6 Lê Thị Mai Hoa 2014 Giáo trình Bệnh học trẻ em nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội

Chƣơng 1: Đại cƣơng về bệnh trẻ em[TS: 03 tiết lý thuyết]A. Mục tiêu1. Kiến thức- SV hiểu rõ một số khái niệm về bệnh trẻ em và thấy được vai trò củamôn học đối với việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non.- Có kiến thức về đặc điểm bệnh lý trẻ em qua các thời kì phát triển, đồngthời khái quát được tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em hiện nay.2. Kỹ năng- Phát triển và rèn luyện các kỹ năng trong việc chăm sóc sức khỏe banđầu cho trẻ em.3. Thái độSV có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, ham học hỏi, thấy được ýnghĩa của môn học đối với việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non.B. Chuẩn bị1. Giảng viên- Giáo án- Tài liệu chính: Lê Thị Mai Hoa [2014], Giáo trình Bệnh học trẻ em,Nxb Đại học Sư phạm.- Tài liệu tham khảo:1. Lê Thị Mai Hoa [2009], Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầmnon, Nxb Giáo dục Việt Nam.2. Lê Thị Mai Hoa [2013], Giáo trình dinh dưỡng trẻ em tuổi nhà trẻ mẫugiáo, Nxb Đại học Sư phạm.3. Hoàng Thị Phương [2013], Giáo trình vệ sinh trẻ em, Nxb Đại học Sưphạm.2. Người học- Tài liệu: Lê Thị Mai Hoa [2014], Giáo trình Bệnh học trẻ em, Nxb Đạihọc Sư phạm.- Đồ dùng học tậpC. Nội dungI. Tầm quan trọng của môn học và một số khái niệm về phòng bệnh1. Tầm quan trọng của môn Bệnh học trẻ em1- Giúp GVMN, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ có những hiểubiết về các đặc điểm sinh lý, bệnh lý và tâm vận động của các thời kì phát triểncơ thể trẻ em, ứng dụng vào việc CS, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.- Trang bị cho SVMN những kiến thức, kĩ năng cơ bản về bệnh của trẻem, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng vào công tác tổ chức phòngbệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát hiện sớm, xử lý bước đầuvà chăm sóc khi trẻ bị ốm, bị tai nạn.=> Việc đưa môn “Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ MN” vàochương trình CS – GD trẻ em của ngành MN là một yêu cầu cấp bách và bứcthiết.2. Khái niệm về bệnh trẻ em- Khi trẻ bị bệnh tức là sự lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ có sự rốiloạn, quá trình sinh học của trẻ không được bình thường.3. Khái niệm về phòng bệnh trẻ em- Phòng ngừa bệnh là tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng chotrẻ không mắc bệnh như: nuôi dưỡng đầy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức khỏe, vệsinh môi trường.II. Sự tăng trƣởng về thể chất và phát triển tâm vận động ở trẻ em1. Đặc điểm chung về cơ thể trẻ em- Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là mộtđặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Nghiên cứu tăng trưởng được xem là khoahọc cơ bản của nhi khoa.1.1 Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ ema. Trẻ sơ sinh- Chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 50+- 1,6cm đối với contrai và 49,8+- 1,5 cm đối với con gái. Cân nặng của trẻ trai là 3500+-350g và trẻgái là 3060+-340 [theo số liệu điều tra năm 1995].- Cân nặng của con dạ thường lớn hơn con so và con trai thường lớn hơnso với con gái.b. Trong năm đầu- Cân nặng và chiều cao tiếp tục tăng nhanh, nhất là trong ba tháng đầu,sau đó chậm dần.* Cân nặng- Tăng gấp đôi vào tháng thứ 4 và 5, và gấp 3 vào cuối năm. Trong 6tháng đầu, mỗi tháng cân nặng tăng trung bình là 700g/tháng, nhưng 6 tháng sauchỉ tăng được 250g/tháng.2* Chiều cao- Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng chiều cao của trẻ tăng được từ 3,5 – 3cm,ba tháng tiếp theo tăng từ 2cm/tháng, còn 6 tháng cuối chỉ tăng được từ 1,5 – 1cm mỗi tháng.c. Trẻ trên 1 tuổi* Từ 2 – 10 tuổi đối với trẻ gái và từ 2 -12 tuổi đối với trẻ trai cân nặngtăng chậm, trung bình mối năm tăng được 1,5kg.- Từ 12 – 14 tuổi cân nặng trẻ gái lớn hơn trẻ trai, do có sự tăng trưởngnhày vọt của tuổi vị thành niên ở trẻ gái [tuổi vị thành niên ở trẻ gái thường đếnsớm hơn trẻ trai tư 1 – 2 năm].Sau giai đoạn này tốc độ tăng chậm dần.- Để ước tính chiều cao cho trẻ em trên 1 tuổi, có thể áp dụng công thứcsau:+ X [cm] = 75 +5 [N-1][X là chiều cao, N số tuổi tính theo năm].- Về cân nặng, trẻ từ 2 – 10 tuổi, tính theo công thức:+ X [kg] = 9 +1,5 [N-1][X : cân nặng tính bằng kg, N: số tuổi tính theo năm]d. Biểu đồ tăng trưởngĐể đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân nặng, chiềucao liên tục từ lúc lọt lòng đến lúc trưởng thành là rất quan trọng. Để có thể sosánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em của các nước, Tổ chức Y tế Thế giới đãkhuyến cáo các nước sử dụng thống nhất môt biểu đồ cân nặng chuẩn dựa theosố liệu của Trung tâm Quốc gia Thống kê sức khỏe của Hoa Kỳ.e. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng* Di truyền: Giới, chủng tộc, các yếu tố gen, các bất thường bẩm sinh.* Môi trường: Trước sinh, bà mẹ, điều kiện KT – XH, khí hậu, mùa, hoạtđộng thể chất, dinh dưỡng, đô thị hóa, các stress tâm lý.* Nội tiết: Hormon các tuyến giáp, tụy, thượng thận, sinh dục, tuyến yên.