Phụ nữ sau sinh ăn được lá xương sông không

Sinh con xong, theo thực đơn của bà nội thì chị Hương chỉ được ăn thịt nạc đun nghệ và cháo chân giò.

  • Cách nuôi trẻ khi mẹ mất sữa
  • Canh búp dứa gọi sữa nhanh về
  • Kinh nghiệm hay "gọi" sữa "về" sau sinh

Sinh bé thứ hai, chị Hương đã có nhiều kinh nghiệm hơn khá nhiều so với lần sinh trước. Lần sinh bé đầu tiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhất nhất mọi thứ chị đều nghe theo bà nội. Bà nội ở quê lên trông cháu mang theo một “núi” những kiêng khem và bắt chị Hương phải thực hiện theo. Nào là không được ăn thứ này, chỉ được ăn món kia mới lợi sữa… Theo thực đơn của bà nội thì chị Hương chỉ được ăn cơm với thịt nạc đun nghệ và cháo chân giò. Nghe theo bà nội từ A đến Z, những tưởng sẽ có nhiều sữa cho con, thế nhưng chỉ đến tháng thứ 3 là chị Hương đã thấy hết sữa. Thương con phải ăn sữa ngoài từ sớm nên chị Hương quyết tâm lần sinh sau sẽ tìm hiểu kiến thức nhiều hơn để chăm sóc cho con tốt hơn.

4 năm sau, từ khi mang thai bé thứ hai, chị Hương đã tìm mọi thông tin liên quan đến bầu bí và chuyện sinh nở. Lần này, rút kinh nghiệm, chị Hương không kiêng khem quá nhiều như kinh nghiệm của bà nội truyền lại. Bù lại, chị ăn hầu hết tất cả các loại thức ăn, chỉ trừ chất tanh, vì nghe nói “cua dốc, ốc mòn”, ăn đồ tanh sớm sẽ bị hậu sản.

Mặc cho bà nội có vẻ không bằng lòng, chị Hương vẫn cảm thấy rất vui vì lần này, đến tận tháng thứ 4 rồi mà chị vẫn dồi dào sữa cho con. Chị thấy mừng vì trước khi sinh chị đã tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho bà mẹ sau sinh, những thực phẩm lợi sữa, làm thế nào để mẹ có nhiều sữa cho con…

Cũng nhờ sữa mẹ dồi dào mà thằng cu nhà chị rất bụ bẫm. Hàng xóm nhìn thấy thằng bé đều khen chị tốt sữa, khéo nuôi con, chị Hương thầm nghĩ: “Cũng may mà không nghe lời bà nội, chứ không thì đã mất sữa từ lâu, thằng bé lại khổ như chị nó, được bú mẹ có mấy tháng sau sinh”.

Phụ nữ sau sinh ăn được lá xương sông không

Hàng ngày, bà nội vẫn chú ý chuyện ăn uống của chị Hương. Thỉnh thoảng bà vẫn nhắc chị không nên ăn món này, món kia vì những món ăn đó sẽ làm mất sữa mẹ. Nhưng vì nghĩ bà nội lạc hậu và những kinh nghiệm xa xưa đó không đúng mà chị Hương chủ quan không nghe theo. Chị luôn cự nự lại bà nội: “Bác sĩ bảo món nào cũng ăn được hết, con kiêng đồ ăn tanh là tốt lắm rồi. Với lại, mẹ ăn đủ các món thì con bú càng đủ chất chứ sao mà bà phải lo…”. Hơn nữa, chị nghĩ, chỉ có thực phẩm nào làm tăng sữa chứ làm gì có thực phẩm khiến mất sữa. Thế là chị luôn tỏ ra khó chịu với bà. Giận chị, bà nội bỏ về quê, một mình chị Hương vừa phải chăm con, vừa dọn dẹp, cơm nước nên chị lúc nào cũng cáu bẳn.

Thế mà, đúng như lời bà nội nói, khi con trai được 4 tháng rưỡi thì chị Hương bỗng mất sữa. Suy nghĩ mãi chị cũng không biết nguyên nhân do đâu. Các món ăn không có gì đặc biệt, vẫn là những món chị vẫn ăn suốt mấy tháng qua. Thế mà chỉ trong vòng hơn 1 tuần, lượng sữa của chị ít hẳn đi cho dù con trai vẫn bú đều đặn. Quá lo lắng, lúc này chị Hương mới sực nhớ đến những gì bà nội nhắc nhở. Theo như kinh nghiệm của bà thì ăn măng, lá lốt, lá đinh lăng hoặc quả dâu… sẽ làm cho người mẹ bị mất sữa. Thế mà đợt vừa rồi chị liên tục ăn măng và chả cuốn lá lốt… Dù còn hoài nghi nhưng chị Hương cũng bắt đầu tin những gì bà nội nói là đúng.

Đến lúc này chị Hương mới thấy mình thật vô lý và quá đáng với bà nội. Kinh nghiệm của các cụ xưa nay để lại tuy là chưa hoàn toàn đúng nhưng không phải tất cả đều sai. Đáng lẽ phải biết phân biệt và chọn lọc thông tin thì chị lại phủ nhận tất cả. Dù cho những món ăn trên có phải là nguyên nhân khiến chị mất sữa như lời bà nội nói hay không thì giờ đây chị Hương cũng nhận ra một điều là không phải cứ ăn món ăn lợi sữa là sữa sẽ nhiều mà nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.

