 675.5 tỷ đồng]
Tổng tài sản hiện tại18.948,35 Tỷ VNĐ
Gia đình
  • Cha: Trịnh Hồng Quý [đang nắm giữ 54,050 CP ART]
  • Mẹ: Đỗ Thị Giáp
  • Vợ: Lê Thị Ngọc Diệp [đang nắm giữ 54,050 CP ART]
  • Em gái: Trịnh Thị Minh Huế [đang nắm giữ 2,205,235 Cp ART và 1,200,000 CP ROS]
  • Em gái: Trịnh Thị Thúy Nga [đang nắm giữ 2,334,955 CP ART và 600,000 CP ROS]
Hồ sơ Wiki//vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Văn_Quyết

Trịnh văn quyết là ai?

Chân dung tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Trịnh Văn Quyết [sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975] tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp Cử nhân Luật và thạc sĩ quản trị kinh doanh, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD, là nhân vật giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Mặc dù sở hữu khối tài sản hơn 2 tỷ USD nhưng ông không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD mà vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này.

Trịnh Văn Quyết còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng Hàng Không Tre Việt [Bamboo Airways] – Công ty thành viên của tập đoàn FLC. Hãng bay này vừa chính thức cất cánh vào ngày 16/01/2019. Bamboo Airways sẽ phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC cũng như các tuyến bay quốc tế.

Xuất thân và học vấn

Trịnh Văn Quyết được sinh ra trong gia đình công chức nghèo tại một vùng đất cổ Vĩnh Phúc.

“Xuất phát điểm vào đời của tôi không mấy suôn sẻ. Tốt nghiệp cấp 3, tôi vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Hai năm sau kiếm được ít tiền, tôi mới có thể thực hiện giấc mơ học lên tiếp của mình.” – Tỷ phú Trịnh Văn Quyết nhớ lại.

“Tôi thi Đại học Luật. Những ngày vạ vật ôn thi đất Hà Nội, tất cả mơ ước lúc đấy của tôi, anh chàng nhà quê, chỉ là cánh cổng trường đại học. Ngày biết kết quả đậu và còn được học bổng, tôi vui đến mức mà sau này, có lẽ ngay cả những niềm vui như Bamboo Airways chính thức cất cánh cũng không thể so sánh được”.

Năm 24 tuổi, Trịnh Văn Quyết đã hoàn thành xong 2 chương trình học tại Học viện Hành chính Quốc Gia và trường Đại học Luật Hà Nội.

Quá trình khởi nghiệp của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Khởi nghiệp khi 14 tuổi

Ngay từ khi còn ngồi dưới bục giảng đường, ông Quyết đã có thể mở văn phòng gia sư và kinh doanh điện thoại, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập nuôi các em mình ăn học. Đến nay, vị tỷ phú vẫn giữ một chiếc điện thoại cũ trong nhà để nhắc bản thân không bao giờ quên những ngày khốn khó đã qua.

Sau khi tốt nghiệp, với số vốn kinh doanh tích góp từ thời sinh viên, ông Quyết mở văn phòng Luật sư SMic. Năm 2008, ông thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SmiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.

Sau 15 năm hoạt động, công ty Luật SMiC đã trở thành một thương hiệu lớn đang vươn tầm hoạt động ra quốc tế, đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng và bằng khen của Bộ Tư Pháp. Riêng ông Quyết cũng là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh “Luật sư tiêu biểu”.

Từ Luật sư đến tỷ phú bất động sản FLC

Cơ duyên đưa ông rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn Luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội. Ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.

Sau một vài dự án thành công, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của Trịnh Văn Quyết.

FLC đã cho ra đời hàng loạt các hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng – sân golf FLC Sầm Sơn tại Sầm Sơn, Thanh Hóa; FLC Quy Nhơn tại Quy Nhơn, Bình Định. Ngoài ra, FLC còn đang triển khai nhiều dự án khác ở các phân khúc khác nhau của thị trường bất động sản. Các dự án này đều là tốc độ thi công thần tốc, quy mô lớn, tạo được tiếng vang trên thị trường.

Dự án FLC Sầm Sơn

Các công trình của FLC còn góp phần đánh thức tiềm năng du lịch các địa phương. Lần đầu tiên Sầm Sơn có du lịch biển 4 mùa, Bình Định cũng tăng lượng du khách tới Bình Định đã tăng trên 30% trong 6 tháng đầu năm 2016.