* Bệnh tật: các bệnh về chuyển hóa, thận, thần kinh, nội tiết, hô hấp, timmạch, tiêu hóa ... đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.* Khuynh hướng thế tục: là xu hướng tăng trưởng theo thời gian.2. Sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ ema. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ* Yếu tố bên trong3* Yếu tố bên ngoàib. Phát triển tâm vận động qua các lứa tuổiIII. Đặc điểm bệnh lý trẻ em qua các thời kì phát triển1. Thời kì phát triển trong tử cung2. Thời kì sơ sinh3. Thời kì bú mẹ4. Thời kì răng sữa5. Thời kì niên thiếu [tuổi học đường]6. Thời kì dậy thìIV. Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em1. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em trong những năm gần đây1.1. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em trên thế giới- Ở các nước phát triển, trẻ em thường mắc các bệnh do dị tật bẩm sinh,ung thư, còn các bệnh nhiễm trùng và do thiếu dinh dưỡng không đáng kể.- Ở các nước đang phát triển, trẻ em thường mắc các bệnh do nhiễm trùngvà thiếu dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh do kí sinh trùng.1.2. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam- Trẻ em Việt Nam thường bị mắc bệnh như: bệnh suy dinh dưỡng, bệnhnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm...2. Tình trạng tàn tật ở trẻ em- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân, có thể xếp vào 2 nhóm lớn: nhómbẩm sinh di truyền và nhóm nguyên nhân mắc phải.- Các dị tật mắc phải có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và cả saukhi sinh, liên quan đến sự nghèo đói, thiếu kiến thức trong việc chăm sóc sứckhỏe bà mẹ và trẻ em như:+ Trong thời kì mang thai, người mẹ bị thiếu ăn sẽ đẻ non hoặc đẻ conthiếu cân => nguyên nhân làm cho não của trẻ kém phát trển.+ Do nuôi dưỡng trẻ không đúng cách gây ra suy dinh dưỡng.+ Do vệ sinh kém, điều kiện sống chật chội.+ Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ các bệnh như: bại liệt, bạch hầu,uốn ván...+ Trẻ bị mù do thiếu vitamin A hoặc chậm phát triển tinh thần do thiếuiot trong bữa ăn của trẻ và do bà mẹ không dùng muối iot trong khi mang thai.+ Do tai nạn4+ Do sử dụng thuốc bừa bãi, tiếp xúc nhiều với các chất độc hại.3. Tình hình tử vong ở trẻ em3.1. Tình hình tử vong của trẻ em trên thế giới- Tỉ lệ tử vong dưới 1 tuổi còn rất cao.3.2. Nguyên nhân tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang pháttriển- Nguyên nhân tử vong chủ yếu là suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễmkhuẩn, trong đó đứng đầu là nhiễm khuẩn hô hấp cấp [25%], tiêu chảy [23%],uốn ván sơ sinh [5%]...V. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em1. Định nghĩa về sức khỏe- Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa về sức khỏe: “sức khỏe là một trạngthái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần túy chỉ làtình trạng không có bệnh tật”.2. Sự cấp thiết của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em- Các bệnh NK và SDD là những bệnh phổ biến, là nguyên nhân chủ yếugây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi.- Đa số các bệnh này có thể đề phòng và chữa khỏi bằng các biện phápđơn giản, rẻ tiền và hiệu quả.3. Nội dung chính của chương trình GOBIFFF- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng.- Bù nước bằng đường uống.- Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ.- Tiêm phòng- Kế hoạch hóa gia đình- Cung cấp đầy đủ thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.- Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ.4. Mục tiêu sức khỏe trẻ em từ nay đến năm 2020- Tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống 15 – 18% vào năm 2020.- Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2020.- Phấn đấu chiều cao trung bình của nam đạt 165cm và nữ là 155cm.- Tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 – 12 tuổi còn dưới 5%.5- Thanh toán cơ bản bệnh dại, sốt rét, tả, thương hàn, dịch hạch, viêm ganB, viêm não Nhật Bản B vào năm 2020. Trước mắt phải không chế tới mức tấpnhất tỷ lệ mắc và chết các bệnh nói trên.VI. Theo dõi sức khỏe và phòng dịch1. Khám sức khỏe định kì- Mục đích khám sức khỏe định kì là để phát hiện sớm tình trạng sứckhỏe và bệnh tật để chữa trị kịp thời.- Hằng năm nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với ý tế địa phương [trạm ytế phường xã] để có kế hoạch khám sức khỏe định kì cho trẻ mỗi năm 2 lần [đầunăm học và cuối năm học].- Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức khám định kìcho trẻ; lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức khỏecủa trẻ.2. Theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng2.1. Mục đích- Theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng nhằm phát hiện kịp thờinhững trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì để phối hợp cùng gia đình phòngtránh kịp thời.2.2. Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ- Cân nặng [kg] theo tháng tuổi.- Chiều cao đứng [cm] theo tháng tuổi.