Phòng ngự khu vực là gì trong bóng rổ

Phòng thủ là một trong những kỹ năng thiết yếu khi chơi các bộ môn thể thao nói chung và bóng rổ nói riêng. Việc nắm chắc những kỹ năng phòng thủ sẽ giúp bạn trở thành một cầu thủ hoàn thiện hơn. Để phòng thủ được tốt, người chơi phải có sự di chuyển linh hoạt, uyển chuyển, thao tác bóng nhanh nhẹn. Hơn thế nữa, cầu thủ phải nắm bắt được thế trận, dự đoán được các bước tiến của đối phương. Về cơ bản, chiến thuật phòng thủ trong bóng rổ có hai kiểu. Kiểu thứ nhất chính là phòng thủ một kèm một và còn lại chính là phòng thủ liên phòng. Tùy vào từng tình hình của mỗi trận cũng như từng đội chơi mà chúng ta sử dụng một trong hai hoặc phối hợp 2 cách phòng thủ này.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về chiến thuật phòng thủ liên phòng. Cách phòng thủ này linh hoạt và uyển chuyển hơn phòng thủ một kèm một rất nhiều. Theo đó, các cầu thủ phải có sự liên kết với nhau để cản phá các cuộc tấn công từ đội bạn. Bên cạnh đó còn tạo cho đội bạn những tình huống bất ngờ, nguy hiểm.

Khái niệm chiến thuật phòng thủ liên phòng

Trong thi đấu bóng rổ, có 2 chiến thuật phòng thủ được sử dụng thường xuyên là phòng thủ 1 kèm 1 và phòng thủ liên phòng. Mỗi bài phòng thủ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Phòng thủ liên phòng là 1 trong những bài chiến thuật phòng thủ trong bóng rổ. Chiến thuật phòng thủ liên phòng là mỗi cầu thủ phòng thủ sẽ phụ trách bảo vệ 1 khu vực, ngăn cản bất kỳ cầu thủ nào đi bóng vào trong khu vực đó.

Khái niệm chiến thuật phòng thủ liên phòng

Ví dụ: Khi 1 cầu thủ đối phương dẫn bóng đi vào khu vực kiểm soát của 1 hậu vệ, thì hậu vệ này ngay lập tức bước lên ngăn cản cầu thủ tấn công ném rổ hay chuyền bóng. Tùy vào từng chiến thuật phòng thủ thi đấu trên sân mà có thể sử dụng 2 cầu thủ phòng thủ liên phòng bao quanh, giẵng bẫy cầu thủ đối phương đang có bóng. Ngoài ra, phòng thủ liên phòng còn nhằm tới kỹ năng bắt bóng bật bảng, buộc đối phương phải ném rổ có tỷ lệ chính xác thấp.

Các đội hình thi đấu trong phòng thủ liên phòng

Trong các trận đấu bóng rổ, huấn luyện viên sẽ phân tích đối phương để ra bài chiến thuật phòng thủ liên phòng với đội hình phù hợp nhất. Có 3 đội hình phòng thủ liên phòng phổ biến là đội hình 1-3-1, 2-1-2 và 2-3.

Đội hình bóng rổ 1-3-1

Chiến thuật 1-3-1 phòng thủ liên phòng

Cách sắp xếp vị trí các cầu thủ trong đội hình 1-3-1:

  • Chọn 1 cầu thủ nhanh nhất đội đứng ở đầu khu vực ném phạt.
  • Ba cầu thủ khác đứng ở mép đường ném phạt mở rộng
  • Một cầu thủ nhanh và cao đứng ở khu vực hình chữ nhật

Cách triển khai đội hình phòng thủ liên phòng 1-3-1 như sau. Cầu thủ bên ngoài sẽ buộc đối phương xử lý bóng sang bên trái hoặc bên phải. Nơi mà cầu thủ ngực khác đến để tạo ra cái bẫy cho đối phương.

Đội hình bóng rổ 2-1-2

Cách sắp xếp vị trí các cầu thủ trong đội hình 2-1-2:

  • Hai cầu thủ hậu vệ ở phía trên đường ném phạt
  • Một cầu thủ trung phong ở giữa khu vực hình chữ nhật
  • Hai cầu thủ tiền đạo xuống thấp hai bên khu vực hình chữ nhật

Cách triển khai đội hình phòng thủ liên phòng 2-1-2 như sau. Cũng giống như chiến thuật phòng thủ liên phòng 1-3-1. Mục tiêu của đội hình 2-1-2 là 2 kèm 1 đối thủ có bóng. Bằng cách khiến cầu thủ cầm bóng rơi vào khu vực có 2 cầu thủ phòng thủ đang đứng.

