Phương ly top 16 next top model 2010 năm 2024

Cô sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội với chiều cao 1,76m - Hoàng Thùy đã vượt qua hơn 2.000 cô gái khác để đoạt ngôi vị cao nhất VN's Next Top Model.

Một cuộc thi mà khi đã khép lại, chỉ còn những dư âm ầm ĩ từ những scandal mua bán giải, Ban tổ chức kiện thí sinh, thí sinh tố Ban giám khảo.

1. Next Top Model được siêu mẫu thế giới Tyra Banks sáng lập và phiên bản đầu tiên được xuất hiện tại Mỹ vào tháng 5/2003. Rất nhanh chóng, cuộc thi thu hút được sự quan tâm của dân Mỹ. Như một cơn đại hồng thủy, Next Top Model đổ bộ không điềm báo vào 170 quốc gia với những phiên bản phù hợp cho thị hiếu của khán giả từng nước. Đương nhiên, Việt Nam cũng góp mặt trong số 170 quốc gia có cuộc thi Next Top Model, với tên gọi Vietnam"s Next Top Model.

Phương ly top 16 next top model 2010 năm 2024
Hoàng Thùy và Tyra Banks trong đêm chung kết.

Năm 2010, VNTM được tổ chức lần đầu tiên với 3 giám khảo, gồm: người mẫu Hà Anh, người mẫu Nathan Lee và người mẫu Đức Hải. Năm 2011, êkíp Ban giám khảo cũ được thay thế bằng: chuyên gia trang điểm Nam Trung, người mẫu Xuân Lan, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường và nhiếp ảnh gia Hoài Nam.

Khi mà tên tuổi của 4 vị giám khảo mới được công bố, êkíp ban giám khảo cũ của VNTM đã vội vã "vuốt ve" êkíp này bằng những đoạn ghi chú trên facebook cá nhân rất khiêu khích. Nhưng thôi, bởi thói thường thì khi nào mà trâu buộc không ghét trâu ăn. Dẫu ăn bất cứ thứ nào đi chăng nữa…

Cuộc thi VNTM đang phát sóng trên Đài Truyền hình quốc gia VTV thì bất ngờ Cặp đôi hoàn hảo lên sóng. Ngay khi Cặp đôi hoàn hảo vừa hiện hữu trên tivi, ngay lập tức, VNTM buộc phải nhường lại sự quan tâm của dư luận dành cho chương trình Cặp đôi hoàn hảo. Mãi cho đến khi, Cặp đôi hoàn hảo tìm được người hoàn hảo nhất, VNTM mới được nhắc đến bằng những "phi vụ" rất ngộ nghĩnh.

Cô thí sinh có cái tên Lâm Viên, gây ra một vụ lục đục nội bộ cho Ban giám khảo, khi người mẫu Xuân Lan đòi "lấy" cô vào vòng trong. Trong lúc, Nam Trung kiên quyết phải loại Lâm Viên ra khỏi cuộc thi vì cô không có những tố chất để làm người mẫu chuyên nghiệp.

Cãi qua, cãi lại, cãi tới, cãi lui, cãi xuôi, cãi ngược… không ai chịu ai. Đột ngột, Nam Trung đòi nghỉ chơi, không làm giám khảo nữa. Ừ, thì chơi không vui phải nghỉ thôi. Chơi không vui mà gượng chơi tiếp, thì không thoải mái.

Để mọi thứ bớt căng thẳng, hai thành viên Ban giám khảo còn lại là Đỗ Mạnh Cường và Hoài Nam đồng ý cho Lâm Viên đi… về, thì Nam Trung mới đồng ý quay lại vị trí cầm cân nảy mực của mình.

Có lẽ, duy chỉ có chương trình này mới xảy ra chuyện giám khảo giận dỗi nhau. Cũng may, là còn chưa lăn ra đất và khóc nhè, kiểu con nít nhà quê chơi ô ăn quan.

Cô thí sinh khác tên Lê Thị Phương, nhiều tuần tập trung theo chương trình, không được gặp chồng, nên Ban tổ chức đã tận dụng tối đa sự nhớ thương của Phương để kết nối máy cho cô nói chuyện với người trăm năm. Cuộc nói chuyện này được chuyển lên sóng cho khán giả thưởng lãm.