- Cân nặng theo chiều cao đứng.GV cần tiến hành cân trẻ 3 tháng 1 lần và đo trẻ 6 tháng 1 lần. Đối với trẻbị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì cần cân và theo dõi hằng tháng. Nếu trẻvừa trải qua một đợt ốm, sức khỏe giảm sút cần được kiểm tra cân nặng để đánhgiá sự phục hồi sức khỏe của trẻ.- Có thể cân trẻ bằng bất kì loại cân nào mà nhà trường có nhưng phảithống nhất dùng một loại cân cho các lần cân.- Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước đo chiều cao [hoặc có thể dùngthước dây đóng vào tường]. Khi đo chú ý để trẻ đứng thẳng và 3 điểm đầu,mông, gót chân trên một đường thẳng. Chiều cao của trẻ được tính từ điểm tiếpxúc gót chân với mặt sàn đến đỉnh đầu [điểm cao nhất của đầu trẻ].- Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo.- Sau mỗi lần cân, đo cần chấm ngay trên biểu đồ để tránh quên và nhầmlẫn, sau đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo cho giađình.6- Mùa đông tiến hành cân, đo trong phòng, tránh gió lùa, bỏ bớt quần áođể cân, đo chính xác.2.3. Cách đánh giá kết quả thể lực và tình trạng dinh dưỡng* Cân nặng theo tháng tuổi [được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng]- Sau mỗi lần cân, chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và sốtháng tuổi của trẻ, nối các điểm chấm đó với nhau, ta sẽ được đường biểu diễnvề sự phát triển của trẻ.Khi đường biểu diễn:+ Có hướng đi lên: Phát triển bình thường.+ Nằm ngang: Đe dọa+ Đi xuống: Nguy hiểm.Cần tìm nguyên nhân và phối hợp với gia đình để có biện pháp can thiệpsớm, kịp thời chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng.- Nằm ở kênh A: Trẻ khỏe mạnh,- Nằm ở kênh B [SDD độ I]: Suy dinh dưỡng vừa,- Nằm ở kênh C [SDD độ II]: Suy dinh dưỡng nặng.- Nằm ở kênh D [SDD độ III]: Suy dinh dưỡng rất nặng.Cần phối hợp với gia đình chặt chẽ và có biện pháp chăm sóc đặc biệt đểnâng cao thể lực sức khỏe của trẻ.- Khi cân nặng của trẻ nằm trên kênh A và tốc độ tăng cân hằng thángnhanh cần theo dõi và có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với vận động phù hợpđể tránh thừa cân, béo phì.* Chiều cao theo tháng tuổi [được theo dõi bằng biểu đồ chiều cao hoặcđánh giá theo bảng chiều cao]- Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở lên là phát triển bìnhthường. Chiều cao phản ánh trung thành tình trạng dinh dưỡng trong quá trìnhphát triển của trẻ, chiều cao dù có tăng chậm nhưng không bao giờ đứng hoặctụt đi như cân nặng.- Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở xuống phản ánh sự thiếudinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài hay tình trạng suy dinh dưỡngtrường diễn [thể thấp còi].* Cân nặng theo chiều cao đứng [tra theo bảng]Ứng với một chiều cao có một cân nặng tương ứng.Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao thấp hơn bình thường [thể gầycòm] phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng, gần đấy không lên cân hoặc tụt cân.7Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao cao hơn bình thường cần theo dõi thừacân, béo phì.3. Tiêm chủng và phòng dịch3.1. Tiêm chủng- GV nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻtheo hướng dẫn của y tế địa phương. Những bệnh cần tiêm chủng cho trẻ em:TIÊM CHỦNG GÂY MIỄN DỊCH CƠ BẢN CHO TRẺ DƢỚI 1 TUỔILứa tuổiVắc xin phòng bệnhLiều, cách dùngDưới 1 thángBCG phòng lao, viêm gan mũi 10,05 – 1ml, tiêm trong daTrẻ 2 thángBạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 1.0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uốngBại liệt lần 1. Viêm gan mũi 2Trẻ 3 thángBạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 2.0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uốngBại liệt lần 2.Trẻ 4 thángBạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 3.0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uốngBại liệt lần 3.Trẻ 9 – 11 thángSởi mũi 10,5ml tiêm dưới daTIÊM CHỦNG NHẮC LẠI CHO TRẺ 13 – 24 THÁNG[CỦNG CỐ MIỄN DỊCH]Trẻ 13 – 24 thángBạch hầu + ho gà + uốn ván, 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uốngbại liệt, sởi mũi 2.Viêm não nhật bản: 3 mũiMũi 2 cách mũi 1 = 1 tuầnMũi 3 cách mũi 2 = 2 tuần* Chú ý: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng- Giữ vết chủng sạch sẽ, không để trẻ sờ mó hoặc gãi vào đó.- Ngày tiêm chủng cần cho trẻ hoạt động ít.- Lấy nhiệt độ cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ sốt cho trẻ ăn nhẹ, nghỉ ngơi.- Nếu trẻ đau vết tiêm chủng, chườm nóng chỗ tiêm bằng gạc sạch.Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện phápxử lý kịp thời.3.2. Phòng dịch8- Nếu trong trường MN có nhiều trẻ mắc cùng một bệnh cô cần mời y tếđến khám, tìm nguyên nhân đề phòng dịch bệnh lây lan.- Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đấy, cô cần phối hợp vớiy tế để phòng dịch cho trẻ.3.3. Thời gian cách ly một số bệnh truyền nhiễmKhi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ ở nhà trong thời kì lây bệnh vàtheo dõi những trẻ khỏe để phòng dịch bệnh xảy ra.Tên bệnhThời gian cách li trẻ bị bệnh [ở nhà]Theo dõi trẻ khỏe [trong lớp]Thủy đậuSuốt thời gian trẻ mắc bệnh [7 ngày kể từ khi 11 – 21 ngàymọc nốt bọng nước].Bạch hầuSuốt thời gian trẻ mắc bệnh7 ngàyHo gà30 ngày kể từ khi mắc bệnh14 ngàyQuai bị21 ngày21 ngàyViêm gan30 ngàyTheo dõi 10 ngàyD. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luậnCâu hỏi:1. Phân tích đặc điểm bệnh lý từng thời kì phát triển của trẻ em. Từ đócho biết biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong mỗi thời kì phát triển.2. Phân tích tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em hiện nay. Từ đó hãycho biết các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.3. Phân tích cách đánh giá thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.Hƣớng dẫn học tập- Học viên đọc toàn bộ chương 1 trong giáo trình Lê Thị Mai Hoa [2014],Giáo trình Bệnh học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm. Tham khảo trong các tàiliệu khác9Chƣơng 2: Các bệnh thƣờng gặp ở trẻ em[TS: 08 tiết]A. Mục tiêu1. Kiến thức- Cung cấp cho SV kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng vàđiều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em như bệnh liên quan đến dinh dưỡng vàchuyển hóa, bệnh thuộc hệ tiêu hóa,…2. Kỹ năng- Từ kiến thức đã lĩnh hội được, SV tích cực vận dụng vào thực tế, phốihợp với phụ huynh phòng các bệnh thường gặp cho trẻ ở trường mầm non cóhiệu quả.3. Thái độ- Sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Thấy rõ vai trò củamôn học đối với quá trình CS - GD trẻ ở trường mầm non.B. Chuẩn bị1. Giảng viên- Giáo án- Tài liệu chính: Lê Thị Mai Hoa [2014], Giáo trình Bệnh học trẻ em,Nxb Đại học Sư phạm.- Tài liệu tham khảo:1. Lê Thị Mai Hoa [2009], Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầmnon, Nxb Giáo dục Việt Nam.2. Lê Thị Mai Hoa [2013], Giáo trình dinh dưỡng trẻ em tuổi nhà trẻ mẫugiáo, Nxb Đại học Sư phạm.3. Hoàng Thị Phương [2013], Giáo trình vệ sinh trẻ em, Nxb Đại học Sưphạm.2. Người học- Tài liệu: Lê Thị Mai Hoa [2014], Giáo trình Bệnh học trẻ em, Nxb Đạihọc Sư phạm.- Đồ dùng học tậpC. Nội dungI. Các bệnh liên quan đến dinh dƣỡng và chuyển hóa1. Bệnh suy dinh dưỡng10- Bệnh SDD là tình trạng cơ thể thiếu Pr, năng lượng và các vi chất dinhdưỡng.a. Nguyên nhân- Do việc chăm sóc bà mẹ khi có thai và khi cho con bú chưa tốt.- Do sai lầm trong cách nuôi con như: không cho trẻ bú sữa non, không nuôicon bằng sữa mẹ, hoặc chưa tận dụng sữa mẹ để nuôi con trong 3 - 4 tháng đầu.- Nhiều bà mẹ trẻ chưa được chuẩn bị kiến thức nuôi con.- Ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, thói quen.- Do hậu quả của các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, sởi, lao,...gây rốiloạn chuyển hóa các chất làm cho trẻ biếng ăn, sụt cân.- Các nguyên nhân khác: trình độ kinh tế, văn hóa xã hội kém phát triểndẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, trẻ bị mù chữ cao, tỉ lệ sinh cao, thiếu nước sạch,môi trường ô nhiễm...b. Phân loại- Thống nhất sử dụng cách phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 1981,đó là đánh giá SDD dựa vào tiêu chuẩn cân nặng theo tuổi, có các mức độ:+ SDD độ 1: cận nặng dưới - 2SD đến - 3SD tương đương với cân nặngcòn 70 - 80% so với cân nặng của trẻ bình thường.+ SDD độ 2: Cân nặng dưới -3SD - 4SD tương đương với cân nặng còn60 - 70%.+ SDD độ 3: Cân nặng dưới - 4 SD tương đương với cân nặng còn dưới 60%.c. Các biểu hiện của SDD* Suy dinh dưỡng độ 1:- Cân nặng còn 70 - 80%- Lớp mỡ dưới da bụng mỏng- Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.* Suy dinh dưỡng độ 2:- Cân nặng còn 60 - 70%- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi- Rối loạn tiêu hóa từng đợt- Trẻ có thể biếng ăn* Suy dinh dưỡng độ 3- Thể teo đét11+ Cân nặng còn dưới 60%+ Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡdưới da bụng, mông, chi và má.+ Cơ nhão làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.+ Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc,không chịu chơi.+ Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, phân sống.+ Gan hơi to hoặc bình thường- Thể phù:+ Cân nặng còn 60 - 80%+ Trẻ phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm.+ Cơ nhẽo đôi khi che lấp do phù+ Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc.+ Da khô, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở bẹn, đùi, tay...+ Tóc thưa dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gẫy.- Thể phối hợp+ cân nặng còn dưới 60%+ Trẻ phù nhưng cơ thể lại gầy đét, kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa.d. Phòng và điều trị* Phòng bệnh- Cần làm tốt công tác CS sức khỏe khi có thai và thời kì cho con bú.- 4 biện pháp phòng bệnh trực tiếp đã được Tổ chức y tế thế giới tổng kếtvà phổ biến.- 3 biện pháp phòng bệnh khác cần thực hiện đồng bộ giữa cộng đồng vàgia đình.* Điều trị- Cần chữa khỏi các bệnh trẻ đang mắc- SDD thể nhẹ và trung bình chủ yếu xem xét và điều chỉnh chế độ ăn hợplý hoặc nâng khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng.- SDD thể nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của trẻSDD nặng cao hay thấp phụ thuộc vào sự chăm sóc trẻ và cần đưa ngay trẻ đếnbệnh viện.- Biện pháp điều trị chung12+ Bù nước và điện giải+ Điều chỉnh chế độ ăn+ Bồi phụ vitamin A và muối kali+ Chống thiếu máu+ Chống nhiễm khẩn+ Chống hạ đường huyết, hạ thân nhiệt+ Chăm sóc vệ sinh thân thể2. Bệnh còi xươnga. Định nghĩa:- Bệnh còi xương là do thiếu vitamin D [còn gọi là bệnh còi xương dinhdưỡng] là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi.- Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởngđến quá trình hấp thu và chuyển hóa can xi và phootpho. Hai chất này cần thiếtcho sự phát triển của xương.b. Nguyên nhân- Do trẻ em sống trong những căn nhà chật chội, thiếu ánh nắng do tậpquán kiêng khem không cho trẻ ra ngoài trời; trẻ sinh vào mùa đông, ở các vùngnhiều mây mù, nhà trẻ thiếu ánh nắng mặt trời.- Do chế độ ăn uống- Trẻ đẻ non, sinh đôi do dự trữ vitamin D thấp- Trẻ bị nhiễm khuẩn- Những trẻ bị tiêu hóa kéo dài hoặc tắc đường mậtc. Triệu chứng- Các biểu hiện thần kinh: thường xuất hiện sớm, trẻ hay quấy khóc, ngủkhông yên giấc, hay giật mình, vã mồ hôi trộm.- Các biểu hiện ở xương: xương sọ mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậmkín thóp; có các bướu đỉnh và trán làm đầu to; chậm mọc răng, chậm phát triểnvận động,...- Giảm trương lực cơ, bụng to bè, cơ nhẽo, thiếu máu thường gặp ở trẻcòi xương nặng.- Chụp X quang xương và xét nghiệm thấy photpho, can xi máu giảm vàenzim photophataza kiềm trong máu tăng.d. Tiến triển và diễn biến của bệnh- Khởi phát: có các biểu hiện thần kinh và máu13- Toàn phát: có các đầy đủ triệu chứng kể trên- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng thần kinh giảm, các xét nghiệm trởlại bình thường nhưng trên phim X quang xương có biểu hiện lắng đọng vôi.- Giai đoạn di chứng: Có thể để lại các biến dạng ở xương. Trẻ bị còixương giảm can xi máu thường bị các cơn co giật, cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnhnhiễm khuẩn.e. Phòng và điều trị* Phòng bệnh- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ- Đưa trẻ ra ngoài nắng dịu vào buổi sáng hằng ngày, chú ý để chân, tay,ngực, bụng trẻ lộ ra ngoài.- Ăn uống đủ chất- Chăm sóc bà mẹ lúc mang thai và cho con bú- Phát hiện sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế khám kịp thời.* Điều trị: Chủ yếu cho trẻ tắm nắng và uống vitamin D theo đơn của bác sĩ.3. Bệnh bướu cổ do thiếu i ốta. Nguyên nhân- Bệnh bướu cổ do thiếu hụt i ốt trong nước ăn và thực phẩm.- Thiếu i ốt không chỉ gây ra bướu cổ mà đáng lo ngại nhất là giảm sựphát triển về trí tuệ, dẫn đến thiểu năng trí tuệ và đần độn.b. Triệu chứng- Bình thường không nhìn thấy và sờ thấy tuyến giáp, khi bị bướu cổtuyến giáp sẽ to ra nên có thể nhìn và sờ thấy được. Có 3 mức độ:+ Độ 1: nhìn thấy hình tuyến giáp khi nuốt+ Độ 2: có thể nhìn thấy khi ngồi gần+ Độ 3: có dấu hiệu chèn ép, làm biến dạng hình dáng và kích thước của cổ.c. Phòng và điều trị* Phòng bệnh- Phải bổ sung i ốt cho mọi người dân sống trong vùng thiếu i ốt, chú ýđặc biệt đến trẻ em và phụ nữ có thai. Thường sử dụng 2 phương pháp bổ sung iốt: ăn muối i ốt và tiêm dầu i ốt.* Điều trị- Điều trị bướu cổ bằng tinh chất hocmon tuyến giáp. Trường hợp bướu tocần cắt bỏ một phần tuyến giáp bị phì đại.144. Hiện tượng tăng cân quá mứca. Xác định trẻ bị béo phì- Muốn biết trẻ có béo phì hay không thì phải biết cận nặng và chiều caocủa trẻ, do đó có thể sử dụng phương pháp cân đo để xác định béo phì. Nếu trẻcó chiều cao đạt ở mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt quá mức bìnhthường 25% thì trẻ có nguy cơ bị béo phì. Nếu cân nặng vượt mức bình thường50% thì chắc chắn trẻ đã bị béo phì.b. Nguy cơ và tác hại của trẻ bị béo phì- Trẻ mất thoải mái trong cuộc sống, có cảm giác bức bối, khó chịu vềmùa hè.- Về mặt hoạt động thể lực: trẻ béo phì thường hoạt động chậm chạp,nặng nề hơn trẻ khác do lớp mỡ dày chèn ép các cơ bắp làm cản trở sự hoạtđộng của chúng.- Về sức khỏe: trẻ béo phì khi lớn lên có nhiều nguy cơ mắc các bệnh timmạch, tăng huyết áp...- Về tâm lý: Trẻ béo phì dễ mặc cảm do bị bạn bè trêu chọc, phân biệt đốixử làm ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập của trẻ.c. Nguyên nhân của trẻ em bị béo phì- Do trẻ ăn quá mức cần thiết- Do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua vai trò của hệ thần kinhvà các tuyến nội tiết.- Hoạt động thể lực ít cũng có thể gây béo phì- Do yếu tố di truyềnd. Điều trị cho trẻ em bị béo phì- Giảm năng lượng đưa vào, giảm chất béo, đường, tăng chất xơ trong chếđộ ăn.- Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực, thể dục thể thao.- Có chế độ ăn cho trẻ béo phì hợp lý [SGT - 49]e. Phòng ngừa béo phì ở trẻ em- Cần thay đổi quan niệm- Trẻ em cần được nuôi dưỡng một cách khoa học để phát triển đúng quy luật.- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, hoạt động lao độngphù hợp với độ tuổi.- Luôn theo dõi cân năng, phát hiện sớm nguy cơ thừa cân của trẻ để tìmcách phòng chống béo phì.15II. Bệnh thuộc hệ tiêu hóa1. Bệnh tiêu chảy cấp- Tiêu chảy là tình trạng trẻ đại tiện phân lỏng hoặc tóe nước 3 lần trong24 giờ.a. Nguyên nhân* Ăn uống- Do mẹ thiếu sữa hoặc cai sữa sớm nên trẻ ăn những thức ăn không thích hợp.- Dinh dưỡng không tốt dẫn đến tiêu chảy, tiêu chảy là nguyên nhân gâysuy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng lại làm tiêu chảy tăng lên.* Nhiễm khuẩn- Do vi rút:- Do vi khuẩn* Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh- Do môi trường vệ sinh kém, khí hậu nóng tạo điều kiện cho vi sinh vậtphát triển gây bệnh...- Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn,trẻ dễ bị tử vong hơn nhất là những trẻ bị SDD nặng.- Trẻ dưới 2 tuổi nhất là trẻ từ 6 - 12 tháng dễ bị bệnh.b. Triệu chứng của bệnh* Hệ tiêu hóa- Tiêu chảy đột ngột: trẻ đại tiện phân lỏng nhiều nước, đi trên 3 lần/ngày.Trường hợp do lị phân có thể nhầy máu hoặc mũi.- Nôn- Trẻ biếng ăn- Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ đại tiện phân lỏng từ 2 tuần trở lên thườngdẫn đến SDD.* Hệ thần kinh- Trẻ quấy khóc, vật vã, co giật, có khi mệt lả, li bì, hôn mê, ngoài ra trẻcó thể bị sốt do nhiễm khuẩn.* Dấu hiệu mất nước- Mất nước nhẹ- Mất nước vừa- Mất nước nặng16c. Điều trị- Điều trị mất nước và điện giải [dùng ozesol và nước cháo muối].- Chế độ dinh dưỡng+ Không nên cho trẻ ăn kiêng+ Trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường. Trẻ ăn sữa bò nên phaloãng sữa với nước cháo, số lần ăn tăng hơn bình thường.+ Khi trẻ ăn thức ăn bổ sung: cho trẻ ăn lỏng, thức ăn nấu nhừ, ít chất xơ,đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng Pr, L và nên dùng dầu thực vật. Số lượng thứcăn một bữa ít hơn nhưng số lần ăn trong ngày tăng lên.+ Không nên dùng cháo để thay thế bữa ăn.- Thuốc dùng trong tiêu chảy+ Thuốc kháng sinh+ Sử dụng thuốc chữa triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật.d. Phòng bệnh- Dinh dưỡng- Vệ sinh ăn uống- Vệ sinh môi trường- Diệt ruồi nhặng- Tiêm phòng2. Bệnh giun ở trẻ em2.1. Giun đũaa. Hình thể chung- Giun đũa là loại giun kí sinh ở người, hình thể giống như chiếc đũatròn. Giun cái dài từ 20 - 25 cm, giun đực dài từ 15 - 17 cm. Giun đũa có màtrắng hồng như sữa, hoặc hơi hồng, hai đầu nhọn, con đực nhỏ hơn con cái vàđuôi thường cong về phía bụng.- Trứng giun đũa hình bầu dụcb. Chu kì- Giun đũa sống ở ruột non của người. Giun đực và cái trưởng thành giaohợp đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi có oxi và sau mộtthời gian phát triển thành ấu trùng.c. Triệu chứng và tác hại- Kém phát triển về tinh thần và thể chất- Rối loạn tiêu hóa17- Nhiều giun có thể gây ra những biến chứng- Khi ấu trùng di chuyển đến phổi có thể gây ra những triệu chứng: ho,đau ngực,... các triệu chứng thường mất nhanh.d. Biện pháp phòng và điều trị bệnh* Phòng nhiễm giun đũa- Xây dựng nhà vệ sinh đúng quy cách- Vệ sinh ngoại cảnh- Tránh nhiễm trứng giun* Điều trị- Thuốc Pyperazyn, Vermox...2.2. Giun kima. Hình thể- Là loại giun hình ống, kích thước bé, màu trắng hồng, hai đầu nhọn.Đầu giun kim phần cuối thực quản có ụ phình thực quản. Đây là đặc điểm quantrọng để nhận ra giun kim.- Đuôi con giun kim cái thon nhọn, đuôi con giun đực cong về phía bụng.Giun kim đực so với giun kim cái nhỏ hơn nhiều, con giun đực dài từ 2 – 5mm,con cái dài 9 – 12mm.- Trứng giun kim hình bầu dục, lép một góc [giống như hạt gạo], vỏmỏng, trong. Trứng phát triển nhanh nên thường nhìn thấy nhân có hình ấutrừng hoặc giai đoạn nhân hình quả dâu.- Một con giun cái có thể đẻ từ 4627 đến 16888 trứng.b. Chu kì- Trứng giun ở ngoại cảnh vào người qua tay bẩn đưa lên miệng. Contrưởng thành sống ở manh tràng, đẻ trứng ở nếp hậu môn.- Giun đực và giun cái giao hợp, sau đó giun đực chết và bị đưa ra ngoàitheo phân. Giun kim cái sau khi được thụ tinh thì đẻ trứng ở nếp hậu môn,thường đẻ về đem. Đẻ hết trứng, giun mẹ chết. Đời sống giun kim thường chỉ 1– 2 tháng. Trứng phát triển nhanh, sau khi đẻ 6 – 8 giờ, trứng đã phát triển có ấutrừng. Người ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng thoát vỏ và phát triểntrong thời gian từ 2 – 4 tuần. Ấu trùng thay vỏ 2 lần để thành giun trưởng thành,kí sinh ở ruột già.- Ngoài ra chu kì của giun kim cũng có thể theo một hình thức khác.Trứng giun ở hậu môn nở thành ấu trừng, ấu trùng trực tiếp chiu vào hậu môn đingược theo khung đại tràng phát triển thành giun trưởng thành.c. Triệu chứng và tác hại18- Rối loạn tiêu hóa:+ Ngứa hậu môn: thường ngứa vào buổi tối, giun kim cái bò ra đẻ trứng,nếu ngứa nhiều sẽ làm trẻ mất ngủ, giãy giụa, gãi hậu môn, ngứa thường bớtdần và hết trong vòng 1 giờ.+ Giun kim sống ở ruột gây tình trạng viêm mãn tính ở đó nên làm chotrẻ đi ngoài thất thường, lúc táo, lúc lỏng, có thể giun kim chui lên ruột nonhoặc vào thành ruột làm kén. Cá biệt giun kim có thể kích thích dạ dày gâybuồn nôn hoặc giun kim chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.- Rối loạn thần kinh: trẻ hay quấy khóc, ít hoạt bát, nghiến răng.- Tác hại vào bộ phận sinh dục của em gái: giun cái đẻ trứng ở hậu môncó thể bò sang bộ phận sinh dục gây ngứa. Nếu gãi nhiều gây lở loét viêmnhiễm bộ phận sinh dục.d. Biện pháp điều trị* Phòng bệnhĐời sống giun kim ngắn [1 – 2 tháng], nên vấn đề vệ sinh, chống táinhiễm tiến hành trong 2 tháng liền cũng có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị:- Rửa hậu môn nhiều lần trong ngày bằng xà phòng, nhất là buổi sáng ngủdậy [6 giờ rửa một lần], rồi bôi vaselin quanh hậu môn để trứng khỏi rơi ragiường chiếu.