Phiếu Thu hoạch Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại

4
58 KB
0
38

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được một số loại thuốc dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa. - Đọc được nhãn hiệu của thuốc: Độ độc, tên thuốc, thành phần thuốc, nơi sản xuất - Biết cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản [vẽ tay] - Biết cách xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản [so màu] 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. Kỹ năng quan sát, thao tác thực hành nhận biết. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Một số mẫu thuốc. - Tranh nhãn hiệu 1 số loại thuốc trừ sâu, bệnh. - Mẫu đất - Lọ đựng nước và 1 ống hút [bibet] thước đo - Thang màu pH chuẩn, 1 lọ chứa chất chỉ thị màu tổng hợp hoặc 1 mẩu quỳ tím. 2. Học sinh: - Vỏ bao bì một số loại thuốc trừ sâu, bệnh. - Mẫu 3 loại đất: Cát, thịt, sét - Lọ đựng nước III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: .../31; 7B...../ 31 2. Kiểm tra bài cũ [ 2 phút ]. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại. [12 phút] 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại. GV: hướng dẫn hs đọc nội dung thông tin trong SGK đồng thời quan sát nhãn hiệu một số nhãn hiệu 1 số thuốc trừ sâu, bệnh. a. Phân biệt độ độc. HS: Quan sát tranh, đọc thông tin thảo luận nhóm phân biệt độ độc từng loại thuốc. - Nhóm độc 2: [[ Độc cao ]] kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch. - Nhóm độc 1: [[ Rất độc ]] [[ Nguy hiểm]] kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch. - Nhóm độc 3: [[ Cẩn thận ]] kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời hoặc không. GV? Hãy phân biệt độ độc của thuốc qua biểu tượng trên nhãn mác? b. Tên thuốc. HS: Đại diện nhóm hs trả lời GV: Nhận xét chốt lại kiến thức. GV: Cho hs quan sát một số nhãn yêu cầu hs nêu độ độc từng nhãn thuốc. - Quan sát bao bì cần đạt được: + Tên thuốc. GV: Cho hs quan sát 1 số nhãn hiệu thuốc, hướng dẫn hs cách đọc tên từng loại thuốc, hàm lượng chất tác dụng, công dụng, hạn sử dụng, an toàn lao động… + Hàm lượng chất tác dụng. GV: Giao cho mỗi nhóm 1 vỏ bao bì yêu cầu các nhóm đọc thông tin trên bao bì. + Công dụng + Dạng thuốc + Cách sử dụng + Khối lượng hoặc thể tích + Hạn dùng + Qui định về an toàn lao động HS:Thảo luận nhóm ghi các nội dung theo yêu cầu của GV. Từng nhóm học sinh trình bày kết quả thu được. GV: Nhận xét chung hướng dẫn các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được khi quan sát 1 nhãn hiệu thuốc. Hoạt động 2 Quan sát một số dạng thuốc [ 15 phút ] 2. Quan sát một số dạng thuốc. GV: Yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK cho biết các dạng thuốc thường gặp? Dạng bột thấm nước. Dạng bột hoà tan trong nước. HS: Đọc thông tin trả lời câu hỏi. GV: Kết luận 5 dạng thuốc chính. Dạng hạt. Dạng sữa. Dạng nhũ dầu. GV: Giải thích sự phân tán một chất rắn trong chất lỏng thành những phần tử nhỏ nhưng không hoà tan trong chất lỏng đó gọi là huyền phù. GV: Yêu cầu mỗi hs làm một bản tường trình kết quả thu được qua nhãn hiệu thuốc mang đi. HS: Làm bản báo cáo kết quả. GV: Thu báo cáo của hs kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của hs. Nhận xét báo cáo một vài em. Hoạt động 2 [15 phút] GV: Yêu cầu HS nghiên cứu quy trình thực hành SGK trang 11 và cho biết các bước thực hành. Nghiên cứu thông tin trình bày được 4 bước của quy trình thực hành. GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào mẫu bảng trang 12 SGK HS: Hoạt động nhóm 5 phút hoàn thành 3 mẫu đất và ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm. GV: Kiểm tra và nhận xét các nhóm Hoạt động 3 [20 phút] 2. Quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay - B1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay. - B2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm - B3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính 3mm - B4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm Quan sát đối chiếu với bảng 1: Chuẩn phân cấp đất. Từ đó xác định từng loại đất 3. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu HS: Nghiên cứu quy trình SGK - B1: Lấy 1 lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa GV? Nêu quy trình các bước thực hành - B2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa 1 giọt HS: Trình bày 3 bước của quy trình - B3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Trùng màu nào GV: Kết luận các bước thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó. GV: Tiến hành thực hành mẫu. Giới thiệu cách thực hành dùng quỳ tím nếu không có chất chỉ thị màu tổng hợp HS: Theo dõi ghi nhớ GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện với 2 mẫu đất. Mỗi mẫu thực hiện 3 lần sau đó lấy kết quả trung bình ghi vào phiếu thực hành trang 13 SGK HS: Hoạt động nhóm [5 phút] hoàn thành yêu cầu của GV ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm GV: Gọi từng nhóm báo cáo kết quả HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả GV: Kiểm tra mẫu thực hành của từng nhóm. Đánh giá chung ý thức, kết quả thực hành và cho điểm cá nhân, nhóm 4. Củng cố [4 phút] - Gọi 2 - 3 hs lên nhận xét bản báo cáo kết quả của bạn và tự rút kinh nghiệm bản thân. - Trình bày các bước thao tác xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay? - Trình bày các bước thao tác xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu? - Em có cách nào khác để xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản không? 5. Hướng dẫn học ở nhà [1 phút] -HS ôn tập kiến thức đã học .

