Ông tây bán xúc xích đức ở đâu

Ông vừa thoăn thoắt lật đi lật lại mấy chiếc xúc xích nóng hổi trên lò nướng vừa niềm nở cười chào khách hàng. Hình ảnh đó đã trở nên thân quen với du khách đến phố Tây khoảng ba tháng trở lại đây.

Phóng to
Michael và hai nhân viên của mình - Ảnh: Bình Minh

Ông là Michael Semling, khoảng 40 tuổi, đến từ một thị trấn nhỏ nổi tiếng về nghề làm bánh gần thành phố Frankfurt [Đức]. Michael không phải là người nước ngoài duy nhất tìm cơ hội kinh doanh ở phố Tây nhưng triết lý kinh doanh của ông có thể khiến nhiều người phải bất ngờ.

Cho nhân viên VN “du học”

“Thấy mình yêu thích nghề làm bánh, ông ấy đầu tư cho mình đi học ở Malaysia trong sáu tháng” - K.Ngân, từng làm việc cho Michael ở một tiệm bánh mì tại Bình Dương trước khi ra khu phố Tây, tỏ vẻ biết ơn khi nói về ông chủ.

“Học phí khóa học khoảng 150 triệu đồng cộng thêm tiền ăn ở và vé máy bay cũng trên 200 triệu đồng. Ông ấy đầu tư một nửa, gia đình mình đầu tư một nửa” - cô gái 26 tuổi quê ở Tiền Giang kể.

Ngân cho biết sau khi nghe lời động viên từ ông chủ cùng sự ủng hộ của gia đình, cô quyết định “du học” với ước mơ sẽ trở thành bà chủ một tiệm bánh Âu trong tương lai. “Hiện giờ tôi chưa có vốn. Tôi sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm và tích lũy thêm tiền để thực hiện ước mơ của mình. Còn nếu như không được thì với tấm bằng quốc tế trong tay, tôi cũng có cơ hội tìm được công việc tốt từ các nhà hàng khách sạn 5 sao hoặc các công ty nước ngoài như ông chủ nói” - Ngân chia sẻ về kế hoạch tương lai.

Michael cho biết ông không có yêu cầu hay ràng buộc gì khi quyết định đầu tư cho Ngân: “Dĩ nhiên tôi suy nghĩ rất nhiều về những gì cô ấy sẽ làm cho tôi sau này. Nhưng trên hết, tôi vẫn muốn cô ấy học cách làm bánh để sau này cô ấy có thể làm công việc của tôi khi tôi làm việc khác”.

Khi chúng tôi hỏi đó có phải là quyết định đầu tư mạo hiểm không, Michael hỏi vặn lại: “Nếu bạn muốn có lợi nhuận, bạn phải đầu tư trước tiên. Nếu bạn không đầu tư cho nhân viên của mình thì làm sao họ có thể nâng cao tay nghề?”.

Michael nói ông may mắn tuyển dụng được hai nhân viên người Việt lanh lẹ và tháo vát thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Theo ông, không dễ dàng để chọn được nhân viên phù hợp và sự lựa chọn này càng khó hơn đối với người nước ngoài.

Sau ba tháng mở tiệm bán xúc xích, ông vui vẻ chia sẻ với chúng tôi ông đã có lợi nhuận. “Ở VN đâu có cái gì là miễn phí. Bạn có thể đầu tư trong một, hai hoặc ba tháng. Nhưng nếu bạn không có lợi nhuận thì thật vô nghĩa khi tiếp tục duy trì” - Michael khẳng khái.

Sự chăm chút trong kinh doanh của ông chủ người Đức còn được nhận thấy qua hành động ngăn nắp sạch sẽ của ông. Theo lời Ngân, mỗi khi thấy khách hàng vứt rác trước tiệm, ông bảo nhân viên hoặc tự tay ông dọn liền vì theo ông nếu người khác bỏ thêm và rác chất thành đống thì chẳng “ma nào” ghé mua hàng.