- Quần áo phải phơi nắng hay rội bằng nước sôi. Không mặc quần áo sẻđũng để tránh rơi vãi trứng ra ngoại cảnh và không sờ tay và hậu môn.- Rửa tay trước khi ăn, đặc biệt là buổi sáng ngủ dậy.- Hằng tuần dội chiếu bằng nước sôi, không để trẻ lê la dưới đất, sàn nhàkhông sạch hay chiếu bẩn.* Điều trị- Nguyên tắc: Bênh giun kim có tính chất gi đình và tập thể, bệnh nhân dễtái nhiễm nên phải điều trị hàng loạt và chú ý kết hợp các phương pháp vệ sinhđể phòng bệnh [rửa sạch hậu môn trẻ buổi sáng khi ngủ dậy].- Thuốc: thuốc điều trị giun kim phải uống nhiều ngày mới đạt hiệu quảtốt. Thuốc điều trị: Pyperazyn, Decaris, Vermox.2.3. Giun tóca. Hình thể- Giun tóc thường có màu hồng nhạt. Con đực và con cái gần bằng nhau,dài từ 3 – 5 cm. Cơ thể giun tóc chia làm hai phần rõ rệt, phần đầu nhỏ, phầnthân to. Đuôi cn đực cong về phía bụng.- Trứng thường có màu vàng, vỏ dày hình bầu dục, hai đầu có 2 nút.19b. Chu kì- Giun tóc kí sinh ở đại tràng. Khi kí sinh nó cắm phần đầu vào niêmmạc ruột để hút máu. Trứng được thụ tinh theo phân ra ngoài, ở ngoại cảnh gặpđiều kiện thuận lợi, trứng giun phát triển thành trứng có ấu trùng và có khả năngnhiễm lại vào người qua đường ăn uống. Trứng vào ruột nở thành ấu trùng, ấutrùng ở niêm mạc ruột già khoảng 10 ngày và sau đó tới kí sinh ở phần đầu củađại tràng, trở thành giun tóc trưởng thành.- Thời gian thực hiện chu kì khoảng tháng.- Đời sống của giun tóc từ 5 – 6 năm.c. Triệu chứng và tác hại- Nếu nhiễm ít giun tóc, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Nếu mắcnhiều giun tóc, sự kích thích các tổn thương ở đại tràng sẽ gây triệu chứnggiống hội chứng lị: bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần, phân cónhày, máu. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hậu quả lloif dom, trĩ. Có thểgây viêm ruột thừa.- Ở một số bệnh nhân nhiễm nhiều giun tóc, có thể gây thiếu máu nặng.d. Phòng và điều trị* Phòng bệnh- Do chu kì và đặc điểm dịch tễ học của giun tóc giống giun đũa nên biệnpháp phòng giống giun đũa.* Điều trị- Phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột để hút máu làm thuốckhó ngấm vào cơ thể giun.- Thuốc có thể dùng Vermox viên 100mg. Ngày uống 2 viên, chia 2 lần,uống 1 – 3 ngày.III. Bệnh thuộc hệ hô hấp1. Viêm họng đỏ- Trẻ sốt rét run, mệt mỏi, kém ăn, đau đầu, đau mình mẩy.- Họng có cảm giác nóng rát, nhất là khi ho, khi nói- Mũi chảy nước đục, mủ, tắc mũi- Ho từng cơn có đờm, giộng nói khàn- Khám họng niêm mạch đỏ có những chấm mủ trắng.- Hạch dưới hàm to và đau- Niêm mạc mũi đỏ, màng nhĩ đỏ xung huyết.2. Viêm phổi ở trẻ em20a. Nguyên nhân- Do vi khuẩn và virut có sẵn trong vùng họng như phế cầu, liên cầu, tụcầu... hoặc do các virut cúm, sởi, thủy đậu...- Biểu hiện có thể xảy ra thứ phát sau khi trẻ mắc các bệnh cấp tính khác.- Yếu tố thuận lợi+ Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc+ Cơ địa của trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương nặng dễ mắc hơn.+ Thời tiết hay gặp vào mùa lạnh, nhất là khi thay đổi thời tiết.+ Điều kiện sinh hoạt vệ sinh kémb. Triệu chứngGồm 3 loại triệu chứng:- Triệu chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc, khóchịu, da xanh, môi khô, lưỡi bẩn.- Triệu chứng hô hấp: khó thở, nhịp thở nhanh, nông, có khi thở khôngđều, cánh mũi phập phồng...nghe phổi có ran ẩm to, nhỏ hạt, ran rít, ran ngáy.- Các triệu chứng khác: mạch nhanh, tim đập nhanh, nhỏ, yếu, có thể rốiloạn tiêu hóa nặng hoặc các triệu chứng thần kinh như co giật hoặc ngủ li bìkhông đánh thức được.* Viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng tuổiTrẻ dưới 2 tháng tuổi khi nghĩ tới viêm phổi phải dựa vào sốt, ho, nhịpthở nhanh trên 60 lần/phút.c. Điều trị- Phát hiện sớm trẻ bị bệnh và nhất là khó thở để kịp thời cấp cứu cho trẻ.- Chế độ chăm sóc: cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa, nới rộng quầnáo, tã lót, hút đờm rãi, nhỏ thuốc mũi cho trẻ, nếu sốt cao đắp khăn ướt lên trán.- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ nên dùng thìa tránh gâykhó thởi vì ăn.- Thuốc+ Dùng kháng sinh sớm và liều cao+ Các thuốc trợ hô hấp, trợ tim mạch, hạ sốt.* Phòng bệnh- Tránh suy dinh dưỡng: cho trẻ ăn đầy đủ các chất suy dinh dưỡng.- Tránh đẻ non21- Phòng các bệnh lây cấp tính bằng cách tiêm phòng triệt để theo đúngquy định.- Đề phòng các trường hợp nhiễm khuẩn.IV. Bệnh thuộc hệ tiết niệu1. Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu,đặc trưng bởi tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường.a. Nguyên nhân- Vi khuẩn gây bệnh chủ yêu là vi khuẩn đường ruốt ecoli, vi khuẩn theođường máu nhưng thường gặp hơn là vi khuẩn theo đường nước tiểu ngượcdòng từ dưới lên.- Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh+ Trẻ gái bị nhều hơn trẻ trai+ Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng.+ Ứ đọng nước tiểu, dị dạng tiết niệu, sởi, hẹp bao quy đầu.