Phác đồ xử trí ngộ độc thuốc tê của Bộ y tế

Khi nhận thấy các dấu hiệu triệu chứng của ngộ độc thuốc tê toàn thân, điều trị ban đầu là cần ngừng ngay việc tiêm thuốc tê. Sau đó yêu cầu người đến trợ giúp, cũng như kiểm soát đường thở cho người bệnh. Sau khi thực hiện xong các biện pháp điều trị ban đầu, cần thực hiện ngay lập tức việc điều trị đặc hiệu.

Thuốc tê là loại hiện được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Các trường hợp ngộ độc thuốc tê thường hiếm gặp nhưng không thể khẳng định là không xảy ra. Ngộ độc thuốc tê có thể gây ra những triệu chứng thoáng qua cho đến các triệu chứng gây hậu quả nặng nề trên hệ thống thần kinh trung ương và tim. Do đó, nếu không điều trị ngộ độc thuốc tê kịp thời và đúng phác đồ thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.

Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc tê là do tiêm thuốc tê vào mạch máu và sự hấp thụ thuốc tê vào mạch máu bất thường do sử dụng nồng độ thuốc tê cao hoặc sử dụng thuốc số lượng lớn, gây tê tĩnh mạch bị tuột garo hoặc do thả garo quá sớm. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ gây ngộ độc thuốc tê như:

  • Các loại thuốc tê như độc tính thuốc tê Bupivacaine > thuốc tê Lidocaine > thuốc tê Ropivacaine > Hỗn hợp thuốc tê > thuốc tê Levobupivacaine.
  • Gây tê vùng có mạch máu lớn sẽ tăng nguy cơ tiêm thuốc vào mạch máu và tăng nguy cơ hấp thu thuốc tê;
  • Khi gây tê ở các vùng sau sẽ tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê hơn so với các vùng khác: Gây tê liên sườn > gây tê ống cùng > gây tê ngoài màng cứng > gây tê đám rối cánh tay > gây tê dưới da;
  • Tiêm 1 liều hoặc truyền liên tục thuốc;
  • Người bệnh bị rối loạn chức năng tim mạch, hay các bệnh lý về thận và gan;
  • Người cao tuổi, suy kiệt hoặc trẻ em, phụ nữ có thai sẽ tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê hơn.

Khi bị ngộ độc thuốc tê toàn thân, thường sẽ xuất hiện các triệu chứng từ 1-5 phút nhưng có thể muộn hơn trong vòng 60 phút sau khi tiêm thuốc tê, thậm chí sau 12 giờ. Các triệu chứng sẽ tương ứng với khu vực bị ảnh hưởng bởi thuốc tê. Cụ thể như sau:

  • Đối với hệ thần kinh trung ương: Triệu chứng ban đầu sau khi bị ngộ độc thuốc tê là người bệnh thấy vị kim loại trong miệng, miệng tê, nhìn đôi, ù tai hoặc hoa mắt chóng mặt và nói khó. Một số trường hợp nặng hơn có thể giật cơ hoặc ngủ gà, mất ý thức.
  • Biểu hiện trên tim mạch: Ngộ độc tim thường gặp do ngộ độc bupivacain, các triệu chứng thường xuất hiện là rối loạn nhịp tim hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim. Lúc đầu có thể tăng huyết rối loạn nhịp thất sau đó tụt huyết áp tiến triển. Nặng hơn có thể gây ngừng tim, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

Thuốc tê là loại hiện được sử dụng rộng rãi trong y khoa

Khi nhận thấy các dấu hiệu triệu chứng của ngộ độc thuốc tê toàn thân, phương pháp điều trị ban đầu là cần ngừng ngay việc tiêm thuốc tê. Sau đó yêu cầu người đến trợ giúp, cũng như kiểm soát đường thở cho người bệnh.

Trong các trường hợp cần thiết, để chắc chắn thì cần thực hiện phương pháp đặt nội khí quản cho thở oxy 100% và đảm đảm thông khí đủ, đặt thêm đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đánh giá tình trạng tim mạch cũng như lấy máu làm xét nghiệm, nhưng không vì việc này mà làm chậm trễ điều trị ngộ độc thuốc tê toàn thân.