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại

Nội dung bài thực hành Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa; cách xác định một số đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì như tên nước, nhóm độc, khả năng hòa tan trong nước, thành phần thuốc, nơi sản xuất;… Mời các em cùng theo dõi bài học.

  • Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng thấm nước, dạng hạt và dạng sữa
  • Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc: rất độc, độc cao và cẩn thận

1.2. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:

  • Nhóm độc 1: “Rất độc”, “Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn

Hình 1. Biểu tượng của nhóm độc 1

  • Nhóm độc 2: “Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng

Hình 2. Biểu tượng của nhóm độc 2

  • Nhóm độc 3: “Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa [có thể có hoặc không]

Hình 3. Biểu tượng của nhóm độc 3

b. Tên thuốc

Bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc

Ví dụ: Padan 95 SP

Hình 4. Ý nghĩa tên thuốc Padan 95 SP

Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng hoặc thể tích,… Trên vạch dưới cùng của nhãn còn in các quy định về an toàn lao động.

Hình 5. Nhãn thuốc trừ sâu, bệnh

1.2.2. Quan sát một số dạng thuốc

Dựa vào đặc điểm để nhận biết 1 số dạng thuốc như:

  • Thuốc bột [viết tắt: B, D, BR] ở dạng bột tươi, màu trắng, trắng ngà hay màu khác, không hòa tan trong nước, khi hòa vào nước thuốc nổi như bột gạo
  • Thuốc bột thấm nước [viết tắt: WP, BTN, DF, WDG] ở dạng bột tơi, màu trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước và tạo nên hỗn hợp huyền phù. Để lâu có khả năng tách hợp
  • Thuốc bột hòa tan trong nước [viết tắt: SP, BHN] ở dạng bột màu trắng hay trắng ngà, có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch
  • Thuốc hạt [viết tắt: G, GH, H] ở dạng hạt nhỏ, cứng, không vụn, màu trắng hay trắng ngà, tan dần trong nước
  • Thuốc sữa [viết tắt: EC, ND] ở dạng lỏng trong suốt, khi hòa vào nước dưới các phần tử thuốc phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa
  • Thuốc nhũ dầu [viết tắt: SC] ở dạng lỏng, đặc sền sệt, khi phân tán trong nước cũng tạo hỗn hợp dạng sữa
  • Dung dịch đậm đặc hòa tan [viết tắt: LC, SCW, DD]: dung dịch trong suốt, khi hòa vào nước tạo thành dung dịch thật

Bài tập 1

Cho một số nhãn thuốc dưới đây, em hãy tự tiến hành quan sát và hoàn thành bản tường trình:

Gợi ý làm bài:

KẾT QUẢ QUAN SÁT:

Nhãn Tên sản phẩm Độ độc

Hàm lượng chất tác dụng

Dạng thuốc
1

Thuốc trừ bệnh VIBEN – C

Cẩn thận 

Chứa 50% chất tác dụng 

Thuốc bột thấm nước 

2

Thuốc trừ sâu PADAN

Độc cao 

Chứa 95% chất tác dụng 

Thuốc bột tan trong nước

3

Thuốc trừ sâu VIBASU 

Cẩn thận 

Chứa 10% chất tác dụng 

Thuốc hạt 

4

Thuốc trừ nhện ORTUS

Cẩn thận 

Chứa 5% chất tác dụng 

Thuốc nhũ dầu

5

Thuốc trừ bệnh FUAN

Nguy hiểm

Chứa 40% chất tác dụng 

Thuốc sữa

3. Luyện tập Bài 14 Công Nghệ 7 

Hi vọng sau khi học xong bài thực hành Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại; các em sẽ biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa; và xác định được một số đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì như: tên nước, nhóm độc, khả năng hòa tan trong nước, thành phần thuốc, nơi sản xuất. 

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đặc điểm của nhóm độc 1 ghi trên nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại?

    • A.
      “Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng
    • B.
      “Rất độc”, “Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn
    • C.
       “Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa [có thể có hoặc không]
    • D.
      “Rất độc”, “Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu trắng trên nền đen. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn
  • Câu 2:

    Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác gồm mấy nhóm?

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

4. Hỏi đáp Bài 14 Chương 1 Công Nghệ 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề