Phong trào Đông Dương Đại hội 8 1936 có vai trở như thế nào

2. Những phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

a] Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

- Phong trào Đông Dương đại hội [giữa năm 1936].

- Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương [đầu năm 1937].

- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai [11/1936] và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi - Vinh [7/1937].

- Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu Xảo [Hà Nội, 1/5/1938].

Mít tinh tại Khu Đấu Xảo nhân ngày Quốc tế Lao động [1/5/1938]

- Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì [1937], Viện Dân biểu Bắc Kì [1939], nhằm mục đích:

+ Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.

+ Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.

+ Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

c] Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

- Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...

- Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...

Báo Dân chúng ra đời trong Phong trào dân chủ 1936 - 1939

* Nhận xét:

- Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống.

- Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Chính quyền thực dân đã phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân như: nới rộng quyền xuất bản báo chí, tự do đi lại, thả một số từ chính trị…

1. Hãy nêu diễn biến chính của phong trào Đông Dương Đại hội.

Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa, Đảng chủ trương vận động và tố chức các tầng lớp nhân dân hội họp, thảo ra bản “dân nguyện”, để gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội vào tháng 8 - 1936. Đảng cũng kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng cùng tham gia. Kết quả là phong trào Đông Dương Đại hội đã diễn ra khắp cả nước:


+ Khởi đầu ở Nam Kì, đến cuối tháng 9 - 1936, đã có hơn 600 ủy ban hành động được thành lập. Phong trào mạnh nhất ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một...
+ Ở Bắc Kì, trong tháng 9, Ủy ban lâm thời chi nhánh Bắc Kì Đông Dương Đại hội thành lập. Các ủy ban hành động thành lập ở Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh...
+ Ở Trung Kì, ngày 12 - 9 - 1936, ủy ban lâm thời chi nhánh Trung Kì Đông Dương Đại hội thành lập. Các ủy ban hành động được thành lập ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Năng...
Trước sự lan rộng của phong trào, bọn phản động thuộc địa tìm cách đàn áp và chia rẽ quần chúng. Chúng ra lệnh giải tán ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo cổ động cho Đông Dương Đại hội.
Mặc dù bị đàn áp và phái đoàn của Quốc hội Pháp không sang, Đông Dương Đại hội bị cấm hoạt động, nhưng qua phong trào, đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống; Đảng Cộng sản Đông Dương thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai, hợp pháp. Chính quyền thực dân đã phải giải quyết một số yêu sách của nhân dân như nới rộng quyền xuất bản báo chí, tự do đi lại, thả một số tù chính trị,...

2. Hãy trình bày những hoạt động của Đảng trong cuộc đấu tranh trên nghị trường.

+ Đấu tranh nghị trường là một hình thức đấu tranh mới mẻ của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi cho nhân dân lao động.

+ Trong các cuộc tuyển cử vào các cơ quan lập pháp, Mặt trận Dân chủ, trong đó Đảng Cộng sản là thành viên tích cực, đã đưa người ra ứng cử.

Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì [8 - 1937], Đảng vận động những người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức ra ứng cử. Đảng sử dụng báo chí để tuyên truyền và vận động cử tri bỏ phiếu cho những người này. Kết quả là hầu hết các ứng cử viên do Đảng vận động ra ứng cử đều đã trúng cử.

+ Năm 1938, trong cuộc tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì, 15 ứng cử viên của Mặt trận Dân chủ đã trúng cử. Mặt trận Dân chủ còn giành thắng lợi trong Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương - cơ quan “dân cư” cao nhất ở Đông Dương.

+ Năm 1939, diễn ra cuộc tuyến cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì. Trong cuộc tuyển cử này, Mặt trận Dân chủ bị thất bại do những thủ đoạn thâm độc của bọn phản động thuộc địa, do nội bộ của Mặt trận Dân chủ không thống nhất ý kiến.

3. Hãy trình bày những ý chính của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

+ Cùng với hình thức đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí cũng là hình thức đấu tranh mới mẻ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cách mạng nhằm: tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng; tập hợp, hướng dẫn phong trào đấu tranh của quần chúng.

+ Từ năm 1937, báo chí công khai của Đảng phát triển nhanh chóng. Nhiều tờ báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể quần chúng đã ra đời [Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin tức,...]; một số sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chính sách của Đảng được lưu hành rộng rãi, trong đó có cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan; Tắt đèn, Lều chỏng của Ngô Tất Tố... Cuối năm 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ nhằm giúp quần chúng nhân dân lao động đọc được sách báo, nâng cao hiểu biết về chính trị.

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí những Năm 1936 - 1939 đã thu được kết quả to lớn, trước hết trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.

Chương II 

CHƯƠNG II
ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ, KHÔI PHỤC LẠI PHONG TRÀO, CHỐNG BỌN PHẢN ĐỘNG THUỘC ĐỊA ĐÒI CƠM ÁO, HÒA BÌNH, TỰ DO, DÂN CHỦ

Sau cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cách mạng nước ta bị đế quốc, phong kiến đàn áp, khủng bố hết sức khốc liệt. Hàng vạn cán bộ, đảng viên, đoàn viên và quần chúng yêu nước bị chém giết, tù đày. Nhiều cơ sở Đảng, cơ sở Đoàn tan vỡ. Tuy nhiên, những chiến sĩ cách mạng còn lại vẫn kiên cường hoạt động bất chấp gươm súng của kẻ thù. Trong  tình hình đó Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã công bố Chương trình hành động của Đảng và các Chương trình hành động của các tổ chức quần chúng của Đảng, trong đó có Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng Sản. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc củng cố Đoàn cả về mặt nhận thức và thực tiễn. Nhờ vậy đến những năm 1933-1934, các cơ sở Đảng, cơ sở Đoàn dần dần được khôi phục.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng [3-1935] là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng đã được phục hồi.

Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đại hội đã nhận định: Cơ sở của Đoàn ở Nam Kỳ đã được khôi phục, ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ đội ngũ của Đoàn đang được chỉnh đốn, nhiều cơ sở mới của Đoàn được tổ chức lại. Tại các tỉnh miền núi ở Bắc Kỳ và Lào - Đoàn đã thu hút thêm nhiều đoàn viên thuộc các dân tộc ít người và cả người Hoa. Đại hội đã nêu rõ: Nhiệm vụ chính của Đoàn là phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt là ở những vùng quan trọng như các nhà  máy, hầm mỏ, đồn điền,v.v... Phải dùng các hình thức công khai và bán công khai, bí mật lập ra các tổ chức có tính phổ thông như Hội thể thao, Câu lạc bộ, Hội đọc sách báo, Hội cứu tế vv... để tập hợp thanh niên.

Sự phục hồi tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng trong đó có Đoàn Thanh niên Cộng sản đã tạo điều kiện cho Đảng và Đoàn bước vào một thời kỳ đấu tranh mới.

Tháng 7 năm 1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935.

Xuất phát từ sự phân tích bản chất, âm mưu, thủ đoạn và nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đối với cách mạng thế giới. Đại hội đã vạch rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế chưa phải là đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là đấu tranh giành dân chủ và hòa bình, bảo vệ Liên Xô.

Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng cấp tiến, Tổng Liên đoàn Lao động thống nhất và các đoàn thể quần chúng khác. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm 1936, Mặt trận nhân dân giành được đa số phiếu và tháng 6 năm 1936, Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp.

Chính phủ này thực chất vẫn là cơ quan chấp hành ý chí của giai cấp tư sản Pháp, nhưng trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng đoàn kết trong Mặt trận nhân dân, một số yêu sách về xã hội - kinh tế trong cương lĩnh của Mặt trận đã được thực hiện.

Căn cứ vào những diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, quán triệt và vận dụng nghị quyết của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam và để thực sự phối hợp giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhất là cách mạng Pháp, tháng 7 năm 1936 Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.

Nhiệm vụ trước mắt của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống chiến tranh phát xít, bảo vệ hòa bình. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi [về sau đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ] bao gồm tất cả các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau để cùng đấu tranh đòi những điều kiện dân chủ tối thiểu cho nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương.

Để phù hợp với sự chuyển hướng về nhiệm vụ, hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

Tiếp sau đó, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 7 năm 1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên. Các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương trong các kỳ họp tháng 3-1937, tháng 9-1937, và tháng 3-1938 đều có những quyết nghị về công tác vận động thanh niên, chỉ ra phương hướng nhiệm vụ công tác tư tưởng và tổ chức của Đoàn trong thời kỳ này.

Tháng 3-1937, Đảng quyết định tổ chức ra “Đông Dương phản đế Đoàn” để thay cho “Đông Dương cộng sản Đoàn”. Tháng 9-1937 Đảng nhấn mạnh phải ra sức tổ chức các hội quần chúng phổ thông của thanh niên [Thanh niên dân chủ, tân tiến, thể thao, khuyến học,v.v...] để thu phục quảng đại quần chúng thành một Mặt trận thống nhất thanh niên. Đến tháng 3-1938 Đảng quyết định tổ chức “Thanh niên tân tiến Hội” để giúp Đảng vận động các tầng lớp thanh niên phù hợp với hoàn cảnh, trình độ, tâm lý của họ để có khẩu hiệu và hình thức tổ chức thích hợp [phổ thông và công khai hoặc bán công khai, như hội đá bóng, đọc báo, âm nhạc,v.v...]. Trong thời kỳ 1936-1939, Đoàn thanh niên có nhiều tên gọi khác nhau song đều nhằm mục đích đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ, vì vậy chúng ta thường gọi tên chung là Đoàn Thanh niên dân chủ.

Một số không ít cán bộ, đoàn viên thanh niên cộng sản thoát khỏi nhà tù đế quốc nay tiếp tục hoạt động với trách nhiệm mới trong Đoàn Thanh niên dân chủ. Được Đảng giáo dục, bồi dưỡng, Đoàn Thanh niên dân chủ đã tiếp nối xứng đáng truyền thống anh dũng của mọi trận tuyến đấu tranh chống quân thù dưới ngọn cờ của Đảng. Mở đầu là phong trào đấu tranh đòi triệu tập “Đại hội Đông Dương”.

Lúc này trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp phải quyết định thả tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội ở các thuộc địa Pháp và thành lập một ủy ban điều tra tình hình Đông Dương.

Nắm được cơ hội hiếm có này, Đảng ta liền chủ trương phát động phong trào đấu tranh công khai, bằng hình thức vận động lập “ủy Ban trù bị Đông Dương Đại hội” nhằm thu thập nguyện vọng cả các tầng lớp nhân dân, tiến tới triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương để thông qua bản “Dân nguyện” gửi cho phái bộ điều tra Pháp sắp sang ta.

Thanh niên là lực lượng hăng hái, tích tực nhất trong các ủy ban hành động, trong việc đi thu thập nguyện vọng của nhân dân. Những yêu cầu về quyền dân sinh, dân chủ này cũng là nguyện vọng bức bách của đông đảo thanh niên và quần chúng lao động vì rằng: “Trừ một số ít thanh niên con nhà tư sản, thì hầu hết thanh niên lao động cho đến thanh niên tiểu tư sản đều phải sống cuộc đời khốn quẫn về vật chất lẫn tinh thần”[1].

Phong trào Đông Dương Đại hội phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn, ở Nam Bộ đã có 600 ủy ban hành động phần lớn là thanh niên tham gia, Một số ủy ban hành động như ở thành phố Sài Gòn bao gồm gần 100% là thanh niên có cảm tình với cách mạng. Các ủy ban hành động tổ chức nhiều cuộc hội nghị, mít tinh để giải thích, thảo luận về tình hình thời cuộc, về tình cảnh đời sống, về mặt trận nhân dân và những yêu cầu về quyền dân chủ, cải thiện đời sống về luật lao động. Qua các cuộc sinh hoạt chính trị này thanh nhiên càng thấy rõ, muốn có được những quyền lợi tối thiểu thì phải đoàn kết lại và tổ chức đấu tranh.

Hoảng sợ trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, Chính phủ Pháp ra lệnh cấm Đông Dương Đại hội, nhưng chúng không ngăn cấm được làn sóng đòi quyền dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân ta.

Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, phong trào đấu tranh của thanh niên ngày một lan rộng khắp các thành phố và địa phương trong cả nước. Thanh niên công nhân đấu tranh đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, giảm giờ làm: phản đối đánh đập, cúp phạt, chống đuổi thợ... Thanh niên nông dân đòi cứu tế nạn đói, nạn lụt, đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao thuế nặng, cướp ruộng đất, nữ thanh niên đòi quyền lợi ngang nam giới; việc làm như nhau, tiền lương ngang nhau, cấm bắt bớ, bỏ tù phụ nữ khi đến kỳ sinh đẻ... Thanh niên học sinh đòi mở thêm trường,v.v...

Chỉ tính 6 tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc đấu tranh trong đó có 236 cuộc của công nhân. Có những cuộc bãi công thu hút hàng nghìn thanh niên công nhân tham gia như cuộc bãi công của 5.000 công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc [Cao Bằng], tiêu biểu là cuộc bãi công lớn của hơn 30.000 công nhân mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả.

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân lao động Đông Dương, trước sức ép của Mặt trận nhân dân Pháp và áp lực đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp, theo lệnh Chính phủ Pháp, ngày 11-10-1936, toàn quyền Đông Dương ra nghị định về một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê như thời gian lao động trong một ngày không quá 10 giờ kể từ 1-11-1936, không quá 9 giờ kể từ ngày 1-11-1938; được nghỉ chủ nhật, nghỉ phép hàng ngày [5 ngày từ năm 1937 và 10 ngày từ năm 1938], được hưởng lương, cấm bắt đàn bà, trẻ em làm việc ban đêm,v.v...

Ngày 30 tháng 12 năm 1936, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ra nghị định quy định thêm một số chế độ lao động như chế độ học nghề, tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, chế độ nghỉ đẻ, nghỉ cho con bú trong thời gian làm việc...

Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã ra sắc lệnh “ân xá” tù chính trị ở Đông Dương, vào các năm 1936 và 1937. Trên 2500 tù chính trị, phần lớn là các chiến sĩ cộng sản được thoát ra khỏi các nhà tù của bọn đế quốc.

Những thắng lợi trên đây tuy mới là bước đầu nhưng hết sức quan trọng đã nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân ta.

Mặc dù bọn phản động thuộc địa ngoan cố ngăn cấm và đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn không ngừng phát triển. Trong năm 1937 có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân, có những cuộc bãi công lớn có tổ chức và kéo dài như cuộc bãi công của 300 công nhân Nhà máy Tơ Hải Phòng [tháng 1-1937] của 7.000 công nhân dệt Nam Định [tháng 2-1937], của 4.000 công nhân Ba Son [tháng 4-1937] của 20.000 công nhân mỏ Uông Bí [tháng 7-1937], tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 3.000 công nhân xe lửa Trường Thi [Vinh] và miền Nam Đông Dương [tháng 7 năm 1937].

Ở nông thôn, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh thu hút hàng chục vạn nông dân tham gia đòi giảm sưu, giảm thuế, chống cướp ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, xóa bỏ hủ tục hương thôn, chống bọn cường hào, lý hương tham nhũng... Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nông dân và thanh niên Cà Mau [tỉnh Bạc Liêu cũ] chống bọn địa chủ cướp đất và ức hiếp dân nghèo [cuối năm 1938]. Cuộc đấu tranh này có tiếng vang lớn trong cả vùng đồng bằng Nam Bộ. Thanh niên các tỉnh Mỹ Tho, Gia Định - Sài Gòn, Vĩnh Long, Bạc Liêu,v.v... đã tích cực hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân và thanh niên Cà Mau.

Dưới ngọn cờ của Đảng, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ và thanh niên đã thể hiện là một lực lượng xã hội to lớn luôn giữ vai trò đi đầu trên các trận tuyến chống quân thù. Đoàn Thanh niên dân chủ từng bước được củng cố và phát triển tổ chức. Thông qua đấu tranh, ý thức giác ngộ của quần chúng thanh niên được nâng cao và ảnh hưởng của Đảng trong thanh niên ngày càng thêm sâu rộng.

Trong thời kỳ này, Đảng ta triệt để sử dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Nhờ khôn khéo lợi dụng mọi khả năng hợp pháp, từ năm 1937, báo chí công khai do Đảng lãnh đạo phát triển nhanh chóng. Hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận dân chủ, Đoàn Thanh niên dân chủ ra đời.

Tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Lương Khánh Thiện, đầu năm 1937 báo “Bạn dân” tờ báo của thanh niên ra đời. Báo “Bạn dân” nhanh chóng chiếm được tình cảm của đông đảo bạn đọc trẻ tuổi trong cả nước, trở thành người tuyên truyền, người giáo dục tích cực trong quần chúng thanh niên. Sau khi báo “Bạn dân” bị đình bản, Đoàn Thanh niên dân chủ lại cho xuất bản báo “Thế giới” ở Hà Nội và Đoàn Thanh niên dân chủ Sài Gòn-Gia Định xuất bản báo “Mới” ở Sài Gòn.

Mục tiêu đấu tranh của báo “Thế Giới” và báo “Mới” trong thời gian này là vạch trần chế độ thuộc địa và phong kiến thối nát, phản động, phản ánh tình trạng bị áp bức, bóc lột và những nguyện vọng của mọi tầng lớp thanh niên, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin; hướng dẫn, động viên quần chúng thanh niên đoàn kết đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.

Đi đôi với việc xuất bản các tờ báo công khai của Đoàn, các Hội đọc sách báo của thanh niên, các đội văn nghệ, các nhóm thanh niên nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin được thành lập ở nhiều nơi thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều tác phẩm chính trị và văn học của Mác, Ăgghen, Lênin, Goócki,v.v... được thanh niên chuyền tay nhau đọc như: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Tư bản, Chống Duyrinh, Nhà nước là gì? Người mẹ,v.v... Thanh niên còn tham gia học tập và nghiên cứu những cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như cuốn “Mác xít phổ thông” của Hải Triều, “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình, v.v.v...

Sách báo mác xít của Đảng, của Đoàn thanh niên dân chủ đã góp phần quan trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng trong thanh niên. Lần đầu tiên, kể từ ngày Đoàn thành lập, tuổi trẻ được học tập và nghiên cứu một cách sâu rộng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp.

Tổ chức Đoàn ở Hà Nội đã vận động hàng nghìn đoàn viên, thanh niên tham gia lễ truy điệu và đưa tang các chiến sĩ cộng sản có uy tín như Nguyễn Thế Rục, Phan Thanh... biến cuộc đưa tang thành cuộc diễu hành biểu dương lực lượng với khẩu hiệu chính trị đòi thực hiện các quyền dân chủ mà các chiến sĩ cộng sản đã kiên trì nêu gương.

Đoàn Thanh niên dân chủ đã huy động đông đảo thanh niên tham gia các cuộc đấu tranh của quần chúng trong Mặt trận dân chủ như phong trào đấu tranh đòi tự do lập hội, tự do báo chí, tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là phong trào truyền bá quốc ngữ.

Cuối năm 1937, đầu năm 1938, Đảng ta chủ trương thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân lao động. Thanh niên học sinh, sinh viên là lực lượng nòng cốt của phong trào này. Đảng còn cử nhiều đảng viên và đoàn viên thanh niên dân chủ tham gia công tác ở cơ quan thường trực của Hội và cả các ban chuyên môn, nhất là các ban dạy học và cổ động. Thanh niên công nhân, nông dân hăng hái đi học. Do những cố gắng của Đoàn Thanh niên Dân chủ, trong 2 năm 1938-1939, riêng ở Hà Nội đã thanh toán nạn mù chữ cho hàng nghìn người.

Một thắng lợi lớn của phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương là tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 một cách công khai, biểu dương được sức mạnh của giai cấp công nhân, của các tầng lớp thanh niên và nhân dân ta tại nhà Đấu xảo Hà Nội.

Đoàn Thanh niên dân chủ Hà Nội là thanh niên tích cực trong ban tổ chức, đã huy động đông đảo thanh niên tham gia cuộc mít tinh lớn gồm hàng vạn người này.

Nhiều đại biểu thanh niên công nhân, nông dân, trí thức... đã lên diễn đàn kêu gọi tuổi trẻ siết chặt hàng ngũ chung quanh mặt trận dân chủ đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì hòa bình, cải thiện dân sinh, chống phản động thuộc địa, quan lại phong kiến thối nát. Sau đó, đại biểu thanh niên cùng các giới đồng bào tham gia mít tinh đã tổ chức diễu hành qua nhiều đường phố Hà Nội. Hoạt động rầm rộ trong ngày 1-5-1938 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Hà Nội và nhiều địa phương lân cận.

Ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 còn được tổ chức rầm rộ ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn, các tỉnh Nam Bộ... như một ngày hội của quần chúng lao động và tuổi trẻ.

Sau cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 ở Hà Nội, báo Tin tức, cơ quan công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương viết: “Ngày 1-5 vừa qua đã cho ta thấy thanh niên là một tầng lớp trọng yếu trong xã hội”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng, các đại biểu Thanh niên dân chủ Bắc Kỳ đã triệu tập hội nghị đại biểu vào ngày 5-5-1938 tại nhà số 28 phố Rô Lăng, Hà Nội. Đoàn Thanh niên dân chủ Hà Nội lại được trao nhiệm vụ tổ chức hội nghị quan trọng này. Hội nghị đã thảo luận thông qua chương trình hoạt động và bầu ra Ban Chấp hành Xứ ủy Đoàn Thanh niên dân chủ Bắc Kỳ gồm Đào Duy Kỳ, Trần Hải Kế, Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Đình Tri,v.v... Hội nghị thanh niên dân chủ Bắc Kỳ đánh dấu bước phát triển quan trọng của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên.

Dưới ngọn cờ của Đảng, Đoàn Thanh niên dân chủ đã lớn mạnh nhanh chóng và phát triển rộng rãi trong cả nước. Đoàn đã đóng vai trò là lực lượng xung kích cách mạng, là hạt nhân đoàn kết, tập hợp thanh niên bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt. Đoàn đã có những cống hiến xứng đáng trong phong trào chung của thời kỳ 1936-1939, tạo ra lực lượng mới cho cao trào cứu nước rộng lớn trong những năm sau.

Hòa mình trong thực tiễn đấu tranh sôi động của cao trào vận động dân chủ do Đảng ta lãnh đạo, hàng vạn thanh niên tích cực và giác ngộ lý tưởng cộng sản đã được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng. Đây là lực lượng hùng hậu được khôi phục và phát triển sau thời kỳ bị thực dân, phong kiến thực hiện chính sách khủng bố trắng. Ở Hà Nội, từ năm 1937 đến năm 1939, tổ chức Đoàn đưa vào hàng ngũ mình 300 đoàn viên và hàng nghìn thanh niên tham gia vào các tổ chức phổ thông, biến tướng do Đoàn chỉ đạo. Ở Huế, Quảng Trị, Quảng Nam... nhiều đoàn viên được kết nạp vào Đảng, phong trào thanh niên từ các thành phố, thị xã ảnh hưởng về nông thôn ngày càng mạnh mẽ. Ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ, hàng trăm cán bộ thanh niên dân chủ được các Đảng bộ giao trách nhiệm chủ trì các cuộc vận động truyền bá quốc ngữ, hoạt động xã hội, từ thiện như mở chợ phiên, thi thể dục, thể thao lấy tiền giúp đồng bào gặp khó khăn... cũng như các phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến cướp đoạt ruộng đất, sa thải công nhân,v.v...

Tiêu biểu cho lớp thanh niên trong giai đoạn cách mạng này là Trần Hải Kế, Nguyễn Văn Trạch...

Trần Hải Kế sinh năm 1937 trong một gia đình công nhân hỏa xa ở ngõ chợ Khâm Thiên. Anh giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào học sinh ở trường Thăng Long. Giữa năm 1936 anh được kết nạp vào Đoàn. Trần Hải Kế đi vào con đường cách mạng với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ. Anh là một thanh niên khỏe mạnh lại giỏi võ thuật nên thường được phân công bảo vệ các cán bộ lãnh đạo trong các cuộc mít tinh, diễu hành cũng như nhiều hoạt động lớn của Đoàn. Tại Hội nghị cán bộ Đoàn TNDC tháng 5-1938 Trần Hải Kế được bầu vào Ban Chấp hành Xứ đoàn Bắc Kỳ, đến năm 1939, anh được kết nạp vào Đảng lúc anh vừa tròn 22 tuổi. Sau cao trào dân chủ, Trần Hải Kế được điều động vào Nghệ An công tác. Tại đây anh bị địch bắt và tra tấn dã man song anh không hé răng khai với chúng nửa lời. Địch đẩy anh đến trại Đắc Tô [Tây Nguyên]. Trong mọi hoàn cảnh, Trần Hải Kế luôn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Trần Hải Kế đã hy sinh anh dũng trong nhà tù đế quốc.

Nguyễn Văn Trạch sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên chức nhỏ ở Thái Bình. Anh thi đỗ vào trường Đại học Luật Hà Nội và hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước. Trong một lần đứng lên phản đối gay gắt luận điệu thóa mạ dân tộc ta của thầy giáo người Pháp Kêrian, anh bị đuổi học. Nguyễn Văn Trạch thoát ly gia đình và trở thành cán bộ Đoàn TNDC hoạt động ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Tổ chức giao cho Nguyễn Văn Trạch [lúc này anh lấy bí danh là Hồng Quang] phụ trách hiệu sách Đồng Xuân, một đầu mối phổ biến sách báo tiến bộ công khai của Đảng, đồng thời là cơ sở liên lạc của Xứ ủy Bắc Kỳ. Anh bị địch bắt lần thứ nhất, bị tra tấn tàn nhẫn, song không đủ bằng chứng để kết án, địch buộc phải trả tự do cho anh. Ra tù, anh được Đảng cử lên Phú Thọ phụ trách một cơ sở ấn loát bí mật. Tại đây anh được kết nạp vào Đảng. Trong lần về Hưng Yên công tác, Nguyễn Văn Trạch bị địch bắt. Ngoài việc tra tấn dã man, địch đưa gia đình vào nhà tù buộc phải dụ dỗ anh khai báo nhưng anh đã lựa lời an ủi gia đình và kiên quyết phỉ nhổ vào mặt kẻ thù. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Văn Trạch cắn tay lấy máu viết lên tường nhà giam: “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!”; “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!” Hồng Quang đã để lại nhiều bài thơ hay gửi cho gia đình, bè bạn nhất là đối với người vợ thân yêu nói lên tình cảm nồng thắm của mình nhưng đầy khí phách hiên ngang của người trí thức cách mạng trẻ tuổi.

Page 2

Chương VII 

CHƯƠNG VII
THANH NIÊN MIỀN BẮC THAM GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng hậu quả của chiến tranh và chế độ chiếm đóng của thực dân Pháp để lại cho nhân dân ta hết sức nghiêm trọng: 14 vạn hecta ruộng đất bị hoang hóa, những công trình thủy lợi quan trọng nhất bị tàn phá, hơn 10 vạn trâu bò bị giết, gần 1 triệu đồng bào không có nhà ở và việc làm, thương nghiệp bị đình đốn. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã ảnh hưởng nguy hại đến trình độ văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật,v.v... của nhân dân. Bệnh sốt rét, đau mắt hột, ho lao,v.v... là những căn bệnh hoành hành ở nhiều vùng. Nạn đói, nạn thất nghiệp, gái mại dâm và các tệ nạn xã hội khác phổ biến ở các vùng bị tạm chiếm cũ. Trong khi đó kẻ thù của chúng ta tuy đã thất bại thảm hại trên mặt trận quân sự nhưng vẫn chưa từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta một lần nữa. Chúng dùng mọi âm mưu thâm độc để phá hoại miền Bắc. Bằng thủ đoạn lừa gạt, đe dọa và cưỡng ép những người đã tham gia ngụy quân, ngụy quyền, đồng bào theo đạo Thiên chúa, một số người trong giai cấp tư sản, nhân viên và công nhân kỹ thuật di cư vào Nam hòng gây rối loạn xã hội cho miền Bắc, tạo cho bọn ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam có thêm chỗ dựa về chính trị, xã hội và nguồn dự trữ quân số. Chúng đã cung cấp tiền của, phương tiện cho bọn phản động gây ra những vụ phá rối trật tự trị an như ở Bùi Chu [Nam Định], Phát Diệm [Ninh Bình], Ba Làng [Thanh Hóa], Lưu Mỹ [Nghệ An],v.v... Chúng còn xúi giục và khuyến khích bọn phản động và thổ phỉ nổi dậy hoạt động phá hoại ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước khi rút quân ra khỏi các vùng chiếm đóng, chúng đã tháo dỡ mang đi hoặc phá hoại hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu,v.v... nhằm gây khó khăn trong sản xuất và hoạt động kinh tế ở miền Bắc.

Nhận rõ vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ và của tổ chức Đoàn, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên và thanh niên miền Bắc đã hăng hái đi dầu thực hiện các nhiệm vụ trung tâm về kinh tế, xã hội.

Tổ chức Đoàn các cấp đã tuyển lựa nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên ở các vùng tự do nhât là trong lực lượng thanh niên xung phong bổ sung vào các đội hành chính tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng bị địch tạm chiếm. Trung ương Đoàn trực tiếp cử 300 cán bộ, đoàn viên và đoàn viên thanh niên xung phong vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ đoàn viên và thanh niên chúng ta đã xuống tận các xí nghiệp, bến cảng, nhà ga, kho tàng,v.v... mà địch đang chiếm giữ, phối hợp với thanh niên và công nhân tại chỗ đấu tranh buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản mà các bên đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ, không được tháo dỡ, phá hoại và vận chuyển máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật khác để giữ vững sản xuất. Riêng thanh niên công nhân Hà Nội đã cất giữ được hơn 15 tấn máy móc thiết bị, 33 xe ô tô và đã buộc địch chuyển từ Hải Phòng trả lại hàng chục tấn máy móc, 4 đầu máy xe lửa. Đêm 20 tháng 9 năm 1954, đội tự vệ thanh niên ga Hàng Cỏ gồm 44 người dã kịp thời phát hiện chủ ga cho tháo gỡ máy móc để chuyển xuống Phải Phòng. Anh chị em đã ngăn chặn được hành vi đó của địch. Thanh niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia Lâm gồm 33 người đã phân công canh gác ngày đêm, bảo vệ nhà xưởng máy móc, nguyên vật liệu, kiên quyết chống mọi hình thức phá hoại của địch, chống cưỡng ép công nhân di cư vào Nam, giữ vững sản xuất. Thanh niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia Lâm còn phân công đội viên treo cờ, biểu ngữ, cổ vũ nhân dân các vùng chung quanh đấu tranh chống lại hành động vi phạm Hiệp định Giơnevơ của địch. Thanh niên tự vệ Nhà máy điện Yên Phụ kiên quyết đấu tranh giữ lại 400 tấn than và toàn bộ tài liệu, máy móc. Cuộc đấu tranh ở Sở bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ diễn ra hết sức quyết liệt. Pháp cho lính lê dương và bảo chính đoàn đến uy hiếp công nhân, tháo dỡ máy móc, cướp giật tài liệu. Tự vệ và thanh niên, công nhân kiên cường bao vây, gây áp lực buộc địch phải rút lui. ở nhà thương Bạch Mai, Phủ Doãn, Trường Đại Học Y - Dược, thanh niên tự vệ, y tá, bác sỹ, sinh viên, thầy giáo kiên quyết đấu tranh không cho địch cướp y cụ, thuốc men tài liệu. Đoàn viên, thanh niên xung kích ngoại thành đã cùng với nhân dân kiên quyết chống địch phá hoại, cướp bóc bảo vệ mùa màng, cầu cống, mương máng dẫn nước, chống địch bắt thanh niên vào Nam đi lính.

Nam Định, Ninh Bình là 2 tỉnh bị địch chiếm đóng sâu, lại là vùng có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa; trình độ nhận thức của bà con có hạn. Do đó, kẻ thù tập trung khai thác để tuyên truyền, lừa bịp, cưỡng ép đồng bào, nhất là giáo dân di cư vào Nam. Trước tình hình ấy, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các cấp bộ Đoàn ở Nam Định và Ninh Bình đã dồn phần lớn lực lượng cán bộ Đoàn các cấp thâm nhập xuống cơ sở, nhất là ở các vùng có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa để cùng với đoàn viên và thanh niên địa phương tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, tuyên truyền vận động, phát động quần chúng đấu tranh với địch, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Ngày 30 tháng 6 năm 1954, trên 3000 quần chúng mà đại bộ phận là thanh niên thị trấn Phát Diệm [Ninh Bình] và các vùng lân cận đã họp mít tinh chào mừng toàn tỉnh Ninh Bình được giải phóng, chào mừng ủy ban Quân chính Phát Diệm ra mắt nhân dân. Ngày 1 tháng 7 năm 1954, sau khi tiếp quản thành phố Nam Định, ủy ban Quân chính được thành lập, cán bộ, Đoàn và đoàn viên, thanh niên đã cùng với công nhân và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ các công sở, nhà máy, xí nghiệp...

Ngày 10 tháng 1 năm 1955, thanh niên đã làm nòng cốt cho cuộc mít tinh của 7 xã gồm hơn 4000 người ở Bùi Chu lên án đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, sau đó là cuộc tuần hành biểu dương lực lượng đi qua các xã, gây khí thế mới trong nhân dân. Chỉ riêng hai huyện ý Yên và Vũ Bản trong một ngày đã có 4 cuộc mít tinh, có cuộc lên tới 15.000 người, đại bộ phận là thanh niên, viết trên 300 bản kiến nghị với hơn 60.000 chữ ký gửi Ủy ban quốc tế, phản đối đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Trong đợt đấu tranh từ ngày 20 tháng 3 năm 1955 đến ngày 18 tháng 4 năm 1955 khắp 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, phong trào “yêu nước chống cưỡng ép di cư” của tuổi trẻ đã thu hút hàng vạn đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ cho đồng bào đấu tranh chống cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Ngày 15 tháng 3 năm 1955, 6 xã có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa ở 2 huyện Giao Thủy xã Xuân Trường có 1885 thanh niên công giáo tham gia liên hoan cùng với 7.000 thanh niên toàn tỉnh Nam  Định, biểu dương lực lượng, nêu cao khí thế chống bọn phản động tay sai, đòi chúng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Hải Phòng, Hồng Quảng [nay thuộc tỉnh Quảng Ninh] nằm trong khu tập kết 300 ngày của quân đội Liên hợp Pháp trước khi rút vào Nam. Lợi dụng tình hình đó, kẻ địch tìm cách vơ vét của cải, bắt thêm lính, cài gián điệp và cưỡng ép công nhân, cán bộ kỹ thuật, người Hoa và giáo dân di cư vào Nam.

Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp lớn của miền Bắc. Lợi dụng những ngày còn lại, thực dân Pháp cấu kết với đế quốc Mỹ âm mưu biến Hải Phòng thành một thành phố chết, không điện, không nước, không công ăn việt làm, bến cảng, nhà ga không còn điều kiện hoạt động... Được Đảng giao nhiệm vụ, Thành Đoàn Hải Phòng đã đưa phần lớn cán bộ vào hoạt động ở nội thành để tổ chức, vận động thanh niên đấu tranh phá tan mọi âm mưu xảo quyệt của địch.

Tại nhà ga Hải Phòng, ngày 2 tháng 10 năm 1954, bọn chủ bắt công nhân tháo rời đầu máy 501 đưa xuống tàu, công nhân kiên quyết chống lại. Chúng cho binh lính dùng vũ khí bắt tài xế lái tàu nhưng anh em công nhân một mặt thuyết phục binh lính không thực hiện lệnh của bọn chỉ huy; mặt khác tìm cách báo ra ngoài cho thanh niên và nhân dân hỗ trợ. Mặc dù cổng chính vào ga đã bị khóa, có lính gác, song bằng các lối đi bí mật, hàng trăm thanh niên đã kéo vào phối hợp với công nhân đấu tranh giữ lại đầu máy. Cuối cùng bọn chủ đã phải làm giấy cam đoan để lại đầu máy.