Sau khi thực hiện xong các biện pháp điều trị ngộ độc thuốc tê toàn thân ban đầu, cần thực hiện ngay lập tức việc điều trị đặc hiệu theo các phương pháp sau đây:

Trường hợp ngộ độc thần kinh trung ương:

  • Dùng Thiopental liều lượng 150 – 300 mg TM hoặc sử dụng Midazolam 0,1 – 0,2 mg/ kg.
  • Xem xét việc sử dụng Lipid dạng nhũ tương đường tĩnh mạch nhằm giảm nồng độ thuốc tê trong huyết tương người bệnh.
  • Nếu tình trạng người bệnh ổn định sau khi thực hiện các biện pháp xử trí ngộ độc thuốc thì có thể tiếp tục cuộc phẫu thuật.

Trường hợp ngộ độc tim:

  • Thông thường tim mạch ít khi bị ngộ độc thuốc tê hơn so với hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên khi bị ngộ độc tim mạch thì việc điều trị ngộ độc thuốc tê khó hơn và nguy hiểm hơn, do đó cần bù nhanh khối lượng tuần hoàn bằng việc dùng Intralipid 20% [liều áp dụng cho bệnh nhân 70kg] để tạo bể chứa lipid làm lắng tủa thuốc tê, đồng thời hoạt hóa kênh Ca, K, tăng hoạt động cơ tim cũng như tăng tổng hợp ATP và giảm gắn kết thuốc tê lên cơ tim.
  • Tiêm bolus bằng đường tĩnh mạch Intralipid 20% với liều lượng 1,5 ml/kg trong 1 phút [100 ml. Nên tiêm nhắc lại 2 liều bolus [cách nhau 5 phút] trong trường hợp tuần hoàn chưa hồi phục đủ.
  • Sau đó cần tiến hành hồi sức tim, phổi và não cho người bệnh.
  • Bắt đầu việc truyền tĩnh mạch Intralipid 20% với tốc độ 0,25ml/kg/phút, lưu ý cần dùng 400ml trong vòng 20 phút. Trường hợp tuần hoàn hiệu quả chưa phục hồi thì sau 5 phút tăng liều truyền tĩnh mạch lên 0,5 ml/kg/phút trong vòng 10 phút với liều lượng dùng là 400ml cho đến khi tuần hoàn của người bệnh hồi phục đầy đủ và ổn định
  • Sốc điện khi rung thất, sử dụng nhóm thuốc vận mạch và hồi sức tim phổi trong suốt quá trình điều trị Intralipid.

Thực hiện phương pháp đặt nội khí quản cho thở oxy 100% và đảm đảm thông khí đủ, đặt thêm đường truyền tĩnh mạch

Ngộ độc thuốc tê toàn thân rất nguy hiểm, do vậy việc phòng ngừa ngộ độc thuốc tê là phương pháp cần được lưu ý. Các phương pháp phòng ngừa ngộ độc thuốc tê gồm:

  • Khi sử dụng thuốc tê, nên dùng liều thuốc tê nhỏ nhất để đạt mức tê cũng như thời gian tê mong muốn. Đồng thời, sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ gây tê như gây tê dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc máy kích thích thần kinh.
  • Trước khi gây tê cho người bệnh cần biết được các yếu tố nguy cơ ngộ độc thuốc tê của người bệnh.
  • Trước mỗi lần tiêm nên hút ngược xilanh để tránh tiêm vào mạch máu. Đồng thời, khi tiêm cần tiêm chậm, quan sát và hỏi người bệnh để phát hiện những dấu hiệu ngộ độc thuốc tê ngay từ ban đầu.
  • Sau khi tiêm thuốc tê, cần theo dõi bệnh nhân liên tục bằng Monitor ít nhất 30 phút và nói chuyện, giao tiếp thường xuyên với bệnh nhân để phát hiện triệu chứng ngộ độc thuốc tê toàn thân.
  • Khi người bệnh có thay đổi trạng thái tinh thần, triệu chứng thần kinh hoặc dấu hiệu bất thường về tim mạch sau gây tê thì cần nghĩ đến dấu hiệu ngộ độc thuốc tê toàn thân.
  • Cân nhắc các trường hợp ngộ độc thuốc tê toàn thân ngay cả khi tiêm liều thuốc tê nhỏ, tê dưới da, tê niêm mạc, phẫu thuật viên tê, sau tháo garo. Đồng thời thảo luận về liều thuốc tê trong phần kiểm tra trước khi phẫu thuật cho người bệnh.
  • Nên sử dụng Lipid 20% ngay khi có biểu hiện đầu tiên và rõ ràng của ngộ độc thuốc tê toàn thân do bất kỳ loại thuốc tê nào.
  • Tuy nhiên, nên sử dụng liều adrenalin ≤ 1 mcg/kg/phút thì sẽ có hiệu quả hơn trong việc hồi sinh tim phổi, đồng thời nâng cao việc điều trị ở bệnh nhân ngừng tim hoặc tụt huyết áp do ngộ độc thuốc tê.

