Phần lý luận là gì

Lý luận là một hệ thống các tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn. Vậy lý luận là gì? Đặc trưng của lý luận là gì? Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

Lý luận là gì?

Nội dung bài viết:

Lý luận là gì?

Lý luận [hay lý luận khoa học] là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù

Đặc trưng

  • Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao và tính lô gíc chặt chẽ. Bản thân của lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn; thu được từ kinh nghiệm, từ quan sát và thực nghiệm khoa học.
  • Cơ sở của lý luận là những trí thức kinh nghiệm thực tiễn, không có kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát lý luận.
  • Lý luận phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng; nó phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Thực tiễn và Lý luận luôn thống nhất biện chứng với nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu không có thực tiễn thì không thể có lý luận và ngược lại, không có lý luận khoa học thì cũng không thể có thực tiễn chân chính. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [Hồ Chí Minh].

Vai trò của lý luận đối với thực tiễn

  • Soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
  • Giáo dục, thuyết phục, động viên và tập hợp quần chúng.
  • Góp phần dự báo, định hướng cho hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo.
  • Cung cấp cho con người những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội và về bản thân con người.
  • Lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn. Nó có thể tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn. Sự tác động của lý luận đối với thực tiễn cũng phải thông qua hoạt động thực tiễn và phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản: tính khoa học, tính đúng đắn của lý luận; mức độ thâm nhập của lý luận khoa học vào quảng đại quần chúng nhân dân; sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của chủ thể lãnh đạo, quản lý.

Yêu cầu đối với lý luận

Nhận thức, lý luận phải gắn với nhu cầu của thực tiễn; phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá đúng, sai của lý luận, của chủ trương, đường lối, chính sách; đồng thời phải tăng cường tổng kết thực tiễn để kiểm tra lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách, trên cơ sở đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận.

Trên đây ACC đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lý luận. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc xin vui lòng liện đến website của Công ty Luật ACC để được giải đáp.

Cơ sở lý luận [cơ sở lý thuyết hoặc khung lý thuyết] là một phần không thể thiếu trong bất cứ bài tiểu luận, luận văn, luận văn thạc sĩ, bài nghiên cứu khoa học hay bất kỳ bài viết học thuật nào. Tuy nhiên, đối với những bạn lần đầu tiên phải viết tiểu luận, luận văn khái niệm này hẳn còn khá mới mẻ và mơ hồ đúng không nào. Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm “Cơ sở lý luận là gì” và hướng dẫn chi tiết đến bạn cách viết phần cơ sở lý luận trong tiểu luận, luận văn. Cùng tham khảo nhé!

Cơ sở lý luận là gì?

Cơ sở lý luận [theoretical basis] được định nghĩa là toàn bộ các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định có chức năng hỗ trợ lý thuyết, giải thích tại sao tồn tại vấn đề nghiên cứu mà bạn đang nghiên cứu. Nó bao gồm các khái niệm, định nghĩa, lý thuyết hiện có và các tài liệu khác mà bạn đã tham khảo trong nghiên cứu của mình. Khung lý thuyết thể hiện sự hiểu biết của bạn về các khái niệm liên quan đến bài nghiên cứu và chủ đề rộng hơn. Việc trình bày rõ ràng các giả thiết lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu giúp người đọc đánh giá chúng một cách rõ ràng và là cơ sở để bạn lựa chọn giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Mục đích viết cơ sở lý luận là gì?

Trước khi bắt đầu nghiên cứu, bạn phải khám phá những lý thuyết và mô hình mà các nhà nghiên cứu khác đã phát triển. Mục tiêu của khung lý thuyết là trình bày và giải thích thông tin này. 

Có thể có nhiều lý thuyết khác nhau về chủ đề của bạn, vì vậy khung lý thuyết cũng bao gồm việc đánh giá, so sánh và lựa chọn những lý thuyết phù hợp nhất. Bằng cách "đóng khung" nghiên cứu của bạn trong một lĩnh vực được xác định rõ ràng, khung lý thuyết giúp cho người đọc nhận thức được các giả định cung cấp thông tin cho cách tiếp cận của bạn, cho thấy cơ sở lý luận đằng sau các lựa chọn của bạn. Đồng thời nó cũng đưa ra những nền tảng kiến thức sẽ hỗ trợ cho việc phân tích của bạn, giúp bạn giải thích kết quả của mình và đưa ra những khái quát rộng hơn. Nói tóm lại, mục tiêu của cơ sở lý luận bao gồm:

  • Xác định các khái niệm chính
  • Đánh giá và kết hợp các lý thuyết và mô hình có liên quan
  • Giải thích các giả định và kỳ vọng định hướng cho bài luận của tác giả


Mục đích viết cơ sở lý luận trong luận văn

Bạn đang chuẩn bị phải thực hiện viết tiểu luận, luận văn? Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu? Viết cơ sở lý luận hay bất kỳ vấn đề nào khác. Tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99.

Hướng dẫn chi tiết cách viết cơ sở lý luận trong luận văn

Để xây dựng cơ sở lý luận [khung lý thuyết] cho bài luận của bạn, hãy thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Xác định chủ đề trọng tâm của bài luận

Bước đầu tiên là chọn ra các thuật ngữ chính từ tuyên bố vấn đề và câu hỏi nghiên cứu của bạn. Từ đó xác định các nguồn tài liệu cần phải tìm kiếm. Để hiểu rõ hơn, ta sẽ cùng xét ví dụ sau:

Ví dụ: Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp A đang gặp phải tình trạng khách hàng trực tuyến của họ không quay trở lại mua hàng. Ban lãnh đạo muốn tăng sự trung thành của khách hàng và tin rằng sự hài lòng của khách hàng được cải thiện sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này. Để điều tra vấn đề này, bạn đã xác định và lập kế hoạch tập trung vào vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể như sau:

  • Vấn đề : Nhiều khách hàng trực tuyến không quay lại để mua hàng tiếp theo.
  • Mục tiêu : Tăng sự trung thành của khách hàng.
  • Câu hỏi nghiên cứu : Làm thế nào để cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng trực tuyến của doanh nghiệp A để tăng lòng trung thành của khách hàng?

=> Các khái niệm về “lòng trung thành của khách hàng” và “sự hài lòng của khách hàng” rõ ràng là trọng tâm của nghiên cứu này. Khung lý thuyết sẽ xác định các khái niệm này và thảo luận các lý thuyết về mối quan hệ giữa chúng.

Bước 2:  Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu

Sau khi xác định được chủ đề trọng tâm của bài luận và cơ sở lý luận cần được nghiên cứu, việc tiếp theo chúng ta cần làm là thu thập tài liệu. Tuy nhiên, một lưu ý mà bạn cần quan tâm đến là bạn không thể lựa chọn tất cả các tài liệu đã có một cách tràn lan, không có chủ đích mà cần phải xem xét chúng dưới một tiêu chuẩn cụ thể. Chẳng hạn như:  

  • Thông tin có phù hợp với một đề tài khoa học?
  • Mức độ tham khảo đủ sâu, tương ứng với yêu cầu của cấp độ nghiên cứu? 
  • Tầm tham khảo có đủ rộng để bao quát phạm vi của đề tài? 
  • Thông tin tương đối cập nhật để đánh giá vấn đề khách quan, kịp thời, không bị lạc hậu với dòng thông tin chuyên ngành?

Cách thu thập tài liệu:

Tài liệu nghiên cứu có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu tham khảo:

  • Tìm kiếm tài liệu tại thư viện trường [sách, các bài nghiên cứu khoa học, luận văn khóa trước]
  • Các tài nguyên miễn phí có sẵn trên Internet: Google Scholar, Google Books
  • Cơ sở dữ liệu trên Website: Web of Science; EbscoHost Platform; Sociological Abstracts; ScienceDirect; SciFinder Scholar's Chemical Abstracts; Emerald; Sage Journals Online; PubMed; JSTOR...

Bước 2: Đánh giá và giải thích các lý thuyết liên quan

Bằng cách tiến hành đánh giá tài liệu kỹ lưỡng, bạn có thể xác định cách các nhà nghiên cứu khác đã xác định và rút ra mối liên hệ giữa các khái niệm chính này. Khi bạn viết khung lý thuyết, hãy nhằm mục đích so sánh và đánh giá theo hướng phê bình các cách tiếp cận vấn đề mà các tác giả khác nhau đã đề xuất.

Sau khi thảo luận về các mô hình và lý thuyết khác nhau, bạn thiết lập các định nghĩa phù hợp nhất với nghiên cứu của mình và giải thích lý do tại sao lại như vậy. Trong các dự án nghiên cứu phức tạp hơn, bạn có thể kết hợp các lý thuyết từ các lĩnh vực khác nhau để xây dựng khuôn khổ độc đáo của riêng mình.

Đảm bảo đề cập đến những lý thuyết quan trọng nhất liên quan đến các khái niệm chính của bạn. Nếu có một lý thuyết hoặc mô hình đã được thiết lập tốt mà bạn không muốn áp dụng cho nghiên cứu của riêng mình, hãy giải thích lý do tại sao nó không phù hợp với mục đích của bạn.

Bước 4: Chỉ ra nghiên cứu của bạn phù hợp như thế nào

Ngoài việc thảo luận về lý thuyết của người khác, cơ sở lý luận phải cho thấy bài luận của bạn sẽ sử dụng những ý tưởng này như thế nào. Bằng cách:

  • Kiểm tra xem một lý thuyết có phù hợp với bối cảnh cụ thể hay không
  • Sử dụng lý thuyết làm cơ sở để giải thích kết quả của bạn
  • Phê bình hoặc thách thức một lý thuyết
  • Kết hợp các lý thuyết khác nhau theo một cách mới hoặc độc đáo
  • Nếu có liên quan, bạn cũng có thể sử dụng khung lý thuyết để phát triển các giả thuyết cho nghiên cứu của mình.

Bước 5: Tiến hành viết cơ sở lý luận

Trong một bài luận đơn giản, cơ sở lý luận [khung lý thuyết] có thể được tích hợp trong chương tổng quan tài liệu. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu của bạn là một bài viết học thuật bao gồm nhiều lý thuyết phức tạp, bạn nên bao gồm một chương cơ sở lý luận riêng biệt. Không có quy tắc cố định nào để cấu trúc một khung lý thuyết. Điều quan trọng là tạo ra một cấu trúc rõ ràng, hợp lý. Phần cơ sở lý luận tốt nhất nên dựa trên các câu hỏi nghiên cứu của bạn, cấu trúc mỗi phần xoay quanh một câu hỏi hoặc khái niệm chính.

Như trong tất cả các phần khác của luận văn, hãy đảm bảo trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo một cách chính xác để tránh đạo văn.

Một ví dụ cơ sở lý luận mẫu, XEM TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết hướng dẫn viết cơ sở lý luận trong tiểu luận, luận văn [cử nhân, thạc sĩ] của Luận Văn 99 sẽ hữu ích dành cho bạn. Đừng quên chia sẻ đến bạn bè của mình nhé!

Chủ Đề