Phát huy thắng lợi đầu tiên đó, công nhân nhà ga Hải Phòng còn có hơn 10 cuộc đấu tranh để giữ lại đầu máy, toa xe, máy móc thiết bị và các tài sản khác và đều giành thắng lợi.

Ở Nhà máy điện Cửa Cấm, những cuộc đấu tranh diễn ra hết sức quyết liệt. Ngày 9 tháng 11 năm 1954, địch huy động 200 lính Âu Phi xông vào nhà máy định chuyển 11 cỗ máy lên xe. Công nhân đã kéo còi báo động, lập tức hàng nghìn nam nữ thanh niên và nhân dân quanh vùng kéo tới. Có những nữ thanh niên ở vùng Hạ Đoạn đang gánh rau đi bán cũng bỏ cả rau, vác đòn gánh xông vào hỗ trợ. Công nhân và nông dân vây kín cổng nhà máy, kiên quyết cản đường không cho bất cứ chiếc xe nào chạy ra. Thấy khó thoát, bọn chỉ huy đành cho lính về trại, nhưng chúng vẫn để 11 cỗ máy trên xe. Biết được thủ đoạn của địch, công nhân và quần chúng tự bố trí lực lượng gồm toàn thanh niên khỏe mạnh, hăng hái, canh gác suốt ngày đêm. Nhiều lần, chúng cho quân tới định chuyển số máy đó, nhưng bị quần chúng vây kín, bọn chúng đành phải rút lui. Sang ngày 18 tháng 11, ngày thứ 10 của cuộc đấu tranh, bọn địch bất ngờ nhảy lên xe nổ máy phóng ra cổng nhưng anh em công nhân đã phát hiện kịp thời, đẩy một xe goòng chắn đườg. Ngót 100 thanh niên công nhân đang túc trực ca sáng xông vào giằng co, kéo chúng ra khỏi xe không cho chúng dẹp chướng ngại vật. Hàng nghìn quần chúng đã kịp kéo đến tiếp sức. Suốt cả ngày hôm đó không khí ở nhà máy điện như bốc lửa. Đến chiều tối, ủy ban quốc tế phải đến can thiệp. Bọn chủ phải ký biên bản hứa để lại toàn bộ tài sản của nhà máy.

Ngày 29 tháng 11 năm 1954, tại Nhà thương Vườn Hoa, bọn địch đã thu gom hết dụng cụ, thiết bị y tế, thuốc men cho vào hòm, chuẩn bị chuyển đi. Hai nữ thanh niên là y tá Từ và hội lý Nguyệt đã phát hiện và tìm cách báo cáo tin ra ngoài, đồng thời vận động đồng nghiệp và bệnh nhân đấu tranh. Nhiều thanh niên đã xông vào giằng co với địch, có lúc xảy ra ẩu đả nhưng họ quyết không lùi bước. Được sự hỗ trợ của thanh niên và nhân dân đường phố, kẻ địch đã buộc phải để lại toàn bộ các tài sản nói trên.

Tại cảng Hải Phòg, địch âm mưu chuyển hết tàu bè, cần cẩu, các thiết bị trong cảng và tháo gỡ toàn bộ các phao đèn, cọc tiêu, biển báo trên các luồng lạch nhằm làm cho cảng Hải Phòng không thể hoạt động được. Đầu tháng 3 năm 1955, địch âm mưu cướp hai chiếc tàu HC1 và HC2 là hai tàu hoa tiêu quan trọng của cảng. Để giữ được tàu, công nhân phải làm hỏng máy. Khi địch đưa tàu khác đến định kéo đi, một nhóm thanh niên công nhân lại tìm cách làm hỏng máy tàu mới đến. Địch lại tiếp tục cho tàu khác đến kéo, một nhóm thanh niên đã bí mật lặn xuống nước dùng dây cáp buộc chằng dây neo tàu nọ với dây neo tàu kia, đồng thời tháo và giấu đi một số thiết bị quan trọng làm cho địch không thể sửa chữa và cũng không thể kéo tàu đi được, chúng đành phải bó tay.

Gần đến ngày tiếp quản, những cuộc đấu tranh của tuổi trẻ và nhân dân Hải Phòng càng quyết liệt. Đặc biệt là cuộc đấu tranh của gần 5 vạn quần chúng kéo dài 3 ngày [từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1955] để giữ lại 300 tù chính trị bị giam ở băng Máy Chai mà kẻ địch âm mưu định đưa ra biển thủ tiêu. Tuổi trẻ toàn thành phố được huy động vào cuộc dấu tranh này. Các thanh niên làm nghề đạp xích lô tự đứng về khu vực băng Máy Chai. Đường phố đông nghịt người, bất kể ai, bất kể hàng hóa, quang gánh rau quả, cơm nắm, nước uống cứ đến băng Máy Chai là được ô tô, xích lô, ba gác, xe đạp... chất lên xe chở đến nơi. Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, kẻ địch phải chùn bước, không dám thực hiện tội ác, buộc phải trả lại tự do cho tất cả tù chính trị. Các anh chị em tù chính trị sung sướng và xúc động đến nghẹn ngào như những người từ cõi chết trở về với cuộc sống.

Ở Hồng Quảng [Quảng Ninh] cuộc đấu tranh cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Tình hình chính trị - xã hội ở đây rất phức tạp. Ngoài quân đội Pháp, theo quy chế 300 ngày trước khi rút khỏi miền Bắc [do Hiệp định Giơnevơ quy định], còn một lực lượng phản động, gián điệp, đặc vụ của thực đân Pháp, của đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ, của Tưởng Giới Thạch đang ráo riết hoạt động phá hoại vừa công khai, vừa lén lút nhằm gây rối lạon tình hình kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài.

Là vùng bị quân Pháp chiếm đóng nhiều năm nên lực lượng đoàn viên rất mỏng, nhiều nơi chưa có tổ chức Đoàn, nhất là ở vùng mỏ và vùng núi. Trước tình hình đó, Trung ương Đoàn đã cử một đoàn cán bộ tham gia tiếp quản và củng cố tổ chức Đoàn các cấp. Khu Đoàn đã cử nhiều đoàn viên cán bộ thâm nhập xuống cơ sở năm tình hình tổ chức và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của địch.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, khu mỏ đã bí mật thành lập các tổ chức tự vệ công nhân gồm phần lớn là đoàn viên, thanh niên ở các nông trường, xí nghiệp để bảo vệ máy móc, thiết bị và các cơ sở công nghiệp. Được sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các tổ chức Đoàn đã phát huy vai trò xung kích tích cực tham gia các đội tự vệ công nhân, đội bảo vệ trật tự, an ninh...

Chiều ngày 17 tháng 12 năm 1954 bọn chủ chuyển 12 hòm máy vào một cần cẩu Xông-đơ ra cảng Cửa Ông tự vệ công nhân đã phát hiện kịp thời, huy động thợ mỏ tập trung trước nhà kho, đòi bọn chủ phải đưa máy trở lại mới đi làm, cuối cùng chúng phải chấp thuận.

Ngày 9 tháng 3 năm 1955, bọn chủ Pháp ở Nhà máy Điện Cọc 5 đã lén lút huy động binh lính và chỉ huy người Âu tháo dỡ đóng hòm định chuyển 8 mô-bin ra Cẩm Phả đưa xuống tàu. Tự vệ công nhân đã cho người canh gác và cử đại biểu đến chất vấn bọn chủ và phản đối hành động phi pháp đó. Ngày 10, chúng lén lút cho xe tải và binh lính đến chuyển đi nhưng công nhân đã kịp thời bao vây, bắt chúng phải để lại toàn bộ 8 mô-bin. Ngày 24 tháng 4 năm 1955, khi chuẩn bị xuống tàu rút khỏi miền Bắc, chủ nhà máy cơ khí Cẩm Phả định chuyển máy móc đi, công nhân đã phát hiện và buộc chúng để lại.

Trên mặt trận đấu tranh chống cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, tuổi trẻ Hồng Quảng và Hải Ninh [nay là Quảng Ninh] cũng đã có sự đóng góp đáng kể.

Ngày 24 tháng 4 năm 1955 quân Pháp rút khỏi Hồng Quảng. Ngày 13 tháng 5 năm 1955 thành phố Hải Phòng được giải phóng và ngày 22 tháng 5 năm 1955 quân Pháp rời đảo Cát Bà, tên lính cuối cùng của thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc. Một nửa nước được hoàn toàn giải phóng. Đó là thắng lợi lịch sử của nhân dân và tuổi trẻ nước ta sau những năm chiến dấu kiên cường và anh dũng.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng ta chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối đó xác định con đường đi lên của cách mạng cả nước, kết hợp những yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Thực hiện đường lối xây dựng và củng cố miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà, Hội nghị lần thứ 7 [tháng 3 năm 1955] là Hội nghị lần thứ 8 [tháng 8 năm 1955] của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa II] đã khẳng định: “miền Bắc là chỗ dựa của ta. Bất kể tình huống nào miền Bắc cũng phải được củng cố... Củng cố miền Bắc về mọi mặt là nhiệm vụ rất quan trọng vì miền Bắc có được củng cố ta mới có đủ lực lượng để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”. Đảng ta còn chỉ rõ: “Củng cố miền Bắc là một nhiệm vụ căn bản không những quan hệ mật thiết đối với nhiệm vụ đấu tranh hiện nay mà còn quan hệ mật thiết đến sự phát triển giàu mạnh sau này của nước ta nữa”.

Để hoàn thành việc xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện việc chia ruộng đất cho nong dân lao động, thủ tiêu thế lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị của giai cấp địa chủ, xây dựng và củng cố ưu thế chính trị của nông dân lao động ở nông thôn, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định tiếp tục hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất. Với lực lượng chiếm hơn 50% tổng số lao động nông nghiệp, là lớp người hăng hái, nhiệt tình, các cơ sở Đoàn ở nông thôn đã hướng toàn bộ hoạt động của mình vào cuộc cách mạng ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Đoàn thanh niên ở các cơ sở nông thôn, sau khi tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập luật cải cách ruộng đất và các chủ trương của Đảng đã tổ chức các Đội thanh niên xung kích, các tổ thông tin tuyên truyền phục vụ yêu cầu của các Đội cải cách ruộng đất, đồng thời làm lực lượng nòng cốt trong các đội tự vệ, bảo vệ các cuộc đấu tranh của nông dân, giữ gìn trật tự, an ninh thôn xóm. Đoàn viên và thanh niên nông thôn đã cùng bà con nông dân ôn nghèo, kể khổ, vạch rõ ranh giới giữa lao động và bóc lột.

Tháng 12 năm 1955, cuộc vận động cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1720 xã có trên 6.000.000 người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7 năm 1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi. Cuộc vận động cải cách ruộng đất đã đạt được thắng lợi to lớn. Nông dân được chia ruộng đất, hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc nước ta, quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn được nâng cao. Nhưng trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng.

Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa II] đã có những kết luận về thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất, đề ra phương hướng và chủ trương sửa sai, bao gồm 10 điểm như xóa bỏ các quyết định đối với những chi bộ bị giải tán sai, khôi phục đảng tịch, đoàn tịch, quyền lợi chính trị, danh dự, công tác và quyền công dân đối với đảng viên, đoàn viên và nhân dân bị xử trí sai; sửa lại thành phần cho những người bị quy lầm là địa chủ, phú nông; bỏ lệnh quản chế những người bị quy sai là phản động; chấp hành nghiêm túc chính sách đối với quân nhân cách mạng, gia đình cách mạng, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc...

Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, Đảng và Chính phủ đã hoàn thành công tác sửa sai. Nông thôn dần dần ổn định, lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục.

Được thử thách và rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, tổ chức Đoàn không ngừng lớn mạnh. Chỉ tính riêng năm 1956, đã có thêm 20.889 thanh niên được kết nạp vào Đoàn. Nếu kể từ năm 1954, riêng trong cải cách ruộng đất Đoàn đã kết nạp được 73.637 đoàn viên, đưa tổng số đoàn viên đến hết năm 1956 là 452.680 đồng chí.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Liên Đoàn thanh niên Việt Nam, Hội học sinh, sinh viên đã được củng cố và xây dựng, thực sự phát huy vai trò và tác dụng của mình trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên, do sự chia cắt giữa các vùng [vùng tự do, vùng bị tạm chiếm, vùng địch hậu...] nên việc chỉ đạo của Đoàn và phong trào thanh niên có những điểm khác nhau, các tổ chức thanh niên cũng chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Để thống nhất tổ chức và phong trào sinh viên, ngày 11 tháng 2 năm 1955, đoàn đại biểu hội sinh viên Hà Nội và đoàn đại biểu Đoàn sinh viên Việt Nam đã họp bàn thống nhất lực lượng, tổ chức và hoạt động của sinh viên. Trong 3 ngày từ 29 đến 31-7-1955, tại Hà Nội, 244 đại biểu chính thức và 250 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu sinh viên miền Nam tập kết, và đại biểu lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã họp đại hội để thống nhất tổ chức và phong trào sinh viên Việt Nam, lấy tên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 8 tháng 10 năm 1956, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được triệu tập tại Hà Nội. Ngày 15 tháng 10 năm 1956 Đại hội vinh dự được Bác Hồ kính yêu đến thăm và nói chuyện với các đại biểu. Đồng chí Phạm Ngọc Thạch được bầu làm Chủ tịch Hội.

Ngày 19 tháng 10 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Đây là cuộc vận động chính trị lớn. Thông qua việc học tập đổi tên Đoàn, các cấp Đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên, củng cố tổ chức Đoàn, chuẩn bị về mọi mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới mà Đảng và Bác Hồ giao cho. Với tinh thần đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II được triệu tập từ ngày 25-10 đến 4-11-1956, với 479 đại biểu thay mặt cho gần nửa triệu đoàn viên viên về dự. Đại hội khẳng định những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong 9 năm kháng chiến và 3 năm khôi phục kinh tế. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới là: “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phcụ kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Đại hội được Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước đến thăm, Bác đã chỉ thị: “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”. Đại hội đã ra Nghị quyết về công tác thiếu niên, nhi đồng và quyết định đổi tên Đội thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam bao gồm hai lứa tuổi: thiếu niên và nhi đồng.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn  gồm 30 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đoàn.

***

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà... Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ, sáng tạo , cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, thanh niên nông thôn đã chiến đấu quyết liệt với bão lụt, hạn hán để cứu lúa, cứu tài sản của nhân dân; rà phá bom mìn, dây thép gai, khai hoang phục hóa đem lại màu xanh cho đồng ruộng, no ấm cho nhân dân. Thanh niên khu chợ Cháy [huyện ứng Hòa, Hà Tây] đã đảm nhận trước cấp ủy Đảng và nhân dân địa phương xung phong phá gỡ hàng ngàn quả mìn, hàng vạn mét vuông dây thép gai, khai hoang, phục hóa 1.200 hécta ruộng, biến khu “trắng” thành đồng ruộng tốt tươi. Thanh niên Thanh Hóa đã tổ chức 530 chi đoàn, gồm 9.909 đoàn viên, thanh niên và lập 53 đội thanh niên xung phong tham gia xây dựng, sửa chữa đập Bái Thượng bị địch phá hoại hư hỏng nghiêm trọng và tu bổ hệ thống nông gian sông Chu. Nhiều đoàn viên, thanh niên đã lập thành tích xuất sắc. Trên công trường Bái Thượng, 7 đoàn viên được bầu là Chiến sĩ thi đua. Lê Thị Xinh là người luôn luôn dẫn đầu về năng suất lao động. Tại Hải Phòng, khi thành phố vừa được giải phóng chưa được bao lâu thì một trận bão lớn khủng khiếp [tháng 9 - 1955] ập đến đúng lúc triều cường, tạo thành những cơn sóng thần tràn qua đê biển, cuốn trôi người, vật, nhà cửa, cây cối, xóa sạch dấu vết của xã Ninh Hải. Gần 20.000 thanh niên được tổ chức thành những đội xung kích chống bão, vật lộn với mưa to, sóng dữ. Hàng trăm chiến sĩ quân đội, khoác tay nhau làm thành bức tường chắn sóng để đồng đội đóng cọc, kè vá đoạn đê bị vỡ. Đoàn viên Phạm Minh Đức, chiến sĩ đại đội 1, trung đoàn 53 liên tục vật lộn với sóng gió hàng giờ liền, cứu được 14 người khỏi bị sóng cuốn ra biển. Mặc dù quá mệt và rét, nhưng khi thấy 2 người phụ nữ bị nước cuốn đi, anh đã lao ra giữa dòng nước xiết, đưa được vào bờ và anh đã hy sinh anh dũng. Liệt sĩ Phạm Minh Đức đã được Quốc hội tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ủy ban Quân chính thành phố Hải Phòng đã lấy tên anh đặt cho một đường phố trong nội thành. Sau trận bão, hai phần ba lực lượng thanh niên nông dân được huy động lên đê, chiếm hơn 70% lực lượng lao động trên công trường. Tỉnh Kiến An được Bác Hồ tặng cờ thi đua là “Đơn vị khá nhất”. Hàng vạn thanh niên công nhân, cán bộ, học sinh đã tham gia cùng nông dân “rửa chua khua mặn” cho vùng Kiến Thụy, Hải An bị nước mặn tràn vào. Có nơi phải gánh nước mặn đổ đi, gánh nước ngọt đổ vào, đi lấy đất ngọt xa hàng bốn, năm cây số về trồng rau màu cứu đói. 4.000 thanh niên huyện Bình Lục [Hà Nam] đã dồn sức đắp lại một quãng đê bị lũ phá vỡ. Hàng trăn thanh niên khoác vai nhau làm hàng rào chắn nước để đất đắp không bị cuốn trôi và chỉ sau một ngày nước lũ đã bị chặn đứng,v.v...

Qua bão lụt, hạn hán kéo dài, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đoàn lại phát động phong trào đào giếng, đào mương, khơi ngòi dẫn nước về đồng cứu màu, cứu lúa. Tinh thần quyết tâm “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “nghiêng sông đổ nước vào đồng” của tuổi trẻ đã hạn chế đến mức cao nhất những thiệt hại do thiên nhêin gây ra. Tuổi trẻ Thanh Hóa đã đào được hàng vạn giếng nước, hàng triệu mét khối đất để xây dựng kênh, mương lấy nước tưới cho lúa. Tiêu biểu là thanh niên xã Khang Ninh [Hậu Lộc] đã đục hang sâu vào núi để lấy nước dẫn về đồng. Thanh niên xã Hoằng Quý [Hoằng Hóa] đã đào hàng trăm giếng, ao lấy nước tưới cho lúa. Thanh niên huyện Cẩm Thủy đã phải đấu gầu tát nước qua 13 bậc, đưa nước lên cao tưới cho lúa và hoa màu,v.v... Trong 3 năm [1955-1957], tuổi trẻ miền Bắc đã đóng góp trên 10.000.000 ngày công chống hạn, sửa chữa, khôi phục, đưa vào sử dụng 6 công trình thủy nông lớn và hàng chục công trình thủy lợi hạng vừa, giải quyết một phần tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng.

Để có nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với vựa lúa đồng bằng sông Hồng, Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng hệ thống Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các Tỉnh Đoàn Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thành Đoàn Hà Nội động viên hàng vạn đoàn viên, thanh niên lên công trường. Đại bộ phận cán bộ chủ chốt của Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn thường xuyên có mặt ở hiện trường để tổ chức, động viên thanh niên, giúp đỡ các xây dựng Đoàn hoạt động có kết quả. Ngày 20 tháng 9 năm 1958, Bác Hồ đã đến thăm công trường và căn dặn: “Cán bộ và đồng bào phải có quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm cho nhanh, cho tốt. Công trình Bắc - Hưng - Hải thành công thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu công chống hạn, thu họch lại tăng thêm... Đảng viên và đoàn viên thanh niên phải xung phong “làm đầu tàu, làm gương mẫu”.

Tuân theo lời dạy của Bác, hàng trăm đội thanh niên xung kích ra đời, đảm nhận những nơi, những công việc khó khăn, gian khổ nhất. Tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ đã được phát huy mạnh mẽ, lao động không quản ngày đêm, mưa nắng, đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu, định mức được giao, góp phần hoàn thành công trình trước thời hạn. Thi đua với đoàn viên, thanh niên công trình Bắc - Hưng - Hải, tuổi trẻ nông thôn miền Bắc đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi rộng khắp, đào mương, đắp đập, hoàn chỉnh các hệ thống nông gian, bảo đảm đủ nước, chủ động tưới tiêu cho đồng ruộng. Chỉ trong 3 năm [1958-1960] đoàn viên thanh niên miền Bắc đã đóng góp 72,25 triệu ngày công lao động, đào đắp 116,2 triệu mét khối đất để xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ thâm canh, góp phần giải quyết căn bản nạn hạn úng kéo dài.

Thực hiện khẩu hiệu “sạch làng tốt ruộng”, phong trào làm phân bón đã thu hút hàng triệu đoàn viên, thanh niên khắp nơi tham gia. Từ ngoại thành Hà Nội, đoàn viên Nguyễn thị Hoàn nêu kỷ lục “Kiện tướng nghìn cân”. Khi đưa tin này, Báo Tiền phong, cơ quan của Trung ương Đoàn đã đề nghị thanh niên nông thôn hãy thi đua với Nguyễn Thị Hoàn làm thật nhiều phân bón. Phong trào đã được đoàn viên, thanh niên hưởng ứng rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Nguyễn Thị Hoàn đã tự phá kỷ lục, đạt 3000kg rồi 6.000kg/tháng. Lê Thị Mến [Duy Tiên - Hà Nam] đạt 4.000kg; Cao Thị Min [Nam Định] đạt 5200kg. Tất cả đoàn viên chi đoàn Sàng [xã Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam]; chi đoàn 5 [xã Duy Tân, Ân Thi, Hưng Yên] đã đuổi kịp kiện tướng Nguyễn Thị Hoàn. Chi đoàn Đông Xuân [Nam Định], đạt bình quân 3.000kg một người,v.v... Hai chi đoàn Đông Phong [Hòa Bình] và Minh Lang [Thái Bình] và các kiện tướng Nguyễn Thị Hoàn, Lê Văn Dây [thương binh cụt một tay], Sân Mù Mây [nữ dân tộc thiểu số], Trần Danh [thiếu niên] được vinh dự nhận phần thưởng của Bác Hồ về thành tích làm phân bón.

Để có nhiều phân bón, phục vụ thâm canh tăng năng suất cây trồng, Đoàn đã động viên thanh niên làm tốt công tác chăn nuôi trâu bò, lợn; phát động thanh niên tìm kiếm và tận dụng các nguồn phân bón tại chỗ như phân bắc, phân xanh, phân bùn, phân dơi,v.v...

Hưởng ứng phong trào cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật do Trung ương Đoàn phát động, học tập gương sáng của đoàn viên Phạm Trung Pồn, người Tày [Cao Bằng], bị mù hai mắt nhưng dám nghĩ, dám làm, kiên trì phấn đấu cải tiến được 11 loại công cụ cầm tay, tuổi trẻ miền Bắc đã có phong trào sử dụng “cày 51” thay cho “cày chìa vôi”, bừa sắt thay cho bừa tre, cào cỏ Nghệ An thay cho nhổ cỏ bằng tay,v.v... vừa bảo đảm kỹ thuật, vừa đạt năng suất lao động cao. Cùng với việc sử dụng các công cụ nói trên, thanh niên các dân tộc ở Hòa Bình, còn cải tiến và sử dụng các công cụ vận chuyển, công cụ làm đất là các khâu mà xưa nay chủ yếu dựa vào sức người như xe cải tiến, xe quệt, mảng vận chuyển, xe đạp thồ, xe trâu bò kéo,v.v... tùy theo địa hình và đường xá ở từng địa bàn. Thanh niên xã Liên Phương [Hòa Bình] đã sử dụng hoàn toàn cày cải tiến và 90% công việc vận chuyển bằng xe thô sơ và xe cải tiến thay quang gánh. Đó là quê hương của phong trào giải phóng đôi vai sau này. Cùng với các phong trào nói trên, tuổi trẻ nông thôn đã bước đầu đi vào kho học kỹ thuật, áp dụng những phương pháp và biện pháp lỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chăn nuôi. Đó là phương pháp ủ chua thức ăn cho lợn, ngâm ủ lúa giống trong nước “3 sôi 2 lạnh”, ủ phân, sử dụng thuốc trừ sâu, cấy lúa nhỏ dảnh, dày vừa phải,v.v... được áp dụng tương đối rộng rãi. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Năm học 1957-1959 đã có 443 sinh viên và 1039 học sinh trung cấp nông nghiệp và hàng nghìn cán bộ sơ cấp kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. sự nỗ lực của tuổi trẻ miền Bắc đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đến năm 1957, tổng sản lượng lương thực đã vượt mức cao nhất so với trước chiến tranh [1939].

Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc đã có bước chuyển biến mới, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện một bước. Để đưa nền nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển ngày càng cao, Đảng ta chủ trương tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp.

Giáo dục đoàn viên, thanh niên thấu hiểu được tính sâu sắc, triệt để của cuộc đấu tranh giữa con đường làm ăn tập thể với con đường làm ăn cá thể để tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, không  những bảo đảm sự tham gia tích cực, tự giác của họ vào quá trình của cuộc vận động mà còn làm cho họ nhận thức được con đường tất yếu đi lên CNXH ở miền Bắc nước ta. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khóa II] lần thứ VI nhấn mạnh: “Phải tổ chức hết thảy mọi đoàn viên và thanh niên nông thôn học tập đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng”, Đoàn đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú trong công tác tuyên truyền, vận động... Hội nghị Đại biẻu Đoàn toàn miền Bắc họp từ ngày 15 đến ngày 20-2-1960 nhận xét: Thanh niên đã hăng hái tham gia hợp tác xã, góp phần tích cực vào việc mở rộng và củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp”.

Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải thanh niên công nhân, thanh niên xung phong đã lao động dũng cảm, không tiếc mồ hôi và công sức của mình góp phần khôi phục hệ thống giao thông, nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên chiến trường Điện Biên Phủ, hàng vạn thanh niên xung phong lại bắt tay vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Hai hội thanh niên xung phong 34 và 40, gồ trên 7000 đội viên bắt tay mở đường Mộc Châu - Pa Háng, sau đó là đường Lai Châu - Phong Thổ đến biên giới Việt - Trung, nâng cấp và mở rộng đường Lai Châu - Tuần Giáo. Được thử thách, rèn luyện và trưởng thành trong chiến đấu, các đoàn viên TNXP đã đem hết nhiệt tình, hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong điều kiện hết sức gay go, gian khổ. Hàng trăm đội viên đã ngã xuống vì bom mìn của địch còn sót lại, vì ốm đau, bệnh tật, vì tai nạn lao động và cả thú dữ nữa. Trong khi đó, công việc lại rất nặng nhọc, khó khăn; chặt cây, phá đá, bạt núi, san đèo, bắc cầu, xây cống,v.v... giữa rừng sâu hiểm trở, thiếu thốn mọi bề từ lương thực, thực phẩm, rau xanh và cả nước uống cũng không đủ dùng. Không khuất phục trước những thử thách mới, với tinh thần và ý chí cách mạng tấn công, phát huy tính năng động và sáng tạo của tuổi trẻ, các đối với TNXP đã từng bước nâng cao năng xuất lao động, đạt và vượt chỉ tiêu, hoàn thành nhiệm vụ được giao trước thời hạn. Riêng đại đội 407 và 302 được vinh dự nhận cờ “Thi đua khá nhất” của Bác Hồ.

Để mở rộng giao lưu quốc tế, ngay từ những ngày đầu hòa bình lập lại, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan và giao cho Đoàn thanh niên làm lực lượng xung kích trong nhiệm vụ quan trọng này. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn, hơn 4 vạn đoàn viên, thanh niên tình nguyện lên công trường. Anh chị em là những đội viên thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp, là chiến sĩ du kích ở khu 3, khu 5, Thừa Thiên, Quảng Trị, các tỉnh Nam Bộ tập kết ra Bắc,v.v... Những ngày đầu công việc gặp rất nhiều khó khăn, không quản ngại gian nan, vất vả, không nề hà những công việc nặng nhọc như đập đá, lấy gỗ, bắc cầu, làm đường, phá núi,v.v... Riêng đội TNXP đường sắt với 1.885 đội viên gồm quân số của các tình khu 3 và Tả ngạn, đảm nhận đoạn đườg từ ga Kép đến ga sông Hóa dài 32km. Với tinh thần lao động quên mình, với bản chất năng động và sáng tạo, tuổi trẻ trên công trường đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan đã hoàn thành tuyến đường dài 163km này chỉ trong chưa đầy 4 tháng. Ngày 28-2-1955 chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên đã đến ga Đồng Đăng, nối liền nước ta với Trung Quốc và các nước anh em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận sự giúp dỡ chí tình của anh em, bạn bè, đồng chí. Có thể nói: Đây là chiến công đầu tiên của tuổi trẻ và nhân dân miền Bắc trong bước đường xây dựng lại đất nước.

Cùng với việc khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt đầu tiên này, tuổi trẻ lại tiếp tục góp phần vào việc khôi phục các tuyến đường sắt khác như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Nam Định - Thanh Hóa, trong đó TNXP vẫn là lực lượng nòng cốt. Tuyến đường Hà Nội - Lào Cai được khởi công xây dựng lại từ ngày 21-3-1955. Với truyền thống là một đội quân xung kích cách mạng do Bác Hồ tổ chức và giáo dục, đã được thử thách và rèn luyện trong những năm qua, TNXP đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định. Ngày 1-1-1956, chuyến tàu đầu tiên đã đến ga Lào Cai trong niềm hân hoan của đồng bào các dân tộc anh em.

Như vậy, sau khi 4 tuyến đường sắt đã được khai thông cùng với đường bộ, đường sông, đường biển, và đường hàng không, thanh niên xung phong đã lập công lớn trong quá trình khôi phục mạng lưới giao thông nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, tạo thế liên hoàn giữa các địa phương với Trung ương, giữa các tỉnh, huyện với nhau.

Đi liền với nhiệm vụ xây dựng lại hệ thống giao thông TNXP còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác. Đại đội 295 thuộc đội 38 có 165 đội viên, phục vụ ngành Bưu địn, làm nhiệm vụ mắc dây điện thoại, nối liền đường dây liên lạc các tỉnh với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ với các địa phương.

Từ cuối năm 1955, đại bộ phận các đơn vị TNXP chuyển sang tham gia xây dựng và khôi phục các công trình công nghiệp như di chuyển Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo từ chiến khu Việt bắc về Hà Nội để tiếp tục sản xuất; khôi phục Nhà máy Xi măng Hải Phòng,v.v... và tham gia xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Gỗ Cầu Đuống, Diêm thống nhất, Chè Phú Thọ, Cá hộp Hải Phòng, Suppe phốt phát Lâm Thao, Hóa chất Việt Trì,v.v... là những cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tiên của chủ nghĩa xây dựng ở miền Bắc. Hàng vạn đoàn viên, thanh niên đã tự nguyện đóng góp hàng chục vạn ngày công lao động để khôi phục, sửa chữa, dọn dẹp các cơ sở công nghiệp do địch phá hoại trước khi rút như ga Hàng Cỏ, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Cảng Hải Phòng, Nhà máy Dệt Nam Định,v.v... nhằm góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Sự tham gia tích cực và đông đảo của tuổi trẻ vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, làm cho thành phần kinh tế quốc doanh lớn mạnh không ngừng. Năm 1955, miền Bắc chỉ có 19 xí nghiệp quốc doanh với 17.200 công nhân, sau 3 năm khôi phục và xây dựng đã có 78 xí nghiệp với 46.340 công nhân, trong đó có 50 xí nghiệp mới xây dựng.

Bước sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “Tiến hành cải tạo hòa bình công thương nghiệp tư bản tư doanh”, “cải tạo dần dần người tư sản thành người lao động”, Đoàn thanh niên có trách nhiệm tổ chức, giáo dục đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực vào công tác này. Đoàn thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ... đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên học tập để hiểu rõ và góp pầhn tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát huy tinh thần làm chủ nhà máy, xí nghiệp, đoàn viên, thanh niên công nhân còn có phong trào: “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm”, ngày “lao động kiến thiết Tổ quốc”,v.v... Trong 3 năm [1958 - 1960], thanh niên công nhân Hà Nội đã có 4.995 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất từ 10 đến 200% và thu nhặt được trên 628 tấn nguyên vật liệu. Thanh niên công nhân Hải Phòng có 2.030 sáng kiến, thanh niên công nhân khu mỏ Hồng Quảng [Quảng Ninh] đi đầu trong sản xuất, vận chuyển than, tiết kiệm được 2,8 triệu đồng,v.v... Nhiều điển hình cá nhân như Nguyễn Thế Nghĩa, công nhân Nhà máy Cơ khí Gia Lâm [Hà Nội] trong một năm có 10 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, trong đó có sáng kiến tăng năng suất 900% và đã trở thành lá cờ đầu của thanh niên công nhân miền Bắc. Đoàn viên, thanh niên công trường khai thác đá Sơn Tây, do có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đã làm lợi cho xí nghiệp 6.000.000 đồng được Bác Hồ gửi thư khen và 5 huy hiệu của Bác để tặng cho những người có thành tích suất sắc nhất.

Phong trào “Ngày lao động xã hội chủ nghĩa” đã thu hút 25 vạn đoàn viên, thanh niên trong các cơ quan trường học, xí nghiệp, công trường, bệnh viện,v.v... tham gia.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ cống hiến và trở thành, mở ra con đường đi tới tương lai. Nếu trong 3 năm khôi phục kinh tế có 6 vạn thanh niên tình nguyện đi lên các công trường thì 3 năm cải tạo, xây dựng phát triển kinh tế đã có tới 20 vạn thanh niên đến với các công trình mới.

Hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên được bổ sung vào đội ngũ công nhân đã góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo và vững mạnh. Đoàn thanh niên đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổ chức Đoàn không những có tiếng nói xứng đáng trong nhiều vấn đề thiết yếu mà còn có đủ điều kiện cần thiết để đưa thanh niên đi vào những hoạt động chiều sâu, trong đó có việc đảm nhận giải quyết những công việc khó khăn, mới mẻ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của sự nghiệp xây dựng CNXH. Riêng Trung ương Đoàn đã đảm nhận trước Đảng và Nhà nước xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh, tuyến đường bộ 12B Hòa Bình, Nhà máy Suppe phốt phát Lâm Thao, lò cao số 1 khu gang thép Thái Nguyên,v.v... Điều đó thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm của Đoàn trước vận mệnh của đất nước.

Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nửa nước được độc lập tự do, điều mà tuổi trẻ cảm nhận sâu sắc nhất là cuộc sống tinh thần đã có sự thay đổi căn bản, thể hiện bản chất của chế độ mới. Hơn ai hết, tuổi trẻ là lớp người được thừa hưởng nhiều nhất thành quả đó của cách mạng. Vì thế, ngay sau ngày hòa bình lập lại, thanh niên ở các thành phố, thị xã và các vùng vừa được giải phóng đã tích cực tham gia thu dọn chướng ngại vật trên đường phố, thôn xóm, sửa sang các công trình công cộng, xóa bỏ tàn dư, vết tích của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân chiếm đóng. Đường làng, ngõ xóm đã trở nên sạch đẹp, phong quang, phố xá đông vui, nhộn nhịp, nhưng lại rất trật tự, đàng hoàng. Gương mặt của Thủ đô và các vùng mới giải phóng từng ngày đổi thay. Đồng thời với sự thay đổi về chính trị, kinh tế, đời sống tinh thần cũng bắt đầu mang màu sắc mới. Đoàn viên, thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên đi tiên phong trong cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa đồi trụy, phản động của chủ nghĩa thực dân và các hủ tục của chế độ cũ để lại, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, cuộc sống mới vui tươi, lành mạnh. Các tệ nạn cờ bạc, gái điếm, mê tín dị đoan,v.v... được hạn chế dần. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được mở ra, thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia, tạo ra môi trường mới thích hợp, đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ. Các bài ca cách mạng và kháng chiến được phổ biến rộng rãi.