Ngộ độc thuốc tê toàn thân rất nguy hiểm

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Vinmec có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại như: máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA [Adequate of Anesthesia] của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ.

Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới [WFSA] hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Skip to content

Gây tê là phương pháp vô cảm phổ biến chiếm tới hơn 50% các trường hợp trong thủ thuật, phẫu thuật. Tuy nhiên thuốc tê cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể có tỷ lệ gây ra dị ứng hay sốc phản vệ nhất định, nhưng cực kỳ hiếm gặp nhất là đối với nhóm Amino-Amid đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thực tế, ngộ độc thuốc tê mới chính là nguyên nhân gây ra các tai biến thường gặp trong các thủ thuật đơn giản cũng như trong phòng phẫu thuật. Tuy nhiên xử trí NĐTT gần như hoàn toàn khác so với phản vệ.Vì vậy phát hiện NĐTT xử trí đúng là rất quan trọng.

1. Các triệu chứng của ngộ độc thuốc tê

Cần nghĩ ngay để NĐTT trong và sau khi gây tê nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau:

Triệu chứng thần kinh trung ương:

  • Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tai, nhìn mờ
  • Có các kích thích như nói nhảm, lú lẫn, kích động, rung hoặc co giật
  • Có các dấu hiệu ức chế như ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê hoặc ngưng thở

Triệu chứng tim mạch:

  • Rối loạn dẫn truyền và  thậm chí ngừng tim
  • Huyết áp tụt kẹt

Ngộ độc thuốc tê thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim

                   Ảnh :Biến chứng nặng nề của ngộ độc thuốc tê

2. Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê như thế nào?

Cập nhật chẩn đoán NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ [NĐTT] của Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam năm 2019 gồm có:

  • Có tới hơn 50% các trường hợp ngộ độc không điển hình: bệnh nhân không co giật, chỉ có triệu chứng tim mạch hoặc khởi phát chậm
  • Các trường hợp điển hình sẽ có các triệu chứng như tê quanh miệng, ù tai, kích thích, rối loạn thần kinh, lẫn lộn, co giật và hôn mê
  • Hệ tim mạch khởi đầu sẽ có THA, nhịp nhanh rồi lại hạ huyết áp, nhịp chậm kèm rối loạn nhịp thất, vô tâm thu
  • Hệ thần kinh trung ương có các triệu chứng như kích thích [lo lắng, khó nói, co giật], ức chế [ngủ gà, đáp ứng chậm, hôn mê] và các triệu chứng không đặc hiệu khác [vị kim loại trong miệng, tê, nhìn đôi, hoa mắt]
  • Nếu là các rối loạn sớm sẽ xuất hiện trong vòng 1 phút sau khi tiêm thuốc tê, nếu muộn sẽ rơi vào khoảng 1 giờ sau khi tiêm thuốc tê.

Bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê cần phải nghĩ tới NĐTT ở bất kỳ bệnh nhân nào có thay đổi về ý thức và triệu chứng bất thường về tim mạch, thần kinh. Triệu chứng tim mạch đôi khi có thể là biểu hiện duy nhất của ngộ độc. Không chủ quan trong mọi trường hợp kể cả:

  • Liều thuốc tê được sử dụng là liều thấp.
  • Đường dùng thuốc không điển hình
  • Do phẫu thuật viên trực tiếp tiêm
  • Sau khi tháo garo trong gây tê tĩnh mạch .

