Phong trào cách mạng ở nước nào đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

       Với tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, toàn thể nhân dân các quốc gia Đông Nam Á đã tự nguyện tham gia vào hàng ngũ yêu nước, chiến đấu chống lại kẻ thù chung, nhằm hoàn thành một ước nguyện là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Có thể nói rằng phong trào là sự thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn, là đỉnh cao của tinh thần quật cường của nhân dân các nước Đông Nam Á.

       Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Cuộc đấu tranh giữ đất, giữ làng diễn ra bền bỉ, liên tục, kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau nối tiếp tiến lên, kiên quyết đánh giặc cho dù phải hy sinh cả tính mạng; tất cả vì một mục tiêu chiến đấu cho dân tộc sinh tồn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho những bước tiến của giai đoạn sau.

       Trước khi người Âu châu đến "gõ cửa", các nước Đông Nam Á đang ở trong tình trạng thấp kém, lạc hậu cách xa rất nhiều lần so với phương Tây. Nhưng khi bị xâm lược, các quốc gia Đông Nam Á đều tiến hành kháng cự để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những cuộc kháng cự đó có khi là do nhà nước phong kiến tiến hành, có khi do một hoàng thân lãnh đạo, nhưng cũng có khi do chính nhân dân tự động tiến lên khi tổ quốc bị xâm lăng.

      Khi thực dân phương Tây xâm lược, các nhà nước phong kiến ở Đông Nam Á đã cùng với nhân dân đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Nhưng đến khi các vương triều và giai cấp phong kiến đầu hàng thực dân thì nhân dân đã tự động đứng lên chống xâm lược và chống luôn cả giai cấp phong kiến nhu nhược đầu hàng. Mặc dù không có sự lãnh đạo của chính quyền, nhưng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân tỏ ra rất anh dũng, quả cảm, mang lòng yêu nước sâu sắc. Tuy nhiên, các cuộc chiến đấu ấy đều ở trong trạng thái thiếu tổ chức, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Các cuộc chiến tranh của nhân dân Indonesia chống Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Tơrunô Giôgiô, của Đipônêgôrô, cuộc kháng chiến của nhân dân Achê, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Định và những cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực...Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Khơ Me dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Sivôtha, của AchaSoa, của Pôcumbô; những cuộc chống trả quân Anh của quân đội Miến Điện do Mahabanđula chỉ huy và những cuộc kháng cự sau đó của nhân dân Miến Điện; các cuộc nổi dậy chống Tây Ban Nha của các tiểu vương và các bộ lạc ở Cebu, ở Manila, ở các đảo Luxông, Xamara, Lâyetta của Philippin… mang những sắc thái khác nhau nhưng đều chung mục đích chống xâm lược, bảo vệ độc lập và chịu chung một kết cục là bị đàn áp thất bại.

     Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược. Ở Campuchia, cuộc chiến đấu do hoàng thân Sivôtha tổ chức đang tiếp diễn thì cuộc khởi nghĩa do Acha Soa lãnh đạo đã bùng lên. Khi Acha Soa bị bắt, cuộc khởi nghĩa không tan rã mà nó được tiếp sức bằng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Pô cum Bô. Ở Việt Nam, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp bị sự tấn công liên tục và khắp nơi của nhân dân yêu nước. Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho tới Gia Định, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười… đều vấp phải phong trào kháng Pháp của nhân dân. Ở Miến Điện, ba lần tiến hành chiến tranh là cả ba lần thực dân Anh gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân đội triều đình. Sau khi quân triều đình thất bại, thì nhân dân khắp cả nước vùng lên chống lại thực dân Anh bằng cuộc chiến tranh du kích bền bỉ, anh dũng làm cho quân giặc khiếp sợ.

      Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến những năm cuối thế kỷ XIX thực sự tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây, không những thế còn làm cho đội quân xâm lược nhà nghề nhiều phen kinh sợ, hàng ngàn binh lính thực dân đã phải bỏ mạng tại nơi đây. Phong trào là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn. Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, thì tất cả đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.

Đối với phong trào cách mạng thế giới, việc tiếp thu, vận dụng, phát triển học thuyết Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhiều luận điểm hết sức sáng tạo về vấn đề lực lượng cách mạng, vấn đề nông dân, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; về xây dựng một chính đảng vô sản kiểu mới, quan điểm lý luận cách mạng phải gắn liền với thực tiễn cách mạng, phù hợp với thực tiễn lịch sử, chống giáo điều tả khuynh... Chủ tịch Hồ Chí Minh làm phong phú, làm giàu thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.


Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng ra đời công lao to lớn thuộc về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trong vòng 15 năm, Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước non trẻ Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, nhân dân ta kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược. Việt Nam lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc quân Pháp phải ký Hiệp định Genève [1954], chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ năm 1954 đến năm 1975, quân và dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30-4-1975. Đây sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Cách mạng Việt Nam trở thành biểu tượng của sự khát khao độc lập, tự do, hòa bình mà các nước thuộc địa trên thế giới hướng đến và noi theo. Thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đã và đang là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Theo gương Việt Nam, hàng loạt nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ - Latin đứng lên lật đổ ách thống trị của thực dân, giành độc lập dân tộc. Thắng lợi của Việt Nam góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ, bỏ đế quốc phải xóa bỏ hệ thống thuộc địa kiểu cũ, "vết nhơ của nhân loại trong thế kỷ XX". Trước yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, Đảng ta tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam vẫn kiên định, vững bước và sáng tạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện và đặc điểm của đất nước. Một lần nữa thế giới lại ngỡ ngàng trước một Việt Nam đổi mới mạnh mẽ, kiên quyết. Sau 35 năm tiến hành đổi mới, từ một nước nghèo, Việt Nam vươn lên thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hoá, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cải thiện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, độc lập, chủ quyền giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước nâng cao trên trường quốc tế./.


Con đường cách mạng đúng đắn

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 khẳng định nước Nga đã lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn và phù hợp với lịch sử đương thời. Cách mạng Tháng Mười Nga làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga, từ kiếp làm thuê trở thành người làm chủ, đưa giai cấp công nhân Nga non trẻ bước lên vũ đài chính trị, trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng và tổ chức xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa [XHCN] đầu tiên trên thế giới. Quần chúng công nông được hưởng đầy đủ các quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh và nhiều giá trị khác, như: Quyền nhà ở, quyền học hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo… Đó chính là những giá trị xã hội XHCN ưu việt do Liên Xô tạo ra. Đúng như V.I.Lenin từng khẳng định: “Việc tổ chức ra các Xô viết này mở đầu cho một cái gì đó lớn lao, mới mẻ, từ trước tới lúc bấy giờ chưa hề có trong lịch sử cách mạng thế giới. Các Xô viết do nhân dân hoàn toàn tự động sáng tạo ra là hình thức của nền dân chủ chưa từng có trong một nước nào cả”[1].

Rạng sáng 7-11-1917, quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd [nay là Saint Petersburg], mở đầu cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

Từ sau năm 1917 đến giữa thế kỷ 20, tận dụng tất cả nội lực sẵn có, kể cả học hỏi từ chủ nghĩa tư bản, Liên Xô đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nước lạc hậu, Liên Xô trở thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu. Chính trị, văn hóa, khoa học giáo dục đều có sự phát triển vượt bậc. Liên Xô trở thành một dân tộc có nền văn hóa cao, phổ cập giáo dục rộng rãi nhất; là nước đi tiên phong trong nhiều ngành khoa học như ngành vũ trụ, hạt nhân, sinh học…

Tiếng vang vượt biên giới

Những thành tựu của Cách mạng Tháng Mười tạo tiếng vang vượt qua biên giới nước Nga, ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc cũng như xây dựng hệ thống XHCN trên toàn thế giới.

Dưới ánh sáng soi đường và sự cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, một thời đại mới của phong trào cộng sản thế giới bắt đầu. Những năm 1919-1921, một loạt đảng cộng sản được thành lập ở Đức, Áo, Hungaria, Ba Lan, Phần Lan, Argentina, Hy Lạp…. Việc thành lập các đảng cộng sản đem lại khả năng thực tế cho cách mạng XHCN có thể đấu tranh giành thắng lợi ở những nước này.

Hướng theo ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười Nga về xây dựng nhà nước và thiết lập CNXH hiện thực ở nước Nga, ngay từ những năm 1918-1919, nhiều quốc gia-dân tộc thuộc chế độ thuộc địa của Nga hoàng trước đây và các nước khác ở châu Âu cũng nổi dậy đấu tranh chống chế độ nhà nước tư sản và phong kiến ở nước mình để thành lập nên các nhà nước Xô viết. CNXH hiện thực từ một nước trở thành một liên bang của nhiều nước kể từ khi các nước Xô viết thuộc Nga hoàng trước đây thống nhất cùng nhau thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết [Liên Xô] vào năm 1922. Khi mới thành lập, Liên Xô chỉ có 4 nước cộng hòa liên bang, 13 nước cộng hòa tự trị và 6 tỉnh tự trị. Quá trình xây dựng CNXH có thêm nhiều nước cộng hòa XHCN Xô viết gia nhập Liên Xô, như: Uzbekistan, Turkmenistan [1924], Tajikistan [1929], Kazakhstan, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Armenia, Grudia [1936], Latvia, Litva, Estonia, Moldova [1940]. Trước khi tan rã, Liên Xô có 15 nước cộng hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị, 8 tỉnh tự trị, 10 khu dân tộc, 129 vùng và tỉnh.

Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ngày càng sôi động kể từ khi Liên Xô được thành lập, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945, đã có một loạt nước XHCN ra đời ở Đông Âu, châu Á và Mỹ Latinh, bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bulgaria, Hungaria, Tiệp Khắc, Albania, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba… Như vậy, CNXH từ một nước liên bang trở thành một hệ thống XHCN trên thế giới.

Những thành tựu xây dựng CNXH của các nước XHCN trên thế giới đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa, đã động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh đã phát triển mạnh mẽ trở thành những cao trào cách mạng to lớn trong thế kỷ 20. Những năm 60 của thế kỷ 20, trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã có khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc. Sau khi giành được độc lập, tùy theo hoàn cảnh của quốc gia, dân tộc mình, các nước này không ngừng ủng hộ mạnh mẽ phong trào XHCN, tự nguyện đi theo con đường XHCN với những mức độ khác nhau.

Ngày nay, những gì đã và đang diễn ra ở Nga, các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết trước đây và ở các nước Đông Âu đã chứng minh rằng, trên thực tế, sự nghiệp của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn đang sống trong lòng nhân dân ngay tại các nước mà chế độ XHCN ở đó đã bị đổ vỡ.

PHƯƠNG LINH

[1]V.I.Lenin, Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến Bộ, Moscow, 1978, tr.284.

Video liên quan

Chủ Đề