Giữa lúc tuổi trẻ và nhân dân ta đang hăng say lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới thì một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ, trí thức vì dao động trước những khó khăn trong bước chuyển tiếp giữa hai giai đoạn cách mạng, đã lợi dụng lúc tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp và nhân khi Đảng ta phát hiện sai lầm trong cải cách ruộng đất để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi xấu chế độ,v.v... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia đấu tranh chống lại. Một số văn nghệ sĩ cách mạng và trí thức trẻ, sinh viên trong các cơ quan và các trường đại học đã vạch trần âm mưu chống phá cách mạng của nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” và nhóm “Đất mới”. Thanh niên công nhân Nhà máy in Xuân Thu kiên quyết không in và kiến nghị đình bản tờ “Nhân văn” số 6. Qua việc phổ biến các tác phẩm văn học - nghệ thuộc cách mạng và hiện thực XHCN của các nhà vă trong nước và thế giới, chủ yếu là văn học Xô viết, nhất là qua hoạt động văn hóa nghệ thuật của Đoàn đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, về nền văn hóa - văn nghệ cách mạng. Đoàn còn mở rộng hoạt động của mình nhằm đi sâu vào cuộc sống của thanh niên như chống mê tín dị đoan, chống các tệ nạn xã hội, coi thường phụ nữ, nạn tảo hôn ma chay, cưới xin lạc hậu và các phong tục tập quán không lành mạnh khác,v.v... nhằm hình thành trong tuổi trẻ một nếp sống văn minh, khoa học, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Những tiếng hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi đất nước luôn vang lên trong các thôn xóm, khu tập thể, trên các đường phố... làm cho nhịp sống lao động của tuổi trẻ thêm sôi nổi, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng

Để giáo dục và nâng cao nhận thức về Đảng, về Bác Hồ và những phẩm chất của người cộng sản cho đoàn viên, thanh niên, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng [3-2-1960] và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đầu năm 1960, Trung ương Đoàn mở cuộc vận động: “Sống, làm việc, học tập theo gương những người cộng sản”. Đồng thời mở cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ trên quy mô lớn, đến tận đoàn viên, thanh niên.

Đi đôi với việc nâng cao nhận thức về lý tưởng cách mạng, Đoàn còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn cho đoàn viên, thanh niên. Các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa được mở ra khắp các bản làng, thu hút đông đảo tuổi trẻ và bà con lao động đến học.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Học cũng thế, dạy cũng thế, thanh niên là chủ lực quân trong phong trào bình dân học vụ”, “Người biết dạy cho người không biết như vết dầu loang”, các tổ chức Đoàn ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ An,v.v... đã lập các đội “Thanh niên xung kích diệt dốt”, mở các “trại hè diệt dốt”, cử hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên đi đến từng làng bản, khu lao động và cả từng gia đình vận động nhân dân đi học. Những người có hoàn cảnh khó khăn thì kèm cặp bà con học tại nhà. Chỉ trong thời gian ngắn, Thành Đoàn Nam Định đã thanh toán nạn mù chữ cho 1376 người trong tổng số 1407 người chưa biết chữ. Đến đầu năm 1956, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa đã xóa mù chữ cho 7964 đoàn viên và một năm sau, Đoàn đã tham gia thanh toán nạn mù chữ cho 149.114 người, đạt 102,1% kế hoạch do Trung ương giao. Riêng thanh niên đã thanh toán nạn mù chữ cho 106 chi đoàn. Xã Vĩnh Khang [Thanh Hóa] trở thành lá cờ đầu trong phong trào xóa nạn mù chữ toàn miền Bắc, được Chính phủ khen. Năm 1958, Thanh Hóa có 30.417 đoàn viên thanh niên, tham gia ở 9.273 tổ “xung kích diệt dốt”. Đến 30-10-1958, toàn tỉnh đã thanh toán xong nạn mù chữ cho cả thanh niên và nhân dân. ở Hòa Bình, năm 1956, toàn tỉnh đã mở được 1548 lớp bình dân học vụ, có 1.600 giáo viên là thanh niên, đã thanh toán nạn mù chữ cho trên 55% dân số, riêng thanh niên là 80%. Đến năm 1960, Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên thanh toán nạn mù chữ, với 96% số người trong độ tuổi biết đọc, biết viết.

Là người luôn luôn quan tâm giáo dục và đạo tạo thế hệ trẻ, do đó tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng ngay sau khi miền Bắc mới được giải phóng, ngày 18-12-1954, Bác Hồ đã đến thăm thầy cô giáo và học sinh các trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương [Hà Nội], Bác dạy: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc. ... Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thực sự là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò của người chủ thì phải học tập”.

Ngày 19-1-1955, Bác đã đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên Trường Đại học Nhân dân tại Hà Nội.

Ngày 19-3-1955, Bác lại gửi thư cho thầy giáo và học sinh Trường Sư phạm Miền núi và căn dặn: “Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

Chính với sự quan tâm của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, mà ngay sau ngày hòa bình lại, các trường học đã mở cửa đón con em nhân dân lao động đến trường. Tháng 10-1954, Trường Đại học Y - Dược mở cửa, các Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học chuẩn bị bước vào năm học mới. Ngày 1-11-1954, 51.260 con em nhân dân lao động Thủ đô Hà Nội nô nức đến trường khai giảng năm học đầu tiên sau ngày hòa bình lập lại. Lực lượng đoàn viên trong các trường đại học và các trường cấp III tuy còn rất mỏng, nhưng hoạt động của Đoàn đã có tác dụng rõ rệt. Các hoạt động học tập, lao động và sinh hoạt tập thể, công tác xã hội, kỷ luật, trật tự, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,v.v... đã thu hút hầu hết học sinh, sinh viên tham gia. Năm học 1959 - 1960, miền Bắc đã có 1.460.596 học sinh phổ thông [gấp 3,5 lần năm học 1939 - 1940 toàn Đông Dương], 16.000 học sinh trung học chuyên nghiệp [gấp 4 lần] và 8479 sinh viên đại học [gấp 14,6 lần năm 1939 - 1940 toàn Đông Dương] và gần 2000 học sinh, sinh viên đang học ở người ngoài.

***

Đảng ta khẳng định rằng; Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; cuộc đấu tranh của nhân dân ta có quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì thế, Đoàn ta và thanh niên nước ta đã không ngừng hoạt động nhằm ủng hộ phong trào đấu tranh cho hòa bình thế giới và tình đoàn kết hữu nghị giữ các dân tộc, chống chiến tranh xâm lược, chống chủ nghĩa thực dân, ủng hộ phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ngược lại, chính sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đã cổ vũ mạnh mẽ đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân ta.

Trên tinh thần đó, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam đã làm hết sức mình để thắt chặt tình đoàn kết và hữu nghị với thanh niên và sinh viên thế giới.

Chúng ta đã tham gia tích cực các Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thiế giới [Festival]. Đó là Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V, tổ chức tại Vácsava [Ba Lan] từ ngày 31-7 đến ngày 14-8-1955; lần thứ VI tổ chức tại Matxcơva [Liên Xô] từ ngày 28-7 đến ngày 11-8-1957; lần thứ VII tổ chức tại Viên [áo] từ ngày 26-7 đến ngày 4-8-1959 và lần thứ VIII tại Henxenki [Phần Lan] từ ngày 29-7 đến ngày 6-8-1962. Đây là những hoạt động rất có ý nghĩa không những đối với thanh niên nước ta mà cũng rất có ý nghĩa đối với thanh niên thế giới. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi của nhân dân ta, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ đã cổ vũ mạnh mẽ thanh niên và nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và phản động của chủ nghĩa đế quốc, để duy trì ách áp bức bóc lột đối với các dân tộc, chúng lại áp dụng chủ nghĩa thực dân mới, tiêu biểu là ở miền Nam Việt Nam. Do đó, tuy cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam đã kết thúc, nhưng phong trào nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới vẫn diễn ra quyết liệt ở khắp nơi trên thế giới. Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V [1955] cũng là nhằm mục tiêu đó. Bài học của thanh niên Việt Nam cũng là bài học của thanh niên các nước thuộc địa. Với tinh thần đó, các tổ chức thanh niên Việt Nam đã chuẩn bị tham gia đại hội một cách tích cực. Chúng đã thành lập Uỷ ban trù bị quốc gia. Ngày 23 - 3 - 1955, Hội nghị trù bị của Việt Nam tham gia Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V đã họp tại Hà Nội, gồm 197 đại biểu đại diện cho Liên đoàn thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam, Hội liên hiệp Sinh viên Việt Nam, thanh niên quân đội, thanh niên xung phong, thanh niên miền Nam tập kết,v.v... và các anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam. Tại Vácsava, khẩu hiệu: “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ” đã nhiều lần vang lên.

Trong Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VI và các đại hội tiếp theo, vấn đề Việt Nam vẫn là một trong những chủ đề lớn được tuổi trẻ  trên khắp hành tinh đặc biệt quan tâm.

Vốn là một nước thuộc địa đã vùng lên chống chủ nghĩa thực dân Pháp thắng lợi, nay vẫn còn nửa nước bị phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc, do đó tuổi trẻ Việt Nam rất thông cảm với tuổi trẻ các nước còn nằm trong tình cảnh bị áp bức dân tộc, bị sự đô hộ của ngoại bang. Vì thế chúng ta rất tích cực lên tiếng phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Ngày 20-2-1955 Liên đoàn Thanh niên Việt Nam đã ra lời kêu gọi thanh niên Việt Nam đoàn kết và ủng hộ thanh niên các nước thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới nhân ngày Quốc tế chống chủ nghĩa thực dân [21 - 2] và đấu tranh đòi đối phương thi hành Hiệp nghị Giơnevơ, đòi tổ chức Hội nghị hiệp thương. Chúng ta nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của thanh niên và nhân dân Angiêri, Ghilê, Cu Ba, Ai Cập, Irắc và nhân dân các nước châu Phi và châu Mỹ La tinh bằng những cuộc mít tinh, biểu tình và những hành động thiết thực, cụ thể khác. Chúng ta đã thiết lập quan hệ hữu nghị với thanh niên các nước Nam Dương [Inđônêsia, ấn Độ và nhiều nước á Phi khác. Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với thanh niên Pháp, thanh niên Lào và Campuchia để chống kẻ thù chung vốn đã có từ lâu, nay lại càng được củng cố chặt chẽ hơn. Hình ảnh anh Hăngri Máctanh và chị Raymôngđiêng - những thanh niên công sản Pháp, những chiến sĩ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các thành viên đại diện cho Đoàn thanh niên cộng sản Pháp sang dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai đã đem đến cho Đoàn ta và tuổi trẻ nước ta những tình cảm thắm thiết và hữu nghị sâu sắc.

Chúng ta không ngừng ủng hộ và thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, của Hội Liên hiệp sinh viên quốc tế, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của hai tổ chức quốc tế này. Tháng 2 - 1956, Đoàn Đại biểu Hội liên hiệp sinh viên quốc tế do anh Calô Mina dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam, đem đến cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tình cảm chân thành và thắm thiết. Trước khi rời Việt Nam, Đoàn Đại biểu sinh viên quốc tế đã ra tuyên bố khẳng định: “Các bạn sinh viên Việt Nam đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm và bền bỉ cho sinh viên các nước khác trên thế giới”.

Page 3

Chương XII 

CHƯƠNG XII
RA SỨC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, KIÊN CƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Hậu quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô cùng nặng nề. Đế quốc Mỹ đã ném xuống đất nước ta 6 triệu tấn bom đạn, gấp 4 lần tổng số bom Mỹ đã ném xuống tất cả các chiến trường trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Hơn 1.500 thành phố, thị xã, thị trấn, điểm tập trung dân cư bị huỷ diệt; trên 3.000 thành phố, thị xã, thị trấn, làng mạc bị thiệt hại nặng; hàng triệu người mang thương tật, mất khả năng lao động; hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản. Đế quốc Mỹ đã rải hơn 100.000 tấn chất độc hóa học xuống 13.000 km2 rừng, 70% diện tích trồng dừa, 60% diện tích trồng cao su, 110.000 hécta trồng phi lao và 150.000 hécta rừng đước bảo hộ ven biển. Những chất độc hoá học đã tàn phá môi trường sinh thái, hủy hoại sức khoẻ con người và những hậu quả nặng nề của nó gây ra đối với môi trường và con người còn tiếp tục kéo dài hàng vài chục năm sau.

Nền kinh tế của miền Nam Việt Nam để lại là nền kinh tế què quặt, phục vụ chiến tranh và phụ thuộc vào viện trợ Mỹ. Theo số liệu của ngụy quyền Sài Gòn, năm 1973, riêng ở Sài Gòn đã có tới 300 nghìn người thất nghiệp, 500 nghìn người bán thất nghiệp. Sau ngày giải phóng, số người thất nghiệp ở miền Nam lên tới trên một triệu người. ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ cũng đã gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế; đặc biệt, hệ thống giao thông vận tải và các cơ sở kinh tế quan trọng bị phá hoại nặng nề.

Hậu quả về mặt xã hội của cuộc chiến tranh cũng hết sức to lớn. Tệ nạn xã hội ở miền Nam với trên 500 nghìn gái mại dâm, 300 nghìn lưu manh, trộm cắp, du đãng, nạn nghiện hút ma túy… đã làm băng hoại thuần phong mỹ tục, đạo đức của một bộ phận lớp trẻ. Ngoài ra, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, hàng triệu liệt sỹ, thương binh; hàng triệu nạn nhân chiến tranh; hàng chục nghìn người mất tích…, để lại những tổn thất không gì bù đắp được.

Với tinh thần phấn khởi và tin tưởng, toàn thể nhân dân Việt Nam phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành cải tạo XHCN ở các tỉnh mới giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Vượt qua những khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức kiên cường thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai và đã đạt được những kết quả to lớn về các mặt ổn định xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.

Lo sợ trước sự lớn mạnh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế ra sức phá hoại công cuộc hoà bình xây dựng đất nước của nhân dân ta. Chúng thực hiện cấm vận, bao vây kinh tế và gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tình hình quốc tế cũng có diễn biến không thuận lợi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, viện trợ bên ngoài đối với nước ta giảm sút. Cuối những năm 70, thời tiết thay đổi bất thường, thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi gây ra lụt lội, mất mùa. Những sai lầm, thiếu sót chủ quan trong quản lý kinh tế, xã hội đã làm tăng thêm những khó khăn khách quan vốn có.

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đánh giá đúng những thành tích to lớn mà nhân dân ta đã đạt được, vạch ra những vấn đề gay gắt trong tình hình kinh tế xã hội và chỉ ra các thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện đường lối. Đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nội dung, bước đi ban đầu trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80. Với sức mạnh mới của cả nước thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta đã tập trung trí tuệ, sức lực để vượt qua khó khăn, ra sức phấn đấu, sáng tạo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội V đề ra, đưa đất nước tiến lên.

Cùng với toàn thể nhân dân, thế hệ trẻ Việt Nam, thông qua các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, đã tiếp tục phát huy vai trò xung kích, hăng hái tham gia xây dựng đất nước và kiên cường bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa thống nhất

Thống nhất tổ chức Đoàn trong cả nước. Hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh đã mở đợt tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên về thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong tình hình mới và đề ra 5 mũi công tác trước mắt của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước là:

- Tổ chức một đợt tuyên truyền rầm rộ mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ.             - Phát động phong trào thanh niên, thiếu niên múa hát mừng Việt Nam toàn thắng.             - Xây dựng nếp sống mới.             - Vận động phong trào quyên góp “Hai triệu cuốn sách tặng thanh niên, thiếu niên Việt Nam anh hùng”.

            - Đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đoàn.

Năm mũi công tác trên được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh, thiếu niên tham gia.

Ở các tỉnh phía Nam, trong khí thế phấn khởi chung, tuổi trẻ các địa phương đã hăng hái đi đầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ mới ngay sau những ngày quê hương được giải phóng.

Đoàn viên, thanh niên đã tham gia truy lùng tàn binh địch, giữ gìn trật tự an ninh. Tổ chức Đoàn ở các địa phương đã nhanh chóng tập hợp các tầng lớp thanh niên tham gia các đội Thanh niên Xung kích làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Riêng ở Sài Gòn đã có 1.500 đội viên thanh niên xung kích tập trung do Thành Đoàn trực tiếp chỉ đạo và hàng chục nghìn thanh niên xung kích ở các quận huyện. ở Mỹ Tho, Thành Đoàn đã tổ chức mít tinh ngay sáng 1-5-1975 thu hút trên 3.000 thanh niên tham dự và sau cuộc mít tinh đã triển khai hàng trăm đội thanh niên xung kích tham gia truy quét tàn quân địch, bảo vệ trật tự trị an, xoá bỏ văn hoá phẩm đồi trụy. Lực lượng thanh niên xung kích còn tham gia tiếp nhận binh lính, sĩ quan ngụy đến trình diện, thu gom súng đạn và các loại quân trang, quân dụng. Lực lượng thanh niên xung kích đã có vai trò đắc lực trong việc truy quét tàn quân địch, bảo vệ trật tự, trị an và tham gia xây dựng chính quyền cách mạng.

Các cấp bộ Đoàn đã vận động, tổ chức cho thanh niên đi phục hoá, khai hoang, xây dựng các công trình thủy lợi, góp phần khôi phục sản xuất, chuyển dần những người chưa có việc làm đi vào lao động sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp. ở Sài Gòn và các đô thị, tổ chức Đoàn đã vận động thanh niên, dấy lên phong trào thanh niên tình nguyện cùng gia đình trở về quê hương sản xuất, tham gia thanh niên xung phong, tham gia các đội thanh niên làm đường, làm nhà, vỡ hoang…

Đoàn đã tổ chức, động viên Đoàn thanh niên đi đầu trong cuộc đấu tranh bài trừ nọc độc văn hoá nô dịch, đồi trụy của chế độ cũ để lại; tham gia xây dựng cuộc sống mới, xây dựng nếp sống mới vui tươi, lành mạnh. Cùng với các ngành văn hoá, an ninh, quân đội, Đoàn liên tiếp tiến hành những đợt tuyên truyền vận động thu hồi các loại sách báo băng nhạc phản động đồi trụy, mở các cửa hàng các điểm bán sách báo cách mạng, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tập các bài hát cách mạng, đọc sách báo cách mạng... Những hoạt động này đã góp phần tạo nên một khí thế sôi nổi, vui tươi trong thanh thiếu niên. ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Mỹ Tho, Cần Thơ và các địa phương khác, Đoàn đã tổ chức hàng trăm cuộc nói chuyện, thi tìm hiểu, đọc sách báo cách mạng… được đông đảo thanh, thiếu niên tham gia.

Thông qua các phong trào hành động cách mạng trong sản xuất, bảo vệ trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới và thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hàng vạn thanh niên đã trở thành hội viên Hội Liên hiệp thanh niên, hàng nghìn thanh niên được kết nạp vào tổ chức Đoàn. Tổ chức  Đội Thiếu niên Tiền phong được xây dựng ở các trường học và trên địa bàn dân cư. Nhờ tổ chức Đoàn được phát triển, tổ chức Hội và Đội được mở rộng nên phong trào thanh, thiếu niên miền Nam nhanh chóng lớn mạnh và có những cống hiến xứng đáng.

Ở miền Bắc, hoà chung trong khí thế chiến thắng của cả nước, đoàn viên, thanh niên tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong nhiệm vụ khôi phục và đẩy mạnh sản xuất như san lấp hố bom, phục hoá diện tích canh tác trong nông nghiệp, sửa chữa nhà xưởng, thiết bị máy móc bị phá hoại trong chiến tranh, khôi phục lại đường giao thông, cầu cống bị hư hỏng…

Đánh giá phong trào thanh, thiếu niên và công tác Đoàn trong cả nước, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh [khoá III] tháng 12-1975 đã nêu rõ: “Năm 1975, được sự giáo dục của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đoàn, trong không khí sôi sục cách mạng và phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên và thanh niên ta đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt trên mặt trận chiến đấu, trong lao động sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống mới.

Các mặt công tác của Đoàn đã có nhiều chuyển biến tốt, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước.

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phát động trong cả nước cuộc vận động thi đua thực hiện 4 phong trào lớn:

- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực sản xuất.             - Phong trào Quyết thắng trong các lực lượng vũ trang.             - Phong trào học tập trong các tầng lớp thanh niên. Riêng trong các trường học là phong trào thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa.

            - Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới.

Ngày 26-3-1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu ý kiến. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giử thư đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước thể hiện rõ sự tin tưởng vào tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện của thế hệ trẻ Việt Nam. Sau khi nêu rõ  nhiệm vụ cách mạng cả nước trong giai đoạn mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi: “Toàn thể cán bộ, đoàn viên và thanh niên trong cả nước hãy biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tổ quốc ta, nhân dân ta và Đảng ta rất tin tưởng ở thanh niên, theo dõi từng bước tiến của thanh niên và chờ đón những thành tích mới của các đồng chí.

Tiếp tục nêu cao truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh hãy hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức cống hiến nhiều nhất, học tập và rèn luyện tốt nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, viết tiếp những trang sử mới huy hoàng của dân tộc”.

1.200 đại biểu dự lễ kỷ niệm đã thay mặt đoàn viên thanh niên cả nước long trọng hứa với Đảng và dân tộc: “Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, mỗi đoàn viên, thanh niên sẽ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường không sợ hi sinh, gian khổ, hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức lao động, công tác, học tập và rèn luyện để xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”.

Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Tháng 6-1976, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá III] đã quyết định thống nhất sự chỉ đạo của Đoàn trong cả nước. Tháng 9-1976, Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thống nhất Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong cả nước, lấy tên là Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Hội.

Việc thống nhất tổ chức, phong trào thanh niên trong cả nước có ý nghĩa lớn lao đối với phong trào thanh niên và công tác Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới, có tác dụng to lớn động viên, tổ chức thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu phát huy vai trò xung kích cách mạng, ra sức cống hiến sức lực, trí tuệ và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên và thanh niên cả nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng đã đánh giá cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ và những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng. Đoàn phải giáo dục, rèn luyện thanh niên, một cách toàn diện trong thực tế đấu tranh cách mạng; phát huy những truyền thống tốt đẹp của thanh niên, bồi dưỡng thanh niên cả nước thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, có khí phách anh hùng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, làm tròn vai trò xung kích trong ba cuộc cách mạng, trong phong trào thi đua lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc”.

Việc đổi tên Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên nước ta. Nó thể hiện sự tin tưởng sâu sắc và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam đi theo con đường cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sau Đại hội Đảng lần thứ IV, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức cho hàng chục triệu lượt đoàn viên, thanh niên học tập, thảo luận về tình hình, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, thấy rõ hơn những thuận lợi và khó khăn của đất nước, nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm của tổ chức Đoàn cũng như của mỗi đoàn viên thanh niên đối với việc đổi tên Đoàn và đối với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

Trong hai năm 1976-1977, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể:

- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc đã phát triển mạnh mẽ. Tại các vùng mới giải phóng, hàng triệu đoàn viên, thanh niên đã xung phong đi xây dựng các vùng kinh tế mới, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, tham gia cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp. Đoàn đã kịp thời đề ra “Chương trình hành động cách mạng 10 điểm” của tuổi trẻ cả nước tiến quân vào mặt trận nông nghiệp nhằm động viên thanh niên nông thôn khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra. 450 nghìn hécta ruộng đất bị bỏ hoang trong chiến tranh đã được đưa vào sản xuất, 300 nghìn hécta đã được khai hoang. Trong các hợp tác xã nông nghiệp, đoàn viên, thanh niên phấn đấu đảm bảo ngày công, ra sức làm bèo hoa dâu, làm phân bón, làm thủy lợi, phát triển chăn nuôi tập thể và tích cực tham gia quá trình tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Trong công tác thủy lợi, chỉ riêng ở 14 tỉnh phía Nam, năm 1976, tuổi trẻ đã đảm nhận 6.720 công trình lớn nhỏ với 1.200.000 ngày công. ở phía Bắc thanh niên đã tích cực tham gia vào 2.700 đội thủy lợi chuyên trách, bán chuyên trách. Năng suất lao động ở các đội thủy lợi này đã đạt 120% đến 212% chỉ tiêu định mức. Năm 1977, gần 3,7 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia làm thủy lợi với gần 27 triệu ngày công, đào đắp hơn 44 triệu mét khối đất đá. Hình thức nhận công trình thanh niên làm thủy lợi, khai hoang được phát triển rộng rãi trong cả nước.

- Phong trào thanh niên xung phong xây dựng khu kinh tế mới đã thu được những thành tích xuất sắc. Chỉ trong năm 1976 đã có 53.700 đoàn viên thanh niên các thành phố, thị xã, trong đó trên 10.000 đoàn viên, thanh niên ở thành phố Hồ Chí Minh đã xung phong đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Các đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế mới được phát triển ở nhiều địa phương phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Cửu Long, Minh Hải, Bến Tre, Phú Khánh…; các đội thanh niên xung phong đảm nhận công trình khai hoang được tổ chức ở Bình Trị Thiên, Thanh Hoá, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hà Bắc, Hoàng Liên Sơn… Các khu kinh tế thanh niên đã trở thành những địa chỉ mới của tuổi trẻ vùng mới giải phóng. Tại đây cuộc sống lao động còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng tuổi trẻ đã viết nên những bài ca hào hùng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, lập nên biết bao chiến công, góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, phong trào lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch được phát triển rộng rãi với các hình thức như công trình thanh niên, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, luyện tay nghề, thi thợ giỏi… Công trình thanh niên xây dựng đường sắt Thống Nhất với 75% lực lượng lao động thanh niên đã được hoàn thành sau 400 ngày đêm lao động quên mình. Có 103 tập thể, 11.000 đoàn viên, thanh niên đã vượt mức kế hoạch từ 40 đến 80 ngày như tập thể Công ty Cầu 773, thanh niên quân đội Trung đoàn 266, Sư đoàn 341B… Qua rèn luyện trong lao động tập thể trên công trình, nhiều anh chị em thanh niên tiến bộ và trưởng thành rõ rệt. Năm 1977 hình thức công trình thanh niên tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tại 17 tỉnh, thành phố, tổ chức Đoàn đã đảm nhận 14.600 công trình thanh niên và động viên gần 2,5 triệu ngày công lao động cộng sản chủ nghĩa.

Với tinh thần thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng đất nước, hàng triệu thanh niên đã đăng ký hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong 17 Tỉnh, Thành Đoàn phía Bắc, đã có 54.152 cá nhân và 2.914 tập thể thanh niên hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1977.

- Phong trào thi đua tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đông đảo thanh niên tham gia sôi nổi. Tại 27 tỉnh, thành và Đoàn trực thuộc, đoàn viên, thanh niên đã phát huy gần 20.000 sáng kiến, trong đó có 6.900 sáng kiến có giá trị đã được áp dụng vào sản xuất. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn đã tổ chức triển lãm “Tuổi trẻ sáng tạo”, tổ chức “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”. Các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi trong 20 tỉnh, thành phố do Đoàn tổ chức đã thu hút 112 nghìn đoàn viên, thanh niên tham gia. Qua các cuộc thi, hàng nghìn thanh niên công nhân đã được tặng danh hiệu “Bàn tay vàng”. Phong trào tiết kiệm được đẩy mạnh với các nội dung cụ thể, phù hợp với từng đơn vị cơ sở như tiết kiệm nhiên liệu…, và đã thu được những kết quả tốt.

- Phong trào thi đua Quyết thắng trong thanh niên các lực lượng vũ trang được đẩy mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng kinh tế. Các hình thức động viên thi đua trong phong trào Quyết thắng được phát triển phong phú ở các binh chủng, các đơn vị như phong trào “4 mũi tiến công” ở Quân đoàn 1, “Ba rèn” ở Binh chủng Pháo binh, “Năm tình nguyện” ở Tổng cục Xây dựng kinh tế, “Ba rèn, Ba nhất” của lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Qua phong trào thi đua, hàng chục nghìn đoàn viên, thanh niên quân đội đã đạt danh hiệu Quyết thắng. Đoàn viên thanh niên trong các xí nghiệp quốc phòng, các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế vừa thực hiện tốt chương trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa đảm nhận các công trình thanh niên, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất. Trong các đơn vị vũ trang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, 70% số chi đoàn đã đăng ký hoàn thành vượt mức kế hoạch, 195 nghìn đoàn viên, thanh niên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 1977 trước 4 tháng.

Đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng dân quân, tự vệ, các đội thanh niên xung kích an ninh đã hăng  hái tham gia tiếp tục truy quét tàn quân địch, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ trật tự trị an. Các cấp bộ Đoàn phối hợp với các cơ quan quân sự địa phương tổ chức tuyên truyền, học tập trong thanh niên về nghĩa vụ quân sự, làm lễ tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ, trồng cây lưu niệm, động viên thanh niên gia nhập quân đội. Nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tuyển quân cả về số lượng, chất lượng, thời gian và đúng chính sách.

- Phong trào thi đua học tập và xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa trong các trường học cũng đã đạt được những thành tích tốt đẹp. Đông đảo đoàn viên, thanh niên các tỉnh phía Nam, ngay từ khi mới giải phóng đã hăng hái tham gia xoá nạn mù chữ, dạy và học bổ túc văn hoá. Trong năm 1976, ở các tỉnh phía Bắc có hơn 500 nghìn đoàn viên; thanh niên theo học các trường bổ túc văn hoá, trường vừa học vừa làm, trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa; ở các tỉnh phía Nam, hơn 10 nghìn đoàn viên, thanh niên đã tình nguyện dạy học trong các lớp xoá nạn mù chữ. “Chiến dịch ánh sáng văn hoá 1977” do Trung ương Đoàn và Bộ Giáo dục phối hợp phát động đã thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia và thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi của đoàn viên, thanh niên. Tại 36 Tỉnh, Thành Đoàn, đã động viên 120.000 đoàn viên, thanh niên và 50.000 sinh viên các trường sư phạm tham gia các “Đội tình nguyện ánh sáng văn hoá”. Chỉ trong 17 tỉnh thành phố, đã có hàng triệu người lớn tuổi và 530.000 thanh niên được thoát nạn mù chữ. Hình thức trường vừa học vừa làm trong đó thanh niên vừa học văn hoá, chính trị, kỹ thuật, vừa lao động sản xuất, phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Đến cuối 1977, trong 15 tỉnh, thành phố đã có 965 trường loại này với 35.000 đoàn viên, thanh niên theo học.

Phong trào thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa được nhanh chóng triển khai rộng rãi trong các trường cấp 3, trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề các trường đại học, cao đẳng. Bước vào năm học 1976-1977, gần 4.000 chi đoàn đã đăng ký phấn đấu xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 70% số lớp của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 60% số lớp của các trường công nhân kỹ thuật; 46% số lớp của các trường phổ thông cấp III ở 17 tỉnh, thành phía Bắc đăng ký phấn đấu xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa. Trong hai năm học 1975-1976 và 1976-1977, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã công nhận và trao cờ Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa cho gần 1.200 chi đoàn lớp. Đặc biệt, khoa Hoá Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và khoa Kinh tế - Chính trị Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được công nhận là Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa toàn khoa.

- Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới trong thanh niên phát triển mạnh mẽ, tạo nên một không khí vui tươi, sôi nổi trong cuộc sống hàng ngày. Hàng triệu đoàn viên, thanh niên cả nước, nhất là ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…, đã thường xuyên tham gia tập thể dục buổi sáng, tập chạy, rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn. Các cuộc thi đấu thể thao truyền thống do Đoàn tổ chức như thi chạy Việt dã giải báo Tiền Phong chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tổ chức tại Nha Trang thi bơi truyền thống “Vượt sông Bạch Đằng” tổ chức trên sông Hương [Huế] năm 1976 đã thành công tốt đẹp. Trên 1 triệu thanh niên đạt tiêu chuẩn bơi phổ thông; 868 cơ sở được công nhận toàn đơn vị biết bơi. Phong trào rèn luyện 4 môn điền kinh phối hợp phát triển mạnh mẽ trong hơn 4.500 trường cấp II của 19 tỉnh, thành phố với hơn 1,5 triệu học sinh tham gia thường xuyên. Với khẩu hiệu “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào rèn luyện thân thể, thể dục thể thao quần chúng trong thanh, thiếu niên đã phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực vào việc rèn luyện sức khoẻ cho thanh, thiếu niên, xây dựng nếp sống mới cho thế hệ trẻ. Các hoạt động văn hoá quần chúng, phong trào hát, múa tập thể, phong trào xây dựng nếp sống mới… phát triển sôi nổi ở nhiều địa phương, cơ sở. Phong trào xây dựng nếp sống mới đã góp phần tích cực gây không khí vui tươi lành mạnh, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, góp phần xây dựng cuộc sống mới, con người mới.

Thông qua các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn đã được củng cố. Hệ thống tổ chức của Đoàn được xây dựng trong tất cả tỉnh, thành, quận, huyện và phát triển ở các cơ sở, nhanh chóng hình thành tổ chức thống nhất trong cả nước. Đông đảo thanh niên được trở thành đoàn viên. Năm 1976 đã phát triển 190.000 đoàn viên mới, trong đó vùng mới giải phóng kết nạp 140.000 đoàn viên; đưa số đoàn viên lên 2.844.000 người. ở các tỉnh phía Nam, Hội Liên hiệp thanh niên được phát triển và mở rộng tại nhiều cơ sở với hơn 900.000 hội viên.

Công tác xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tháng 12-1975 theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước đã phát động phong trào “Thu lượm 4 triệu kilô giấy loại và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng các toa tàu mang tên Đội”. Những hoạt động của Đội theo chủ đề “Vâng lời Bác Hồ dạy, thi đua làm nghìn việc tốt mừng đất nước nở hoa, mừng Đội ta 35 tuổi” đã thu hút đông đảo các em tham gia với nhiều hình thức. Thiếu nhi cả nước đã phấn khởi, tích cực làm việc tốt theo chủ đề “Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh” và đã làm được 90 triệu việc tốt báo công chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Phong trào thi đua học tập, rèn luyện đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” trở thành phong trào sôi nổi trong các chi đội, liên đội. Năm học 1975-1976 cả nước có 2.300.000 đội viên được tặng danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Tháng 7-1977, Đoàn Đại biểu thiếu niên Việt Nam đã tham dự Đại hội Liên hoan Thiếu nhi Thế giới lần thứ nhất tại Mátxcơva [Liên Xô cũ].

Kiên quyết bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, tích cực học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng đất nước.

Sau gần nửa thế kỷ đấu tranh, hy sinh gian khổ để giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước, hơn ai hết, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam tha thiết muốn sống trong hoà bình để xây dựng lại Tổ quốc thân yêu của mình. Nhưng các thế lực thù địch đã khiêu khích, lấn chiếm đất đai, và đẩy mạnh các hoạt động hòng làm suy yếu và phá hoại công cuộc hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Tuổi trẻ Việt Nam một lần nữa phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kiên quyết cùng toàn dân đập tan mọi hành động phá hoại của chúng, bảo vệ từng tấc đất quê hương, giữ vững trật tự an ninh, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả; đồng thời vượt qua những khó khăn to lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước.

Trước những yêu cầu của tình hình, tháng 1-1978, Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá III] đã quyết định phát động phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ chức đoàn viên thanh niên xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là lao động sản xuất; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; học tập; rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới. Tháng 9-1978, Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoáIII] chủ trương đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” và quyết định tổ chức “Lực lượng Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nhằm động viên mọi tầng lớp thanh niên, tổ chức thành đội ngũ phát huy lực lượng thanh niên xung kích đi đầu thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; qua đó, rèn luyện thanh niên thành lớp người mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã thu hút 9 triệu đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia.

Hàng triệu đoàn viên, thanh niên đã thể hiện vai trò xung kích trong việc thực hiện phân bố lại lao động, xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn XHCN với ý thức trách nhiệm sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm cho Tổ quốc.

