Phân tích đặc điểm của người có tính kinh doanh

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh, quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức thành lập công ty là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn đúng, chuẩn xác sẽ góp phần tác động tới sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp về sau.

Song thực tế, khi thành lập nhiều cá nhân, chủ sở hữu lại băn khoăn không biết doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của Doanh nghiệp ra sao? Hiểu được những vấn đề đó, Luật Hoàng Phi thực hiện nội dung bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện  và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.

Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

Đặc điểm của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là gì đã có câu trả lời, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thông tin về các đặc điểm của doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:

Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.

Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình.

Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.

 Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường  như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….

Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản lý kèm theo  tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại có các năm loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hoàn tất hồ sơ thủ tục như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được viết tắt là Công ty TNHH một thành viên;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được viết tắt là Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Công ty cổ phần được viết tắt là Công ty CP;

– Công ty hợp danh;

– Doanh nghiệp tư nhân

Lưu ý: Để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu định hướng phát triển của doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp khi có dự định thành lập cần nắm vững các ưu điểm cũng như các nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra Khách hàng chú ý là chúng tôi thấy rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn các loại hình kinh doanh như Hộ kinh doanh, hay mô hình hợp tác xã là doanh nghiệp nhưng trong bài viết này chúng tôi cũng khẳng định luôn đây không phải là loại hình doanh nghiệp.

Các bước thành lập doanh nghiệp

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì trong quá trình chuẩn bị thủ tục cũng có sự khác nhau trong thành phần hồ sơ chuẩn bị. Tuy nhiên các bước thành lập Doanh nghiệp chung nhất, chúng tôi có thể giới thiệu đến Khách hàng như sau:

Bước 1: Lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp theo quy định để thành lập.

Bước 2: Khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp thì cá nhân, chủ sở hữu hay các thành viên nên đặt tên doanh nghiệp. Sau khi đặt tên thì nên kiểm tra xem tên có bị trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký hay không.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập này Khách hàng có thể tham khảo trong Luật Doanh nghiệp cùng nghị định hướng dẫn hoặc Khách hàng lên trang chủ của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh để xem hướng dẫn chi tiết.

Bước 4: Thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định.

Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.

Bước 6: Nhận kết quả từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Với những chia sẻ về doanh nghiệp là gì cùng các vấn đề liên quan, chúng tôi hi vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ là các tài liệu hữu ích cho Khách hàng. Trường hợp Khách hàng có điều gì chưa hiểu rõ thông tin, vui lòng liên hệ qua 0981.378.999 để nhân viên hỗ trợ sớm nhất.

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người.

Theo luật định nghĩa kinh doanh là một hoạt động được thực hiện có hệ thống và độc lập với danh nghĩa và trách nhiệm riêng nhằm mục đích sinh lợi và theo các điều kiện do Pháp luật quy định.

Các loại hình kinh doanh

Có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng có ba loại chính đó là: Kinh doanh dịch vụ, Doanh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp bán lẻ.

Các hình thức sở hữu doanh nghiệp

Người làm kinh doanh có thể là cá nhân hoặc đăng ký pháp nhân sở hữu doanh nghiệp. Các hình thức sở hữu doanh nghiệp phổ biến bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH MTV, hai thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Hợp tác xã.

Kinh doanh là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người.

Đặc điểm của kinh doanh

Hành động đầu tiên của kinh doanh đó là trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đổi lấy tiền hoặc giá trị của tiền.

Giao dịch trong nhiều giao dịch

Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm / dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.

Lợi nhuận là mục tiêu chính

- Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.

Kỹ năng kinh doanh để thành công

Bất cứ ai muốn trở thành một doanh nhân giỏi đều cần phải có những phẩm chất và kỹ năng kinh doanh tốt để có thể điều hành doanh nghiệp.

Rủi ro và sự không chắc chắn

Kinh doanh phải chịu rủi ro và sự không chắc chắn. Một số rủi ro, chẳng hạn như mất mát do hỏa hoạn và trộm cắp có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm. Cũng có những điều không hắc chắn, chẳng hạn như mất mát do thay đổi nhu cầu hoặc thị trường mất giá…

Người mua và người bán

Mỗi giao dịch kinh doanh đều có tổi thiếu một bên mua và một bên bán.

Kết nối với sản xuất

Hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể là chính hoặc phụ.