Đội hình bóng rổ 2-3

Với đội hình phòng thủ liên phòng 2-3 sẽ được sắp xếp 2 cầu thủ hậu vệ ra phía trước. Ném phạt với 3 cầu thủ còn lại ở giữ khu vực hình chữ nhật. Phòng ngự 2-1-2 hoặc 2-3 có thể tạo nên thế phòng ngự rất chắc cánh trong và tạo thế tấn công từ vòng ngoài.

Tác dụng của chiến thuật phòng thủ liên phòng

Sử dụng chiến thuật phòng thủ liên phòng đem lại hiệu quả cao khi trong đội bóng không có những cầu thủ có khả năng phòng ngự 1 vs 1 xuất sắc. Ngoài ra, những đội bóng sở hữu những cầu thủ cao to thiếu tốc độ kèm 1 vs 1 thì phòng ngực liên phòng là phương án tốt nhất. Bằng việc phòng thủ khu vực, chúng ta có thể bảo vệ được những khu vực quan trọng. Và buộc đối thủ phải ném rổ từ bên ngoài. Chiến thuật phòng thủ liên phòng sẽ giúp làm chậm nhịp độ trận đấu. Giảm sự hưng phấn của đối thủ giúp đội nhà lấy lại sức.

Tác dụng của chiến thuật phòng thủ liên phòng

Bằng việc sử dụng khu vực, bạn có thể bảo vệ được những khu vực trong và buộc đối thủ ném từ vòng ngoài. Ví dụ sử dụng đội hình 2-1-2 hoặc 2-3 có thể tạo nên thế phòng ngự rất chắc. Trong khu vực trong và tạo thế tấn công để sút từ vòng ngoài.

Đây là một phương án hữu hiệu để xem liệu rằng đối thủ có thể ném từ vòng ngoài hay không. Bởi không phải đội bóng nào cũng sở hữu khả năng ném bóng vòng ngoài tốt và liên tục. Chưa kể dưới áp lực của trận đấu. Những đội chuyên ghi điểm vòng ngoài cũng có thể mắc sai phạm. Phòng ngự liên phòng cũng giúp cho bạn làm chậm nhịp độ trận đấu. Giảm sự hưng phấn của đối thủ cũng như giúp đội nhà lấy lại sức.

Nhược điểm của chiến thuật phòng thủ liên phòng

Chiến thuật phòng thủ liên phòng không phát huy hiệu quả khi đội nhà đang dẫn điểm. Vì phòng thủ khu vực mất nhiều thời gian. Chiến thuật phòng thủ liên phòng đòi hỏi sự hiểu nhau của toàn bộ thành viên trong đội bóng. Và cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng để tránh dẫm chân nhau khi phòng thủ. Hy vọng với bài viết “Chiến thuật phòng thủ liên phòng trong bóng rổ” của chúng tôi. Sẽ giúp các bạn nâng cao kỹ năng phòng thủ khi thi đấu. Đây là những kiến thức khái niệm giúp các bạn thực hành ngoài sân tốt hơn. Chăm chỉ tập luyện là cách tốt nhất giúp đội bóng phòng thủ và tấn công tốt.

Trong bóng rổ, có 2 chiến thuật phòng thủ cơ bản và thường xuyên được các đội sử dụng nhất đó là chiến thuật phòng thủ 1 kèm 1 và chiến thuật phòng thủ liên phòng. Mỗi chiến thuật phòng thủ đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Hôm nay, Trung tâm bóng rổ Hà Nội sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách phòng thủ liên phòng trong bóng rổ nhé .

1, Phòng thủ liên phòng là gì ?

Khi sử dụng chiến thuật phòng thủ liên phòng, từng cầu thủ sẽ phòng thủ khu vực theo vị trí của cầu thủ, để ngăn chặn bất kỳ cầu thủ đối phương nào đi vào khu vực của mình.

Ngoài việc học lý thuyết về phòng thủ liên phòng, các bạn muốn nâng cao phòng thủ liên phòng khi thi đấu thực tế thì hãy tham gia học bóng rổ tại Hà Nội để nâng cao kỹ năng phòng thủ và các kỹ thuật bóng rổ khác.

Phòng thủ liên phòng trong bóng rổ

Khi cầu thủ đi bóng vào một khu vực đặc biệt của một hậu vệ, hậu vệ này ngay lập tức phải bước lên, cố gắng để khiến cho cầu thủ tấn công khó ném hoặc chuyền bóng.

Ngoài ra, phòng thủ liên phòng thường nhấn mạnh vào kỹ năng bắt bóng bật bảng, bắt buộc đối phương phải ném bóng có tỷ lệ chính xác thấp hơn từ khu vực chu vi của khu vực liên phòng.