Thanh niên khối công nghiệp đã thực sự trở thành lực lượng xung kích của giai cấp công nhân trong lao động học tập, rèn luyện tay nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất...
Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục... tuổi trẻ, cũng lập được nhiều thành tích trong việc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới.

Những hành động xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ, đe doạ tấn công bằng quân sự của các thế lực bên ngoài đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, ý chí gang thép “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân và tuổi trẻ nước ta. Cuộc tổng duyệt và biểu dương lực lượng ngày 24-7-1978 của 10 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội là sự thể hiện ý chí của tuổi trẻ Thủ đô và tuổi trẻ cả nước quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Tại các địa phương, phong trào tòng quân đã diễn ra rất sôi nổi. Nhiều nữ thanh niên cũng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nhiều sĩ quan, chiến sĩ đã phục viên lại viết đơn xin được nhập ngũ thể hiện sự sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng của mình cho đất nước.

Hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên xung phong đi xây dựng các phòng tuyến bảo vệ biên giới. Trên 15.000 thanh niên, học sinh, sinh viên thành phố Hồ Chí Minh tình nguyện đi xây dựng phòng tuyến Tây Ninh; trên 10.000 thanh niên An Giang tình nguyện tới huyện biên giới Bảy Núi xây dựng các nông trường, hợp tác xã vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu… Trên biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, tuổi trẻ trong các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ đề cao cảnh giác, phát huy tinh thần anh dũng đập tan mọi sự khiêu khích, lấn chiếm của kẻ địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Tháng 12-1978, bè lũ Pôn Pốt đã tập trung 19 sư đoàn trong đó có 23 sư đoàn của chúng ở biên giới Việt Nam - Campuchia. Ngày 23-12-1978, chúng đã đưa quân tấn công vào vùng Bến Sỏi [Tây Ninh] tàn sát nhiều dân thường, kể cả người già, trẻ em. Quân đội nhân dân Việt Nam cùng tuổi trẻ và nhân dân vùng biên giới Tây Nam đã lập tức đánh trả mạnh mẽ, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên lãnh thổ Việt Nam, truy kích đến tận nơi xuất phát của chúng. Quân dân Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ Khơ me đỏ diệt chủng.

Hướng về biên cương của Tổ quốc, đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuổi trẻ cả nước đã nêu cao lời thề:        

1- Siết chặt đội ngũ xung quanh Đảng quang vinh hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ hoà bình các dân tộc.             2- Kiên quyết chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang, hăng hái luyện tập quân sự, biến mỗi bản làng, mỗi đường phố, mỗi xí nghiệp, mỗi hợp tác xã, mỗi cơ quan, mỗi trường học thành một pháo đài kiên cường.             3- Xung kích trong lao động, sản xuất và công tác, lao động dũng cảm và sáng tạo, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước trong bất cứ tình huống nào.             4- Ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, thông minh, có cuộc sống trong sáng, giản dị và lành mạnh.             5- Nhanh chóng phát triển lực lượng, tạo nên sức mạnh vô địch của tuổi trẻ, quyết mang lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại tới đích cuối cùng.

ở các địa phương khác, hàng triệu thanh niên gái và trai từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới đến hải đảo đã gia nhập các “Binh đoàn thanh niên xung kích” đảm nhận những nhiệm vụ đột xuất ở địa phương và chi viện cho tiền tuyến. Đoàn viên, thanh niên hăng hái gia nhập các lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu.

Biểu dương chiến công của tuổi trẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tặng 290 cờ và 2.673 huy chương “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc” cho các tập thể thanh niên và cá nhân đoàn viên, thanh niên lập công xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu tiêu biểu như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại…

Bên cạnh những thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; phong trào “Ba xung kích” trong lĩnh vực lao động sản xuất, học tập, rèn luyện, xây dựng cuộc sống mới cũng thu được những kết quả tốt đẹp. Trong lao động sản xuất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá III] đã xác định: “Trên mặt trận lao động sản xuất, mục tiêu của phong trào “Ba xung kích” là động viên mọi lực lượng thanh niên vào lao động sản xuất; lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt và tiết kiệm, đồng thời tự giác sẵn sàng nhận sự phân công lao động mới”. 

Năm 1978 là năm thiên tai đã xảy ra nặng nề, dồn dập ở nhiều địa phương, gây ra nhiều thiệt hại to lớn: phá huỷ hàng chục nghìn hét ta hoa màu, cấy cối, làm tổn thất hàng triệu tấn lương thực, nhiều người bị chết và hàng vạn gia đình bị thiệt hại về tài sản. Các cấp bộ Đoàn đã kịp thời  động viên, tổ chức đoàn viên, thanh niên đi đầu chống thiên tai, khắc phục hậu quả lũ lụt. Hơn 10.000 đội thanh niên xung kích của 25 tỉnh thành bị bão lụt với 1,7 triệu đội viên đã anh dũng ngày đêm, ròng rã hàng tháng trời cứu lúa, cứu dân, cứu tài sản, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào bị thiếu thốn, xây dựng lại nhà ở, trường học, sửa chữa đường sá, khôi phục sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, thanh niên nông thôn đã tích cực thực hiện thâm canh, xây dựng 4.200 cánh đồng tăng sản và cánh đồng kiểu mẫu, chế biến được trên 7,5 triệu tấn phân các loại, nuôi 600.000 hécta bèo hoa dâu. Hơn 6.000 công trình thanh niên xung kích làm thủy lợi thu hút 3,5 triệu người tham gia, đào đắp 42 triệu mét khối đất, bằng 70% khối lượng đào đắp của toàn ngành thủy lợi, 1.242 “Công trình thanh niên xung kích khai hoang” đã thu hút 39 vạn đoàn viên thanh niên tham gia. Thanh niên đã góp phần xứng đáng vào việc tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, tạo nên nhiều hợp tác xã, nhiều huyện tỉnh đạt năng suất 5 tấn, 7 tấn.

Trên các công trình, xí nghiệp, nhà máy, một triệu thanh niên công nhân đã đăng ký tham gia phong trào “Ba xung kích”. Nhiều tập thể đoàn viên, thanh niên đã hoàn thành kế hoạch năm năm trước thời hạn từ 10 ngày đến hàng tháng. Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trở thành phong trào rộng rãi trong thanh niên công nhân. Thông qua phong trào, hàng năm trên 20.000 đoàn viên, thanh niên được nâng bậc, được công nhận là thợ giỏi; với 12.676 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất của thanh niên được áp dụng trong sản xuất đã làm lợi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Ngày 7-11-1979, “Công trường thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình” là công trình lớn nhất nước ta do Đoàn thanh niên đỡ đầu, đã được khởi công, mở đầu một chương anh hùng ca của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Trong số 90 đề tài sáng tạo của thanh niên Việt Nam tham dự ba lần triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật của thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, có 65 đề tài được tặng huy chương và bằng khen.

Phong trào “Xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” tiếp tục phát triển mạnh, kết hợp với phong trào thi đua hai tốt: “Dạy tốt, học tốt” trở thành phong trào chung của ngành giáo dục và phát triển mạnh cả trong các tập thể giáo viên trẻ. 78 tập thể giáo viên trẻ đã được công nhận là tập thể giáo viên xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa học tập với lao động sản xuất, hoạt động xã hội được đẩy mạnh. Trên 72 vạn đoàn viên, thanh niên học sinh các tỉnh phía Nam đã hăng hái tham gia công tác xã hội, phòng chống thiên tai. Gần 35 vạn đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên tham gia lao động sản xuất ở các xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp. Hàng vạn học sinh Thủ đô Hà Nội đi trồng rừng ở tỉnh Hoàng Liên Sơn, phục vụ sản xuất than ở vùng mỏ Quảng Ninh. 30.000 thanh niên học sinh trong các đội “ánh sáng văn hoá” đã tới các miền nông thôn, các nơi xa xôi, hẻo lánh tổ chức các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hoá cho thanh, thiếu niên và nhân dân địa phương. Tuổi trẻ đã góp phần xứng đáng vào thành tích lớn hoàn thành cơ bản việc xoá nạn mù chữ ở các tỉnh phía Nam làm cơ sở cho việc đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hoá.

Trong công tác xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng về việc khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, Đoàn đã mở cuộc vận động “Ba mũi tiến công chống tiêu cực” nhằm động viên đoàn viên thanh niên đi đầu đấu tranh chống tệ ăn cắp của công, tệ hối lộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và thanh niên, chống thói vô kỷ luật trong lao động, các hành động càn quấy trong thanh niên. Nhiều điển hình tốt đã xuất hiện như tập thể đoàn viên, thanh niên bến xe miền Tây, chi đoàn tàu 11 Cục Vận tải đường sông… Các tấm gương đấu tranh dũng cảm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, và của nhân dân của các đoàn viên liệt sĩ Đinh Trọng Lịch, Lê Thế Bùi… gây xúc động lòng người, được tuổi trẻ noi theo.

Các em đội viên thiếu niên, nhi đồng đã thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, thực hiện có kết quả các phong trào “Làm nghìn việc tốt”, “Công tác Trần Quốc Toản”. “Kế hoạch nhỏ thiếu niên tiến phong”. Đoàn tàu hỏa mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ra đời năm 1978 là một thành tích của phong trào kế hoạch nhỏ, là một đóng góp của thiếu nhi vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đoàn và Đội đã góp phần thiết thực vào thành công tốt đẹp của năm Quốc tế thiếu nhi [1979] ở nước ta.

Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” và các phong trào của Đội đã tạo nên môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, để xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, Đội. Đến năm 1980, cả nước đã có 4,4 triệu đoàn viên, 5 triệu đội viên Đội Thiếu niên và Nhi đồng, hàng triệu thiếu nhi được công nhận đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Sự lớn mạnh của Đoàn làm cho Đoàn xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Cuộc vận động “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” trong hai năm 1979-1980 đã giới thiệu với Đảng trên 580.000 đoàn viên ưu tú và trên 190.000 đoàn viên đã được kết nạp Đảng. Hàng năm, số đoàn viên được kết nạp vào Đảng chiếm khoảng 70% tổng số đảng viên mới. Đoàn thực sự là tổ chức nòng cốt trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Tuổi trẻ cả nước hăng hái thực hiện các chương trình hành động cách mạng của Đại hội Đoàn toàn quốc lần IV.

Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11-1980, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đoàn đã diễn ra tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 623 đại biểu, trong đó có 19 anh hùng lực lượng vũ trang, 2 anh hùng lao động, 152 chiến sỹ thi đua, 10 chến sĩ quyết thắng… thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên trong cả nước. Số đại biểu có trình độ đại học và trên đại học so với đại hội lần trước tăng 114 đồng chí, 306 đồng chí tốt nghiệp phổ thông trung học, có 376 đại biểu hoạt động công tác Đoàn từ 5 đến 10 năm. Đại hội trẻ nhất Đại hội là đồng chí Trần Thị Bích Ngọc, 16 tuổi, Phó Bí thư Đoàn trường phổ thông trung học Chí Linh – Hải Dương. Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Đoàn, có một Đại hội gồm đông đảo đại biểu nhất ở khắp ba miền Bắc-Trung-Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ biển Đông đến miền rừng núi xa xôi hẻo lánh về dự. Và đây cũng là Đại hội Đoàn đầu tiên sau ngày Bác Hồ kính yêu của chúng ta đi xa.Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến dự Đại hội. Đến dự Đại hội còn có các chiến sĩ cách mạng lão thành, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Đoàn Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Lê nin [Liên Xô], các Đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức thanh niên, sinh viên thế giới. Về dự Đại hội còn có những chiến sĩ cách mạng lão thành tiêu biêu cho các thế hệ cha anh đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng. Đại hội vô cùng xúc động về sự có mặt của Đoàn đại biểu các mẹ Việt Nam anh hùng – những người không chỉ có trái tim nhân hậu đã sinh thành và nuôi dưỡng những thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam mà còn dốc hết sức lực và trí tuệ của mình góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân đến thành công.

Đến dự Đại hội còn có 13 đoàn đại biểu các tổ chức thanh niên quốc tế: Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, Hội học sinh đại học quốc tế và tổ chức thanh niên các nước: Liên Xô [cũ], Lào, Cămpuchia, Cộng hòa Dân chủ Đức [cũ], Tiệp Khắc [cũ], Cu Ba, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Mông Cổ, Rumani.

Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định vai trò và đánh giá cao những cống hiến to lớn của Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, đồng thời cũng đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của mình: Xây dựng thành công CNXH trên đất nước Việt Nam thống nhất. Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư có đoạn: “Trung ương Đảng đánh giá cao những cống hiến lớn lao và trưởng thành vượt bậc của thế hệ trẻ nước ta, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tin tưởng rằng thanh niên ngày nay luôn luôn phát huy bản chất cách mạng, không ngừng phấn đấu nâng mình lên ngang tầm của nhiệm vụ lịch sử, kế tục một cách xuất sắc truyền thống và sự nghiệp vẻ vang của Đảng, mãi mãi xứng đáng là con cháu của dân tộc Việt Nam anh hùng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đại hội đã đánh giá cao những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc của thế hệ trẻ Việt Nam; khái quát những kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Những bài học kinh nghiệm đó là:

1- Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, xuất phát từ quan điểm khoa học và cách mạng, luôn luôn đánh giá đúng và tin vào bản chất cách mạng, anh hùng của thế hệ trẻ nước ta, lấy đó làm căn cứ quan trọng để đề ra những chủ trương đúng đắn, phương pháp và hình thức thích hợp, phát huy sức mạnh và tiềm năng to lớn của tuổi trẻ.             2- Luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, lấy mục đích của Đảng làm ngọn cờ lý tưởng, ngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn bộ thế hệ trẻ xung quanh Đảng, đi đầu phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng; làm thất bại những âm mưu thâm độc của mọi kẻ thù hòng đầu độc, lôi kéo thanh niên xa rời cách mạng.             3- Xây dựng Đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, quán triệt và thực hiện thật tốt các chức năng của Đoàn; Đoàn phải liên hệ mật thiết với thanh niên, thiếu nhi và nhân dân, tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh niên, làm cho toàn bộ thế hệ trẻ được tổ chức lại thành lực lượng, gắn liền một cách hữu cơ công tác xây dựng Đoàn vời xây dựng Đội thiếu niên, Đội nhi đồng và xây dựng Đảng.

            4- Công tác vận động thanh niên là sự nghiệp chung của toàn xã hội mà Đoàn là nòng cốt và phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chuyên chính vô sản vào việc vận động và giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn phải hết sức chủ động kết hợp chặt chẽ với Nhà nước, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình để thống nhất chủ trương và có biện pháp cụ thể, đồng bộ; động viên sức mạnh tổng hợp vào việc tổ chức và giáo dục thế hệ trẻ, từng bước xây dựng cơ chế bảo đảm phát huy vai trò chính trị của Đoàn và quyền làm chủ tập thể của thanh niên.

Trên cơ sở đường lối chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới đã được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và trên cơ sở những nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nhân dân và thanh niên ta được xác định trong các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị; Đại hội đã đề ra ba mặt công tác của Đoàn và thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới là:

+ Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập, rèn luyện trở thành lớp người mới làm chủ phát triển toàn diện.             + Đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

            + Xây dựng Đoàn vững mạnh, nhanh chóng tổ chức, đoàn kết, tập hợp thế hệ trẻ thành lực lượng làm chủ tập thể.

Đại hội đã chăm chú lắng nghe phát biểu của các đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Công đoàn Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Định, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin... Đại hội còn nghe phát biểu của các tổ chức thanh niên quốc tế, những bài phát biểu đó đều đánh giá cao sự đóng góp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng cuộc sống mới, coi đó như những kỳ tích và tấm gương về lòng dũng cảm và tinh thần đấu tranh kiên cường cổ vũ tất cả các dân tộc trên toàn thế giới đấu tranh cho hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.

Đại hội xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xácđịnh rõ nhiệm vụ của Đoàn với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Sau 3 ngày làm việc đầy tinh thần trách nhiệm và khẩn trương, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 113 ủy viên. Ban Chấp hành bầu ra Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 13 đồng chí, do đồng chí Đặng Quốc Bảo, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Bí thư thứ nhất.

Tháng 5-1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tại Hà Nội. Đại hội đã tổng hợp những diễn biến phong phú của tình hình đất nước trong những năm đầu của giai đoạn mới. Giai đoạn nhân dân cả nước cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đồng thời phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như những mặt yếu kém tồn tại trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định: “Năm năm qua được ghi vào lịch sử dân tộc như một đoạn đường thắng lợi rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam”; Đại hội cũng chỉ rõ những vấn đề gay gắt trong tình hình kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chủ trương lớn cho các lĩnh vực hoạt động của nhân dân ta trong chặng đường trước mắt bao gồm thời kỳ kế hoạch 5 năm [1981-1985] và cho đến năm 1990. Về thanh niên và công tác thanh niên, Đại hội đánh giá: “Thanh niên nước ta đã trưởng thành nhanh chóng và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của thế hệ trẻ và của cả dân tộc. Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” đã động viên thanh niên đi đầu trên lĩnh vực hoạt động, lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời bồi dưỡng ch thanh niên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần lao động sáng tạo”. Đại hội khẳng định: “Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bản chất tốt đẹp, khả năng cách mạng của thanh niên và vai trò chính trị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”. Đại hội đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh niên và công tác Đoàn trong thời kỳ mới.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V và Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ. Tháng 5-1982, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá IV] đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ và ba chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ cả nước trong hai năm 1982, 1983. Đó là:

- Chương trình tuổi trẻ đẩy mạnh sản xuất lương thực.             - Chương trình tuổi trẻ thực hành tiết kiệm.

            - Chương trìnhtham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.

Tại hội nghị này, đồng chí Vũ Mão, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Đặng Quốc Bảo chuyển sang nhận công tác mới của Đảng. Tháng 1-1984, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá IV] đã bổ sung nội dung và đề ra 5 chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ của cả nước trong thời gian tiếp theo là:

+ Chương trình học tập - rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.             + Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp toàn diện.             + Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên.             + Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

            + Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông.

Đoàn viên, thanh niên cả nước đã tham gia mạnh mẽ vào các chương trình nói trên, tạo nên phong trào hành động cách mạng sôi nổi của tuổi trẻ cả nước vượt qua mọi khó khăn, ra sức phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chương trình Tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp, thanh niên nông thôn đã tỏ rõ vai trò của mình trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh, tăng năng suất lao động. Các cơ sở Đoàn trong nông nghiệp đã tổ chức được hơn 2.700 tổ, ban khoa học kỹ thuật trẻ; ở thành phố Hồ Chí Minh có 5/6 huyện ngoại thành với 67/85 xã đã thành lập ban khoa học kỹ thuật trẻ. Đoàn viên, thanh niên đã thể hiện rõ vai trò xung kích trong các đội chuyên của hợp tác xã nông nghiệp như đội sản xuất giống, đội bảo vệ thực vật, đội sản xuất phân bón, đội thủy lợi… Đến giữa năm 1983 đã có 5.537 đội bảo vệ thực vật với 107.186 đoàn viên, thanh niên tham gia. Đoàn tổ chức được 114 Trường Đoàn tổng hợp và 67 trường vừa học vừa làm để bồi dưỡng về văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên làm cơ sở cho việc đẩy mạnh sản xuất ở nông thôn. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tiến quản lý kinh tế, đoàn viên thanh niên đã hăng hái, phấn khởi thực hiện khoán mới và thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng lương thực. Trong thời kỳ 1981-1985, sản lượng lương thực hàng năm tăng 4,5% bình quân đạt 17 triệu tấn/năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp, thanh niên công nhân đã hăng hái thi đua lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Phong trào học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ; các hoạt động luyện tay nghề, thi thợ giỏi, Hội thi Tuổi trẻ sáng tạo, cải tiến kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ trong các địa phương, các ngành như ở Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, trong ngành dệt, xây dựng, cơ khí… Đặc biệt hình thức “Công trình thanh niên cộng sản” được mở rộng ngày càng nhiều. Đến cuối năm 1985, đã có 10 công trìnhthanh niên cộng sản có quy mô toàn quốc, trong đó 2 công trình lớn nhất là “Công trình TNCS xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình”, “Công trình TNCS xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại”. Hơn 150.000 lượt lao động trẻ, trong đó có nhiều kỹ sư và cán bộ kỹ thuật giỏi được tổ chức Đoàn trong cả nước giử tới hai công trình này và đã lập được những thành tích xuất sắc trong lao động sáng tạo. Đến cuối năm 1985, trên hai công trình TNCS Hoà Bình và Phả Lại, đã hoàn thành 1.000 hạng mục và phần việc do thanh niên quản lý; 200 tổ, đội sản xuất và 556 đầu xe máy đạt danh hiệu tập thể thanh niên xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh các công trình Thanh niên cộng sản có quy mô toàn quốc, ở các cơ sở cũng phát triển mạnh hình thức công trình Thanh niên cộng sản. Đến cuối năm 1983, trong 16 tỉnh, thành phố đã có hơn 11.000 công trình Thanh niên cộng sản trong giai đoạn này không những phát triển mạnh về số lượng, mà còn có cách làm mới, bước đầu hình thành được cơ chế quản lý thích hợp, trong đó có sự đóng góp tích cực của nhiều công trình Thanh niên cộng sản ngành than ở Quảng Ninh.

Trong chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, phong trào thanh niên có bước phát triển mới với những nội dung và hình thức phong phú. Trung ương Đoàn và Bộ Nội vụ đã ký Nghị quyết liên tịch nhằm đẩy mạnh phong trào xung kích của tuổi trẻ cả nước và tuổi trẻ lực lượng Công an nhân dân giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động phối hợp 3 lực lượng: thanh niên địa phương, thanh niên công an, thanh niên quân đội được mở rộng; hình thức kết nghĩa giữa tổ chức Đoàn và thanh niên các địa phương, đơn vị được phát triển. Cả nước đã thành lập 23.000 đội thanh niên xung kích an ninh, đội thanh niên kiểm tra với hơn 584 nghìn đội viên, 23 nghìn đội thiếu niên Sao đỏ với hơn 42 nghìn em tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và an toàn xã hội. Phong trào hành động cách mạng của thanh niên quân đội dược đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện quân sự, sẵ sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật và nâng cao đời sống của bộ đội. Phong trào thanh niên tình nguyện gia nhập các lực lượng vũ trang phát triển đều ở các địa phương. Các hoạt động trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc” được đông đảo đoàn viên, thanh, thiếu niên, kể cả thanh niên đang lao động và học tập ở nước ngoài hưởng ứng sôi nổi. Trung ương Đoàn đã trao tặng hàng trăm huy chương “Tuổi trẻ dũng cảm”, “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc” cho những đoàn viên, thanh niên đạt thành tích xuất sắc trên mặt trận an ninh - quốc phòng.

Thực hiện Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên đã tích cực góp phần củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, lập lai trật tự trong lĩnh vực lưu thông, phân phối. ở các tỉnh phía Nam, Đoàn đã động viên đoàn viên, thanh niên tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, ổn định thị trường, tham gia các hoạt động chống đầu cơ tích trữ. Tổ chức Đoàn tích cực tham gia củng cố thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, động viên đoàn viên, thanh niên thực hiện văn minh thương nghiệp, đăng ký xây dựng các quầy hàng, cửa hàng thanh niên, hợp tác xã mua bán, tổ phục vụ thanh niên.

Tháng 8-1983, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá IV] đã ra Nghị quyết về công tác tư tưởng của Đoàn nhằm đẩy mạnh việc giáo dục rèn luyện, xây dựng con người mới trong thanh niên. Nghị quyết nêu rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác tư tưởng là giáo dục, rèn luyện, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong những năm trước mắt, Đoàn cần làm cho đoàn viên, thanh, thiếu niên nước ta không ngừng nâng cao trình độ và chủ nghĩa Mác-Lê nin, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội; về cuộc đấu tranh giữa hai con đường, về những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, về tinh thần làm chủ tập thể; về truyền thống cách mạng; về tinh thần yêu nước kết hợp với chủ nghĩa Quốc tế vô sản trong sáng; về đạo đức và nếp sống xã hội chủ nghĩa, nhằm động viên tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh”.

Được sự chỉ đạo tập trung của các cấp bộ Đoàn, chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được triển khai mạnh mẽ; nhiều địa phương đã tổ chức chương trình giáo dục lý luận cơ bản và tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh niên.

Để đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định tổ chức “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng”. Thông qua các chương trình giáo dục cơ bản, các hoạt động cụ thể, thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên về truyền thống cách mạng vẻ vang, về lịch sử chiến đấu anh hùng của Đảng và nhân dân ta và bồi dưỡng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản chân chính và làm cho tuổi trẻ nhận thức rõ sứ mệnh của mình đối với đất nước, dân tộc. Các cơ quan xuất bản, báo chí của Đoàn đã có nhiều cải tiến, phục vụ kịp thời việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đoàn, giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong các phong trào. Các báo Tiền phong, Thiếu niên Tiền phong có nhiều cải tiến và ngày càng được đông đảo thanh, thiếu niên ưa thích, tìm đọc.

Qua công tác giáo dục chính trị tư tưởng, và các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn được củng cố thêm. Năm 1983, cả nước đã kết nạp thêm 580.346 đoàn viên mới, trong đó, số đội viên lớn tuổi được kết nạp Đoàn là 112.510 người. Đến năm 1985, đã có 14.998 cơ sở Đoàn tổ chức trao thẻ Đoàn cho 1.694.547 đoàn viên, đạt 43% tổng số đoàn viên. Tỷ lệ cơ sở Đoàn yếu kém giảm, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn được đẩy mạnh. Đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp được kiện toàn và trẻ hoá. ở cấp tỉnh, thành và quận, huyện Đoàn đã có 50% là cán bộ trẻ. Tỷ lệ cơ sở Đoàn khá và vững mạnh tăng, tỷ lệ cơ sở yếu kém giảm rõ rệt. Cuộc vận động “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được duy trì thường xuyên. Năm 1983, Đoàn đã giới thiệu với Đảng 309.168 đoàn viên ưu tú, kết nạp được 79.339 đồng chí vào Đảng.

Cùng với công tác xây dựng tổ chức Đoàn, công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng. Tháng 8-1982, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã họp bàn chuyên đề và ban hành chỉ thị số 11/TWĐTN “Về việc tăng cường chỉ đạo mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong thời gian trước nước”. Bản chỉ thị đã xác định mục tiêu, yêu cầu của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trong những năm tiếp theo, đề ra nhiệm vụ tăng cường củng cố, mở rộng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và nêu rõ vai trò hạt nhân nòng cốt của Đoàn trong tổ chức và hoạt động Hội.

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và tăng cường vai trò nòng cốt của Đoàn, công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Mô hình công tác “4 mặt” của Hội [trường học, tổ ấm, câu lạc bộ, cống hiến và trưởng thành], các loại hình tập hợp theo đội, nhóm nhỏ, các chi hội theo sở thích, nghề nghiệp… là những tìm tòi bước đầu đổi mới phương thức tập hợp thanh niên ở cơ sở, đã có tác dụng thu hút đông đảo thanh niên tham gia sinh hoạt Hội. Đến đầu năm 1984, ở Cửu Long có hơn 76.000 hội viên, Đồng Tháp - 33.000 hội viên, Kiên Giang - 26.000 hội viên, Phú Khánh - 70.000 hội viên, Gia Lai - Kon Tum - 40.000 hội viên, Quảng Nam - Đà Nẵng - 170.000 hội viên… Hoạt đông Hội  có nhiều hìnhthức phong phú, hấp dẫn đối với thanh niên, có tác dụng cổ vũ thanh niên tiên tiến để kết nạp vào Đoàn. Trong nhiều trường đại học, cao đẳng, Hội Sinh viên Việt Nam được củng cố, thu hút sinh viên vào các đợt hoạt động bổ ích.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ IV, “Hội đồng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh”, gọi tắt là Hội đồng phụ trách Đội đã được thành lập từ Trung ương đến cấp xã, phường nhằm tăng cường chỉ đạo của Đoàn đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

Phong trào học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy phát triển mạnh mẽ trong thiếu niên. Từ ngày 21 đến ngày 23-8-1981, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội, có 305 em đại biểu cho các chi đội mạnh, các Cháu ngoan Bác Hồ trong cả nước và 35 anh chị tổng phu trách xuất sắc. Cuộc hành quân mang tên “Chiến dịch Điện Biên Phủ” với nhiều hình thức thi đua sôi nổi đã thu hút hầu hết các Liên đội Thiếu niên Tiền phong trong cả nước với hơn 10 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng tham gia. Trong năm học 1983-1984, đã có 4 triệu em đạt danh hiệu thi đua “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”. Tháng 7-1984, tại thủ đô Hà Nội diễn ra cuộc gặt mặt “Cháu ngoan Bác Hồ - Chiến sĩ nhỏ giải phóng quân” để biểu dương các tập thể chi đội, liên đội và các đội viên, thiếu niên có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Nhiều hoạt động như: đi tìm địa chỉ đỏ, thu nhặt giấy vụn lao động công ích, lớp học tình thương, hoạt động xã hội, từ thiện.. được các em tham gia tự giác, sôi nổi…

Ngày 4-7-1985, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 26 NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đây là văn kiện hết sức quan trọng, có giá trị tổng kết lý luận và thực tiễn cao, đồng thời đề ra quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh niên, chuẩn bị bước vào giai đoạn lịch sử mới của dân tộc.

Trong thời gian 10 năm 91975-1985], mặc dù đất nước phải đương đầu với nhiều khó khăn to lớn, phức tạp, song Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, phẩm chất chính trị tốt đẹp, tài năng sáng tạo và nghị lực kiên cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên mọi trận tuyến cách mạng được Đảng và nhân dân tin cậy giao cho, xứng đáng là lực lượng xung kích và đội hậu bị tin cậy của Đảng.

Đổi mới tổ chức, hoạt động của Đoàn, phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.

Năm 1986 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của đất nước ta. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 [khoá V] chỉ rõ: “Năm 1986 phải là năm cải cách nhằm xoá bỏ lề lối quản lý hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toàn kinh doanh có lãi”. Sau đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Vi Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; Đại hội Đảng VI đã khẳng định những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 5 năm qua, biểu dương những nỗ lực vượt bậc của Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đồng thời phân tích tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta: Sản xuất bị đình đốn, lạm phát tăng vọt, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin giảm sút. Đại hội cũng đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan: Bị bao vây kinh tế, thiên tai liên tiếp và những nguyên nhân chủ quan: sai lầm về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Đại hội đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng, tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới.

Với tinh thần và thái độ tích cực tham gia công cuộc đổi mới, đông đảo thanh niên nước ta đã phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu vượt qua những thách thức để làm việc, học tập, rèn luyện vươn lên. Nhiều tấm gương trong sáng, nhiều tài năng trẻ đã xuất hiện trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Theo đường lối đổi mới của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong cả nước tập trung thực hiện hai trọng tâm công tác là:

- Đổi mới một phần công tác tổ chức, cán bộ và công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V.

- Đổi mới hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, quan tâm đến những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ.

Thực hiện những trọng tâm công tác trên, nhiều cơ sở Đoàn đã có tìm tòi, tạo dựng được mô hình phù hợp về tổ chức và hoạt động, các điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều với các loại hình hoạt động có hiệu quả. Theo tinh thần Đại hội Đảng VI, các cấp bộ Đoàn đã bắt đầu có những đổi mới trong tổ chức và hoạt động Đoàn, tiến hành Đại hội Đoàn các cấp, tích cực chuẩn bị tiến hành Đại hội Đoàn toàn quốc.

Yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng đặt ra cho thế hệ trẻ trách nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tiến hành từ ngày 27 đến ngày 30-11-1987 tại Hà Nội. Dự đại hội có 750 đại biểu thay mặt cho hơn 17 triệu nam nữ đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Trong số các đại biểu của Đại hội, có 193 đại biểu nữ, 110 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 76 đại biểu quân đội, 41 đại biểu ngành công an, 6 anh hùng các lực lượng vũ trang, 3 anh hùng lao động, 90 chiến sỹ thi đua, 7 đại biểu có học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ; đại biểu trẻ nhất ở tuổi 15 là đoàn viên học sinh phổ thông ở tỉnh Hoàng Liên Sơn. Có 24 đoàn khách quốc tế đến dự Đại hội.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã đến dự Đại hội. Phát biểu trước Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư đã thay mặt Đảng và phong trào thanh niên, đồng thời chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn đổi mới đồng thời căn dặn “… Từng đoàn viên, từng chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phải tìm đến với thanh niên, nhưng không phải để lên lớp, thuyết lý suông, mà bằng việc giải quyết những khúc mắc, khó khăn; từng bước một, Đoàn lôi cuốn họ vào việc vừa sức, có ích cho xã hội, cho bản thân đưa lại niềm vui và lòng tin vào cuộc sống”…

Đại hội nhất trí với bản báo cáo về tình hình thanh niên và công tác Đoàn do đồng chí Vũ Mão, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IV trình bày. Bản báo cáo nêu rõ: “Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay thanh niên và nhân dân  cả nước ta đã hăng hái thực hiện Nghị quyết của Đại hội, bắt tay vào công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bước đầu phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân chủ, ý thức phê bình và tự phê bình kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, đạt được một số thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh những cống hiến xuất sắc của đoàn viên và thanh niên cả nước đã nêu cao tinh thần bất khuất, khắc phục khó khăn, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn thể Đại hội đã nhất trí nêu cao quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần hoàn thành thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn, đấu tranh chống tiêu cực, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Đại hội xác định mục tiêu nhiệm vụ, đề ra những phong trào, chương trình hành động cách mạng cho nhiệm kỳ tới là:

- Động viên tuổi trẻ cả nước tạo ra phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, ba chương trình kinh tế lớn và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.

- Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, đổi mới nhận thức, nội dung và phương thức công tác Đoàn, đổi mới tổ chức và phong cách, hướng về cơ sở nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên và chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Về phong trào hành động cách mạng của thanh niên, Đại hội quyết định tiếp tục phát triển phong trào “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và tập trung thực hiện 4 chương trình:

1. Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.             2. Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.             3. Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

            4. Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kỹ thuật.

Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ V đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 150 ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoa V] đã bầu Ban Thường vụ, Ban Bí thư  Trung ương Đoàn. Đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V là Đại hội của thế hệ trẻ Việt Nam biểu thị quyết tâm đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo.

Triển khai 4 chương trình, các cấp bộ Đoàn đã cố gắng bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyển hướng công tác cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

Thực hiện chương trình xung kích, sáng tạo trên mặt trận phát triển kinh tế, được sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, hầu hết các cấp Tỉnh, Thành Đoàn và nhiều Quận, Huyện Đoàn đã xây dựng lực lượng thanh niên xung phong [TNXP] làm kinh tế. Hoạt động của lực lượng TNXP hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp bách của địa phương, cơ sở như khai hoang, phục hoá, trồng rừng, xây dựng các vùng kinh tế mới, xây dựng giao thông nông thôn… Nhiều đơn vị TNXP làm ăn có hiệu quả, biết tự hạch toán, sản xuất kinh doanh đầu tư theo chiều sâu, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực như lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh, Tổng hội TNXP Hà Nội, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh… Đến năm 1991, đã có 33 tỉnh, thành phố, 120 quận huyện và cơ sở tổ chức đội hình TNXP với hớn 2.000 đơn vị kinh tế thu hút 8 vạn lao động trẻ, trong đó có 3,5 vạn tập trung thường xuyên. Giá trị tổng sản lượng hàng năm của lực lượng TNXP đạt trên 300 tỷ đồng. Trong số 21 vạn lượt thanh niên tham gia TNXP, có 25.000 người [bằng 12%] được chuyển vào làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, 4% được cử đi học các lớp quản ký kinh tế và học nghề, 5% đi lao động hợp tác quốc tế, 25% vào làm việc ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Kỷ niệm lần thứ 40 ngày Bác Hồ chỉ thị thành lập các đơn vị TNXP, lực lượng TNXP toàn quốc đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Nhiều cơ sở Đoàn tham gia làm kinh tế nhằm xây dựng quỹ Đoàn bằng cách lập các công ty, xí nghiệp sản xuất thanh niên, các cơ sở dịch vụ tự trang trải, hoạt động theo đúng luật pháp, đã góp phần tạo thêm kinh phí cho các cơ sở Đoàn hoạt động như Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Sông Bé, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng…

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tháng 2-1989, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã phát động phong trào thi đua “Thanh niên nông thôn sản xuất - kinh doanh giỏi” nhắm động viên đông đảo thanh niên nông thôn hăng say lao động, phát huy sáng kiến, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh làm giàu cho gia đình và xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần chăm lo lợi ích, việc làm cho thanh niên, tập hợp đoàn kết thanh niên. Ngay từ thời gian đầu, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ với 9 triệu thanh niên tham gia. Có trên 5 vạn thanh niên nông thôn đạt thu nhập trên 5 triệu đồng/ năm. Riêng ngành cao su, trong tổng số 24.000 đoàn viên, thanh niên, đã có 12.180 người và 476 tập thể đạt danh hiệu “Sản xuất kinh doanh giỏi” nhiều địa phương đã chủ động tạo cơ chế để giúp chuyển giao kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, tạo cơ chế vay vốn thông qua các chi hội khuyến nông, các nhóm thanh niên giúp nhau làm ăn để thanh niên có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Chính nhờ những kết quả đã đạt được mà nhiều tổ chức Đoàn được Đảng và chính quyền chủ động tạo cơ chế chính sách để đoàn viên thanh niên có điều kiện đẩy mạnh việc thực hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.

Trong công nghiệp, bên cạnh những hoạt động được duy trì thường xuyên như luyện tay nghề, thi thợ giỏi, nhận công trình thanh niên…; tháng 1-1992, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Công nghiệp nhẹ phát động phong trào thi đua sản xuất đạt “chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, tiết kiệm, hạ giá thành”, gọi tắt là phong trào C-K-T. Trung ương Đoàn còn phối hợp với các Bộ, ngành, các doanh nghiệp lập quỹ khen thưởng “Đôi bàn tay vàng” để cổ vũ những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào C-K-T. Phong trào C-K-T đã nhanh chóng được các cơ sở Đoàn trong khối công nghiệp triển khai mạnh mẽ và trở thành phong trào sôi nổi trong thanh niên công nhân. Quý 3 năm 1992, Trung ương Đoàn đã tổ chức sơ kết phong trào C-K-T và thi quảng cáo, trưng bày, giới thiệu mẫu mã sản phẩm của các đơn vị sản xuất tiêu biểu, tổ chức Hội chợ triển lãm thanh niên sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng giỏi. Đã có 500 cơ sở công nghiệp Trung ương trên các lĩnh vực, hơn 3.500 xí nghiệp công nghiệp địa phương và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh triển khai phong trào C-K-T. Nhiều đơn vị thuộc ngành dệt, may sản xuất đồ da, nhựa… được công nhận có phong trào C-K-T khá. Nhiều xí nghiệp như Liên hiệp Sợi dệt kim [Hà Nội], Sứ Hải Dương, Kẹo Hải Hà, Dệt Việt Thắng, Thuốc lá Sài Gòn, Dây khoá kéo Nha Trang… là những đơn vị triển khai phong trào C-K-T sớm và có hiệu quả. Tổ chức Đoàn đã biểu dương kịp thời những cơ sở Đoàn có phong trào tốt, những đoàn viên thanh niên đạt danh hiệu: “Bàn tay vàng”. Trung ương Đoàn đã phối hợp với một số ngành, một số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn lập quỹ khen thưởng để khen thưởng cho những tập thể lao động và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào C.K.T.

Để chăm lo lợi ích thiết thực của thanh niên, tháng 1-198, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến lập ra Văn phòng giao dịch giới thiệu việc làm cho thanh niên. Trong 3 năm đầu, Văn phòng đã giới thiệu  và tìm được việc làm cho3.359 thanh niên. Từ kinh nghiệm của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1992 với sự giúp đỡ của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và ủy ban Nhân dân tỉnh nhiều Trung tâm giới thiệu việc làm đã được thành lập ở các Tỉnh, Thành Đoàn như ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Long An, An Giang, Hậu Giang, Đồng Nai… Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên đã thành lập Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Hàng năm, các trung tâm thuộc hệ thống Đoàn quản lý đã tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hàng vạn thanh niên.

Hội nghị lần thứ 5 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn [khoá V] đã ra Nghị quyết số 339/ NQ-BTV xác định rõ: “Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường công tác quốc phòng, an ninh đất nước, Đoàn chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị cho thanh niên có đủ phẩm chất chính trị, sức khoẻ, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quân sự, sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ  xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Bằng các hoạt động của Đoàn, làm cho tuổi trẻ thấy rõ bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp, đề cao cảnh giác, chống âm mưu diễn biến hoà bình của địch. Tăng cường bồi dưỡng truyền thống yêu nước bất khuất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ”.

Thực hiện Chương trình “Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc” được xác định tại Đại hội Đoàn V và Nghị quyết Hội nghị V, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, thanh niên trong các lực lượng vũ trang đã sôi nổi thi đua rèn luyện, phấn đấu, giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống cách mạng anh hùng của các lực lượng vũ trang nhân dân: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại…” trong các phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”, “làm theo 6 điều Bác dạy”. Chỉ trong thời gian ngắn, 80% đoàn viên, thanh niên quân đội đã tham gia phong trào. Tập thể đoàn viên, thanh niên Trung đoàn 1 [Sư đoàn 303, Quân khu 9]; Trung đoàn 131 Công binh, Hải quân, chi đoàn Hương Giang; Đoàn Công ty xây dựng 565 và 470 thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn; tuổi trẻ Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế… là những đơn vị lập được nhiều thành tích xuất sắc; chỉ sau hai năm thực hiện phong trào, trong toàn quân đã có 51.496 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Nhiều tập thể, cá nhân đoàn viên chiến sĩ Công an nhân dân đã lập được thành tích xuất sắc, vượt qua khó khăn, gian khổ để bám địa bàn, bám đối tượng, không ngại hy sinh, dũng cảm đấu tranh chống bọn tội phạm, thi đua lập công. Tổ chức Đoàn Công an thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh Niên trại Thủ Đức đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì. Một số đoàn viên đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang: liệt sĩ Triệu Việt Phong, cảnh sát bảo vệ [Lạng Sơn], Nguyễn Thành Tấn, cảnh sát đường phố [Hải Phòng], Phan Thanh Lập, cảnh sát cơ động [Minh Hải]… Nhiều cán bộ, đoàn viên thanh niên Công an được lãnh đạo Bộ Nội vụ và Trung ương Đoàn khen thưởng, lãnh đạo Bộ Nội vụ và Trung ương Đoàn khen thưởng, nhiều đoàn viên được kết nạp vào Đảng.

Hoạt động kết nghĩa giữa tổ chức Đoàn các địa phương với tổ chức Đoàn các đơn vị quân đội, công an biên phòng trên địa bàn đóng quân tiếp tục phát triển mạnh. Các ngày truyền thống của lực lượng vũ trang như ngày 22-12 [thành lập Quân đội], ngày 19-8 [thành lập lực lượng Công an nhân dân], ngày 3-3 [ngày Biên phòng Việt Nam]… đã được tổ chức kỷ niệm trọng thể với nhiều hoạt động giao lưu sôi nổi. Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 đã trở thành ngày hội “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc”. Đoàn viên, thanh niên nhiều cơ sở Đoàn hăng hái tham gia lực lượng dân quân, tự vệ, luyện tập quân sự, bảo vệ an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu. Các tổ chức cơ sở Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, động viên thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang…

Nhân ngày kể niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-1990 để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tuổi trẻ Việt Nam với tấm gương của các thế hệ bộ đội Cụ Hồ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định hàng năm lập 2 sổ tiết kiệm mỗi sổ trị giá 1 triệu đồng để tặng cho những người có công với cách mạng. Hai sổ tiết kiệm đầu tiên của năm 1990 đã được tặng cho Anh hùng Nguyễn Thị Chiên và Anh hùng Đặng Thị Vân; hai sổ tiết kiệm của năm 1991 đã được tặng cho gia đình Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân và Anh hùng Phan Hành Sơn. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn cũng đã lập sổ tiết kiệm để tặng cho bộ đội xuất ngũ. Năm 1989, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 500 học bổng học nghề cho bộ đội xuất ngũ; Thành Đoàn Hà Nội có nhiều hoạt động để lập sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng bộ đội xuất ngũ với giá trị nhiều triệu đồng; Tỉnh Đoàn Phú Yên tặng quà trị giá trên 2 triệu đồng và 176 mền chăn cho bộ đội xuất ngũ về địa phương…

Các hoạt động xã hội đã được các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâm chỉ đạo, thu hút nhiều tầng lớp thanh niên tham gia. Năm 1991, thiên tai, lũ lụt xảy ra ở cả miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Với tấm lòng tương thân tương ái, tuổi trẻ các địa phương, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động tạo nguồn kinh phí giúp đồng bào và thanh, thiếu niên Sơn La như Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh giúp 10 triệu, Đoàn Công ty Cao su Dầu Tiếng gửi 10 triệu đồng, Tỉnh Đoàn Hải Hưng giúp 1 triệu đồng, Thành Đoàn Hà Nội gửi giúp 3,3 triệu đồng và cử đội công tác xã hội của Đoàn Trường Đại học Y khoa đến khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lụt và làm sạch môi trường. Tháng 11-1991, các Tỉnh, Thành Đoàn trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ tuổi trẻ và nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt. Đoàn viên, thanh niên các địa phương đã vận động quyên góp lương thực, quần áo, sách vở và tiền mặt trị giá hàng chục triệu đến vài chục triệu đồng như thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Long An, Sông Bé, Hà Nội, Hà Nam Ninh…

Phong trào thiếu nhi được chuyển hướng theo yêu cầu mang tính xã hội hóa. Đó là nét mới trong công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng của các cấp bộ Đoàn. Đáng chú ý là hoạt động của Đội trong nhà trường được duy trì thường xuyên [98% thiếu niên đến trường là đội viên]. Nhiều Liên đội tổ chức “Hội vui học tập”, “Đôi bạn cùng lớp”... đoàn kết giúp nhau trong trong học tập và hoạt động xã hội. Trong 4 năm đã có 11,9 triệu lượt ngày công của các em giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Hơn 1.500.000 đội viên và thiếu niên tham gia hoạt động “Thiếu nhi chữ thập đỏ”.

Năm 1989 là Năm trẻ em của Việt Nam. Với trách nhiệm và tình thương đối với trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, 35 Tỉnh, Thành Đoàn đã tổ chức “lớp học tình thương” do đoàn viên, thanh niên đứng lớp giảng dạy và giúp đỡ sách vở, đồ dùng học tập cho các em con nhà nghèo, bệnh tật được đi học. Tính đến năm 1991, cả nước đã có 557 lớp học tình thương, giúp đỡ cho 11.225 em được đi học. Những Tỉnh, Thành Đoàn tổ chức tốt các hoạt động xã hội, thu hút được nhiều thanh, thiếu niên tham gia là Sông Bé, Thuận Hải, Vũng Tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hoà…

Hoạt động Đoàn trong trường học được đổi mới và phong trào thanh niên sinh viên, học sinh tiếp tục có những bước phát triển mới. Hội nghị lần thứ 6 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn [khoá V] ngày 23-8-1989 đã kết luận về phương hướng đổi mới công tác Đoàn trong nhà trường là đổi mới tổ chức, bộ máy, phong cách công tác nhằm tăng cường tính tự quản và dân chủ hoá hoạt động của Đoàn; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của nhà trường.

Nhiều cơ sở Đoàn đã có những hình thức hoạt động đa dạng như tổ chức các hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ, trao giải thưởng tài năng trẻ, thi khéo tay kỹ thuật, góp phần tổ chức nhiều mùa thi nghiêm túc. Đoàn trường ở nhiều nơi đã tham gia quản lý nhà trường, xây dựng “môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa” với hình thức như hình thành Hội đồng sinh viên, Hội đồng tự quản, Đội thanh niên xung kích an ninh, Đội thanh niên cờ đỏ, Đội thanh niên kiểm tra… Hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên học sinh, sinh viên đã góp phần giữ gìn vệ sinh, trật tự an ninh, đảm bảo các chế độ của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp dạy và học, gắn các hoạt động của nhà trường với xã hội. Trong những năm 1987-1992, tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên đã động viên học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội như phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, tham gia xóa mù chữ… Nhiều mô hình hoạt động tốt xuất hiện ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Thái, Cần Thơ, Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng…

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiều loại giải thưởng, các loại quỹ và tổ chức nhiều hoạt động để động viên đoàn viên, thanh niên tiến quân vào khoa học kỹ thuật như “Giải thưởng khoa học thanh niên”; “Giải báo chí Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”; “Giải văn học thiếu nhi”, huy chương “Tuổi trẻ sáng tạo”, các “Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, danh hiệu “Bàn tay vàng”… Phong trào thi đua học tập, tiến quân vào khoa học kỹ thuật của đoàn viên, thanh niên phát triển ở nhiều cơ sở Đoàn, đạt được kết quả tốt, tiến quân vào khoa học kỹ thuật của đoàn viên, thanh niên phát triển ở nhiều cơ sở Đoàn, đạt được kết quả tốt. Trong 128 mẫu mã mới của Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, có gần 100 mẫu do thanh niên sáng tạo. Đoàn viên, thanh niên nông thôn đi đầu trong việc áp dụng và phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp, hăng hái áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Nhiều cơ sở Đoàn trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã tổ chức các hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ, thi khéo tay kỹ thuật, trao giải thưởng tài năng trẻ…

Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, các cấp bộ Đoàn từ Trung ương đến cơ sở đã có nhiều cố gắng tìm tòi, đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn. Tháng 3-1988, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá V] đã ra Nghị quyết số 02/NQ-BCHTW, trong đó xác định: “Công tác giáo dục của Đoàn được đổi mới theo hướng mở rộng tính dân chủ, công khai, chân thật, cởi mở với tinh thần phê bình và tự phê bình trong mọi hoạt động,sinh hoạt của Đoàn. Đề cao tính chủ động, sáng tạo của từng đoàn viên, thanh niên, từng tổ chức Đoàn cơ sở để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục; làm cho nội dung và phương thức giáo dục của Đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy của Đảng, gần gũi với thanh niên”. Hàng loạt cuộc thi có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, ý thức tự hào về đất nước, về Đảng và Bác Hồ đã được tổ chức rộng rãi như cuộc thi chuyên đề lý luận chính trị - xã hội trong sinh viên các trường đại học đã được hơn 30.000 sinh viên của 66 trường đại học, cao đẳng trong cả nước tham gia, thi tìm hiểu truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thi mừng “Đội ta 50 mùa hoa” thi ca khúc chính trị…

Ngày 19-5-1988, Hội nghị lần thứ nhất Ban Thường vụ Trung ương Đoàn [khóa V] đã ra Nghị quyết chuyên đề “Về cuộc động viên tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh các hoạt động tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác” nhằm thông qua việc học tập và làm theo lời Bác bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, niềm tin và quyết tâm của tuổi trẻ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời sống, đi đầu thực hiện 3 chương trình kinh tế và cuộc vận động lớn của Đảng. Các cấp bộ Đoàn đã tiến hành đợt tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng của Bác Hồ bằng nhiều hình thức phong phú. Các hoạt động giáo dục với chủ đề “Bác Hồ với thanh niên và thiếu nhi”, thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác, các cuộc hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt câu lạc bộ, triển lãm nhỏ về thân thế và sự nghiệp của Bác, về tình cảm, sự quan tâm của Bác với thế hệ trẻ Việt Nam… được tổ chức rộng rãi ở các cơ sở Đoàn, các cấp bộ Đoàn. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã phát động phong trào “Làm theo lời Bác” được đoàn viên, thanh, thiếu niên hưởng ứng sôi nổi, đông đảo.

Ngày 16-5-1990, Đại hội “Thanh niên xuất sắc làm theo lời Bác” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người đã khai mạc tại Hội trường Ba Đình [Hà Nội]. 350 đại biểu thanh niên và 10 em thiếu niên tiên tiến xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động, thay mặt 20 triệu thanh niên cả nước đã báo công với Bác, biểu thị quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, ra sức phấn đấu cho thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tại Đại hội, đồng chí Đỗ Mười, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã phát biểu và trao tặng thế hệ trẻ Việt Nam bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mang dòng chữ: “Thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn”.

Đại hội đánh giá cao hoạt động của Đoàn trong thời gian qua, đồng thời khẳng định những cống hiến tích cực của đoàn viên, thanh niên trong lao động học tập và rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân ổn định đời sống và phát triển sản xuất.

Một điểm đổi mới trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn là tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đầu năm 1988, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khóa V] đã xác định: “Giáo dục về hôn nhân và gia đình, về kế hoạch hoá phát triển dân số vừa là một nội dung giáo dục mới; quan trọng đối với thanh niên vừa là một biện pháp lớn cấp bách mà toàn Đoàn phải tổ chức thực hiện để góp phần tạo ra phong trào thanh niên xung kích trên mặt trận kinh tế xã hội…

Thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn đã có chương trình triển khai giáo dục về dân số và kế hoạch hoá gia đình cho đoàn viên, thanh niên. Năm 1988, phong trào phấn đấu đạt 3 mục tiêu về dân số, kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai trong cả nước với nội dung:

- Nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh niên về dân số, sức khoẻ, môi trường.             - Thực hiện mô hình mỗi gia đình trẻ chỉ có từ 1 đến 2 con; nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, sống vệ sinh, lành mạnh.

            - Mỗi đoàn viên, thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực về dân số, sức khoẻ, môi trường.

Phong trào 3 mục tiêu nói trên đã được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đến hết năm 1992, đã có hơn 10 triệu lượt đoàn viên, thanh niên được tuyên truyền, phổ biến về nội dung phong trào và các biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Hàng chục vạn cặp vợ chồng trẻ đăng ký thực hiện chỉ có từ 1-2 con. ở 34 Tỉnh, Thành Đoàn đã thành lập được 1.360 đội tuyên truyền xung kích thanh niên tại cơ sở với 10.540 đội viên. Nhiều đội hoạt động có kết quả tốt như đội tuyên truyền thanh niên xã Hải Triều [Phú Tiên, Hải Hưng], xã Yên Hoà [Bắc Quang, Hà Giang] xã Lịch Hội thượng [Long Phú, Sóc Trăng], Nhà máy Quốc phòng Z159… được Trung ương Đoàn khen thưởng.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng nếp sống mới trong thanh, thiếu niên được chú trọng nhằm nâng cao đời sống tinh thần và góp phần giáo dục thanh, thiếu niên. Theo sáng kiến của báo Tiến Phong, vào năm 1988 cuộc thi hoa hậu toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta. Các cuộc thi “Bé khoẻ, bé đẹp”, thi sáng tác văn học “Tác phẩm Tuổi xanh”, thi “Tiếng hát học sinh, sinh viên toàn quốc”, các cuộc hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao, thi bơi truyền thống, chạy việt dã… được tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo thanh, thiếu niên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.

Để đẩy mạnh đổi mới phương thức công tác giáo dục, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng phát triển các phương tiện thông tin đại chúng của Đoàn. Đến năm 1992, riêng Trung ương Đoàn có 15 tờ báo và tạp chí, phát hành 35 kỳ trong một tháng, với số lượng hàng triệu bản; có 2 chương trình phát hành, 1 chương trình truyền hình thanh niên. Hai tờ báo Tiền phong và Thanh niên đã có nhiều đổi mới về nội dung, cải tiến về hình thức, ngày càng chiếm được tín nhiệm, cảm tình của thanh niên, thực sự trở thành người cổ vũ, tuyên truyền cho phong trào thanh niên, người phản ánh tâm tư, tình cảm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh niên. Hầu hết các Tỉnh, Thành Đoàn đều phối hợp với các báo, đài địa phương để xây dựng chuyên mục thanh, thiếu nhi hoặc ra báo thanh niên vủa địa phương. Báo Tuổi trẻ Thủ đô [Thành Đoàn Hà Nội] và báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có sức lôi cuốn bạn đọc và được phát hành ngày càng rộng. Hệ thống xuất bản của Trung ương Đoàn được củng cố và phát triển, hàng năm xuất bản hàng trăm đầu sách. Nhiều cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng được đông đảo các em thiếu nhi yêu thích. Nhà xuất bản Thanh Niên với các “Tủ sách Truyền thống”, “Tủ sách danh nhân”, “Tủ sách dành cho cán bộ Đoàn”… đã góp phần đáng kể cho công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn, Hội, Đội…

Tháng 2-1988, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 2 [khoá V] đã quyết định mở cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” với hai mục tiêu chính:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở, đặc biệt là chi đoàn. - Nâng cao chất lượng đoàn viên; làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và công tác phát triển đoàn viên mới.

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khoá V] là một trong những hội nghị có vị trí rất quan trọng mà những định hướng mang ý nghĩa thực tiễn đã từng bước củng cố và phát triển tổ chức Đoàn trong những điều kiện hết sức khó khăn. Tháng 5-1988, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã họp hội nghị xem xét việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành và đề ra kế hoạch số 04 về thực hiện cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh, nêu rõ các bước công tác cụ thể trong thời gian 3 năm với mục tiêu, phương châm, nội dung, biện pháp và tổ chức chỉ đạo đồng bộ.

Thực hiện cuộc vận động, toàn Đoàn tập trung vào việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của chi đoàn và Đoàn cơ sở, nâng cao chất lượng đoàn viên, mở rộng các hình thức đoàn kết, tập hợp thanh niên, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với cán bộ cơ sở và điều kiện hoạt động của Đoàn. Qua 3 năm triển khai, cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh đã nâng cao nhận thức về nhiệm của các cấp bộ Đoàn; hạn chế tình trạng giảm sút chất lượng tổ chức chi đoàn và Đoàn cơ sở. Tỷ lệ chi đoàn khá và mạnh tăng 51,7% so với năm 1988. Kết quả rõ nét nhất là qua cuộc vận động đã điều chỉnh một bước cơ cấu tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chế quản lý mới cùng với đổi mới về mặt tổ chức bộ máy, công tác cán bộ Đoàn cũng được quan tâm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chi Đoàn, Đoàn cơ sở đã được đổi mới về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo. Nhiều địa phương đã biên soạn các loại tài liệu như sổ tay cán bộ Đoàn, hướng dẫn kỹ năng tổ chức sinh hoạt thanh niên và tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thi cán bộ Đoàn cơ sở giỏi… Trong 3 năm 1989-1991, toàn Đoàn đã kết nạp được 1.152.000 đoàn viên mới; tỷ lệ đoàn viên xuất sắc tăng hơn 50% so với năm 1988.

Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên được chú trọng và từng bước được đổi mới; Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam  được củng cố và mở rộng. Nội dung, phương thức hoạt động của Hội đã có những cải tiến phù hợp với điều kiện mới, phong phú và thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Từ mô hình 4 mặt: trường học, tổ ấm, câu lạc bộ, cống hiến và trưởng thành; các loại hình tập hợp thanh niên của Hội đã phát triển phong phú tới các loại đội, nhóm nhỏ, các đội công tác xã hội, các chi hội nghề nghiệp… Sự phát triển phong phú, đa dạng các loại hình này đã tăng cường khả năng tập hợp thanh niên của tổ chức Hội. Thàng 12-1990, Hội nghị Cán bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã họp kiện toàn ủy ban Trung ương Hội và đề ra Chương trình công tác Hội trong những năm tới. Đến thời điểm này, trên toàn quốc đã có 27 ủy ban hội cấp tỉnh, thành phố, 70 ủy ban hội cấp quận, huyện và hơn 10.000 chi hội cơ sở. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên các tôn giáo, dân tộc được các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâm hơn trước. Các cuộc “Gặp gỡ thanh niên các dân tộc miền núi phía Bắc” [ Quảng Ninh - 1991], “Gặp gỡ Tây Nguyên” [Đắc Lắc - 1992] là những hoạt động lớn với sự tham gia của đông đảo đại diện đoàn viên, thanh niên các dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó của tuổi trẻ các dân tộc đồng lòng, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, mô hình “Làng Thanh niên” tập hợp và phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng bản làng, quê hương đã được ra đời theo sáng kiến của Tỉnh Đoàn Gia Lai - Kon Tum và nhanh chóng nhân rộng ở các tỉnh Tây Nguyên.

Hội Sinh viên Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của giới sinh viên, được củng cố và phát triển trong nhiều trường đại học, cao đẳng. Ngày 19-3-1987, Điều lệ Hội Sinh viên đã được Hội đồng Bộ trưởng phê duyện, đánh dấu một bước phát triển mới của Hội. Đến hết năm 1988, trong tổng số 93 trường đại học, cao đẳng đã có 39 trường thành lập tổ chức Hội với hơn 45.000 hội viên. Công tác Đoàn trong nhà trường và công tác Hội sinh viên Việt Nam đã được đổi mới cả về tổ chức, bộ máy và phong trào công tác; tính tự quản và dân chủ hoá hoạt động Đoàn, Hội được đẩy mạnh; nội dung hoạt động bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường và phù hợp tâm lý, nguyên vọng của sinh viên, tổ chức các hoạt động đem lại lợi ích cho sinh viên; động viên sinh viên tham gia giải quyết các khó khăn của nhà trường; kiến nghị và bảo vệ lợi ích chính đáng của sinh viên; nâng cao hiệu quả tổng hợp và giáo dục sinh viên góp phần tích cực vào đổi mới của nhà trường.

Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi được đổi mới theo hướng tăng cường hoạt động của Đội trong nhà trường, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Từ năm học 1989-1990, chương trình hoạt động người giờ học được nhiều Liên đội triển khai với các hoạt động phong phú như “Hội vui học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”, hội khoẻ, hội diễn, các cuộc thi viết, vẽ nhân các ngày kỷ niệm lớn; các hoạt động giúp nhau trong học tập, giúp bạn nghèo vượt khó… Hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư được nhiều địa phương triển khai tốt như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Bắc, Long An, Hậu Giang… Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách Đội có nhiều tiến bộ. Các ủy ban thiếu niên, nhi đồng được kiện toàn và quy chế Hội đồng Hội các cấp được ban hành.

Hoạt động Đội được tổ chức Đoàn các cấp tăng cường chỉ đạo nên công tác Đội có chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng gắn bó với xã hội, đáp ứng yêu cầu lợi ích của đội viên và tập thể Đội. Nhiều phong trào thiếu nhi được duy trì và phát triển. Trong hai năm 1989-1990, đã có 1,9 triệu lượt ngày công của các em đội viên, thiếu niên giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, 700.000 công tu sửa nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều chi đội, liên đội đã tổ chức quyên góp và vận đông các em cũng như người lớn tuổi ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt; hơn 1,5 triệu đội viên, thiếu niên đã tham gia các hoạt động y tế cộng đồng và các hoạt động xã hội trong “Thiếu nhi Chữ thập đỏ”. Nhiều đội viên học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ”; nhiều đội viên lớn tuổi đã được kết nạp vào Đoàn.

Mặc dù tình hình quốc tế trong những năm này có nhiều biến động, phong trào thanh niên dân chủ thế giới lâm vào khủng hoảng, song công tác đối ngoại của Đoàn tiếp tục phát triển dưới ánh sáng đường lối đối ngoại của Đảng. Đoàn đã kịp thời tìm ra các biện pháp nhằm góp phần tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bao vây, cô lập, thêm bạn bớt thù, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại phục vụ công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới Đoàn vì lơi ích của phong trào thanh niên. Đoàn tích cực chuyển mạnh hoạt động đối ngoại theo các mục tiêu cụ thể, thiết thực, nhằm làm cho thanh niên thế giới hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đối với phong trào thanh niên nước ta. Đoàn đã duy trì các mối quan hệ truyền thống với các tổ chức thanh niên Lào, Campuchia, ấn Độ, Cu Ba, Pháp, Thụy Điển…; từng bước mở rộng quan hệ với tổ chức của Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Trước những biến động phức tạp và đầy thử thách của tình hình thế giới và trong nước vào cuối những năm 80, đầu những năm 90, Đoàn TNSC Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam đã vững vàng, kiên định theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên cơ sở định hướng đúng đắn quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Đoàn; công tác Đoàn và phong trào thanh niên thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Page 4

Chương XIV 

CHƯƠNG XIV
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NƯỚC TA

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đoàn và quá trình triển khai các Chương trình hành động của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, qua 10 năm thực hiện, đã đem lại những chuyển biến sâu sắc trong cục diện đất nước: ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được củng cố, nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ xã hội được mở rộng, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ đối ngoại phát triển mạnh, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ hợp tác và tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, vẫn còn những tồn tại và yếu kém, những nguy cơ và thách thức cần phải vượt  qua nhằm đưa đất nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tại Hà Nội,  Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đánh giá đúng đắn những kết quả to lớn, toàn diện của công cuộc đổi mới đất nước, chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém, nêu lên những thách thức và yêu cầu mới đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Đánh giá tổng quát kết quả 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII; Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan  trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản”.

Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là : “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, phải ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Về thanh niên và công tác thanh niên, Đại hội chỉ rõ: “Đối với Thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đực, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên. Tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên”.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, hai đồng chí Hồ Đức Việt, Bí thư thứ nhất và đồng chí Vũ Trọng Kim Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn đều được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 12 năm 1996, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 [khoá VI], đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay đồng chí Hồ Đức Việt, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được Đảng điều động nhận công tác mới.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của đất nước ta: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vô cùng phấn khởi và tự hào, đoàn viên, thanh niên đã nêu cao ý thức trách nhiệm; học tập, nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, thảo luận xây dựng các chương trình hành động của tuổi trẻ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng trong Đại hội Đoàn các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII.

Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh  đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 899 đại biểu, đại diện cho trí tuệ và niềm tin của hàng triệu cán bộ, đoàn viên và tuổi trẻ Việt Nam. Đại hội vui mừng được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn các khoá. Đến dự Đại hội còn có nhiều đoàn đại biểu của các tổ chức thanh niên quốc tế, đoàn đại biểu thanh niên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá và biểu dương những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, xác định rõ vai trò của tuổi trẻ, phương hướng và nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  “...Hơn 10 năm qua, trong sự nghiệp đổi mới, đoàn viên, thanh niên nước ta luôn phát huy truyền thống “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” và đã có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn về mọi mặt của đất nước xứng đáng là đội quân xung kích của cách mạng trong thời kỳ mới. Hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã thu hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên cả nước hăng hái tham gia. Nhiều cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xóa mù chữ, tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..., nhiều gương điển hình tiên tiến đã và đang xuất hiện. Trong hoạt động thực tiễn phong phú và sôi nổi đó, lớp thanh niên đó có kiến thức, giàu sức sống, năng động, sáng tạo và gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng đông đảo...”.

Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI đã thay mặt Ban Chấp hành đọc diễn văn khai mạc và đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Trung ương Đoàn trình bày báo cáo chính trị trước Đại hội.

Đại hội đã đánh giá tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ VI và thảo luận xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997-2002. Tại Đại hội, Lực lượng TNXP Việt Nam vô cùng vinh dự được nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” do Nhà nước phong tặng. Đại hội đã xác định mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh; thiếu nhi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xung kích thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 1997-2002 và quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới, nhằm tổ chức và động viên đoàn viên, thanh niên tình nguyện “lên rừng, xuống biển”, đem tài năng, sức trẻ đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo cáo khẳng định: “Trong nhiệm kỳ qua, giữ vững và phát huy bản chất chính trị là lực lượng xung kích cách mạng của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa rộng lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng, giáo dục, động viên và tổ chức cho hàng triệu đoàn viên, thanh niên đi đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; kiên trì tự đổi mới có kết quả, từng bước đưa công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thích ứng với điều kiện mới; góp phần ổn định tình hình thanh niên. Vai trò, ảnh hưởng của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội được giữ vững và phát huy”.

Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”. Đại hội đã đề ra những nội dung, giải pháp xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh và Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gồm:

- Chương trình I: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.             - Chương II: Thanh niên học tập, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ.             - Chương III: Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia.             - Chương IV: Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.             - Chương V: Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.             - Chương VI: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

            - Chương VII: Hội nhập quốc tế thanh niên và tăng cường công tác quốc tế của Đoàn.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII gồm 125 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã bầu Ban Thường vụ gồm 23 ủy viên và bầu Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Tiếp đó Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã họp phân công đồng chí Bí thư Hoàng Bình Quân làm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn.

Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII đã đọc diễn văn bế mạc Đại hội vào sáng ngày 29-11-1997.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đánh dấu bước phát triển mới của phong trào thanh niên cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta.

Tháng 2 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ hai đã thảo luận và xây dựng Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên năm 1998. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan to lớn như diễn biến thời tiết phức tạp, lũ lụt xảy ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á tới tốc độ phát triển kinh tế, nhưng cán bộ, đoàn viên, thanh niên ta đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm đẩy mạnh công tác Đoàn và tiếp tục phát triển phong trào thanh, thiếu niên.

Ngay từ đầu năm 1998, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận để quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn VII thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các đối tượng thanh niên. Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên, giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên, giáo dục pháp luật đã được các Tỉnh, Thành Đoàn triển khai bằng nhiều hình thức và các chủ đề gần gũi với đoàn viên, thanh niên như: “Tôi - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”, “Lý tưởng của thanh niên ngày nay”, “Hành trang vào thế kỷ 21”… Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, xây dựng nếp sống mới có nhiều nét mới, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước. Đoàn viên, thanh niên hào hứng tham gia các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc “Âm vang Trường Sơn”, “Hát mãi khúc quân hành”, thi “Thanh niên hát dân ca”, “Liên hoan văn hoá các dân tộc thiểu số”…Thanh niên rất ưa thích, thuộc và hát các bài hát truyền thống, các ca khúc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành phố Sài Gòn, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hình thức giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên.

Các cấp bộ Đoàn đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khoá VIII] lần thứ 5, lần thứ 6, thứ 7… Nhiều cấp bộ Đoàn đã đầu tư biên soạn và phát triển tài liệu ở dạng hỏi đáp hoặc tài liệu chuyên đề phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Nhiều địa phương đã chú ý đổi mới hình thức học tập nghị quyết của Đảng, phát luật, chính sách của Nhà nước thông qua thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tuyên truyền viên trẻ, lồng ghép với các hoạt động văn hoá, văn nghệ.

Để nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng  cho đoàn viên, thanh niên, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định lấy năm 1999 là năm mở đầu học lý luận chính trị cho đoàn viên, thanh niên và tổ chức biên soạn, phát hành cuốn sách “5 bài học lý luận chính trị”. Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã quan tâm gửi thư ân cần khuyến khích thanh niên tích cực học tập chính trị để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Thư có đoạn: “Mong rằng tất cả đoàn viên, thanh niên hãy ra sức học tâp để nắm vững lí luận và vận dụng tốt vào thực tiễn công tác của mình”. Các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai việc học tập lý luận chính trị một cách đồng bộ và bước đầu đạt những kết quả tốt. Quán triệt Chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư, đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã triển khai việc học tập 5 bài học lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai học tập cho đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đã có trên 4 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập 5 bài học lý luận chính trị và hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và tham gia các sinh hoạt chính trị của Đoàn. Những địa phương đã làm tốt việc học tập 5 bài học lý luận chính trị là: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai, Bắc Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, An Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Kiên Giang, Quảng Trị, Bình Định, Hà Giang, Quảng Ninh, Cần Thơ, Long An, Cà Mau, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đoàn Cơ yếu, Ban Công tác thanh niên quân đội…

Hoạt động “Chào thế kỷ mới” được mở đầu bằng 21 diễn đàn “Tầm nhìn thế kỷ” được nhiều địa phương triển khai, tổ chức các hoạt động lồng ghép gắn với hai phong trào lớn của Đoàn. Trong năm 1999, công tác giáo dục truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng, nổi bật là các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3-1999, kỷ niệm 45 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 24 năm ngày giải phóng miền Nam, 30 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, kỷ niệm 55 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam… Hai hoạt động quy mô lớn là cuộc hành quân về thăm căn cứ cách mạng Nước Oa [Trà My - Quảng Ngãi] và cuộc “Gặp gỡ Điện Biên 45 năm” đã được tổ chức thành công. Các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc cho đoàn viên, thanh niên đã có sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội. Gắn việc giáo dục truyền thống với động viên phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, thanh niên, các Tỉnh, Thành Đoàn đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan thanh niên tiên tiến các tỉnh đồng bằng sông Hồng [lần thứ nhất], ngày hội văn hoá thanh niên các dân tộc Tây Nguyên, liên hoan Thanh niên giỏi nghề nông các tỉnh, thành phố miền Đông, Tây Nam Bộ, liên hoan phụ trách giỏi… Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống trong hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 7 đã được tăng cường chỉ đạo và triển khai mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng, nhận thức về tình hình đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ cho đoàn viên, thanh niên và khẳng định vai trò hạt nhân chính trị của Đoàn trong phong trào thanh niên nước ta.

Việc tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống mới trong đoàn viên, thanh niên được triển khai với nhiều cách làm sáng tạo trong các cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, diễn đàn “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”, cuộc vận động “Cưới theo nếp sống văn minh” và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đoàn, Hội, Đội và triển khai ở cơ sở với các hình thức như câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, các đợt tuyên truyền, thi tìm hiểu, các Hội trại thanh niên phòng chống ma túy, Câu lạc bộ thanh niên phòng chống AIDS… Cuộc vận động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường tiếp tục được triển khai ở các cơ sở Đoàn. Các hình thức truyền thông tiếp tục phát triển như các đợt tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu.. Cuộc thi “Vì sức khoẻ và hạnh phúc của bạn” trong năm 1999 đã nhận được 1,3 triệu bài dự thi. Các mô hình như Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên, đội lưu diễn từ làng đến làng về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, mô hình Trung tâm tư vấn… tiếp tục phát triển. Từ 2 Trung tâm tư vấn do Trung ương thí điểm xây dựng năm 1998, đến cuối năm 1999 đã có thêm 7 Trung tâm tư vấn ở Khánh hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng… đã tư vấn qua điện thoại và trực tiếp cho hơn 50.000 trường hợp. Hoạt động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường đã tập trung vào nội dung mới là sức khoẻ sinh sản vị thành niên và các hoạt động truyền thông được kết hợp với triển khai các chương trình - dự án tạo thành hoạt động mạnh mẽ ở nhiều địa phương, cơ sở.

Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được đoàn viên, thanh niên tham gia đông đảo cùng với việc triển khai các chương trình hành động của Đại hội Đoàn lần thứ VII.

Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, đặc biệt là phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện. Đã có hàng triệu lượt sinh viên, học sinh hăng hái đến các vùng sâu, vùng xa giúp đỡ đồng bào xây dựng nông thôn, phát triển sản xuất, chăm sóc y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, hiến máu nhân đạo.

Từ ngày 22 đến ngày 23-12-1998, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 400 đại biểu. Thay mặt cho hơn 858.000 sinh viên cả nước về dự Đại hội. Đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đề ra 6 chương trình hoạt động của Hội và phong trào sinh viên đến năm 2003. Đại hội đã hiệp thương cử ra Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 63 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành đã cử ra Ban thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm Chủ tịch Hội.

Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục truyền thống, phát luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai với nhiều hình thức: tập huấn, nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, tham quan… Bên cạnh việc nâng cao nội dung, cải tiến các hình thức hoạt động có từ trước, đã tập trung nhiều hơn cho một số hoạt động: định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trung học, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các trường Đại học, cao đẳng chủ động phối hợp với các phòng, ban của nhà trường tổ chức các Hội nghị chuyên đề về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; phát triển các câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ học thuật trong sinh viên. Các trường ở Hà Nội có 113 câu lạc bộ, ở thành phố Hồ Chí Minh có 92 câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Năm học 1998-1999 trong các trường ở Hà Nội đã có 2.262 sinh viên tham gia nghiên cứu 1.642 đề tài khoa học, 1.458 sinh viên tham gia thi Olimpic các môn học. ở thành phố Hồ Chí Minh có 4.864 sinh viên tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học, 13.300 sinh viên tham gia báo cáo chuyên đề, 1.050 sinh viên tham gia các diễn đàn khoa học. Hội thi Tin học trẻ không chuyên đã được tổ chức từ các tỉnh, thành phố và cuộc thi cấp toàn quốc đã có 57 đội đại biểu của các tỉnh, thành phố tham dự. Các hình thức, các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, các loại giải thưởng khoa học, kỹ thuật cho thanh niên ngày càng phong phú và được triển khai ở hầu hết các trường. Chỉ riêng Trung ương Hội sinh viên, năm học 1998-1999 đã trao 120 suất học bổng cho cán bộ, hội sinh, sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn của 38 trường đại học, cao đẳng trong cả nước trị giá mỗi suất 1triệu đồng. Năm 1999, có 138.797 học sinh, sinh viên được nhận học bổng với số tiền 19.283 triệu đồng. Nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học bổng các loại với số tiền là 101.248 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học tình thương, xóa mù chữ cho 474.268 người.

Các hoạt động xã hội trong mùa hè như chiến dịch “ánh sáng văn hoá”, “Mùa hè thanh niên tình nguyện”, các hình thức lao động tình nguyện của học sinh, sinh viên tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực, được xã hội đánh giá cao. Chương trình “Mùa hè thanh niên tình nguyện” năm 1999 của Thành Đoàn và Hội sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức đã động viên hàng nghìn đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, khám chữa bệnh cho đồng bào ở huyện Sóc Sơn và các địa bàn khác; khám chữa bệnh và phát thuốc cho đồng bào một số xã vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Chiến dịch “Mùa hè xanh 99” của đoàn viên, thanh niên, sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đã tập hợp được 3.300 sinh viên và đoàn viên thanh niên địa phương tham gia xóa mù chữ, hoạt động văn hoá - xã hội, xoá đói giảm nghèo tại 75 phường, xã thuộc 10 quận, huyện của thành phố trong đợt công tác kéo dài 23 ngày.

ở các địa phương bị thiên tai lũ lụt, thanh niên đã phát huy cao độ tinh thần anh dũng, khắc phục khó khăn, truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cứu giúp đồng bào, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, khắc phục hậu quả lũ lụt, nhanh chóng ổn định đời sống, ổn định học tập. Đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên, cả nước đã sôi nổi tình nguyện chia sẻ sách, vở, phương tiện học tập, quần áo, đóng góp lương thực, thực phẩm, tiền ủng hộ đồng bào và thanh niên vùng lũ lụt. Sinh viên Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tổ chức các đội sinh viên tình nguyện vận chuyển hàng cứu trợ tới đồng bào ngay trong khi lũ lụt và tham gia khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, làm vệ sinh môi trường, xây dựng lại nhà cửa, trường học. Hoạt động tình nguyện của đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên chống và khắc phục hậu quả lũ lụt đã thể hiện truyền thống tốt đẹp, tính nhạy bén và tính tích cực xã hội của học sinh, sinh viên Việt Nam.

Chỉ hơn hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII và hơn một năm sau Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI, phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” đã có bước phát triển mới mạnh mẽ với nét nổi bật là các hoạt động tình nguyện. Các lĩnh vực hoạt động tình nguyện trong đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng như tình nguyện tham gia xóa mù chữ, tình nguyện làm công tác xã hội, tình nguyện hiến máu nhân đạo, tham gia xoá đói, giảm nghèo… Hoạt động tình nguyện trong học sinh, sinh viên đang trở thành phong trào rộng rãi và có sức lan toả nhanh chóng.

Tổ chức Đoàn các cấp đã động viên, tổ chức cho đoàn viên thanh niên xung kích tình nguyện tham gia thực hiện chương trình Quốc gia xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Các cơ sở Đoàn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa được sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn viên, chiến sĩ bộ đôi biên phòng mở thêm nhiều lớp xoá mù chữ, chống tái mù chữ. Năm 1998 các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã tổ chức được 4.604 lớp xoá mù chữ với sự tham gia dạy học của 23.360 đoàn viên, thanh niên, xoá mù chữ cho 87.600 người; năm 1999 tổ chức 6.367 lớp học xoá mù chữ với 26.590 đoàn viên, thanh niên tham gia dạy học, xoá mù chữ cho 132.250 người.

Đặc biệt, nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học bổng các loại, với số tiền là 101.248 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học tình thương, xóa mù chữ cho 474.268 người, tăng gấp 2,1 lần so với nhiệm kỳ trước.

Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” ở khu vực nông thôn tiếp tục phát triển. Chương trình thanh niên nông thôn tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được triển khai rộng rãi thông qua việc tiếp tục nhân rộng các mô hình đã có như câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hội thi kỹ thuật nghề nông, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, tổ chức công trình thanh niên, điểm trình diễn kỹ thuật nghề nông, xây dựng vườn cây thanh niên, cánh đồng thanh niên…

Đến cuối năm 1999, các cấp bộ Đoàn tiếp tục duy trì hoạt động của 2.977 câu lạc bộ khuyến nông, thu hút hơn 82.700 thanh niên tham gia, tổ chức được 4.303 điểm trình diễn kỹ thuật với sự tham gia của 127.150 đoàn viên thanh niên. Việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho thanh niên nông thôn được quan tâm bên cạnh việc tăng cường động viên đoàn viên, thanh niên tự giúp đỡ nhau trong sản xuất. Hơn một chục nghìn dự án vay vốn từ các nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã giúp cho 133.872 thanh niên vay vốn sản xuất với số tiền là 203.942 triệu đồng; gần 7.000 hộ thanh niên nghèo được vay 11 tỷ từ nguồn vốn của ngân hàng người nghèo. Trong năm 1999, đoàn viên thanh niên đã tự giúp nhau với số vốn 67.183 triệu đồng. Việc đảm nhận công trình thanh niên ở nông thôn tiếp tục phát triển, 2.607.500 đoàn viên, thanh niên đã tham gia đảm nhận 34.896 công trình thanh niên. ở một số địa phương đã tổ chức hợp tác xã thanh niên theo luật hợp tác xã, nét mới trong hoạt động Đoàn ở nông thôn. Mô hình Làng Thanh niên, trang trại trẻ ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển, đã có hơn 1.500 trang trại trẻ, 400 Làng Thanh niên để tăng cường chỉ đạo, đầu tư phát triển mạnh hơn nữa.

Các khu kinh tế thanh niên gắn với dự án trồng 5 triệu ha rừng và lấn biển ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Quảng Ngãi đang hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện định canh định cư cho hàng trăm gia đình trẻ. Lực lượng Thanh niên xung phong tiếp tục được kiện toàn, đảm nhận nhiều chương trình, phần việc trong các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Đề án xây dựng huyện đảo thanh niên Bạch Long Vĩ đã được Nhà nước phê duyệt và bắt đầu thực hiện có kết quả. Thông qua các dự án, đoàn viên, thanh niên và thanh niên xung phong ở các  tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, đảo Bạch Long Vĩ đã trồng được 400 ha rừng, khoanh nuôi và bảo vệ 6.000 ha mặt nước ven biển.

Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho thanh niên nông thôn được chú trọng. Trung tâm dịch vụ việc làm “Sông Hồng” của Trung ương Đoàn và các Trung tâm dịch vụ việc làm của các Tỉnh, Thành Đoàn đang phát triển hình thức dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn để nâng cao trình độ kỹ thuật nông nghiệp, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động trong thanh niên nông thôn. Năm 1999, các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã dạy nghề cho 131.680 thanh niên, giới thiệu việc làm cho 74.884 thanh niên. Huyện Đoàn Thăng Bình [Quảng Nam] đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm của huyện, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho thanh niên. Một số địa phương đã chú trọng phát triển các nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông sản để tạo thêm việc làm, giảm bớt tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên nông thôn. Trong nhiệm kỳ vừa qua, các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã dạy nghề cho 689.093 thanh niên, giới thiệu việc làm cho 419.966 thanh niên.

Các cơ sở Đoàn đã tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia xay dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long; làm đường giao thông nông thôn; giữ vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn… góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong phong trào thanh niên lập nghiệp đang hình thành và phát triển mô hình các đội hình thanh niên xung phong tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn mới chống đói nghèo, chống thất nghiệp. Đây là nét mới đáng chú ý trong phong trào thanh niên nông thôn từ sau Đại hội Đoàn lần thứ VII.

Chương trình thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ được tâp trung vào việc thực hiện chương trình liên tịch giữa Đoàn Thanh niên với Bộ Công nghiệp. Các hình thức hoạt động có tác dụng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề cho thanh niên được chú trọng. Một số Tỉnh, Thành Đoàn có nhiều hình thức mới thu hút rộng rãi đoàn viên, thanh niên công nhân viên chức tham gia phong trào như Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phong, Đồng Nai… Tính đến hết năm 1998, đoàn viên, thanh niên nhân viên chức đã đảm nhận 10.041 công trình thanh niên trị giá 88.318 triệu đồng; tổ chức 1.456 cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi, thu hút 75.284 đoàn viên, thanh niên tham gia, thực hiện 4.906 đề tài, sáng kiến. Năm 1999 đã có thêm 15.212 công trình thanh niên trong khối thanh niên công nhân viên chức. Đoàn viên, thanh niên trong cả nước đang sôi nổi thi đua đảm nhận công trình thanh niên và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình để tiến tới bình chọn 21 công trình tiêu biểu “Chào thế kỷ mới”. Năm 1999, có 4.832 đề tài, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên được thực hiện, làm lợi 51.330 triệu đồng; 1.757 hội thi tay nghề do Đoàn phối hợp tổ chức, thu hút 96.735 đoàn viên, thanh niên tham gia. Tháng 11-1998, trên công trình xây dựng thủy điện Ialy, Trung ương Đoàn đã tổ chức tổng kết kế hoạch hoạt động của mô hình công trình Đoàn thanh niên đỡ đầu, đã khen thưởng, biểu dương nhiều tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc.

Trong khu vực đô thị, các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, trợ vốn giúp thanh niên sản xuất, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã tăng cường tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên khối đường phố và trường học, tăng cường đào tạo nghề miễn phí cho bộ đội xuất ngũ, các đối tượng chính sách.

Nét mới, trong nhiệm kỳ vừa qua, lực lượng doanh nghiệp trẻ có sự phát triển tích cực, khẳng định sự trưởng thành của một lớp thanh niên biết làm giàu chính đáng, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên. Lực lượng trí thức trẻ tích cực nghiên cứu, lao động sáng tạo, tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho thanh niên nông thôn, vùng núi; nhiều đề tài, giải pháp có giá trị của trí thức trẻ đoạt giải thưởng VIFOTEC và các giải thưởng khác được ứng dụng trong thực tế, trí thức trẻ có vai trò ngày càng rõ trong nghiên cứu các đề tài quốc gia.

Trong phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, nhiều nội dung và hình thức hoạt động đã được tổng kết và triển khai ngày càng rộng rãi, thường xuyên ở cơ sở như các hoạt động viên thanh niên nhập ngũ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn… Phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục đẩy mạnh với những cuộc vận động mới như “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” [Lý tưởng đẹp - trách nhiệm cao; học tập tốt - hành động giỏi; đoàn kết tốt - kỷ luật nghiêm]; mỗi chi đoàn thanh niên quân đội nhận giúp đỡ thường xuyên một gia đình đối tượng chính sách, mỗi Đoàn cơ sở quân đội nhận đỡ đầu một tổ chức cơ sở Đội Thiếu niên… là những nét mới trong phong trào thanh niên quân đội. Đến cuối năm 1998 đã có 2.046 gia đình chính sách được đăng ký giúp đỡ, 120 tổ chức Đội cơ sở được Đoàn cơ sở quân đội đỡ đầu. Trong phong trào thi đua “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” của đoàn viên thanh niên lực lượng công an đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, mưu trí đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; giúp nhân dân vượt qua thiên tai lũ lụt, dũng cảm hy sinh bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, góp phần tạo ra môi trường để thanh niên các lực lượng vũ trang rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng xung kích trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chỗ dựa vững chắc của hệ thống chính trị.

 Với nhiều cách làm tốt, hoạt động Đoàn trong các lực lượng vũ trang đã có thêm sức sống mới.

Các đội thanh niên xung kích an ninh, tổ tuần tra thanh niên, thiếu niên “Sao đỏ” duy trì thường xuyên hoạt động, góp phần tích cực giữ gìn an ninh, trật tự. Vai trò của tổ chức Đoàn trong đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đã phát huy rõ hơn. Trung ương Đoàn và Bộ Công an đã tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 01 về ngăn ngừa và phòng chống tội phạm trong thanh, thiếu niên và đã ký Nghị quyết liên tịch số 02. Đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành Đoàn, hơn 60% Đoàn cấp huyện và cơ sở đã triển khai Nghị quyết liên tịch số 02. Các hoạt động phòng chống ma tuý trong trường học đã được chú trọng đặc biệt với sự phát triển các hình thức đa dạng. Hội trại “Tuổi trẻ phòng chống ma tuý” của đoàn viên, thanh niên các tỉnh Trung du Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng tổ chức tại Bắc Giang [1998], ở Nghệ An, Tiền Giang [1999] đã thành công tốt đẹp. Đến tháng 11-1999 cả nước có 3.945 câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, với 133.100 đoàn viên, thanh niên tham gia; có 35.073 đội thanh niên xung kích an ninh, thanh niên cờ đỏ với hơn 300.000 đội viên hoạt động thường xuyên.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu niên cả nước đã nhanh chóng dấy lên phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai tàn phá nặng nề trong các cơn đại hồng thủy cuối năm 1999. Phong trào đã được sự tình nguyện tham gia sôi nổi của đoàn viên, thanh, thiếu niên, từ các em đội viên, học sinh đến đoàn viên, thanh niên các trường đại học cao đẳng, từ đoàn viên thanh niên miền núi, nông thôn đến đô thị, khu công nghiệp, từ thanh niên công nhân đến các doanh nghiệp trẻ, từ thanh niên các cơ quan hành chính sự nghiệp tới các đơn vị lực lượng vũ trang… Tuổi trẻ cả nước đã quyên góp được hơn 10 tỷ đồng và hàng trăm tấn hàng hoá và cử các đoàn công tác kịp thời cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Các cơ quan thông tấn, báo chí của Đoàn đã tập trung thông tin nhanh nhạy về tình hình lũ lụt, động viên các tấm gương anh dũng chống lũ lụt và còn tổ chức tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ. Tiêu biểu là các báo Thanh niên, Tiền phong, Thiếu niên Tiền phong, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Thủ đô, các Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Thanh Niên, các Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình thanh niên. Phong trào cứu giúp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung được triển khai mạnh mẽ, đều khắp ở các Tỉnh, Thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, tiêu biểu là trong đoàn viên, thanh niên Quân đội, Công an, Đường sắt, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phong, Cần Thơ, Thanh Hoá, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình, Khánh Hoà… Từ trong khó khăn, gian khổ đã xuất hiện nhiều tấm gương đoàn viên, thanh niên anh dũng, nhiều tập thể thanh niên dũng cảm tô đẹp thêm hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới. Vào thăm đồng bào miền Trung trong những ngày bị thiên tai nặng nề, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã dành thời gian tiếp xúc với đại biểu các đội thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ cứu giúp đồng bào. Đồng chí Tổng Bí thư hoan nghênh và biểu dương tinh thần tình nguyện làm việc tận tụy không kể ngày đêm vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn của anh chị em. Sự quan tâm của đồng chí Tổng Bí thư đã làm cho anh chị em rất xúc động và phấn khởi.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục phát triển sâu rộng với các hoạt động phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. Các cấp bộ Đoàn, Hội đến hết năm 1998, đã nhận phụng dưỡng đến cuối đời 3.016 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận chăm sóc thường xuyên 8.290 mẹ. Năm 1998 và năm 1999, đoàn viên, thanh niên cả nước đã trao tặng 573 nhà tình nghĩa, tặng quà các gia đình chính sách trị giá hơn 60 tỷ đồng… Nhân ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15-7-1998, cuộc gặp mặt Thanh niên xung phong đã được tổ chức trọng thể, Trung ương Đoàn đã xét tặng gần 20.000 Kỷ niệm chương cho cựu Thanh niên xung phong và cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đề xuất chính sách đối với Thanh Niên xung phong.

Trung ương Đoàn và ủy ban Thể dục thể thao đã ký Thông tư liên tịch nhằm đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong thanh, thiếu niên, duy trì và đẩy mạnh phong trào “Khoẻ để lập nghiệp, giữ nước”. Nhiều giải thể thao quần chúng được tổ chức ở các cơ sở Đoàn, trong các lực lượng vũ trang. Các báo của Đoàn đã tổ chức tốt các hoạt động như chạy việt dã giải báo Tiền phong, bóng đá U21 báo Thanh niên, bóng đá thiếu niên, nhi đồng [báo Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng]…

Thực hiện chủ trương hướng về cơ sở của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã tăng cường đầu tư giúp đỡ cơ sở, tạo nên chuyển biến tích cực. Năm 1998 đã củng cố 4.790 chi đoàn, 727 đoàn cơ sở yếu kém. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn đã tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm đẩy mạnh việc triển khai Chương trình rèn luyện đoàn viên. Tỷ lệ đoàn viên xếp loại trung bình và yếu giảm xuống; tổng kết năm 1998, theo sự sắp xếp phân loại ở 51 Tỉnh, Thành Đoàn, tỷ lệ đoàn viên xếp loại xuất sắc và loại khá đạt 80,5%. Trong năm 1998, cả nước kết nạp gần 750.000 đoàn viên mới [tăng hơn 4 lần năm 1991], đưa tổng số đoàn viên lên 3.587.000 người. Năm 1999 công tác phát triển đoàn viên được tăng cường hơn, đã kết nạp được 855.396 đoàn viên mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 đã ra nghị quyết quan trọng về xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, đặc biệt là trên địa bàn dân cư đồng thời với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên. Được sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã xây dựng kế hoạch triển khai NQ04 của Trung ương Đoàn bước đầu đạt nhiều kết quả tốt. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng được quan tâm chỉ đạo; các cấp bộ Đoàn đã tổ chức các hoạt động tìm hiểu về Đảng, các đợt học tập các Nghị quyết của Đảng, tổ chức các diễn đàn thanh niên góp ý kiến xây dựng Đảng. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Năm 1998, hơn 171.000 đoàn viên ưu tú đã được giới thiệu với Đảng và trong đó 52.840 đồng chí đã được kết nạp vào Đảng. Năm 1999 toàn Đoàn giới thiệu 212.150 đoàn viên ưu tú, được kết nạp Đảng 55.623 đồng chí chiếm 50,5% trong tổng số đảng viên mới là trí thức, sinh viên, học sinh phổ thông trung học tiếp tục tăng. Đã thành lập mới nhiều chi đoàn, đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ban Chấp hành Đoàn các cấp được kiện toàn, hoạt động hiệu quả hơn.

Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh và có bước phát triển mới. Một số địa phương tiếp tục thành lập ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên cấp tỉnh như Nam Định, Lai Châu…, đưa tổng số địa phương có uỷ ban Hội cấp tỉnh, thành lên 60, với hơn 2,1 triệu hội viên [không kể hội viên của các tổ chức thành viên tập thể]. Tháng 8-1998, Đại hội các nhà doanh nghiệp trẻ đã được tổ chức tại Hà Nội và cử ra Hội đồng Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Các cấp bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tích cực triển khai tổ chức đại hội hoặc hội nghị đại biểu của cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IV. Các tỉnh phía Bắc tập trung kiện toàn ủy ban Hội các cấp và đầu tư cho công tác cán bộ. Các tỉnh phía Nam tập trung cho công tác hội viên và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở Hội. Thông qua các phong trào hành động cách mạng, đặc biệt là phong trào “Thanh niên tình nguyện”, ảnh hưởng và khả năng huy động thanh niên của tổ chức Đoàn ở nhiều nơi được nâng cao, các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác Hội, lựa chọn những cán bộ ưu tú, có năng lực và được thanh niên tín nhiệm phụ trách công tác Hội. Tính đến hết nhiệm kỳ đã có 61/61 tỉnh, thành phố và 1 ngành đã thành lập ủy ban Hội cấp tỉnh, tăng 21 đơn vị so với nhiệm kỳ trước.

 Trong hai năm 1998 và 1999, cả nước đã phát triển 990.000 hội viên mới. Nhiều cơ sở Hội làm tốt việc giới thiệu hội viên để kết nạp Đoàn. Qua Đại hội các cấp, tổ chức và hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm, trong các trường đại học, cao đẳng đã có 73 trường xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam với 5.198 chi đội, 1.090 câu lạc bộ, đội, nhóm với hơn 280.000 hội viên. Một sự kiện quan trọng trong phong trào sinh viên là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh Viên Việt Nam tiến hành từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 12 năm 1998 tại Hà Nội. 400 đại biểu thay mặt cho hơn 858.000 sinh viên cả nước đã mang về Đại hội không khí trẻ trung, trí tuệ, khí thế quyết tâm rèn đức, luyện tài, phấn đấu trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa “vừa hồng vừa chuyên”, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã phát biểu chào mừng Đại hội: “... Lực lượng sinh viên nước ta đã phát triển mạnh mẽ, phong trào sinh viên trên các lĩnh vực học tập, rèn luyện, tham gia nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội ngày càng sôi động, có hiệu quả, công tác của Hội Sinh viên Việt Nam đã phát huy được tác dụng về nhiều mặt với vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Với khẩu hiệu hành động của sinh viên là: “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”. Đại hội đã đề ra 6 Chương trình hoạt động Hội và phong trào sinh viên đến năm 2003. Đại hội đã hiệp thương cử ra Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 63 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành đã cử ra Ban Thư ký gồm 15 ủy viên, Đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm Chủ tịch Hội. Đại hội lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào sinh viên Việt Nam trong những năm chuyển giao thế  kỷ. Ngay sau Đại hội, các chương trình hoạt động Hội đã được triển khai mạnh mẽ ở các trường đại học, cao đẳng, học sinh, sinh viên rất phấn khởi vì được học tập và rèn luyện trong bối cảnh đất nước tiếp tục ổn định về chính trị, kinh tế giữ được nhịp độphát triển khá, văn hóa – xã hội tiếp tục có bước phát triển, an ninh quốc phòng, an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ quốc tế được mở rộng.

Những yếu tố trên đã tiếp sức và cổ vũ mạnh mẽ sinh viên “rèn đức, luyện tài” thực hiện tốt các chương trình mà Đại hội VI của Hội đã đề ra. Cùng với việc triển khai có kết quả các chương trình hành động do Đại hội lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam đề ra, trong nhiệm kỳ qua trong các trường đại học, và cao đẳng đã dấy lên một số phong trào lớn do Hội chỉ đạo: Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thành tích học tập vì ngày mai lập nghiệp nổi lên gương mặt trẻ tiêu biểu năm 1999, đó là một tài năng toán học Đỗ Quang Yên người Xứ Thanh, sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông Việt Nam. Anh đã đoạt giải Nhất Toán quốc gia lớp 12 [1998-1999] và Huy chương Vàng kỳ thi Olimpíc Toán quốc tế tại Rumani... Các cấp bộ Đoàn đã tích cực khuyến khích, động viên và góp phần hình thành “xã hội học tập”.

Cac hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội được tổ chức sâu rộng thu hút đông đảo thanh niên trường học tham gia. Các hoạt động khác, như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, được tổ chức thường xuyên như chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi gia đình chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa. Phong trào “Hiến máu nhân đạo” được thanh niên trường học khởi xướng, duy trì và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hàng năm có hàng chục ngàn thanh niên trường học tham gia tuyên truyền và hiến máu nhân đạo, góp phần cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Thanh niên trường học tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong phong trào “Hiến máu nhân đạo”.

Đặc biệt, công tác xây dựng cơ sở Hội Sinh viên đã có kết quả và tiến bộ rõ rệt. Đến cuối năm 1999 đã có thêm 16 cơ sở Hội cấp trường được thành lập, nâng tổng số Hội cấp trường lên 85 đơn vị và hơn 6.000 chi Hội với hơn 300.000 hội viên.

Công tác chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được xúc tiến mạnh mẽ, với nhiều hoạt động phong phú thu hút hàng triệu hội viên, thanh niên tham gia tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp góp phần tích cực làm chuyển biến phong trào thanh niên.

Có thể khẳng định rằng trong 2 năm [1998-1999] sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên trong đó nổi lên phong trào Thanh niên tình nguyện, công tác xây dựng củng cố tổ chức Đoàn và đoàn kết tập họp thanh niên đã có bước tiến vượt bậc như là cột mốc đánh dấu quá trình phát triển mới của sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác Đoàn và phong trào TN do yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới đang đặt ra trước thềm thế kỷ 21.

Công tác Đội và phong trào thiếu nhi tiếp tục phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho đội viên, thiếu nhi học tập, rèn luyện, củng cố tổ chức Đội, tham gia xây dựng Đoàn. Các phong trào, các chương trình như  “Tiến bước lên Đoàn”, “Vường hoa điểm mười”, “Điểm tốt mùa thi”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Đọc và làm theo báo Đội”… phát triển ở mọi nơi. Nhiều hoạt động như “Thành phố Bác Hồ - Thành phố của em”, “Chủ nhân Thăng Long 1000 năm”, “Đồng Nai - Biên Hoà 300 năm”, “50 năm chhiến thắng Sông Lô”… đã nâng cao lòng tự hào, lòng yêu quê hương, đất nước cho đội viên, thiếu niên. Từ tháng 7-1998, phong trào “Vòng tay bè bạn” do Hội đồng Đội Trung ương phát động đã nhanh chóng lan toả và đem lại những kết quả đáng mừng với hơn 10 tỷ đồng giúp đỡ bạn nghèo, vận động 19.870 bạn quay lại trường học tập, 2.160 em có hoàn cảnh khó khăn được đề nghị miễn giảm học phí. Các điểm vui chơi cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư tiếp tục được xây dựng; Nam Định có hơn 200 điểm, Thái Bình có 243 điểm vui chơi cho thiếu nhi ở xã, phường. Hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi được đẩy mạnh. Số lượng tăng từ 226 năm 1997 lên 240 nhà thiếu nhi năm 1998. Nhiều tỉnh, thành đã đầu tư kinh phí lớn cho xây dựng, nâng cấp nhà thiếu nhi như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, các huyện Thủy Nguyên [Hải Phòng], Tam Điệp [Ninh Bình], Núi Thành [Quảng Nam], Điện Biên [Lai Châu], Tiến Yên [Quảng Ninh], Anh Sơn [Nghệ An]… Nhiều hoạt động liên kết giữa các Nhà thiếu nhi trong từng vùng trên cả nước được tổ chức tốt, có tác động đẩy mạnh và tạo nên sự thống nhất cao trong hệ thống Nhà thiếu nhi trong cả nước. Năm 1998 có 2,8 triệu nhi đồng được tập hợp vào các Sao Nhi đồng, kết nạp hơn 1,4 triệu đội viên mới, 5 triệu em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, 8.400 liên đội đạt danh hiệu liên đội mạnh. Năm 1999 có 1.586.644 đội viên mới được kết nạp, 378.473 đội viên lớn được kết nạp Đoàn; cả nước có 6.924.840 đội viên được công nhận là cháu ngoan Bác Hồ, bằng 75% tổng số đội viên trong cả nước.

Chất lượng công tác xây dựng Đội được nâng cao, 100% tỉnh, Thành Đoàn triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, chăm lo củng cố tổ chức Đội. Công tác Sao nhi đồng, công tác đội viên trưởng thành có chuyển biến tốt.

Tuy nhiên, công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhiệm kỳ qua còn có một số hạn chế: Vai trò phụ trách thiếu nhi của cán bộ Đoàn và đoàn viên chưa được phát huy đầy đủ, còn coi đó là công việc của đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi; hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư có tiến bộ, nhưng còn khó khăn; Đoàn chưa xây dựng được đội ngũ cộng tác viên giỏi làm công tác thiếu nhi, nguồn lực cho hoạt động Đội còn hạn chế.

Hoạt động quốc tế của Đoàn từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII được đẩy mạnh. Quan hệ giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Đoàn Thành niên Cộng sản Cu Ba, Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Kim Nhật Thành được củng cố; đồng thời Đoàn ta đã tiếp xúc hoặc thiết lập quan hệ với Tổ chức thanh niên Palestin, Tổ chức NASYO [Irắc], Đoàn Thanh niên Cộng sản Bồ Đào Nha, Thụy Điển, tổ chức thanh niên Mêhicô, Achentina, Ca na da, Hàn Quốc… Các hoạt động song phương và đa phương với các tổ chức thanh niên trong khu vực cũng được đẩy mạnh như Chương trình Hữu nghị cho thế kỷ 21, Tàu thanh niên Đông Nam á, Hội nghị các tổ chức thanh niên Châu á - Thái Bình Dương, Hội thảo thanh niên khu vực về phòng chống ma túy [tại Hà Nội], Ngày thanh niên ASEAN… Đoàn đã phát huy tốt vai trò trong tiểu ban Thanh niên ASEAN, tích cực tham gia và đóng góp có chất lượng trong các hoạt động của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới. Năm 1998 đã cử 64 đoàn với  336 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động quốc tế và đón 65 đoàn với 612 lượt người đến thăm, làm việc và giao lưu với thanh niên Việt Nam. Năm 1999 đã tổ chức 98 đoàn ra với  396 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên và đón 32 đoàn vào tới 470 lượt người đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và đã phát huy tốt vai trò trong các hoạt động đối ngoại Nhà nước về lĩnh vực thanh niên. Các hoạt động quốc tế của Đoàn năm 1998 đã có tác dụng tạo thêm nguồn lực đẩy mạnh phong trào thanh niên trong nước và nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn và thanh niên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn chung, công tác quốc tế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sự phát triển mới về chất, hoạt động đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với thanh niên các nước, hỗ trợ phong trào thanh thiếu nhi trong nước, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của Đảng, đóng góp tích cực vào phong trào thanh niên Thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội, nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn trong phong trào thanh niên quốc tế.

Với sự chỉ đạo tập trung, sâu sát của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, sự nỗ lực của các cấp bộ Đoàn và cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong hai năm 1998 và năm 1999, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều cố gắng to lớn phát huy mạnh mẽ nội lực để khắc phục khó  khăn nhằm phát triển phong trào thanh thiếu niên. Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” tiếp tục được phát triển sâu rộng. Phong trào thanh niên tình nguyện đang ngày càng mở rộng trong các đối tượng thanh niên, trong các lĩnh vực hoạt động của Đoàn, là bước phát triển mới của phong trào thanh niên từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII. Giữ vững vai trò hạt nhân chính trị trong phong trào thanh niên trong hai năm 1998, 1999, Đoàn đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tình hình, nhiệm vụ cách mạng và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn mới. Công tác xây dựng Đoàn, đoàn kết tập hợp thanh niên và công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng đã có những nỗ lực trên nhiều mặt và thu được kết quả ngày càng lớn cùng với việc tăng cường quá trình xã hội hoá công tác thanh niên. Vai trò, uy tín của Đoàn được nâng cao trong xã hội, sức thu hút của Đoàn đối với thanh niên được tăng thêm. Những kết quả công tác Đoàn đạt được trong hai năm 1998, 1999 đã góp phần quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh niên nước ta, tạo đà thuật lợi cho sự phát triển của phong trào thanh niên trong năm 2000 và những năm tiếp theo.

Tại lễ hội tưng bừng chào năm 2000 của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội tổ chức vào đêm đón giao thừa [1999-2000], đồng chí Phạm Thế Duyện, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị đã công bố đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Đảng và Nhà nước lấy năm 2000 là Năm thanh niên.