Đại khái là có những câu, chắc em về thì không còn được gặp anh nữa. Hay, mong sao khi anh gặp lại em, thì em khác hẳn, khác với cô bé ngây thơ lúc trước.

Phương nói với chồng, dù thế nào thì cũng có một người luôn chờ và đợi anh. Trước đó, Phương từng thề là "Vì VNTM sẵn sàng xa chồng từ 10 đến 20 năm". Ôi, tuổi tên…

Nhiều khán giả không thích VTV phát sóng đoạn trò chuyện riêng tư, hơi mơ hồ này. Nhưng, điều đó cho phép nhận định, danh vọng đã khiến một gia đình lâm vào trạng thái… "tan vỡ".

Trách ai bây giờ, nhỉ (?!). Đôi khi, cuộc sống bắt buộc người ta phải lựa chọn. Mà thật ra, ít ông chồng nào lại cảm thấy thoải mái khi vợ mặc đồ bikini nhún nhảy trước mặt hàng triệu khán giả xem đài.

Sau này, khi bị loại, Lê Thị Phương đã khóc như gió như mưa. Khán giả xem chương trình bảo cô khóc rất tốt theo đúng kịch bản mà Ban tổ chức đã đề ra. Còn các thí sinh thì làm chứng, nói cô khóc theo đúng bản năng của mình. Một cô gái đã từng thủ thỉ: "Cô này cũng đẹp, mà không đẹp bằng em", thì đã bản năng quá rồi còn gì.

2. Có anh chàng trong Ban giám khảo của cuộc thi hứng chí thế nào ấy, lại mặc váy ngồi tạo dáng. Ngày đầu tiên, anh ấy mặc váy kiểu như chân dài khoe chân, bị phản ứng rất dữ dội. Cáu lên, ngày thứ hai anh ấy vẫn mặc váy nhưng đã kín đáo hơn với việc vận thêm chiếc quần dài phía trong. Nhìn không giống ai. Nhưng không sao, thời trang là sự khó hiểu mà những kẻ dốt như tôi khó có thể am tường được.

Chỉ biết, đàn ông mặc váy là cụm từ không hay lắm vẫn được người ta dành để ám chỉ những kẻ xấu tính.

Cô thí sinh đến từ Quảng Bình, tên Lê Thị Thúy, sinh năm 1991 tự nhiên đang yên đang lành, đến phần thi phải nhào đầu xuống nước để chụp ảnh bỗng dưng bật khóc vì sợ hãi. Nhìn bức ảnh mếu máo của Thúy dưới hồ nước xanh, khuôn mặt được trang điểm không thể xấu hơn, thấy chán không thể tả.

Thúy cứ làm như ai đang xâm hại hoặc dùng vũ lực uy hiếp Thúy. Thúy như con mèo bị đẩy xuống hồ một cách không hề ý nhị. Đáp lại cho những giọt nước mắt của Thúy là "Với tôi, em khóc quá nhiều mỗi lần gặp khó khăn. Em đừng lấy nước mắt ra để mong chúng tôi thương em. Nếu chúng tôi thương em thì sao? Cho em về đi thôi", lời của giám khảo giận hờn vu vơ Nam Trung.

"Tôi nói cho em nghe, em không lớn hơn chúng tôi. Kinh nghiệm sống của em không bằng chúng tôi, nên cách tốt nhất là sống thật với chính mình. Đừng diễn nữa", lời của người mẫu Xuân Lan.

Vậy đó, nghề người mẫu là một nghề cực nhọc. Và nước mắt là thứ không thể chấp nhận được. Thế nhưng, mắng một cô gái theo kiểu mà các tay giám khảo nước ngoài từng mắng vào mặt thí sinh trong chương trình Next Top Model ở Mỹ mà tôi đã từng xem trên truyền hình, thấy cũng hơi bất nhẫn.

Dù muốn dù không, dân Á Đông cũng thường nhạy cảm trước nước mắt của phụ nữ, bất kể phụ nữ ấy có nhan sắc hay không, có chân dài hay chân ngắn. Tuy nhiên, quan điểm của mỗi người mỗi khác.

Dẫu cho, trên diễn đàn mạng Internet, có cả một hội "Những người muốn xỉu vì những trò ăn vạ của Lê Thị Thúy".