2, Hướng dẫn phòng thủ liên phòng trong bóng rổ

2,1, Cách phòng thủ liên phòng với chiến thuật 1-3-1

Sơ đồ phòng thủ liên phòng chiến thuật 1-3-1

Với chiến thuật 1-3-1, đội hình sắp xếp trên sân như sau:

  • Đội bóng sẽ chọn ra một cầu thủ, thường là cầu thủ nhanh nhất trong đội, đứng ở đầu của vùng khóa hay khu vực ném phạt.
  • Ba cầu thủ khác đứng ở đường ném phạt mở rộng và cuối cùng, một cầu thủ nhanh, nhưng cao hơn sẽ đứng ở khu vực hình chữ nhật.
  • Cầu thủ bên ngoài có nhiệm vụ cố gắng buộc người xử lý bóng sang bên phải hoặc trái, nơi một cầu thủ phòng ngự khác đến để tạo ra một cái bẫy.

2,2, Cách phòng thủ liên phòng với chiến thuật 2-3

Sơ đồ phòng thủ liên phòng với chiến thuật 2-3

Với chiến thuật 2-3, đội hình thi đấu trên sân như sau:

  • Hai cầu thủ, thường là 2 hậu vệ, ra phía trước đường ném phạt
  • Ba cầu thủ khác trải đều trong khu vực hình chữ nhật.

2,3, Cách phòng thủ liên phòng với chiến thuật 2-1-2

Chiến thuật 2-1-2 phòng thủ liên phòng trong bóng rổ

Chiến thuật, đội hình phòng thủ liên phòng 2-1-2 trên sâu như sau:

  • Hai cầu thủ, thường là hậu vệ, ở phía trên đường ném phạt
  • Một cầu thủ ở giữa khu vực hình chữ nhật, thường là trung phong
  • Hai cầu thủ xuống thấp hai bên khu vực hình chữ nhật, các cầu thủ này thường là tiền đạo.

Đội hình phòng thủ liên phòng 2-1-2 cũng như với các kiểu phòng thủ liên phòng, là 2 kèm 1 đối với cầu thủ có bóng bằng cách khiến cầu thủ này rơi vào một khu vực nơi có hai cầu thủ phòng thủ đang hội tụ.

3, Ưu điểm của phòng ngự liên phòng

Ưu điểm 1: Phòng thủ liên phòng sẽ rất hữu ích nếu trong đội hình không sở hữu những cá nhân có khả năng phòng ngự 1 v 1 xuất sắc. Kế đến, nếu một đội hình gồm toàn những cầu thủ khổng lồ cao to, tuy nhiên lại thiếu tốc độ theo kèm 1v1, thì phòng ngự liên phòng là phương án tốt nhất.

Những ưu điểm của phòng thủ liên phòng trong thi đấu bóng rổ

Ưu điểm 2: Một phương án hữu hiệu để xem liệu rằng đối thủ có thể ném từ vòng ngoài hay không, bởi không phải đội bóng nào cũng sở hữu những cầu thủ có khả năng ném bóng ngoài vòng 3 điểm tốt và liên tục. Chưa kể dưới áp lực của mỗi trận đấu, những đội chuyên ghi điểm vòng ngoài 3 điểm cũng có thể mắc sai phạm.

Ưu điểm 3: Phòng ngự liên phòng cũng giúp cho cầu thủ làm chậm nhịp độ trận đấu, giảm sự hưng phấn của đối thủ – cũng như giúp đội nhà lấy lại sức.

4, Nhược điểm của phòng thủ liên phòng

Nhược điểm 1: Phòng thủ liên phòng sẽ không phát huy tốt nhất khi đội nhà đang bị dẫn điểm, việc này sẽ chiếm mất rất nhiều thời gian của trận đấu. Vào lúc này, bạn buộc phải chuyển sang thi đấu phòng ngự 1v1.

Nhược điểm 2: Để phòng thủ liên phòng hiệu quả, đội bóng cần sự hiểu ý của toàn bộ 5 cầu thủ, nếu như không phân công nhiệm vụ cho từng vi trí rõ ràng, rất dễ bị rơi tình trạng “dẫm chân” nhau khi phòng thủ.

Nhược điểm 3: Nếu thi đấu chiến thuật liên phòng trong hầu hết thời gian, bạn sẽ bị mai một dần khả năng phòng ngự 1v1. Đôi khi huấn luyện viên sẽ cần phải để đội của mình thay đổi giữa một phòng thủ 1 kèm 1 sang phòng thủ liên phòng trong thi đấu. Điều này nên được thực hiện để tức khắc khiến cho đối thủ cảm thấy bối rối và bị khựng lại.

Trên đây là bài viết “hướng dẫn cách phòng thủ liên phòng trong bóng rổ” mà Trung tâm bóng rổ Hà Nội muốn gửi đến các bạn tìm hiểu các chiến thuật bóng rổ, đặc biệt là cách phòng thủ liên phòng.

Bài viết Giáo trình bóng rổ

Tags: phòng thủ liên phòng trong bóng rổ, hướng dẫn phòng thủ liên phòng trong bóng rổ, cách phòng thủ liên phòng trong bóng rổ

Video liên quan

Chủ Đề