Cách thức quảng bá cửa hàng của ông cũng khá đơn giản: ông cùng hai nhân viên người Việt mặc áo thun có in cờ Đức, mặt sau áo in hình một loại bánh mì đặc trưng của Đức kèm theo dòng chữ liên hệ đặt hàng và số điện thoại. Trước gian hàng, ông dán tấm bảng photo giới thiệu các loại bánh mì và xúc xích có giá 10.000-28.000 đồng. Vào những lúc cao điểm khách hàng ra vào tấp nập đến nỗi ông chủ Tây và hai cô nhân viên người Việt làm không kịp trở tay.

Phóng to
Tiệm bánh vỉa hè của Michael với bánh mì, xúc xích và lá cờ Đức trên áo nhân viên - Ảnh: Quỳnh Trung

Quảng bá ẩm thực Đức

Michael đến VN lần đầu tiên vào năm 1998. Lúc ấy, trong ký ức của ông, phố Tây còn chưa nhộn nhịp như bây giờ. Năm 2009, ông chuyển sang sinh sống và làm việc tại VN. Sau một thời gian dài tìm địa điểm kinh doanh, thỏa thuận giá cả, tiệm bánh mì - xúc xích của ông chính thức khai trương vào tháng 5 năm nay.

Gọi là tiệm nhưng thật ra nơi kinh doanh của Michael chỉ là một khoảng trống nhỏ trước một tiệm bán tranh trên đường Bùi Viện, chỉ đủ để đặt một chiếc xe đẩy và vài ghế nhựa nhỏ. Để được vị trí này, ông phải trả cho chủ nhà khoảng 300USD một tháng. “Lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn, có quá nhiều thứ cần phải làm. Khó nhất là tìm ra chỗ thích hợp để bán, rồi phải thương lượng với nhiều người để có được chỗ này. Thật không dễ dàng” - Michael hồi tưởng những ngày đầu mới bắt tay vào công việc kinh doanh.

Không chỉ vất vả trong việc tìm kiếm địa điểm, Michael còn phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị những mẻ bánh mì thơm ngon đạt chất lượng ở nhà rồi mới mang ra cửa hàng để bán vào 7 giờ tối mỗi ngày. “Có những nguyên liệu thường thì ở đây cũng mua được, nhưng nhiều thứ để đảm bảo chất lượng tôi phải nhập từ nước ngoài” - Michael cho biết.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nổi tiếng về các loại bánh, lại là một thợ làm bánh chuyên nghiệp trong nhiều năm chính là lý do khiến Michael chọn công việc kinh doanh hiện tại. Sở dĩ ông quyết định mở một cửa hàng nhỏ ở khu phố Tây vì theo ông người mua rất đa dạng, họ đến từ nhiều quốc gia, nhiều thành phần, nhưng đối tượng khách hàng ông muốn nhắm đến lại không phải là khách du lịch mà là những người bản xứ và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở VN.

“Khách du lịch đến rồi đi, như vậy mỗi ngày tôi đều phải tìm khách mới nhưng đến nay 50% khách hàng của tiệm là người VN vì có nhiều người rất thích ăn thử xúc xích Đức” - ông tự hào nói.

Anh Quang, một khách hàng quen của tiệm xúc xích, nhận xét Michael là người nhiệt tình, dễ thương và lúc nào cũng chăm chút cho những món ăn mình bán. Đối với anh, Michael còn rất đáng để học hỏi vì theo anh, dù ông không nói được tiếng Việt nhưng vẫn kinh doanh và sống hạnh phúc ở VN.

Công việc bận rộn là thế nhưng hễ có thời gian rảnh, Michael thường đi hỗ trợ thiết kế các cửa hàng bánh mì cho siêu thị hay đào tạo các nhân viên ở các tiệm bánh mì Tây. Còn trong mắt nhân viên, ông là một người chủ nghiêm khắc nhưng tốt tính. “Ông ấy đối xử với chúng tôi rất tốt. Cuối tháng thưởng và dẫn chúng tôi đi ăn uống. Lúc đó tôi tranh thủ ăn thật nhiều vì mỗi tháng có một lần mà” - Ngân hài hước kể.

Về dự định tương lai, Michael nói ông hi vọng sẽ mở một tiệm bánh mì lớn hơn ở quận 2 để cung cấp thêm nhiều loại bánh mì ngon của đất nước ông cho khách hàng VN. “Tôi muốn giới thiệu các món ăn và văn hóa Đức đến với người Việt. Nhưng mà cũng phải xem khách hàng VN có thích không đã” - Michael cười bảo.