Ngày 10-1-2000, trong văn bản số 378-CV/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ghi rõ: “Thường vụ Bộ Chính trị đồng ý với đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc lấy năm 2000 là Năm thanh niên [tờ trình số 122TT/TWĐTN ngày 2-12-1999 và công văn số 124/TWĐTN ngày 15-12-1999]”.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam [15-1-2000], đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu lên ý nghĩa và nội dung của Năm thanh niên:

… “Kết thúc một thế kỷ đấu tranh oanh liệt là Nâmư thanh niên. Vinh dự và hào hùng xiết bao! Năm thanh niên là năm học tập và truyền thụ lý tưởng yêu nước, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực nghiệp vụ; là năm nâng cao chất lượng toàn diện về học tập và nghiên cứu. Thanh niên có nghề và tiến lên đuổi kịp trình độ hiện đại của thế giới: là năm tình nguyện, xông pha đem hết sức trẻ và hoài bão cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và Nhà nước giao cho… là năm các nhà khoa học trẻ, các nhà doanh nghiệp trẻ có nhiều sáng tạo mới, cống hiến mới góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế - xã hội nước ta; là năm thanh niên giữ nghiêm phép nước, rèn luyện sức khoẻ, đời sống lành mạnh, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”…

Trong phiên làm việc đầu năm với Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã phát biểu hoan nghêng “Năm thanh niên” và trao nhiệm vụ cho đoàn viên, thanh niên cả nước thực hiện một số chương trình, dự án kinh tế - xã hội lớn và đặt ra yêu cầu cho Trung ương Đoàn tổ chức kết hợp, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai có kết quả các chương trình, dự án nêu trên.

Từ "Năm thanh niên", hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" đã được các cấp bộ Đoàn đẩy lên thành cuộc vân động "Thanh niên tình nguyện" và phong trào này đã nhanh chóng chuyển thành cao trào trong các tầng lớp, đối tượng thanh niên vào hai năm 2001 và 2002. Thanh niên nông thôn nô nức tham gia xây dựng nông thôn mới phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, tham gia xây dựng và chi viện cho tuyến đường Trường Sơn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các Tổng đội thanh niên xung phong trên các cung đường Trường Sơn đã làm việc quên mình được Nhà nước biểu dương. Đến đầu năm 2002, trên 390 cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long đã được các đội Thanh niên tình nguyện xây dựng thành cầu kiên cố và bán kiên cố. Chương trình xây dựng huyện đảo Bạch Long Vỹ, đảo Thanh niên đã hoàn thành nhiều hạng mục lớn và trở thành một địa danh có sức hút về kinh tế - xã hội và du lịch. Ngoài ra Nhà nước đã chấp nhận dự án của Đoàn Thanh niên cho phép xây dựng Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên thứ hai. Đông đảo trí thức trẻ đã tham gia phong trào tình nguyện phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Phong trào "Giành ba điểm cao Quyết thắng" và "Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" thực sự biến thành tình cảm và là trách nhiệm của đoàn viên, thah niên trong các lực lượng vũ trang.

Năm 2001-2002 - Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là một trong những dấu ấn của phong trào thanh niên tình nguyện được các cấp bộ Đoàn triển khai có kết quả; Các cấp bộ Đoàn đã trao 14.580 suất học bổng, tặng hơn 500.000 cuốn vở, tập giấy, hàng chục ngàn bộ quần bộ; 571.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, 300 công trình dành cho trẻ em cấp tỉnh, huyện đã đi vào hoạt động.

Đầu năm 2001, đồng chí Vũ Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được Đảng điều động nhân công tác mới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 ngày 18 tháng 6 năm 2001, đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, đồng chí Hoàng Bình Quân được bàu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí còn giữ trách nhiệm Chủ nhiệm ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn được cử làm Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Mùa hè năm 2002, hơn 3 triệu đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên đã hăng hái tham gia phong trào thanh niên tình nguyện. Ngoài ra gần 100 thanh niên tình nguyện từ nhiều nước châu Âu và Mỹ đã đến Việt Nam tham gia làm tình nguyện viên trong việc xây dựng đường Hồ Chí Minh và các công trình khác.

Page 5

Chương XV 

CHƯƠNG XV
ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII - ĐẠI HỘI CỦA SỰ ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC, VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII diễn ra trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thế hệ trẻ cả nước ta ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, là Đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Đại hội rất phấn khởi, vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương; các đại biểu lão thành cách mạng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ cán bộ Đoàn... đã đến dự Đại hội và dành cho tuổi trẻ những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm chân thành.

Đại hội hoan nghênh và vui mừng đón 898 đại biểu, những cán bộ, đoàn viên ưu tú tiêu biểu cho trí tuệ, nhiệt huyết, hoài bão và niềm tin của thế hệ trẻ cả nước và cũng là đại diện cho hơn 4,3 triệu đoàn viên và hàng chục triệu hội viên, thanh niên từ khắp mọi miền đất nước về Thủ đô Hà Nội tham gia Đại hội.

Đại hội nhiệt liệt chào mừng và chân thành cám ơn những người anh em, bè bạn thân thiết đại diện cho các tổ chức thah niên trên thế giới đã vượt ngàn trùng xa cũng như các vị đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam thân ái mang đến Đại hội tình hữu nghị thắm thiết, sự hợp tác cùng phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Trong không khí trang trọng sáng ngày 8-12-2004, đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khóa VII] thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội đọc diễn văn khai mạc. Sau khi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự chăm sóc ân cần của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước đối với Đoàn và phong trào thah niên từ trước đến nay trong suốt quá trình chuẩn bị Đai hội, đồng chí xúc động nói: "Với lòng tự hào và kính yêu vô hạn, Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí, lãnh tụ vĩ đai của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới; Người đã cùng Đảng ta tổ chức, rèn luyện các thế hệ thah niên Việt Nam thành những lớp người ưu tú, phấn đấu quên mình vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong thời điểm trọng đại và lịch sử này, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay mãi mãi khắc ghi công lao trời biển của Người, nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Đồng chí Hoàng Bình Quân nêu rõ: "Đất nước ta, nhân dân ta đã đi qua một thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuổi trẻ hôm nay được tắm mình trong nắng sớm ban mai của thời kỳ đổi thay nhưng chúng ta không quên, không bao giờ quên và luôn tự hào về những phong trào hành động cách mạng  mang dấu ấn lịch sử của tuổi trẻ Việt Nam, như "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" trong kháng chiến chống Pháp góp phần làm nên một "Điện Biên chấn động địa cầu"; phong trào "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" đã động viên hơn 7 triệu đoàn viên, thanh niên với khí phách hiên ngang "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" góp phần đắc lực vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày nay, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", gần đây là phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã cổ vũ mạnh mẽ, thôi thúc và thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng; chủ động, tự tin vươn lên lập thân, lập nghiệp. Chúng ta vô cùng cảm động trước hàng ngàn tấm gương dũng cảm quên mình cứu người, cứu tài sản khi hoạn nạn thiên tai trong đó nổi bật là hình ảnh của những thanh niên tình nguyện xông pha trong những cơn bão lũ lịch sử tại miền Trung, tại đồng bằng sông Cửu Long những năm vừa qua.

Quán triệt tinh thần, tư tưởng và đường lối Đại hội Đảng lần thứ IX, đồng chí Hoàng Bình Quân chỉ ra nhiệm vụ: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá tình hình công tác thanh niên, kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1998-2002; xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007; thảo luận thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII thực sự là một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ trình độ, năng lực, uy tín tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn cuối. Đồng chí nêu rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ trước lịch sử:

"Tự hào về các thé hệ thanh niên đã không tiếc máu xương dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước, xung kích, năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần tạo nên thế và lực mới cho đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sứ mạng lịch sử của thế hệ trẻ ngày nay là bảo vệ vững chắc những thành quả cách mang, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không ngừng phấn đấu vì độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

Đại hội tập trung theo dõi báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khóa VIII] trình Đại hội do đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn [khóa VIII] trình bày. Báo cáo đánh giá khái quát những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong thế kỷ XX và nêu lên những truyền thống vẻ vang được các thế hệ trẻ Việt Nam nối tiếp phát huy cho đến ngày nay.

Báo cáo tổng kết việc triển khai và phát triển hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên tầm cao mới cùng 7 Chương trình hành động của tuổi trẻ với nhận định tổng quát: "Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 5 năm qua khẳng định rằng: Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ VII đã được triển khai tích cực và thu được kết quả nhiều mặt; công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có bước phát triển mới về chất lượng; số đoàn viên, đảng viên trẻ liên tục tăng nhanh; mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; công tác chỉ đạo của Đoàn được đổi mới. Tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên được khơi dậy và phát huy; hoạt động Đoàn, Hội năng động, thiết thực hơn, tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của tuổi trẻ; uy tín và vị thế chính trị của tổ chức Đoàn trong thah thiếu nhi và xã hội được nâng lên, vị trí của thanh niên trong xã hội được đề cao; Đoàn tham gia có hiệu quả hơn công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân. Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là kết quả của "Năm thah niên" và sự phát triển của phong trào "Thanh niên tình nguyện" trở thành động lực và tiền đề quan trọng đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân trong thời gian tới".

Báo cáo làm rõ những kết quả trên là do "có sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước cùng với việc luôn giữ vững định hướng chính trị trong các hoạt động của mình; đội ngũ cán bộ Đoàn nhiệt huyết năng động, sáng tạo, biết khơi dậy tính tích cực trong công tác chính trị - xã hội của thanh niên, phát huy nội lực từ cơ sở, biết chọn việc, chọn thời cơ, thời điểm và khâu đổ phá để phát động phong trào, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh niên, coi trọng tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình để điều chỉnh công tác phù hợp; biết gắn nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có trách nhiệm hơn, quan tâm chăm lo nhiều hơn, cụ thể hơn đến thah niên và công tác thanh niên". Báo cáo đặt rõ yêu cầu quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam là "luôn xác định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vấn đề thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người của Đảng. Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa VII] chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mang Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thah niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thah niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tao, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đường lối đó một mặt khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác đặt ra cho Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và xã hội những yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với công tác thanh niên".

Trên cơ sở nắm vững những yêu cầu nêu trên báo cáo đề ra mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007 là: "Tích cực chăm lo bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh niên; vận động và tổ chức thanh niên xung kích đi đầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Từ mục tiêu này báo cáo đề ra phương hướng chung công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới và việc triển khai cụ thể phương hướng:

1] Tiếp tục đổi mới để từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn, thực hiện tốt chức năng Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ Việt Nam.

2] Phát triển sâu rộng các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, các loại hình hỗ trợ thanh thiếu nhi lập thân, lập nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, các đối tượng, góp phần tao môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh để bồi dưỡng và rèn luyện thanh thiếu nhi; tham gia đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3] Nâng cao chất lượng chính trị của người đoàn viên, bản lĩnh và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở, chi đoàn; củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đoàn với thanh niên; tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và các phong trào thanh thiếu nhi; phát huy vai trò của các cấp bộ Đoàn trong phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.

4] Tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển mối quan hệ phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác thanh niên, xây dựng cơ chế, chính sách và tạo nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Sau khi chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể từng mặt của Đoàn và phong trào thanh niên báo cáo tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII trình Đại hội việc phát triển sâu rộng trong tất cả các đối tượng thanh niên phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát huy hai phong trào lớn trong nhiệm kỳ VII với những nội dung, giải pháp cơ bản là:

Thi đua học tập, tiến công vào khoa học công nghệ. Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo.

Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời đẩy mạnh các mặt công tác của Đoàn".

Tại phiên khai mạc trọng thể, toàn thể Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, coi đây là chỉ thị của Đảng đối với Đoàn về phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà tuổi trẻ cả nước đã đạt được:

"... Trong những năm gần đây, phong trào thanh niên tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, có nhiều sáng tạo và những khâu đột phá, tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội. Các phong trào thanh niên vừa có tác dụng vận động, tổ chức và tập hợp lực lượng trẻ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, vừa thiết thực chăm lo lợi ích, nhu cầu chính đáng của thanh niên. Phong trào thanh niên tình nguyện tiếp tục truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" trước đây đã thôi thúc và thu hút đông đảo thanh niên tham gia, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào, khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong thời kỳ mới. Qua các hoạt động thực tiễn, Đoàn Thanh niên đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên.

Tôi rất vui mừng thấy rằng, trong những năm qua, tổ chức Đoàn đã được củng cố và phát triển, gồm hơn 4 triệu đoàn viên. Mặt trận đoàn kết, tập hợp thah niên được mở rộng. Số đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày càng tăng. Lớn lên cùng với phong trào, đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trưởng thành và là nguồn cán bộ trẻ của Đảng và chính quyền các cấp. Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những thành tích xuất sắc của phong trào thanh niên, của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, các cháu thiếu nhi và các cấp bộ Đoàn đã nỗ lực phấn đấu, tổ chức phong trào hành động cách mạng qua đó góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, giáo dục về phát huy thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Từ đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: "Công việc đó là của toàn xã hội nhưng trước hêt là của thanh niên, vì thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu trước đây, lớp lớp thanh niên đã cùng cả dân tộc hoàn thành xuất sắc sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, thì ngày nay nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải ra sức lao động, học tập, nâng cao trí tuệ, tiến quân vào khoa học công nghệ và là lực lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội vô cùng quý báu để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với thanh niên. Sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới đang đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam phải có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là đưa nước ta ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam. Thanh niên còn phải có tri thức cao, có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề giỏi; có đạo đức trong sáng, lối sống tốt đẹp và sức khỏe tốt".

Đối với từng đoàn viên, thanh niên đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh:
"... ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, nhất là lớp trẻ, không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn. Lý tưởng cách mang của thanh niên, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Sự quan tâm to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác Đoàn thể hiện ở những lời căn dặn ân cần:

"Trước hết, Đoàn thanh niên phải đặc biệt quan tâm việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng niềm tin và vững vàng, kiên định của thanh niên, đảm bảo sự vững vàng, kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa quốc tế...

Thứ hai, phát động và tổ chức các phong trào thanh niên vừa phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước vừa phải gắn với nhu cầu, lợi ích chính đáng và phù hợp với khả năng của thanh niên. Thanh niên phải vươn tới tầm cao ra sức học tập và góp phần xây dựng "xã hội học tập", tiến quân vào khoa học, kỹ thuật, lao động sáng tạo, đi tiên phong trong cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng lối sống văn hóa" "Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước...

Thứ ba, công tác Đoàn thanh niên không chỉ là một bộ phận công tác vận động quần chúng của Đảng mà còn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy cần xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng của tổ chức Đoàn cơ sở, đủ sức làm nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên. Mở rộng mặt trận đoàn kết thanh niên bằng việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức  tập hợp thanh niên, phát huy dân chủ, khắc phục bệnh hành chính hóa và chủ nghĩa hình thức trong công tác Đoàn. Nâng cao chất lượng đoàn viên, chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn, rèn luyện những cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất và năng lực để gánh vác các công việc của Đảng và Chính quyền trong tương lai, bổ sung cho Đảng những cán bộ ưu tú...

Đồng chí Tổng Bí thư ân cần nhắc nhở:

"... Đoàn Thanh niên còn có một số nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức, giáo dục, rèn luyện các em thiếu niên nhi đồng, nêu gương sáng cho các em noi theo và hướng các em phấn đấu trở thành những đoàn viên, thanh niên ưu tú, những công dân có ích cho đất nước mai sau:

Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng. Đường lối công tác vận động thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, sức khỏe, nghề nghiệp, phát triển tài năng và sức sáng tạo..."

Để đảm bảo cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng phát triển vững mạnh, đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: "Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở quan tâm chỉ đạo trực tiếp công tác thanh niên, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị làm công tác thanh niên và chăm lo hơn nữa đến công tác thanh niên; quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, phát huy vai trò của đảng viên trẻ trong các tổ chức quần chúng. Các cấp chính quyền; các Bộ, ngành và địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn hoạt động...".

Bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm cho toàn thể đại biểu hết sức phấn khởi, tin tưởng và biết ơn sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng mới. Đại hội đã dành thời gian nghiên cứu, quán triệt những chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư trong quá trình thảo luận những vấn đề lớn đặt ra cho Đại hội.

Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao Đi hội nhất trí thông qua Điều lệ [sửa đổi] và ra Nghị quyết thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII trình Đại hội.

Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có 134 đồng chí, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn có 24 đồng chí và Ban Bí thư Trung ương Đoàn có 6 đồng chí:

1] Đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII.

2] Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn.

3] Đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn.

4] Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Trung ương Đoàn.

5] Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Bí thư Trung ương Đoàn.

6] Đồng chí Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn.

Chiều ngày 11-12-2002, đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa VIII đã đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Đồng chí nêu rõ:

"Một nhiệm kỳ mới lại bắt đầu, phía trước là bộn bề công việc, nhiệm vụ trước mắt lớn lao là tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, biến Nghị quyết Đại hội thành tình cảm, ý trí, hành động của tuổi trẻ, tạo bước tiến mới, chuyển biến mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Tin tưởng, phấn khởi trước những kết quả của Đại hội, với tinh thần thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi đại biểu trở về địa phương hãy đem đến cho đoàn viên, thanh niên, các em thiếu nhi tinh thần, khí thế và quyết tâm của Đại hội, tổ chức, động viên tuổi trẻ cả nước hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.

Đại hội của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là Đại hội của sự đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, Đại hội của ý chí quyết tâm và niềm hy vọng lớn lao của thế hệ trẻ. Hãy thắp sáng lên ngọn lửa tình nguyện, hãy hiến dâng bầu nhiệt huyết cho sự phồn vinh của đất nước và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước hãy ra sức phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức; giành thắng lợi mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".

***

Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch Nhà nước 5 năm 2001-2005, là năm bắt đầu thực hiện "Chiến lược phát triển thanh niên" của Chính phủ, là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng "Tháng Thanh niên 2003", tháng Thanh niên đầu tiên với những kết quả đáng khích lệ, với những kinh nghiệm quý báu được rút ra trong công tác chỉ đạo. Trong "Tháng Thanh niên 2003", toàn Đoàn và phong trào thanh niên cả nước đã thực hiện 45.251 công trình, phần việc thanh niên có giá trị kinh tế - xã hội, tu sửa 2.120 kilômét đường giao thông nông thôn, xây dựng mới 2.200 kilômét kênh mương thủy lợi nội đồng, trồng 178.000 cây xanh và gần 320 hétta rừng các loại. Trên 247.000 đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông, xây dựng 1.000 nhà tình nghĩa tặng các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách.

Các lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế có bước phát triển mới có mặt ở 25 tỉnh, thành phố với 71 đầu mối trong đó 18 Tổng đội thanh niên xung phong, 30 doành nghiệp, 16 ban quản lý dự án, 11 trung tâm dạy nghề. Lực lượng thanh niên xung phong cả nước quản lý, khai thác 300.000 hétta đất rừng, bãi bồi ven biển, rừng ngâp mặn... Ngoài ra còn đảm nhiệm xây dựng 1.000 cầu bê tông mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành các cung đường trên tuyến đường Hồ Chí Minh Nhà nước được giao cho.

Việc huy động thanh niên tham gia và tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương trong năm 2003 tiến triển có kết quả bước đầu như triển khai 6 dự án tại Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng. Tham gia tái định cư thủy điện Sơn La trong đó các tổng đội thanh niên xung phong Vạn Xuân, 26/3, Trường Sơn đã thực hiện làm đường giao thông để tái định cư ở các xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Quá trình huy động thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, dự án đã khơi dậy và phát huy tính tích cực chính trị, tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên, thanh niên.

Phong trào "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2003" phát triển cả chiều rộng và chiều sâu thu hút gần 5 triệu đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm cụ thể mang lại kết quả thiết thực như chuyển giao công nghệ, phổ biến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đẩy mạnh công tác y tế, tham gia chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó dự án trí thức trẻ, y bác sĩ trẻ tình nguyện từ 500 người những năm trước nay tăng lên 1.000 người tình nguyện về làm việc tại hàng trăm xã khó khăn thuộc 25 tỉnh được xã hội rất hoan nghênh.

Đồng thời với việc tổ chức, chỉ đạo "Tháng Thanh niên 2003" toàn Đoàn đã triển khai những nhiệm vụ trong kế hoạch công tác năm 2003 nhằm đưa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XIII sớm đi vào cuộc sống. Đợt sinh hoạt chính trị: "Nghị quyết Đại hội Đoàn VIII và hành động của tuổi trẻ" được tổ chức rộng khắp. Đến hết tháng 8-2003, hầu hết cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên được học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Nhiều địa phương, cơ sở đã chú trọng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Quá trình học tập, tìm hiểu Nghị quyết gắn với việc thảo luận đăng ký thực hiện chương trình hành động giúp cho đoàn viên thanh niên nâng cao nhận thức chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hình thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết có nhiều đổi mới, sáng tạo theo hướng tăng cường tính hấp dẫn, hiệu quả, chú trọng phát huy được vai trò chủ động của người đoàn viên thanh niên. Cùng với việc tổ chức lên lớp tập trung, một số hình thức học tập, nghiên cứu được áp dụng: Tổ chức diễn dàn thanh niên, thi tìm hiểu [hình thức thi viết hoặc sân khấu hóa], tọa đàm, trao đổi, đọc - nghe trong các buổi sinh hoạt chi đoàn... Một số địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả học tập nghị quyết thông qua các cuộc thi, viết bài thu hoạch, tổ chức tổng kết đợt sinh hoạt chính trị, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có cố gắng trong học tập. Việc tiếp nối học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong cán bộ, đoàn viên được tiến hành đồng bộ, toàn diện với 100% cơ sở đoàn thực hiện thông qua đợt sinh hoạt chính trị lớn: "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng". Đến năm 2003 cả nước bồi rưỡng được 8.900 báo cáo viên và trên 10.000 đội tuyên truyền viên trực thuộc các cấp bộ Đoàn thường xuyên phục cho các đợt sinh hoạt chính trị góp phần vào công tác giáo dục của Đảng.

Thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn đổi mới, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã bàn kế hoạch số 25 về triển khai sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" trong toàn Đoàn. Đến hết tháng 12 năm 2003, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai đến cấp huyện, cơ sở; phối hợp hoặc chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và triển khai đến một bộ phận đoàn viên thanh niên. Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được các địa phương, cơ sở tổ chức với nhiều hình thức sáng tạo: Thi sáng tạo trang Website "Bác Hồ với tuổi trẻ", "Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hành trang sinh viên thế kỷ XXI", liên hoan văn nghệ chủ đề về Đảng, Bác Hồ; tổ chức diễn đàn trao đổi, học tập tư tưởng, đạo đức của Bác; nghe nói chuyện về thân thế, sự nghiệp cách mạng, thăm quê hương, nơi ở và làm việc của Người; tổ chức hội thi các nhóm tuyên truyền viên trẻ, thi viết, thi Olympic về tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Người; phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương mở chuyên mục "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ chí Minh". Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng tổ chức hội thảo khoa học "Thanh niên học tập và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh", chỉ đạo biên soạn tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh dành riêng cho đoàn viên thanh niên; ban hành hướng dẫn về việc "Tổ chức xem, tọa đàm, trao đổi và thuyết trình về bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh chân dung một con người" trong thanh, thiếu nhi.

Cùng với các nội dung nhiệm vụ trên, một số địa phương, cơ sở tổ chức học tập, quán triệt Nghị ưuyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 [Khóa IX] về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và Nghị quyết Trung ương 8 về "chiến lược bảo vệ Tổ quốc"; tổ chức đánh giá kết quả 2 năm rưỡi việc Đoàn thanh niên các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng. Đồng thời việc giáo dục luật pháp cho thanh niên được chú trọng hơn với việc nhiều tỉnh, thành Đoàn ký liên tịch với sở Tư pháp và các ngành hữu quan tổ chức cho đoàn viên thanh niên được học tập nội dung các luật như: Luật giao thông đường bộ; luật Nghĩa vụ quân sự; luật Hôn nhân và gia đình; các pháp lệng Dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, nghị định xử lý hành chính; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi tìm hiểu về pháp luật, duy trì hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ hoạt động thanh niên...

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, giáo dục lối sống, nếp sống được tổ chức thường xuyên. Nhiều địa phương, cơ sở duy trì có hiệu quả hoạt động của các đội, nhóm "Tuyên truyền ca khúc cách mạng"; tổ chức các cuộc thi đàn và hát dân ca nhằm bảo tồn các g8ía trị văn hóa dân tộc; triển khai thực hiện cuộc vận động "Cưới văn minh, tiết kiệm trong thanh niên", tham gia có hiệu quả vào cuộc vận động "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" do ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Các tỉnh, thành phố đăng cai tổ chức các môn thi đấu tích cực tuyên truyền và tham gia phục vụ Sea games 22 và Asean Para games 2, góp phần vào thành công chung của ngày hội thể thao khu vực Đông Nam á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Năm 2002 công thác xây dựng tổ chức của Đoàn được quan tâm chỉ đạo, tập trung vào việc thực hiện mục tiêu tạo bước chuyển căn bản trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đoàn viên và chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Trước hết về công tác cán bộ, sau Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của Đoàn được kiện toàn và củng cố một bước. Lề lối, chất lượng hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn đi vào nề nếp. Nhiều địa phương, đơn vị tập trung vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, từng bước thực hiện việc quy hoạch, sử dụng và điều chuyển cán bộ, phân công cán bộ tăng cường cho cơ sở. Nội dung, hình thức tập huấn có nhiều đổi mới, sát hơn với yêu cầu thực tế, vừa coi trọng nâng cao nhân thức, vừa tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn. Đến hết năm 2003 có 326.396 cán bộ Đoàn các cấp được tập huấn [tăng 6,7% so với năm 2002]. Cùng với việc tổ chức lớp nghiên cứu nội dung Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cho trên 1.000 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và Bí thư huyện, quận Đoàn, Trung ương Đoàn tổ chức tập huấn cán bộ Đoàn, Hội cơ sở cho hai khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 3 đã ban hành Nghị quyết về "Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới"; chủ động đề xuất, phối hợp nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn trường học. Đến hết tháng 2-2004, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tới cơ sở. Cùng với Trung ương, nhiều địa phương, đơn vị tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng ban hành nghị quyết hoặc có những chủ trương mới về công tác cán bộ Đoàn. Thực hiện hướng dẫn liên tịch số 63 giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Ban Tổ chức Trung ương Đảng về "Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các địa phương", nhiều tỉnh, thành Đoàn chủ động phối hợp với ban tổ chức tỉnh, thành ủy tham mưu tăng cường cán bộ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp tỉnh, huyện. Đối với cơ sở, toàn Đoàn tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn [khóa VII] về "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm ở địa bàn dân cư" và cuộc vận động "Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh". Nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả được triển khai như: Xây dựng "Chi đoàn chủ động công tác", "Chi đoàn văn hóa trên địa bàn dân cư", tổ chức kết nghĩa giữa các chi đoàn trên địa bàn, xây dựng "Giải thưởng chi đoàn" trong khối doanh nghiệp... Một số tỉnh, thành Đoàn lựa chọn và tập trung thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ và chất lượng hoạt động của chi đoàn. Nhiều địa phương, đơn vị tổ chức tốt "Ngày sinh hoạt chi đoàn" thống nhất trong phạm vi địa bàn quản lý. Nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên.

Công tác phát triển đoàn viên mới và nâng cao chất lượng đoàn viên có bước chuyển biến tích cực. Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên trước khi kết nạp Đoàn được các địa phương, cơ sở coi trọng. Số lượng đoàn viên mới tiếp tục tăng. Trong năm 2003, cả nước kết nạp 1.051.711 đoàn viên mới, [tăng 3,3% so với năm 2002 và đạt 96% chỉ tiêu đề ra] nâng tổng số đoàn viên cả nước hiện nay lên 4.775.387 đồng chí. Điểm mới đáng chú ý là việc một số địa phương, đơn vị từng bước hoàn thiện công tác quản lý đoàn viên theo phân cấp, tạo điều kiện để đoàn viên ở các lĩnh vực, địa bàn đều được tham gia sinh hoạt Đoàn đồng thời thực hiện nghĩa vụ của người đoàn viên, góp phần hạn chế tỷ lệ đoàn viên bỏ Đoàn, đoàn viên không tham gia sinh hoạt. Nhằm nâng cao chất lượng chính trị của người đoàn viên, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 4 [khóa VIII] đã ban hành kết luận về đẩy mạnh thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới.

Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân được tập trung chỉ đạo thông qua việc tổ chức cho đoàn viên thah niên học tập, quán triệt, gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội; chủ động giới thiệu đại diện của Đoàn tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể; góp ý phê bình cán bộ, đảng viên. Năm 2003, toàn Đoàn giới thiệu cho Đảng 214.297 đoàn viên ưu tú [tăng 4,3% so với năm 2002, bằng 85,7% chỉ tiêu đề ra], trong đó 76.122 đồng chí được kết nạp vào Đảng [tăng 4,4% so với năm 2002]. Số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng và số đảng viên mới được kết nạp là công nhân trực tiếp lao động sản xuất, học sinh, sinh viên tiếp tục tăng.

Nhằm kiện toàn Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng phát triển, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 [khóa VIII] đã nhất trí bầu bổ sung hai đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn vào Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

1] Đồng chí Nông Quốc Tuấn, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban Mặt trận Thanh niên Trung ương Đoàn.

2] Đồng chí Lâm Phương Thanh, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban thah niên nhà trường Trung ương Đoàn.

Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được mở rộng. Các chương trình công tác của Hội được triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả. Trong năm 2003, các cấp bộ Hội cả nước kết nạp mới 826.646 hội viên; thành lập mới 22.126 chi hội. Cùng với các tỉnh, thành Đoàn Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... một số địa phương, đơn vị bước đầu quan tâm và có những giải pháp cụ thể cho việc pháp triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cũng trong năm 2003, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên các cấp tiến tới Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam toàn quốc lần thứ V. Nhằm phát huy vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn trong việc mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ban hành Nghị quyết số 01 về "Tăng cường, củng cố mặt trận đoàn kết, tập kết, tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết 10 của Trung ương Đoàn khóa VII về công tác thiếu nhi và xây dựng Đội trong năm 2003, Hội đồng Đội các cấp tập trung triển khai thực hiện tốt chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi năm học 2003-2004 với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan, học giỏi, làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn"; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; triển khai cuộc vân động "Tấm áo tặng bạn" với kết quả quyên góp được trên 1 triệu cuốn sách và hơn 1 triệu bộ quần áo gửi tặng thiếu nhi nghèo vùng sâu, vùng xa. Duy trì và phát triển các quỹ học bổng, các giải thưởng động viên thiếu nhi, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Nét mới trong phong trào thiếu nhi là việc nhiều địa phương, đơn vị [đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Nam] đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Làm mới sách, báo cũ", phát triển phong trào "Nuôi heo đất"; nhân rộng mô hình câu lạc bộ "Ông - Bà - Cháu"... thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Điều lệ Đội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội các cấp, thành lập Hội đồng Đội Trung ương khóa V; chỉ đạo kiện toàn Hội đồng Đội các cấp, sửa đổi Nghi thức Đội thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu".

Cũng trong năm 2003, Hội đồng Đội Trung ương đã tập trung chỉ đạo hội thi Tổng phụ trách giỏi, Phụ trách sao giỏi các cấp và Liên hoan Phụ trách sao giỏi toàn quốc lần thứ nhất. Nhiều cơ sở Đoàn đảm nhận đỡ đầu các em có hoàn cảnh khó khăn, đảm nhận xây dựng các Công trình vì đàn em, chỉ đạo và tổ chức tốt hoạt động hè cho thiếu nhi với chủ đề "Chăm ngoan, học tốt, vui khỏe, an toàn".

Hệ thống cung thiếu nhi và nhà thiếu nhi tiếp tục được đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động. Thực hiện hướng dẫn liên tịch giữa Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đoàn về "Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế nhà thiếu nhi ở các địa phương", bộ máy cán bộ, cơ sở vật chất của nhiều nhà thiếu nhi được tăng cường. Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức thành công Festival các cung, nhà thiếu nhi toàn quốc. Các cuộc "Liên hoàn Búp sen hồng", "Tiếng kèn Đội ta", "Liên hoan đàn và hát dân ca", "Liên hoan đàn oocgan".. tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội được quan tâm hơn. Trong năm 2003 đã tổ chức 1.270 lớp tập huấn cho 197.393 lượt cán bộ phụ trách Đội. Cuộc thi "Giáo viên - Tổng phụ trách Đội giỏi" và các cuộc thi liên hoan "Phụ trách sao giỏi" diễn ra sôi nổi từ cơ sở đến Trung ương. Hội đồng Đội đang tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình "Rèn luyện đội viên"; xây dựng và chuẩn bị thực hiện thí điểm "Chương trình rèn luyện phụ trách Đội" ở một số địa phương, cơ sở.

Hoạt động của Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mới. Đến nay, 40 tỉnh, thành phố đã thành lập được Hội Doanh nghiệp trẻ hoặc CLB Doanh nghiệp trẻ với gần 2.250 hội viên [tăng 25% so với năm 2002]. Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai, thực hiện cuộc vận động "Hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp và thanh niên Việt Nam", Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức giải thưởng dành cho sản phẩm tiêu biểu Việt Nam hội nhập quốc tế mang tên "Sao Vàng đất Việt"; hội chợ triển lãm hàng Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút 150 doanh nghiệp trẻ với 250 gian hàng tham gia; hội thảo về xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa trong hội nhập quốc tế và diễn đàn "Thương mại - đầu tư Việt Nam 2003" thu hút gần 1.000 doanh nghiệp trẻ và lãnh đạo của 7 tỉnh, thành phố tham gia [thông qua diễn đàn đã có 46 dự án của doanh nghiệp trẻ đầu tư vào các tỉnh, thành phố].

Trong năm 2003, thanh niên trong các trường học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học với nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực chào mừng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu Hội Sinh viên toàn quốc lần thứ VII. Các hoạt động hỗ trợ học tập, tạo môi trường thuận lợi để học sinh sinh viên học hỏi, trau dồi kiến thức, giáo dục tinh thần, thái độ và động cơ học tập được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm học vừa qua. Trung ương Đoàn đã xét trao tặng giải thưởng "Lý Tự Trọng" cho 229 cán bộ Đoàn là học sinh trung học phổ thông. Trung ương Hội Sinh viên Vịêt Nam xét trao tặng giải thường "Sao Tháng Giêng" cho 187 cán bộ Đoàn, Hội là sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác.

Nét mới trong hoạt động của Đoàn trường học năm nay là việc vân động nhiều lực lượng tham gia khuyến khích, hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện cơ chế cho sinh viên vay vốn tín dụng học tập, tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ tài năng trẻ.

Các đối tượng thanh niên ngoài nhà trường thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật để lập thân, lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã có những cách làm mới nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong thanh niên nông thôn với việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện cho thanh niên tham gia học tập nâng cao trình độ [học tại chức, học các lớp nâng cao trình độ tay nghề...]; tổ chức vận động thanh thiếu nhi bỏ học trở lại trường; tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa cho thanh niên vùng sâu, vùng xa; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài...

Hoạt động của Hội Sinh viên các cấp hướng vào việc thực hiện 7 nội dung thi đua chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII. Các hoạt động hỗ trợ, thi đua học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khuyến khích khả năng sáng tạo của sinh viên, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tiếp tục được tổ chức Đoàn, Hội triển khai thực hiện từ cơ sở như: Các cuộc Festival Sinh viên nghiên cứu khoa học, hội nghị khoa học, olimpic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc thi ý tưởng sáng tạo, liên hoan các ban nhạc sinh viên toàn quốc, chương trình "Trò chơi âm nhạc", giải bóng đá sinh viên, các CLB tình bạn, tình yêu... Nét mới trong hoạt động Hội Sinh viên năm qua là việc tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên nhiều trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các "Ngày hội việc làm", "Hội chợ việc làm", các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa sinh viên và doanh nghiệp góp phần nâng cao nhận thức; tăng cường kinh nghiệm, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Phong trào Sinh viên tình nguyện, đặc biệt là chiến dịch "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện - hè 2003" thực sự là hoạt động nổi bật, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Sinh viên trong xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VII Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra từ ngày 29 đến 31-12-2003 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, ngày hội của sinh viên cả nước.

Đại hội phấn khởi, vinh dự nhiệt liệt chào đón đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đồng chí Chủ tịch nước Trần Đức Lương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ các bộ Đoàn, Hội... cùng các vị trong đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đại hội hoan nghênh và vui mừng đón 550 đại biểu, những cán bộ, hội viên, sinh viên ưu tú tiêu biểu cho trí tuệ, nhiệt huyết, hoài bão và niềm tin của hơn 1 triệu sinh viên trong cả nước và sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, thay mặt Đoàn Chủ tịch đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam xúc động biểu lộ lòng thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong giờ phút trọng thể và lịch sử này, thế hệ sinh viên chúng ta hôm nay mãi mãi khắc ghi công lao trời biển của Người, nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đồng chí nói: "Đai hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII là Đại hội đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam trong thế kỷ mới, đánh dấu sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên Việt Nam trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Hội và phong trào sinh viên trong những năm đầu thế kỷ XXI... Đại hội sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ VII là Đại hội của sự "Đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, thi đua, tình nguyện góp sức trẻ vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội".

Đại hội chăm chú theo dõi báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa VI do đồng chí Lâm Phương Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội trình bày. Báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai 6 chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VI [1998 -2003]... "đã đạt được những kết quả tốt trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và phong trào hành động. Các chỉ tiêu của nhiệm kỳ cơ bản đã hoàn thành, trong đó có những chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc. Sáu chương trình lớn của Hội đã được triển khai tích cực, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên tham gia xây dựng nhà trường toàn diện, vững mạnh; tổ chức Hội được củng cố, phát triển, từng bước chăm lo, hỗ trợ về đời sống sinh họt, học tập của sinh viên"...

Báo cáo đề ra 5 nhiệm vụ về giải pháp của Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII [2003-2008] là:

- Bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng lối sống văn hóa và ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên.

- Phát triển mạnh mẽ phong trào sinh viên thi đua học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học từng bước làm chủ khoa học công nghệ.

- Đẩy mạnh các hoạt động xung kích, tình nguyện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội và chung sức cùng cộng đồng, tăng cường các hoạt động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho các phong trào thi đua tình nguyện của sinh viên.

- Quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của sinh viên.

- Xây dựng củng cố tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn, xây dựng nhà trường và hệ thống chính trị; phát huy vai trò người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của sinh viên.

Đại hội phát động và tổ chức 2 phong trào:

a] Phong trào "Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt"

b] Phong trào "Sinh viên tình nguyện".

Toàn thể Đại hội lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh. Thay mặt Đảng và Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư: "Nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, trong hoạt động xã hội của toàn thể hội viên, sinh viên và công tác Hội cũng như phong trào sinh viên thời gian qua". Đồng chí Tổng Bí thư căn dặn: "Chúng ta luôn ghi nhớ lời dạy của bác Hồ "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Chúng ta đều biết một quốc gia mà thanh niên hưng thì quốc gia hưng, thanh niên manh thì quốc gia mạnh... chúng ta muốn theo kịp nhịp bước của tiến bộ khoa học - kỹ thuật thế giới thì cần phải không ngừng bồi dưỡng, đào tạo ra hàng loạt nhân tài trẻ tuổi ưu tú... Không có lý do gì thế hệ sinh viên và trí thức trẻ ngày nay trong điều kiện thuận lợi hơn cha anh mình lại không ra sức trah thủ thời gian để học tập, rèn luyện đưa nước nhà phát triển về mọi mặt với trách nhiệm và tinh thần tự giác cao nhất. Các bạn phải là một bộ phân của lực lượng đi đầu trong quá trình xây dựng xã hội học tập, góp phần đưa trình độ học vấn của thanh niên và nhân dân nước ta ngày càng lên cao ngang tầm đồi hỏi của nhiệm vụ cách mạng".

Đại hội chăm chú theo dõi bài phát biểu của đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gửi đến Đại hội lời chào mừng nồng nhiệt nhất và "biểu dương những kết quả, thành tích xuất sắc của sinh viên và Hội Sinh viên các cấp đã đạt được trong 5 năm qua" đồng thời hoan nghênh "Hội Sinh viên đã phối hợp có hiệu quả với Đoàn thanh niên trong trường học tăng cường giáo dục chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho sinh viên".

Sau khi nêu lên đường lối phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, đồng chí Hoàng Bình Quân nêu rõ: "Đất nước đang kỳ vọng ở các bạn, đường lối của Đảng, Nhà nước ta giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu đang là cơ hội cho các bạn. Đoàn thanh niên mong muốn các bạn là chủ lực quân trong phong trào thi đua học tâp tiến quân vào khoa học công nghệ. Chúng ta cần có một thế hệ thanh niên có bản lĩnh, có học vấn cao, có chuyên môn giỏi, có năng lực khoa học, công nghệ, lối sống đẹp, có tinh thần cộng đồng và thích ứng nhanh".

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII đã thông qua Điều lệ sửa đổi, hiệp thương bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội [khóa VIII] gồm 78 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành đã cử ra Ban Thư ký gồm 24 đồng chí và Thường trực Ban Thư ký gồm đồng chí Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch. Đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2003-2008. Bốn Phó chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam gồm có các đồng chí: Lâm Phương Thanh, ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban thanh niên trường học Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội; đồng chí Tăng Hữu Phong, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Hồ Văn Đắc, Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành lâm thời Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

Thành công to lớn của Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII mở ra thời kỳ phát triển cuối của tổ chức Hội và phong trào sinh viên trong cả nước sẽ góp phần cống hiến đắc lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

***

Bước vào năm 2003, do có sự chuẩn bị trước nên ngay sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ VIII thành công tốt đẹp mở ra giai đoạn phát triển mới phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" được triển khai rộng khắp, thu hút ngày càng đông đảo thanh niên tham gia, tiếp tục phát huy tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích cách mang của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia giải quyết những khó khăn của cộng đồng.

Trong nông nghiệp và nông thôn: Cùng với việc duy trì các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm nhân các công trình, phần việc thanh niên, tham gia giải quyết việc làm, hướng dẫn đoàn viên thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, các cấp bộ Đoàn tập trung phát triển manh các hình thức hợp tác trong thanh niên như: Các câu lạc bộ [CLB] khuyến nông, khuyến lam, khuyến công, khuyến ngư, các tổ hợp tác thanh niên, HTX thanh niên, tiếp tục phát triển các trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên. Tính đến nay, cả nước đã thành lâp và duy trì hoat động 5.553 CLB khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư, thu hút 144.943 thanh niên; trên 30 HTX thanh niên và hơn 6 nghìn tổ hợp tác thanh niên [tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long]. Trong năm 2003, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức 11.716 lớp tập huấn về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thu hút hơn 575.580 lượt đoàn viên thanh niên; phối hợp thực hiện 40.906 công trình, phần việc "thanh niên" trị giá trên 154,7 tỷ đồng, thu hút trên 1,3 triệu lượt đoàn viên thanh niên. Các hoạt động hỗ trợ và khuyến khích thanh niên thi đua xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng được các cơ sở Đoàn đẩy mạnh.

Việc hướng dẫn thanh niên vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tiếp tục được mở rộng với hơn 300 dự án và tổng số vốn vay gần 10 tỷ đồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho trên 5.000 lao động thah niên. Phong trào hùn vốn, giúp nhau phát triển kinh tế tiếp tục phát triển, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Tổng các nguồn vốn được triển khai trong năm bao gồm 152,299 tỷ đồng, giúp 127.351 thanh niên phát triển sản xuất [trong đó vốn tự giúp nhau là 66,386 tỷ đồng, giúp 118.359 thanh niên].

Các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên tiếp tục được duy trì, mở rộng. Năm 2003, đã có 136.784 thanh niên được dạy nghề và 120.903 thanh niên được giải quyết việc làm [Riêng các trung dạy nghề và dịch vụ việc làm do Trung ương Đoàn quản lý dạy nghề cho 39.180 thanh niên - tăng 28,14% so với năm 2002, tư vấn việc làm và tư vấn nghề cho 94.732 thanh niên - tăng 33,43% so với năm 2002].

Nét mới trong hoạt động dạy nghề và dịch vụ việc làm năm 2003 là việc tổ chức rộng rãi các "Hội chợ việc làm", "Ngày hội việc làm"; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm sau đào tạo.

Trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp:

Hoạt động nổi bật của thanh niên công nhân năm qua là việc đảm nhận công trình, phần việc thanh niên hướng vào việc đảm nhận khâu khó, việc mới, việc trọng yếu, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong lao động sản xuất; phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và công tác quản lý. Phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ, các cuộc thi "Chọn bàn tay vàng", thi thợ giỏi, hội thi sáng tạo kỹ thuật, phong trào "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", "Ôn lý thuyết, luyện tay nghề"... tiếp tục được duy trì.

Các cấp bộ Đoàn khối viên chức đẩy manh việc động viên đoàn viên thanh niên tích cực tham gia cải cách hành chính, xây dựng tác phong làm việc kiểu mới, học tập nâng cao trình độ. Một số địa phương, đơn vị triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Văn minh công sở và rèn luyện lương tâm chức nghiệp"; phối hợp tổ chức hội thi "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ gương mẫu", "Thanh niên với cải cách hành chính", tổ chức diễn đàn "Đạo đức Hồ Chí Minh với cán bộ công chức", hội thảo "Xây dựng phong cách cán bộ, viên chức, công chức"...

Hoạt động của thanh niên đô thị tập trung vào việc xây dựng các đội hình thanh niên xung kích, thah niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ đua xe và tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, giữ gìn vệ sinh môi trường. Cuộc vận động "Xây dựng ngõ phố Văn minh - An toàn - Sạch đẹp", các mô hình "Đoạn đường - tuyến phố thanh niên tự quản", "Ngõ phố văn minh"... tiếp tục được duy trì và mở rộng. Nét mới trong hoạt động Đoàn khu vực đô thị năm nay là sự chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của thanh niên đô thị và việc tập hợp đông đảo các lực lượng thanh niên trên địa bàn tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức.

Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội:

Phong trào Thanh niên tình nguyện tiếp tục phát triển với chất lượng và hiệu quả ngày càng rõ nét. Hoạt động tình nguyện tại chỗ được triển khai rộng rãi hơn gắn với thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị, đảm nhận và giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, cơ sở. Chiến dịch "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện - hè 2003" chiến dịch Tình nguyện hè 2003 thu hút trên 5 triệu lượt thanh niên, học sinh sinh viên hoạt động tại 11.013 xã, phường, thị trấn thuộc 61/61 tỉnh, thành phố trong cả nước [trong đó 1,2 triệu thanh niên tham gia vào 21.528 đội hình tình nguyện tập trung và hơn 4 triệu thanh niên tham gia tình nguyện tại chỗ]. Hoạt động nổi bật trong Chiến dịch tình nguyện hè 2003 là các hoạt động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông gắn với triển khai thực hiện cuộc vận động: "Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông"; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo; phổ biến, chuyển giao tiến bộ KHKT cho thanh niên và nhân dân; xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng các mô hình thí điểm về trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng, hướng dẫn cách chọn và chăm sóc cây, con giống cho nhân dân địa phương; chi viện cho các công trình trọng điểm quốc gia; tổ chức khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí; củng cố nâng cao chất lượng Đoàn, Hội trên địa bàn dân cư...

Nét mới của Chiến dịch tình nguyện hè năm nay là sự tham gia của các lực lượng xã hội [người cao tuổi, các em thiếu nhi], của thanh niên, học sinh sinh viên quốc tế; tổ chức tốt chương trình "Tiếp sức mùa thi 2003" tai Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được triển khai góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, đơn vị.

Nhân dịp Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Sea games 22 và ASEAN Para games 2, tại các tỉnh, thành phố tổ chức các môn thi đấu [Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hòa Bình và Bắc Ninh] hơn 16.000 tình nguyện viên tham gia phục vụ trực tiếp, cùng hàng ngàn thanh thiếu niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đơn vị để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế, góp phần vào thành công chung của Sea games 22 và ASEAN Para games 2.

Việc thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia: Tính đến nay, dự án tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh, cung đường TNXP Hiên - Thạnh Mỹ đã cơ bản hoàn thành. Cung đường TNXP từ đường Hồ Chí Minh về quê Bác được khởi công đúng tiến độ. Dự án xây dựng các "Làng thanh niên lập nghiệp" dọc đường Hồ Chí Minh; tham gia xây dựng điểm tái định cư mẫu Thủy điện Sơn La; xây dựng cầu nông thôn mới thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng Đảo Thanh niên Bạch Long Vỹ và đảo Cồn Cỏ tiếp tục được triển khai đảm bảo chất lượng và tiến độ. Dự án y, bác sĩ trẻ tình nguyện sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, 27 tỉnh, thành Đoàn tham gia dự án đưa 545 đội viên [trong đó 133 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và 412 người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp] về công tác tại 300 xã đặc biệt khó khăn và Đảo Thanh niên Bạch Long Vỹ. Thực hiện dự án đưa 1.000 trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn, miền núi, 24/25 tỉnh đã tổ chức lễ ra quân triển khai thực hiện dự án [Riêng tỉnh Quảng Nam do việc xây dựng kế hoạch phối hợp ra quân cùng lực lượng trí thức trẻ của tỉnh nên thời gian ra quân chậm so với kế hoạch chung].

Cùng với Trung ương, năm 2003, nhiều địa phương, đơn vị đảm nhận và hoàn thành tốt các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, các cấp bộ Đoàn đã tăng cường cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới cho đoàn viên thanh niên; tích cực tham gia công tác tuyển quân, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, góp phần đảm bảo chỉ tiêu giao quân. Mô hình CLB "Đồng đội trẻ", CLB "Cựu quân nhân" tiếp tục được nhân rộng tại nhiều địa phương, cơ sở. Nét mới của hoạt động này là việc các cấp bộ Đoàn tổ chức tốt việc đón tiếp bộ đội xuất ngũ trở về; vận động, giới thiệu các cựu quân nhân trẻ tham gia bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm, kiến nghị các cấp, các ngành giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của anh, chị em.

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong các lực lượng vũ trang có những bước phát triển mới. Phong trào "Giành 3 đỉnh cao Quyết thắng", cuộc vận động "Thanh niên quân đội mẫu mực xây dựng chính quy", phong trào "Hai thi đua, hai tình nguyện thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy", phong trào "Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc" trong thanh niên công an tiếp tục được triển khai thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Các phong trào, các cuộc vận động: "Chi đoàn 5 không", "Tự giác - tự quản - tự rèn", "3 tốt, 3 mẫu mực, 3 dứt điểm", "Vọng gác thanh niên", "Chi đoàn văn hóa", "Buồng bệnh thanh niên", "Tổ kiểm tra điều lệnh", "Đội thanh niên Cờ đỏ", "CLB Chiến sĩ an ninh trẻ", "Bản tin khoa học và tuổi trẻ" được nhân rộng tại cơ sở. Hoạt động kết nghĩa, tham gia sinh hoạt với cơ sở Đoàn nơi đóng quân, hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, tình nguyện tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu; đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tham gia xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các hoạt động "Vì trẻ em đặc biệt khó khăn" tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" được duy trì thường xuyên. Trong năm 2003, tuổi trẻ cả nước xây dựng 1.332 nhà tình nghĩa; vân động, quyên góp được 9,1 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Nhiều địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng "Nhà tình nguyện" tặng cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn; phát triển mô hình "Thanh Thiếu nhi chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ"...

Hoạt động thanh niên xung kích giữ gìn an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tiếp tục được duy trì với việc triển khai sâu rộng cuộc vận động: "Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông" [ATGT]. Hầu hết các địa phương, đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện cuộc vận động với kết quả: Xây dựng hàng nghìn đội hình thanh niên, học sinh sinh viên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự ATGT; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhân thức về ATGT, nhất là ATGT đường bộ; vận động và tổ chức cho thanh niên ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT; tổ chức thi tìm hiểu luật Giao thông đường bộ; tìm giải pháp và vận động học sinh sinh viên đi xe buýt... góp phần thay đổi nhận thức và hành vi tham gia giao thông của số đông thanh thiếu niên. Nhiều tỉnh, thành Đoàn tổ chức thi lấy bằng lái xe cho cán bộ, đoàn viên thanh niên; tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên thanh niên ở những điểm đông dân cư, tổ chức phát động và tổ chức thực hiện phong trào "4 không" theo tinh thần cuộc vận động.

Hoạt động Đoàn Thanh niên tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS thường xuyên được tăng cường với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong năm 2003, một số tỉnh, thành Đoàn tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 02 giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và lãnh đạo Bộ Công an về "Ngăn ngừa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu nhi". Cũng trong năm 2003, cả nước duy trì hoạt động có hiệu quả, 29.787 đội thanh niên xung kích an ninh; tiếp tục giúp đỡ và cảm hóa nhiều thanh niên chậm tiến, thanh niên mắc tệ nạn xã hội.

Công tác Dân số - Sức khỏe - Môi trường tiếp tục bám sát mục tiêu, chương trình, thực hiện có kết quả các nội dung, nhiệm vụ. Nhiều tỉnh, thành Đoàn xây dựng kế hoạch triển khai tới cơ sở chương trình hành động của Đoàn Thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; tổ chức tốt các chiến dịch hưởng ứng "Tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường", "Tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá", hưởng ứng "Tháng hành động phòng chống ma túy", tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu Pháp lệnh Phòng chống mại dâm [do UBQG phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức]; tổ chức thành công hội trại phòng chống ma túy tại ba khu vực; duy trì hoạt động trên 6.000 CLB dân số và phát triển, đội kỹ năng sống và đội lưu diễn từ làng đến làng; tiếp tục đầu tư phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, các chương trình phát thanh, phát sóng trực tiếp và các tài liệu giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình mới phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh niên.

Công tác quốc tế thanh niên được triển khai toàn diện theo hướng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và thanh niên các nước, công tác thanh niên nước ngoài, thông tin đối ngoại, công tác dự án... góp phần hỗ trợ công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nước trong đó có việc tăng cường các hoạt động củng cố quan hệ chính trị đối ngoại với Đoàn TNCS, các tổ chức thanh niên bạn bè truyền thống, trong khu vực và trên thế giới. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tham gia có trách nhiệm, hiệu quả, đóng góp vào thành công chung của Đại hội lần thứ 17 Liên đoàn thanh niên Dân chủ thế giới và được bầu vào Ban Chấp hành Liên đoàn; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và Trung Quốc, thanh niên Việt Nam và Lào; phối hợp tổ chức đón các đoàn vận động viên tham gia thi đấu trong khuôn khổ Sea games 22 và Asean Paragames 2. Ta đã đón trên 20 đoàn với 540 lượt khách quốc tế và cử và cử các đoàn ra làm nhiệm vụ học tập, giao lưu đồng khai thác hiệu quả các dự phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại nhằm tạo vị thế mới cho tổ chức Đoàn và thanh niên Việt Nam.

Qua hơn 2 năm quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và thời gian đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cho đến hết tháng 4 năm 2004, những kết quả của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên nhiều lĩnh vực thực sự đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ, rộng khắp tạo không khí phấn khởi trong toàn Đoàn, trong các tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước. Công tác giáo dục được tiến hành đồng bộ, hình thức có nhiều đổi mới, sáng tạo, chất lượng giáo dục được tăng cường; phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ được triển khai sâu rộnh thu hút đông đảo thanh niên tham gia; năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn, chất lượng chính trị của đoàn viên, thanh niên, của tổ chức Đoàn, Hội được nâng lên một bước; công tác Đội và phong trào thiếu nhi, công tác quốc tế thu được nhiều kết quả. Việc thực hiện có chất lượng các cuộc vận động sinh hoạt chính trị lớn: "Nghị quyết Đại hội Đoàn VIII và hành động của tuổi trẻ", "Học tập, nghiên cứu tyư tưởng Hồ Chí Minh"; tổ chức thành công "Tháng thanh niên đầu tiên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII và chiến dịch "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện - hè 2003 thực sự là những điểm nhấn trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niện năm 2003, tạo tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII trong những năm tiếp theo.

Bước vào năm 2004, phong trào tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lại tiếp tục được dấy nên bằng nhiều hoạt động sôi nổi.

Với những thành tích đã đạt được trong "Tháng Thanh niên - 2003"; thể theo nguyện vọng của Đoàn Thanh niên và tuổi trẻ cả nước, ngày 16-10-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý lấy tháng 3 hàng năm là "Tháng Thanh niên". Ngày 13-01-2004, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về "Tháng Thanh niên" tới các Bộ, ngành và các cấp chính quyền trong cả nước. Ngày 19-01-2004, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch số 42 KH/TƯĐTN về việc tổ chức "Tháng Thanh niên" năm 2004 và nêu rõ mục đích tổ chức "Tháng Thanh niên" năm 2004 là: "Khơi dậy trong thanh thiếu niên niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của thanh niên Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tạo sự đoàn kết thống nhất, nâng cao trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ mới, tạo phong trào sâu rộng, thiết thực của tuổi trẻ thi đua, tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở các địa phương, đơn vị, qua đó tăng cường nâng cao chất lượng tổ chức tổ chức cơ sở, phát triển đoàn viên, hội viên. Thông qua "Tháng Thanh niên" tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội đối với công tác thanh niên". Tháng Thanh niên năm 2004 được triển khai tập trung vào những nội dung trọng tâm: Một là, tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộngtrong thanh niên; động viên, tổ chức tuổi trẻ vào các hoạt động xã hội rộng rãi; tập trung tổ chức triển khai cuộc thi tìm hiểu "Âm vang Điện Biên"... Hai là, đẩy mạnh phong trào thi đua, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội như: tổ chức sâu rộng phong trào thanh niên tình nguyện; đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật; thi đua sản xuất, kinh doanh; thi đua bảo vệ Tổ quốc; phát động và khởi động phong trào "Sáng tạo trẻ"; tháng công trình, phần việc thanh niên; tổ chức "Ngày hội việc làm"... Ba là, củng cố, phát triển tổ chức cơ sở Đoàn, tăng cường phát triển đoàn viên, hội viên, tập trung bồi dưỡng, kết nạp "Lớp đoàn viên 26-3", "Lớp đoàn viên Tháng Thanh niên", đề xuất với cấp ủy Đảng để bồi dưỡng, kết nạp lớp đảng viên trẻ nhân "Tháng Thanh niên"; tổ chức tháng vận động thanh niên tham gia tổ chức đoàn, hội; tập trung củng cố các cơ sở Đoàn yếu kém... Bốn là tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, các ngành về công tác thanh niên, tạo sự ủng hộ, chăm lo, bồi dưỡng của toàn xã hội cho thanh niên... Ngày 29-2-2004, trên toàn quốc đã đồng loạt tổ chức lễ phát động và ra quân hưởng ứng Tháng Thanh niên - 2004. Bắt đầu từ ngày này, theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, trong Tháng Thanh niên 2004, toàn quốc sẽ diễn ra các hoạt động cao điểm như: Tuần "Tuổi trẻ ra quân tình nguyện"; "Ngày chủ nhật xanh" Thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương; tuần sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" [từ ngày 15 đến ngày 21-3-2004]; tổ chức "Ngày văn hóa - thể thao thanh niên" ở cơ sở [từ ngày 22 đến ngày 28-3-2004]. Trong Tháng Thanh niên - 2004 các dự án lớn do Trung ương Đoàn quản lý sẽ đồng loạt khởi công như tiếp tục xây dựng cầu nông thôn thay thế cầu khỉ tại đồng bằng sông Cửu Long; dự án Làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên, làm đường về quê Bác. Khánh thành công trình điện sức gió tại Đảo Thanh niên Bạch Long Vỹ...

"Tháng Thanh niên - 2004" là thời cơ, động lực để đẩy mạnh phong trào thanh thiếu nhi trong năm 2004; là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ cả nước chào mừng 73 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh [26/3/1931 - 26/3/2004]. Mục tiêu đặt ra cho "Tháng Thanh niên - 2004" là:

Tháng Thanh niên - Tuổi trẻ hành động vì cộng đồng
            Tháng Thanh niên - Xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên.

Ngày 27-4-2004, Ban chỉ đạo Tháng Thanh niên do đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn làm Trưởng ban đã tiến hành cuộc họp tổng kết đánh giá bước đầu những kết quả, đúc rút những kinh nghiệm chỉ đạo và định ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới với ý thức tiếp nối phát huy tinh thần Tháng Thanh niên - 2004.

Thực tiễn cho thấy việc tổ chức, chỉ đạo Tháng Thanh niên 2004 là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sinh động sự sáng tạo và cụ thể hóa có hiệu quả quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII.

Theo báo cáo của 58 tỉnh, thành và đơn vị trực thuộc, cho đến hết tháng 3-2004 kết quả bước đầu nổi lên một số nét, có thể đơn cử:

- 10 triệu lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, các hoạt động kinh tế - xã hội. 100% tỉnh, thành triển khai nội dung học tập, sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh"; thực hiện 9.650 buổi chiếu và thiết trình, trao đổi về bộ phim "Hồ Chí Minh, chân dung một con người"; phát hành 4 vạn bộ tài liệu 6 bài lý luận chính trị cơ bản và triển khai học tập.

- Hưởng ứng cuộc vận động "Vì tuổi trẻ Lai Châu", 56 tỉnh, thành đã đóng góp gần 3 tỷ đồng đến ngày 9-4-2004 để xây dựng một công trình văn hóa - thể thao tặng thanh thiếu nhi thành phố Điện Biên, đồng thời cuộc thi "Âm vang Điện Biên" đã thu hút gần 4 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia... Trong dịp tiến tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Về mặt kinh tế - xã hội, trong Tháng Thanh niên, tuổi trẻ đảm nhận thực hiện 37.766 công trình thanh niên các cấp với tổng giá trị 130 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo triển khai dự án quốc gia xây dựng 73 chiếc cầu bê tông thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tổng đội TNXP trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã phát động và tổ chức lễ giao ước thi đua với mục tiêu "Chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm". Đoàn viên, thanh niên cả nước đã tu sửa và làm mới 2.481,8km đường giao thông liên thôn, trồng mới 226.488 cây xanh các loại. Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh khởi động triển khai chương trình 50.000 máy tính trợ giá cho thanh niên, xây dựng 1.000 công trình vì "Thành phố xanh sạch" công trình làm đường vào Tà Xì Láng của thanh niên Yên Bái thu hút 1.000 thanh niên tham gia, nhất là phong trào "Sáng tạo trẻ" bắt đầu được khởi phát mạnh mẽ.

- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện... được đẩy mạnh. Theo báo cáo, Cà Mau hoàn thành 506 nhà tình nghĩa trong số hàng nghìn nhà tình nghĩa của tuổi trẻ tặng các gia đình chính sách. Hoạt động hiến máu nhân đạo tính trong 12 cơ sở đã thu được 3.912 đơn vị máu, khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho gần 10.000 dân với tổng số tiền 400 triệu đồng. Cả nước tổ chức 6.000 buổi biểu diễn văn nghệ thu hút hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, các hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh khắp nơi với hơn 20.000 vận động viên trẻ có triển vọng.

Tháng Thanh niên 2004, từ các hoạt động nêu trên hơn 208.272 thanh niên được kết nạp vào đoàn [tăng gấp đôi so với Tháng Thanh niên năm 2003], toàn đoàn giới thiệu với Đảng 34.064 đoàn viên ưu tú, trong đó có 7.073 đồng chí được kết nạp vào Đảng.

***

Với những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi nước ta đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý:

- Huân chương Hồ Chí Minh [2 lần] và Huân chương Sao vàng cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên.

- Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng thanh niên xung phong.

- Huân chương Sao vàng cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và danh hiệu Đơn vị Anh hùng cho Báo Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Huân chương Độc lâp hạng Nhất cho Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên.

- Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên.

***

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta là một bộ phận hữu cơ trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. Được Đảng và Bác Hồ kính yêu trực tiếp tổ chức, rèn luyện, lãnh đạo, suốt gần 70 năm qua lớp lớp đoàn viên, thanh niên nước ta nối tiếp nhau nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu hy sinh oanh liệt, lao động sáng tạo kiên cường góp phần xứng đáng làm rạng rỡ Tổ quốc ta đưa đất nước và dân tộc đến vị trí vinh quang như ngày nay. Từ Lý Tự Trọng, người đại diện vẻ vang cho lớp thanh niên cộng sản đầu tiên vinh dự được Bác Hồ trực tiếp giáo dục, rèn luyện đã sống, chiến đấu như một người cộng sản đến hơi thở cuối cùng đến Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ, anh dũng nhìn thẳng vào họng súng quân thù hát vang Quốc ca trên địa ngục Côn Đảo; đến Nguyễn Văn Trỗi trong chín phút cuối cùng làm nên lịch sử hô to ba lần “Hồ Chí Minh muôn năm” với khí thế lẫm liệt cũng như hàng vạn, hàng triệu chiến sĩ, anh hùng trẻ tuổi khác đang tiếp bước cha anh lập nên những kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp lao động sản xuất, học tập, sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay đã và đang được khắc ghi vào lịch sự.

Với những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức Đoàn và phong trào TN nước ta đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý:

- Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhì.

- Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất.

- Huân chương Sao Vàng.

Quá trình gần 70 năm hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm lớn và những truyền thống vẻ vang.

Bài học kinh nghiệm lớn:

- Một là, mọi thắng lợi và kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên từ trước đến nay đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quan tâm ân cần của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn và các ngành, đoàn thể, gia đình và xã hội. Vì vậy, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, mọi mặt hoạt động của Đoàn đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, tranh thủ sự quan tâm của Nhà nước và sự phối hợp trên quy mô toàn xã hội. Tổ chức Đoàn phải thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng đồng thời nắm bắt đầy đủ kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh xã hội, văn hoá của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, nhằm từ đó đề ra nhiệm vụ công tác Đoàn đúng đắn, sáng tạo.

- Hai là, xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức đúng với tính chất là tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cho quá trình mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp các tầng lớp đối tượng thanh niên, vào Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt; là điều kiện quan trọng hàng đầu để tổ chức Đoàn thực hiện chức năng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng có hiệu quả và giúp Đảng chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh.

- Ba là, thực hiện đổi mới nội dung hình thức, phương pháp công tác Đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, điều kiện và cơ chế từng thời kỳ; phù hợp với đặc điểm của các đối tượng thanh niên và luôn hướng về cơ sở, đi sâu, đi sát cơ sở. Tích cực tạo ra động lực để đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động trong đoàn viên, hội viên và thanh niên trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của thanh niên, giữa bồi dưỡng, đào tạo và phát huy thanh niên. Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, thái độ thụ động… trong đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, học vấn và trình độ nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên; quan tâm tạo điều kiện và có yêu cầu cao về sự tu dưỡng, rèn luyện, để đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội luôn nêu gương tốt cho thanh thiếu nhi.

Những truyền thống vẻ vang:

- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất  là ở những bước ngoặt của lịch sử trong suốt gần 70 năm qua. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ chung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.

- Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai. Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hoà quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.

- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nân cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng. Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội, luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.

Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo nhau dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại làm cho đội ngũ những người cách mạng trẻ tuổi ngày càng hùng hậu, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.

Page 6

Tổ chức Diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng” và Tuyên dương TNTT làm theo lời Bác năm 2016 

Thiết thực kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, tối ngày 17/8/2016, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực Bắc Trung Bộ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Diễn đàn “Đảng...

Xem tiếp

Mục đích công tác phát triển đoàn viên mới và số liệu tổ chức đoàn, đoàn viên, cán bộ Đoàn: [tính đến cuối năm 2010] 

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, xã hội theo lứa tuổi, do đó kết nạp đoàn viên mới là một quy luật tất yếu trong công tác xây dựng Đoàn

Xem tiếp

Page 7

Quảng Trạch: Tổ chức hành trình về nguồn cho thiếu nhi tiêu biểu 

 Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn - Hội Đồng Đội huyện đã tổ chức Hành trình về nguồn cho các em thiếu nhi xuất sắc tại các Liên đội trên địa bàn huyện Quảng Trạch.

Xem tiếp

Page 8

GIỚI THIỆU CHUNG 

 THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tỉnh Đoàn Quảng Bình Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình gồm có 6 ban, bộ phận: Ban Tổ chức - Kiểm tra; Ban Tuyên giáo; Ban Thanh, thiếu nhi trường học; Ban Thanh niên nông thôn, Công nhân & Đô thị; Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên và Văn phòng; có 14 huyện, thị, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc và 04 đơn vị trực thuộc.

Tổng số cán bộ của Tỉnh Đoàn Quảng Bình

Tổng số cán bộ Cơ quan chuyên trách Tỉnh Đoàn đến thời điểm hiện tại là 34 đồng chí. - Nam: 14 đồng chí- Nữ: 20 đồng chí. - Biên chế: 31 đồng chí [24 công chức, 04 viên chức, 03 đồng chí hợp đồng theo Nghị định 68 NĐ/CP của Chính phủ]. - Hợp đồng ngắn hạn: 03 đồng chí.

Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ

- Trung cấp: 0 đồng chí. - Cao đẳng: 0 đồng chí. - Đại học: 27 đồng chí. - Thạc sỹ: 07 đồng chí.

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ

- Chưa qua đào tạo: 0 đồng chí. - Sơ cấp: 28 đồng chí. - Trung cấp: 0 đồng chí. - Cao cấp, cử nhân: 06 đồng chí

Tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ: 31,1 tuổi.


THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐOÀN
Tình hình thanh niên: Hiện nay, thanh niên Quảng Bình có 195.112 người, số thanh niên được tập hợp vào sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Hội là 135.602 người. Trước bối cảnh Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khởi nghiệp sáng tạo là xu thế lớn đang mang đến cả thời cơ và thách thức đối với thanh niên. Thanh niên ngày càng có điều kiện, cơ hội học tập, tiếp cận với khoa học công nghệ. Trong cuộc sống, học tập, lao động của thanh niên Quảng Bình hiện nay, đại bộ phận thanh niên có ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, thể hiện rõ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống vì cộng đồng. Tuy nhiên một bộ phận thanh niên còn dao động, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, xã rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; sống thực dụng, lười học tập, lao động, tình trạng thất nghiệp, thiếu cơ hội phát triển đặt ra yêu cầu, thách thức quan trọng hàng đầu trong giải quyết nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Tình hình vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Bối cảnh đó đòi hỏi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong toàn tỉnh phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ.

Thông tin về hệ thống tổ chức Đoàn, Hội và số liệu đoàn viên thanh niên được tập hợp.

- Tỉnh Đoàn Quảng Bình có 14 huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc: + Số đơn vị Đoàn cấp huyện: 08 đơn vị. + Số đơn vị tương đương cấp huyện: 06 đơn vị. + Số đơn vị Đoàn xã, phường, thị trấn: 159 đơn vị. + Số đơn vị tương đương Đoàn xã, phường, thị trấn: 306 đơn vị. + Tổng số chi đoàn: 3.267 chi đoàn. - Số lượng đoàn viên thanh niên toàn tỉnh:

+ Tổng số thanh niên trong độ tuổi: 195.112 thanh niên, trong đó có 135.602 thanh niên được tập hợp sinh hoạt trong tổ chức, đạt tỷ lệ 69,5%, số đoàn viên tập hợp được trong tổ chức: 51.570 đoàn viên.

Page 9

Trang chủGiới thiệu Lịch sử

Video liên quan

Chủ Đề