Quan niệm ăn lá lốt có mất sữa không này đúng hay sai và thực tế, bà đẻ ăn lá lốt được không, có bị mất sữa không?

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Lá lốt là loại cây thân thảo sống lâu năm cây có tên khoa học là Piper lolot, cùng họ nhà hồ tiêu và trầu không. 

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng) thường được dùng làm gia vị và làm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng đau hay nôn mửa, bị đầy hơi hay khó tiêu, hoặc trường hợp đau đầu vì cảm lạnh...

Phụ nữ sau sinh ăn được lá xương sông không
Lá lốt còn còn được sử dụng để nấu các món ăn như quen thuộc

Những người bị bệnh tê thấp, bị hay đổ mồ hôi tay hay ra nhiều mồ hôi chân có thể sử dụng lá lốt ngâm chân hay tay cũng rất hiệu quả. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.

Lá lốt còn còn được sử dụng để nấu các món ăn như quen thuộc như chả băm viên lá lốt, bò cuốn lá lốt, canh lá lốt,...rất phổ biến trong đời sống. Vậy các bà mẹ sau sinh ăn lá lốt có mất sữa không?

Ăn lá lốt có mất sữa không?

Lá lốt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người nhưng theo một số kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa đi trước thì nó lại không hề tốt đối với mẹ đang cho con bú và khẳng định rằng đó là một trong những nguyên nhân gây mất sữa nếu mẹ ăn thường xuyên.

Vậy thực hư việc ăn lá lốt có mất sữa không, theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, từ trước đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng việc ăn lá lốt khiến lượng sữa mẹ suy giảm, chứ chưa nói đến là lá lốt khiến mẹ bị mất sữa.

Việc mất sữa mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như do cơ địa hay chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi... Do đó, mẹ nên cung cấp đầy dưỡng chất cho cơ thể để có sức khỏe tốt và đủ sữa cho con bú.

Ăn lá lốt có mất sữa không? Sau sinh ăn lá lốt được không?

Phụ nữ sau sinh ăn được lá xương sông không
Ăn lá lốt có mất sữa không?

Theo các chuyên gia, rau xanh có tác dụng rất tốt đối với các mẹ trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lá lốt được coi là thực phẩm hàng đầu tiêu diệt nguồn sữa mẹ.

Có nhiều phụ nữ sau sinh ăn lá lốt bị mất sữa nhanh chóng, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, ăn lá lốt có mất sữa không tốt nhất sau sinh, bà đẻ không nên ăn lá lốt.

Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cần lưu ý, tình trạng mất sữa còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác như cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi người. Bà đẻ nên có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe và đủ sữa cho con bú.

Những lưu ý khi ăn uống sau sinh

Ngoài ghi nhớ ăn lá lốt có mất sữa không, trong giai đoạn cho con bú, chế độ ăn uống của các bà mẹ vô cùng quan trọng. Nếu không cẩn thận các mẹ rất dễ ăn phải những loại thực phẩm cấm kỵ. Nặng thì ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của em bé, nhẹ thì gây ra tình trạng mất sữa sau sinh.

Hãy ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho chính mình để có thể chăm sóc bé yêu tốt hơn. Nếu bạn ăn bất cứ thực phẩm nào mà không hề kiêng cữ, bạn có thể vô tình làm tổn thương tới hệ tiêu hóa của bé, khiến cho bé bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Một số thực phẩm có thể khiến mẹ sau sinh gây mất sữa

Măng, rau mùi tây, bắp cải... là loại thực phẩm gây mất sữa các mẹ sau sinh không nên ăn

Rau mùi tây

Rau mùi tây là một loại rau không tốt cho nguồn sữa cho phụ nữ sau sinh. Ăn nhiều rau mùi tây có thể làm giảm lượng sữa, thậm chí là gây “tịt sữa” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Măng

Măng là loại thực phẩm các mẹ sau sinh không nên ăn bởi măng có chứa một lượng độc tố HCN khá lớn. Loại độc tố này lại hòa tan dễ dàng trong nước và bay hơi khi đun sôi nên chế biến măng bằng các mở vung sẽ giúp loại bỏ phần lớn các độc tố. Tuy nhiên, ngoài chứa chất độc tố, phụ nữ sau sinh vẫn nên hạn chế ăn măng để không bị mất sữa.

Bạc hà

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ sau sinh ăn nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được. Do đó, bà đẻ nên hạn chế ăn bạc hà để duy trì lượng sữa cho con.

Bắp cải

Phụ nữ sau sinh ăn được lá xương sông không
Bắp cải mẹ không nên ăn sau sinh

Các bà các mẹ vẫn truyền tai nhau mẹo dùng lá cải bắp đắp lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa và giảm đau. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đắp bắp cải này, lượng sữa của mẹ sẽ bị giảm đi. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự.

Thanh Hoa