Tiếp thị và phân phối hàng hóa

Hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị hoặc phân phối hàng hóa trong trường hợp đó được gọi là hoạt động thương mại.

Ưu đãi về hàng hóa và dịch vụ

Trong kinh doanh phải có giao dịch về hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa có thể chia thành 2 loại sau: Hàng tiêu dùng [hàng hóa được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng được gọi là hàng tiêu dùng, ví dụ TV, xà phòng, v.v.] và Hàng hóa sản xuất [hàng hóa được sử dụng bởi nhà sản xuất để sản xuất ra hàng hóa khác như máy móc, thiết bị].

Đáp ứng mong muốn của con người

Doanh nhân là người đáp ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.

Nghĩa vụ xã hội

Doanh nhân hiện đại có ý thức về trách nhiệm xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay là định hướng dịch vụ hơn là định hướng lợi nhuận.

Đối với một doanh nghiệp, kinh doanh là việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp.

Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản

Có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng có ba loại chính đó là:

- Kinh doanh dịch vụ - Doanh nghiệp sản xuất

- Doanh nghiệp bán lẻ

Có những lĩnh vực kinh doanh nào? [Phân loại ngành kinh doanh]

– Kinh doanh tài chính:

Bao gồm các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân… đóng góp quỹ tiền tệ vào Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm, Tín dụng thông qua hình thức phân phối tổng sản phẩm xã hội sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận.

– Thông tin, tin tức, giải trí:

Phương thức truyền thông đưa những thông tin, hình ảnh tới quần chúng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất, xưởng phim…

– Kinh doanh bất động sản:

Là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh với các dự án lớn nhỏ mục đích thu lợi từ việc cho thuê, bán nhà đất và các mục hạ tầng.

– Sản xuất công nghiệp:

Công nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động với quy mô lớn sản xuất hàng hóa vật chất chế biến, chế tạo công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ…. sau đó bán ra đem lại doanh thu.

– Nông lâm ngư nghiệp:

Đây là hệ thống liên kết vòng tròn mô hình Nông nghiệp -Lâm nghiệp – Ngư nghiệp cùng phát triển hỗ trợ tương tác trong các nông trường, trang trại, nông trại, ruộng lương… mô hình này thu lợi từ việc cung cấp lương thực, thực phẩm, cây trồng tới người tiêu thụ.

– Vận tải:

Có nhiệm vụ lưu thông, sản xuất thực hiện vận chuyển người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác như vận tải đường bộ, vận tải hàng không, vận tải đường thủy và thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.

– Bán lẻ & phân phối:

Dịch vụ này là một trung gian cung cấp hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Hiện nay dịch vụ rất chi là phổ biến, có vô vàn công ty, doanh nghiệp, tư nhân thành lập nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.

– Kinh doanh dịch vụ

Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng..

Các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

Kế toán: là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế như doanh nghiệp hoặc tập đoàn.

Tài chính: một lĩnh vực liên quan đến việc nghiên cứu các khoản đầu tư. Nó bao gồm tài sản và nwoj phải trả theo thời gian tỏng các điều kiện ở mức độ không chắc chắn và rủi ro khác nhau.

Sản xuất: là sản xuất hàng hóa để sử dụng hoặc bán sử dụng lao động và máy móc, công cụ.

Tiếp thị: là quá trình tọa dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện thuật ngữ tiếp thị kỹ thuật số. Đó là tiếp thị sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Bán hàng: là hoạt động liên quan là hoạt động cung cấp hàng hóa / dịch vụ tới khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường được tích hợp với tất cả các ngành nghề kinh doanh và là chìa khóa thành công của một công ty.

Nghiên cứu và phát triển [R&D]: đề cập đến các hoạt động liên quan đến đổi mới của công ty hoặc chính phủ. Nghiên cứu và phát triển tạo thành giai đoạn đầu tiên phát triển một dịch vụ hoặc sản phẩm mới tiềm năng.

Các hình thức sở hữu doanh nghiệp

– Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận [Luật Doanh nghiệp]. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

– Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên [đều là cá nhân và là thương nhân] cung tiến hành hoạt động thương mại [theo nghĩa rộng] dưới một hãng chung [hay hội danh] và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.

Theo bstyle.vn

Link gốc : //sohuutritue.net.vn/kinh-doanh-la-gi-dac-diem-phan-loai-ve-kinh-doanh-d62260.html

Video liên quan

Chủ Đề