+ Vệ sinh tiết niệu, sinh dục kém+ Quần áo, tã lót của trẻ ẩm, không đảm bảo vệ sinhb. Triệu chứng* Trẻ nhỏ- Sốt cao- Triệu chứng về tiêu hóa: kém ăn, khát nước, sụt cân, phân lỏng.- Tiết niệu: trẻ đi tiểu bị đau buốt nên hay khóc khi đi đái, đái rắt, nướctiểu đục, có mủ.- Với trẻ sơ sinh gây nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, dễ tử vong.* Trẻ lớn- Trẻ sốt cao, rét run- Đau bụng hoặc vùng sườn lưng, đái buốt, đái rắt, đái dầm, nước tiểuđục, có mủ và ít.c. Điều trị- Để bệnh nhi nghỉ, không chơi đùa quá sức.- Khi xác định được bệnh phải cho trẻ uống nhiều nước, cho ăn lỏng vàđiều trị kháng sinh.d. Phòng bệnh22- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, không nên bắt trẻnhịn đi tiểu.2. Bệnh viêm cầu thận cấpa. Nguyên nhân- Nguyên nhân chính gây viêm cầu thận cấp là liên cầu khuẩn beetanhuyết nhóm A. Bệnh xảy ra sau khi nhiễm liên cầu ở ngoài da [loét da] hoặc ởtai muic họng [viêm họng cấp] theo cơ chế miễn dịch. Ngoài ra có thể do vi rutcác vi khuẩn khác.- Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh+ Bệnh hay gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo và bắt đầu đi học+ Thời tiết lạnh dễ bị viêm họng và mùa hè trẻ hay bị viêm da là nhữcngyếu tố thuận lợi cho sự phát triển.b. Triệu chứng* Thời kì khởi phát- Sau khi mắc một bệnh khác như, viêm da, viêm họng từ 1 đến 3 tuần.Trẻ bắt đầu có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau lưng, da hơi xanh, đáiít, phù nhẹ ở mặt, có khi rất kín đáo.* Giai đoạn toàn phát- Phù- Tăng huyết áp- Đái ra máu- Số lượng nước tiểu giảm, có khi vô niệu* Tiến triển của bệnh- Khỏi hoàn toàn ở trẻ em [75-90%] trong 1,2 tuần đầu, các triệu chứnggiảm nhanh, sau đó các triệu chứng xét nghiệm phải từ vài tháng đến 1 năm,chức năng thận sau 6 tháng mới bình thường.- Diễn biến xấu dần đưa đến tử vong do: suy tim, phù phổi cấp, co giật dohuyết áp cao- Có thể diễn biến kéo dài thành mãn tính.c. Điều trị* Chế độ ăn uống- Lúc đầu cho ăn lỏng [cháo, hoa quả, sữa].- Phải ăn hạn chế muối trong 2 - 4 tuần đầu tùy theo mức độ giảm của bệnh.23- Số lượng nước vào cơ thể tương đương số lượng nước tiểu ngày hômtrước cộng với 200ml.- Chất đạm chỉ hạn chế trong thể suy thân. Nếu bệnh nhi còn trong thời kìbú mẹ hay ăn sam vẫn cho bú. Không cho ăn bột với muối hay nước mắm.* Chế độ chăm sóc- Bệnh nhân cần nghỉ tại giường từ 2 - 4 tuần. Hằng ngày theo dõi huyếtáp, cân nặng và số lượng nước tiểu. Phải theo dõi trong 3 - 6 tháng đến 1 nămsau khi ra viện.* Thuốc- Kháng sinh peniciline hoặc erythromycine, thuốc lợi tiểu đông y, tây y,thuốc hạ huyết áp...* Kết quả điều trị viêm cầu thận cấp- Thường trong 2 - 3 tuần, phù giảm, số lượng nước tiểu tăng, huyết áptrở lại bình thường.- Sau 1 tháng: hết protein trong nước tiểu.- Trường hợp kết quả điều trị kém+ Huyết áp vẫn cao sau 1 tháng điều trị+ Protein niệu trên 1g/24 giờ sau 6 tháng+ Nước tiểu có hồng cầu trên 10000/phút.d. Phòng bệnh- Vệ sinh mũi họng, vệ sinh thân thể để tránh các bệnh viêm mũi họng, lởloét ngoài da, chốc đầu cho trẻ...- Giữ ấm cho trẻ về mùa đông.IV. Bệnh thấp tim1. Định nghĩa- Thấp tim là hậu quả của môt bệnh nhiễm liên cầu beta tan máu nhóm Avùng hầu họng, là một bệnh toàn thân, bệnh của tổ chức liên kết gây tổn thươngnhiều bộ phận [tim, khớp, da, thần kinh] nhưng tổn thương tim là gây nguyhiểm nhất vì có thể gây tử vong.2. Nguyên nhân- Do hậu quả của viêm hầu họng do iên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A.Loại này còn gây bệnh chốc lở, nhiễm trùng ngoài da và viêm cầu thận.- Các yêu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh:24+ Tuổi: hơn 90% các trường hợp thấp tim gặp ở trẻ em từ 7 – 15 tuổi, trẻtừ 2 – 4 tuổi ít bị bệnh hơn.+ Yếu tố môi trường: khí hậu lạnh, ẩm. Bệnh hay gặp ở các nước vùng ônđới, nhiệt đới, hay gặp vào mùa đông xuân.+ Mức sống kinh tế, văn hóa thấp.+ Yếu tố gia đình: nhiều trẻ trong một gia đình, hai trẻ sinh đôi cùng bịthấp tim.3. Triệu chứng- Bệnh nhân sốt cao, dao động, da xanh, mệt mỏi, có khi đau bụng, chảymáu cam.- Đau khớp: xảy ra đột ngột, là triệu chứng cha mẹ chú ý ngay đến bệnh thấptim. Các khớp sưng, đau, nóng, đỏ, di chuyển từ khớp này sang khớp khác màkhông để lại di chứng. Các khớp đau làm tre hạn chế hoặc không đi lại được.- Viêm tim: là biểu hiện nặng và nguy hiểm nhất của bệnh thấp tim, bệnhnhân có thể tử vong vì suy tim cấp do viêm tim hoặc suy tim mạn, không hồiphục các bệnh van tim do thấp.- Múa giật.- Biểu hiện ở da:+ Hạt Meynet+ Ban vòng đỏ4. Phòng bệnh và điều trị4.1. Phòng bệnh- Phòng thấp ban đầu [cấp 1]- Phòng thấp tái phát [cấp 2]4.2. Điều trị- Chế độ nghỉ ngơi: Nên nghỉ hoàn toàn [nên nằm tại giường] trong giaiđoạn bệnh tiến triển [từ 1 – 6 tuần], sau đó hoạt động nhẹ. Với thể khớp, hoạtđộng sau 6 uần. Với các thể viêm tim nặng, thời gian nghỉ và hoạt động bìnhthường có thể kéo dài hơn tùy theo thể bệnh.- Nhiễm liên cầu cho đến nay vẫn dùng Penixilin là tốt nhất. Khi thấy trẻviêm họng lại sốt cao, viêm khớp, cần đưa đến y tế ngay để khám và chữa trịkịp thời, đúng cách, đề phòng biến chứng nặng ở tim.D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luậnCâu hỏi25

Video liên quan

Chủ Đề