Tầm 1 giờ sáng, khi chúng tôi đã cảm nhận được cơn buồn ngủ, Michael lặng lẽ lấy chai bia Sài Gòn đỏ đã vơi từ lúc nào và uống cạn để chuẩn bị đẩy xe bán hàng về căn nhà trọ nhỏ trên đường Đỗ Quang Đẩu nơi ông đang sống cùng ước mơ mở thêm thật nhiều cửa hàng bánh mì trên đất nước VN.

Kỳ 1: Những ngõ hẻm đầy Tây Kỳ 2: Tây balô, 12 đô một ngày Kỳ 3: Nhộn nhịp ẩm thực đường phố Kỳ 4: Cơ hội và cạnh tranh

_____________

Kỳ tới: Những ông Tây “siêu quậy”

QUỲNH TRUNG - BÌNH MINH

Chuyện đời của ông Tây bán xúc xích dạo nổi tiếng Sài Gòn

Tiết lộ lý do dẫn đến quyết định khác lạ của mình, Dieter nói rằng, điều đó hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đất nước, con người Việt Nam và ông muốn cảm nhận cuộc sống ở đất nước này.

Ông Tây mê hàng rong

Thời gian gần đây, người dân Sài thành đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông ngoại quốc dáng cao gầy đứng bán xúc xích trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ [quận Bình Thạnh, TP.HCM]. Ông giới thiệu mình tên Tony Dieter, 54 tuổi, quốc tịch Đức, gia đình có nghề làm đồ ăn nhanh truyền thống tại thành phố Berlin [Đức]. Từ nhỏ, ông đã giúp bố mẹ trong việc sản xuất xúc xích.

Kể lại duyên cớ về Việt Nam bán xúc xích bằng vốn tiếng Việt bập bẹ, thỉnh thoảng, ông lại “pha” cả tiếng Anh nếu cảm thấy quá khó để diễn đạt. Dieterkể rằng, trong một lần đến thăm thành phố Huế của Việt Nam, ông vô cùng ấn tượng bởi hương vị tuyệt vời của các món ăn trên vỉa hè ở cố đô như cơm hến, bún hến, bún Huế, bánh bèo…

Buổi sáng, những con đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền với những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa… Những gánh hàng rong từ các vùng lân cận cũng theo đó rảo bước nhanh về phố cho kịp phục vụ bữa sáng cho mọi người. Điều đó khiến anh ấp ủ ý định mang xúc xích Đức đến mảnh đất chữ S, cùng các “tiểu thương” cảm nhận sự thi vị của cuộc đời như những gánh hàng rong bình dị kia.

Trong suy nghĩ của ông lúc đó về đất nước kỳ lạ này là không biết gánh hàng rong đã gắn bó với số đông người Việt tự bao giờ? Chỉ biết rằng, hàng rong không chỉ có ở đô thị sầm uất như: Hà Nội, Sài Gòn hay cố đô Huế...mà còn xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào trên đất nước này.

Sau đó, khi quay lại Việt Nam du lịch, ông mang theo một ít vốn lẫn kinh nghiệm trong việc chế biến đồ ăn nhanh của gia đình từ Đức để hiện thực hóa giấc thành gã hàng rong “thứ thiệt” trên phố phường Sài Thành.

Dù bạn bè, gia đình đều phản đối quyết định có phần ngược đời trên nhưng “ông Tây” vẫn quả quyết sắp xếp hành lý về Việt Nam. Bạn bè và người chị gái của ông ở Đức sau khi biết chuyệnDieternướng xúc xích bán vỉa hè Sài Gòn đều chê cười ông đã bỏ ngang cuộc sống ổn định ở trời Tây để đi làm ông lão bán rong tại một đất nước xa xôi. Thế nhưng vớiDieter, điều quan trọng là công việc tạo được cho mình niềm vui và hứng thú, thế là đủ.

Đầu năm 2013, nhờ một số người bạn thân ở Việt Nam, ông được chỉ dẫn thuê một căn nhà tại quận 7, TP. HCM, rồi mượn xe, mua lò nước, đặt bánh mì, xúc xích để chuẩn bị hành trang cho cuộc đời bán xúc xích dạo tại Sài Gòn và hiện thực hoá dự định ấp ủ bấy lâu.

Ba tháng đầu, do bất đồng ngôn ngữ, chưa quen với môi trường mới nên ông đẩy xe đi bán dạo khắp nơi mà vẫn không mấy hiệu quả. Dieterkhông chịu bỏ cuộc, ông bỏ ngoài tai hàng chục cuộc điện thoại khuyên trở về nước từ gia đình và bạn bè ở Đức, ngày ngày mang lò than ra đứng ở các góc đường nướng từng mẻ xúc xích bán dạo gây dựng thương hiệu.Dieterkhông ngần ngại xách xe đi khắp đường phố Sài Gòn, ra tận các vỉa hè khác nhau nướng xúc xích mời khách ăn thử. Dần dần, chiêu tiếp thị độc đáo cũng mang lại hiệu quả, thời gian sau, nhiều khách hàng “nghiền” xúc xích doDieterchế biến đã tự tìm tới.

Cảm thông với những người lao động nghèo

Cứ tờ mờ sáng, ôngDieterđã thức dậy để chạy đến các lò bánh mì quen, đặt sẵn mấy chục chiếc bánh mì để chuẩn bị có mặt tại điểm chốt hàng rong ở gần ngã tư Hàng Xanh trên đường Điện Biên Phủ. Quán bán xong lúc 18h30 nhưng dọn dẹp xong thì cũng phải 19h.

Tay thoăn thoắt lật nướng những cây xúc xích vàng ươm, “ông Tây” hồ hởi "bật mí" tất cả quá trình chế biến xúc xích đều do một tay mình đảm nhận. Để đảm bảo chất lượng, ngoại trừ thịt heo, thịt bò phải mua ở Việt Nam; còn lại các loại gia vị như muối, tương ớt, bao bì… Dieterđều tự lên Google tìm tòi để mua từ các siêu thị đảm bảo chất lượng.

“Tôi chế biến y hệt khẩu vị người Đức, chỉ giảm độ cay do khí hậu Việt Nam nắng nóng, ăn cay nhiều không tốt. Tuyệt đối không dùng bất kỳ chất bảo quản nào, không cần trộn thêm bột nhưng xúc xích vẫn cứng, giòn. Điều quan trọng nằm ở kỹ thuật pha trộn gia vị và cách nướng”,Dieterbập bẹ chia sẻ bằng tiếng Việt.

Ông chỉ tay vào chiếc lò nướng cho hay, đấy là “gia sản” đầu tiên ông mang về Việt Nam khởi nghiệp nghề xúc xích.Dietertự tin nói, nhờ chế biến nguyên chất nên ở điều kiện bình thường, sản phẩm xúc xích của ông có thể sử dụng trong thời gian 5 ngày từ lúc ra lò. Nếu bảo quản trong môi trường chân không, hay tủ lạnh, hạn sử dụng lên tới 5 tuần lễ vẫn giữ nguyên vẹn hương vị.

Ông Dieter luôn tỉ mỉ nướng từng cây xúc xích sao cho đạt chuẩn nhất, không cho phép mình ngồi mà phải đứng liên tục. Nhiều khách hàng từng mua xúc xích dạo của ông là những ông chủ, bà chủ ở công ty, siêu thị, họ đã ngỏ lời mời Dieter về sản xuất sản phẩm độc quyền cho họ nhưng ông từ chối: “Tôi làm việc này vì tình yêu Việt Nam, nếu cần danh vọng và ngập ngừng với những chuyến phiêu lưu, tôi đã chấp nhận ở Berlin chứ không sang đây”.

Tiết lộ lý do dẫn đến quyết định “dị” của mình,Dieternói hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt ông yêu hình ảnh những gánh hàng rong, muốn sống và cảm nhận cuộc sống cùng với họ.

>> Ông chủ kỳ dị của quán bar Tây đình đám Hải Phòng

TheoTứ Quý - Hạ Lê

Mask Online

Từ khóa: hàng rong, bán xúc xích dạo, điện biên phủ, tony dieter

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề