Phản ứng hóa học giữa nước và kim loại là phản ứng

Chuyên đề Hóa học lớp 9: Kim loại tác dụng với nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết: Kim loại tác dụng với nước

  • I. Lý thuyết và phương pháp giải
    • 1. Kim loại tác dụng với nước - xác định kim loại hoặc định lượng bazo, hidro.
    • 2. Kim loại tác dụng với nước - sau đó dung dịch tạo thành được trung hòa bằng dung dịch axit
    • 3. Kim loại tác dụng với nước - sau đó dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch muối.
  • II. Bài tập vận dụng liên quan

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Kim loại tác dụng với nước - xác định kim loại hoặc định lượng bazo, hidro.

Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca … tác dụng với H2O dd kiềm và H2.

VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2

2. Kim loại tác dụng với nước - sau đó dung dịch tạo thành được trung hòa bằng dung dịch axit

H+ + OH- → H2O

3. Kim loại tác dụng với nước - sau đó dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch muối.

Phương pháp giải

B1: Xác định phương trình hóa học xảy ra.

B2: Xử lí dữ liệu đề bài, tính toán theo phương trình hóa học, đặt ẩn [nếu cần].

B3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

II. Bài tập vận dụng liên quan

Bài 1: Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nH2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol

Cần nhớ rằng kim loại kiềm tác dụng với nước thì:

nOH trong bazo = 2.nH2 = 2.0,02 = 0,04 mol

mbazo = mkim loại + mOH = 1,83 + 0,04.17 = 2,51 g.

Bài 2: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với H2O [dư], thoát ra 0,672 lít khí H2 [ở đktc]. Hai kim loại đó là 2 kim loại nào?[cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137]

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Vì cả 2 kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp, cùng là kim loại nhóm IIA nên ta quy đổi 2 kim loại thành 1 kim loại trung bình là , ta có phương trình:

M + 2H2O → M[OH]2 + H2

⇒ nH2 = nM[kim loại] = 0,03 mol

M = 1,67/0,03 = 55,67 gam

⇒ 2 kim loại cần tìm là Ca và Sr.

Bài 3.Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch Y là bao nhiêu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình tổng quát

X + H2SO4 → Muối + H2.

Bảo toàn nguyên tố [H]:

n[H2SO4] = n[H2] = 0,12 mol

→ V = 0,12 : 0,5 = 0,24 [lít]

Bài 4.Cho 1,7 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,672 lít khí H2 [đktc]. Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là bao nhiêu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nH2 = 0,336/22,4 = 0,03 mol

Ta có:

nOH- trong bazơ = 2.nH2 = 2 . 0,03 = 0,06 mol

mbazơ = mkim loại + mOH- = 0,85 + 0,06 . 17 = 2,72 gam .

Bài 5. Cho hỗn hợp Na, K, Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 [đktc]. Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al[NO3]3 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là bao nhiêu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Từ nhận xét của bài 7 ta có:

nOH- = 2nH2 = 2.3,36/22,4 = 0,3 mol

Cho X tác dụng với Al[NO3]3, đạt kết tủa lớn nhất khi Al[OH]3 tạo ra chưa bị hòa tan bởi các hidroxit kiềm, kiềm thổ trong X, khi đó:

Al3+ + 3OH- → Al[OH]3

⇒ nAl[OH]3 = 1/3 nOH- = 1/3 . 0,3 = 0,1 mol

⇒ m↓ = mAl[OH]3 = 0,1.78 = 7,8gam

Với chuyên đề: Kim loại tác dụng với nước trên đây chúng ta có thể hiểu rõ các phản ứng hóa học xảy ra giữa các kim loại tác dụng với nước.

------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 9: Kim loại tác dụng với nước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Theo cách cổ điển, các phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron trong việc hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, và không có sự thay đổi nào đối với nhân [không có sự thay đổi các nguyên tố tham gia], và thường có thể được mô tả bằng các phương trình hóa học.[1]

Phản ứng giữa hơi acid hydrochloric trong cốc becher và amonia trong ống nghiệm tạo nên hợp chất mới, "khói trắng" amoni chloride

Hóa học hạt nhân là một ngành con của hóa học liên quan đến các phản ứng hóa học của các nguyên tố phóng xạ và không bền, trong đó cả sự chuyển điện tử và chuyến đổi hạt nhân đều có thể diễn ra.

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng, chất mới sinh ra là sản phẩm hay chất tạo thành[2]. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:

Tên các chất tham gia phản ứng ⟶ {\displaystyle \longrightarrow }   Tên các sản phẩm

Trong đó:

  • Tên các chất tham gia và sản phẩm được viết dưới dạng công thức hóa học cùng với hệ số thích hợp của mỗi chất.
  • Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn [các chất phản ứng chuyển hết thành sản phẩm và không có chiều ngược lại] thì sử dụng mũi tên một chiều " ⟶ {\displaystyle \longrightarrow }  ", nếu là phản ứng thuận nghịch [các chất phản ứng không chuyển hết thành sản phẩm] thì sử dụng mũi tên hai chiều " ⇄ {\displaystyle \rightleftarrows }  ".

Những loại phản ứng thường được chia thành ba loại: phản ứng trao đổi, phản ứng oxy hóa - khử và phản ứng tạo phức[3]. Trong đó các phản ứng thường gặp là:

  • Phản ứng hóa hợp: Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới [sản phẩm] được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
  • Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  • Phản ứng oxy hóa - khử: Là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxy hóa và sự khử.
  • Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
  • Phản ứng tỏa nhiệt [exothermic]: là phản ứng hóa học có kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới nhiều dạng.

Ngoài ra còn có các phản ứng khác như: phản ứng trao đổi, phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, phản ứng thuận nghịch, phản ứng trung hòa, phản ứng nhiệt nhôm và có một số phản ứng thường được nhắc tới riêng trong hóa học hữu cơ như: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.

Phản ứng hóa học có thể diễn ra "tức thời", không yêu cầu cung cấp năng lượng ban đầu, hoặc "không tức thời", yêu cầu năng lượng ban đầu [dưới nhiều dạng như nhiệt, ánh sáng hay năng lượng điện].

Vận tốc phản ứng được đo bằng sự thay đổi theo thời gian của nồng độ hoặc áp suất của một chất phản ứng hoặc một chất sản phẩm. Việc phân tích vận tốc phản ứng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đó có việc nghiên cứu cân bằng hóa học. Vận tốc phản ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Nồng độ của các chất tham gia phản ứng
  • Diện tích tiếp xúc giữa các chất tham gia phản ứng
  • Áp suất
  • Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
  • Nhiệt độ
  • Chất xúc tác
  • Phản ứng trao đổi
  • Cân bằng phản ứng hóa học
  • Danh sách các phản ứng trong hóa học hữu cơ
  • Phản ứng phản vật chất

  1. ^ Sách giáo khoa Hóa học 8 [ấn bản 10]. Nhà xuất bản Giáo dục. 2014. tr. 48-51.
  2. ^ Nguyễn Thạc Cát [Chủ biên] [2009]. Từ điển hóa học phổ thông [ấn bản 5]. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 231-232.
  3. ^ Hoàng Nhâm [2017]. Hóa học vô cơ cơ bản, tập một – Lý thuyết đại cương về hóa học [ấn bản 10]. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 18-19.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phản ứng hóa học.

  •  Cổng thông tin Hóa học

  • Phản ứng hóa học tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phản_ứng_hóa_học&oldid=68383990”

Video liên quan

Chủ Đề