3. Các yếu tố nguy cơ của NĐTT.

  • Người bệnh là trẻ em,  già yếu, suy kiệt hoặc có các bệnh về tim mạch như suy tim, rối loạn dẫn truyền, protein máu thấp
  • Bệnh nhân lớn tuổi vì dễ gây suy đa tạng.
  • Các thuốc tê tan trong mỡ có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn
  • Liều thuốc gây tê cao
  • Bệnh nhân suy tim mất bù, bệnh van tim nặng
  • Vị trí gây tê nhiều mạch máu.

Lưu ý : Trẻ em thường có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao hơn

4. Cấp cứu ngộ độc thuốc tê như thế nào?

  • Lipid 20% là thuốc dùng đầu tiên, chủ yếu và quan trọng nhất trong cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Nhân viên y tế cần thực hiện các bước sau để xử trí một ca ngộ độc thuốc tê:
  • Đầu tiên cần ngừng tiêm thuốc tê ngay lập tức
  • Gọi hỗ trợ nếu cần thiết
  • Sử dụng hộp cấp cứu ngộ độc thuốc tê, truyền lipid 20%
  • Kiểm soát đường thở bằng cách cho bệnh nhân thở oxy 100% hoặc đặt nội khí quản thở máy nếu cần
  • Dùng lipid 20% như sau: tiêm tĩnh mạch 1,5 nl/kg trong 2-3 phút sau đó truyền duy trì 0,25 ml/kg/phút. Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn không ổn định thì cần tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự và gấp đôi tốc độ truyền duy trì. Tổng liều không được vượt quá 12 ml/kg hay 1000 ml trong 30 phút.
  • Điều trị co giật cho bệnh nhân bằng Benzodiazepin, tránh dùng Propofol nhất là ở bệnh nhân có huyết động không ổn định
  • Điều trị nhịp chậm bằng Atropin 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim do ngộ độc thuốc tê cần hồi sinh tim phổi, gọi đơn vị tim phổi nhân tạo và sẵn sàng hồi sức nâng cao. Dùng sốc điện đặc biệt không dùng Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác.
  • Tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 4-6 giờ tiếp theo nếu có biến cố tim mạch hoặc ít nhất 2 giờ nếu có biến cố thần kinh trung ương.

5. Phòng ngừa

Như mọi khi, điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Điều này đặc biệt đúng với ngộ độc thuốc tê

  • Hiệu quả và tính sẵn có của lipofudin không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiềm tàng ngay cả trong trường hợp điều trị thành công.
  • Nên sử dụng siêu âm, đánh dấu nội mạch, tiêm 3-5 ml dừng theo dõi sau đó tiêm lập lại, trước khi tiêm hút xem có máu không, sử dụng thuốc ít độc tính hơn và liều thấp nhất có hiệu quả được khuyến cáo
  • Có nhiều khả năng độc tính hệ thống thuốc tê ở bệnh nhân gầy [khối cơ nhỏ], những người lớn tuổi và bệnh nhân mắc bệnh tim, gan từ trước hoặc thiếu hụt Carnitine.
  • Khoảng một nửa các trường hợp ngộ độc thuốc tê là không điển hình, không có cơn động kinh [các triệu chứng thần kinh trung ương khác],
  • Tỷ lệ nhiễm độc tăng lên khi tiêm gần các khu vực mạch máu phong phú. Đó là cao nhất với tiêm cạnh cột sống và thần kinh liên sườn
  • Phòng ngừa ngộ độc thuốc tê đòi hỏi phải tối ưu hóa một hệ thống hoàn chỉnh cho gây tê vùng: lựa chọn bệnh nhân, lựa chọn phương pháp, thuốc và liều lượng, theo dõi và sử dụng hoàn toàn máy siêu âm khi có thể, và chuẩn bị cho ngộ độc thuốc tê bằng cách có sẵn một bộ dụng cụ và thực hành mô phỏng.
  • Phòng ngừa cũng bao gồm nâng cao nhận thức và giáo dục các đồng nghiệp gây mê của chúng tôi về việc sử dụng thuốc tê và rủi ro đúng cách, bao gồm cả quản lý ngộ độc thuốc tê.

Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng đến khoa CC- HSTC bệnh viện UBNA hoặc liên hệ hotline BV UBNA.

Video liên quan

Chủ Đề