Xuất phát điểm là một luật sư, chính vì vậy ông Quyết làm gì cũng đi từng bước 1. Tuy nhiên, ông cũng rất nhạy bén và “khi cơ hội đến thì máu liều trong tôi cũng sôi sục chẳng thua kém ai”.

Chính nhờ triết lý kinh doanh đúng đắn, kiến thức pháp lý vững chắc mà FLC trở thành “câu chuyện hiếm trong giới đầu tư bất động sản”. Trong khi nhiều công ty bất động sản thua lỗ với nợ xấu và nhiều dự án dở dang, bị khách hàng khiếu kiện… thì FLC vẫn tung ra nhiều dự án mới với những kế hoạch gọi vốn lớn.

Giấc mơ bay của Trịnh Văn Quyết – Bamboo AirWay

Bamboo Airway được chính phủ cấp phép bay vào ngày 9/7/2018, có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng. Sau đó FLC Group đã tăng vốn điều lệ lên thành 1.300 tỷ đồng. Đây là hãng hàng không được nhiều hành khách trong nước và quốc tế mong chờ như một trải nghiệm mới về đất nước, con người Việt Nam với chất lượng dịch vụ chu đáo, giá cả hợp lý.

Tuy nhiên, hãng bay non trẻ này sau hơn 3 tháng cất cánh đã lỗ 329 tỉ đồng. Mặt khác, Bamboo Airway lại lạc quan đã đề xuất tăng số lượng máy bay từ mức được phê duyệt lên mức 22 máy bay năm 2019 và 30 chiếc đến 2023. Tổng mức đầu tư dự án cũng được tăng lên 8.300 tỉ đồng.

Airbus a321neo – Một trong những dòng tàu bay được Bambo đưa vào khai thác.

Đội tàu bay hiện tại của Bamboo Airways:

Tổng cộng2554Số khách
Airbus A319-10018120128
Airbus A320-2009__8162170
Airbus A320neo58162170
Airbus A321neo4248196204
16182198
Airbus A321-2003_NA
Boeing 787-9310 [chính thức]

20 [MoU]

2621 [Phổ thông đặc biệt]

245 [Phổ thông]

292

Về tài sản của ông Quyết, bên cạnh SMiC và FLC, ông còn sở hữu 41,79% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xây dựng Faros. Đây là doanh nghiệp góp phần tạo nên những dự án quy mô lớn với chất lượng cao và thời gian thi công nhanh kỷ lục trong vai trò tổng thầu. Là nhà thầu lớn, Faros cũng là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn, sở hữu trên 2.000 ha đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, với tổng mức đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng.

Quan điểm khởi nghiệp và lãnh đạo của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

“Khởi nghiệp là một hành trình nhiều gian khổ và lắm đắng cay”

Tôi mất những tháng năm tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương. Những năm tháng đó là để tích lũy kinh nghiệm kinh doanh.

“Theo tôi, kinh doanh giống như leo núi, và FLC vẫn chưa leo tới đỉnh, nên chúng tôi cần tiếp tục mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác để tạo ra lợi nhuận cho tập đoàn. Đây có lẽ là điều đương nhiên trong sự phát triển của mỗi công ty, tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới”.

Trong kinh doanh, sự cẩn trọng không bao giờ thừa

Tài sản của tôi có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là những tài sản chính đáng.

“Nhiều người nói hãy xem công ty như ngôi nhà thứ 2 nhưng tôi không nghĩ như vậy. Hãy coi công ty là ngôi nhà thứ nhất, cũng như gia đình mình. Buổi tối về nhà gặp người thân nhưng sáng hôm sau đến công ty cũng vẫn là quay về nhà. Nghĩ như vậy thì công ty là gia đình, đồng nghiệp là anh em và chăm chút cho công ty cũng chính là chăm chút cho ngôi nhà của mình”.

Gia đình

Vợ tỉ phú Trịnh Văn Quyết là ai?

Bà Lê Thị Ngọc Diệp [sinh năm 1979] là vợ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, hiện đang công tác tại Ngân hàng BIDV.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Gia đình ông Quyết và bà Diệp hiện có 3 người con trai. Theo thống kê đến đầu tháng 10/2016, hai vợ chồng ông Quyết hiện nắm giữ 69,71% vốn điều lệ của Faros [mã ROS].

Video liên quan

Chủ Đề