Nghe đồn rằng, trong lúc chụp ảnh cùng voi, 6 thí sinh đã bị voi dùng vòi quấn chân, dùng tai quạt vẩy vào mặt nhưng không hề hấn gì. Tôi không có ác ý, nhưng tiền nhân dạy, chuyện "voi giầy" là để ám chỉ vào một điều không hay ho lắm. Người ta đang làm ầm ĩ cho vui chăng. Có thể. Nhưng làm ầm ĩ theo cái cách quá lố thì coi không đặng. Kiểu như cô diễn viên tập tành làm ca sĩ, hôm đẹp trời hét lên mình bị tấn công tình dục trên máy bay chẳng hạn. Có ai ở trong rừng ra đâu mà toàn bịp nhau kinh thế.

Còn nhiều trò khác liên quan đến thí sinh của VNTM, nhắc từ đây đến hết tháng Giêng âm lịch thì vẫn không đủ thời gian để kể hết. Cao điểm nhất là chuyện Ban tổ chức đòi thu 15 tỉ của 3 thí sinh làm lộ kết quả cuộc thi.

Ba thí sinh Hoàng Oanh, Phương Nghi và Thùy Dương và một thí sinh khác đột nhiên xuất hiện trong các bức ảnh được cho là chụp ở một chương trình biểu diễn thời trang ở Singapore. Từ những bức ảnh này, khán giả xem đài có thể đoán biết người đi tiếp hoặc người bị loại tại chương trình VNTM.

Ngay lập tức sóng gió nổi lên, Ban tổ chức cuộc thi úp mở với báo chí rằng họ sẽ kiện 3 thí sinh trên, vì theo bằng chứng họ có được thì chính 3 thí sinh này đã vô tình hay hữu ý mà làm lộ kết quả trên trang facebook cá nhân. Số tiền của mỗi thí sinh phải đóng phạt cho Ban tổ chức là 5 tỉ đồng/người.

Vụ việc biến thành một sự kiện khi nhiều tờ báo đăng ý kiến của thí sinh lẫn phản hồi của đại diện Ban tổ chức. Ban tổ chức bảo thí sinh vi phạm nghiêm trọng tính bảo mật của thông tin. Thí sinh phản pháo nói Ban tổ chức hồ đồ, nói mà không suy nghĩ. Tâm điểm của vụ việc chính là thí sinh Hoàng Oanh, người thường xuyên bật lại Ban tổ chức.

Trên thực tế, ngay từ ban đầu, Ban tổ chức cuộc thi đã lừa dư luận khi cho rằng bức ảnh của 3 thí sinh này đã làm rò rỉ thông tin kết quả cuộc thi. Bị thí sinh phản ứng, Ban tổ chức mới đính chính họ kiện thí sinh vì thí sinh đã "nhiều chuyện" trên facebook cá nhân khiến thông tin thí sinh nào bị loại, thí sinh nào đi tiếp bị lộ. Rõ ràng, Ban tổ chức đã cố tình lấp liếm việc sắp đặt các thí sinh đi tiếp bằng cách đổ thừa cho những thí sinh thích "than thở".

Cao trào của vụ kiện 15 tỉ đồng này rất… vô duyên. Ban tổ chức đột ngột thay đổi thái độ khi họ cho biết, cái họ cần là xem suy nghĩ của thí sinh ra sao chứ không phải tiền.

Điều này làm tôi liên tưởng đến việc hai băng nhóm giang hồ đã chuẩn bị đầy đủ hung khí, lao vào cuộc chiến một mất một còn thì bất ngờ, một tay xăm rồng trổ rắn bước ra nói "Ê, tao cần thái độ và suy nghĩ của mày thôi. Chứ tao không muốn đánh đấm. Vậy nên, tụi mình về nhà ngủ, hén. Gây chộn rộn phố xá nãy giờ vui rồi". "Ờ, quyết định vậy đi", thủ lĩnh băng nhóm đối phương đồng ý.

Có vớt vát lại được chút ít là khi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường tuyên bố trong bất cứ chương trình nào có sự tham dự của anh thì không có sự xuất hiện của Hoàng Oanh. Nhà thiết kế thích mặc váy này nói rất cứng. Đây là lần đầu tiên, khán giả được chứng kiến sự thù hằn cá nhân trên truyền thông, chứ không chỉ là tin đồn.

3. Giải thưởng dành cho ngôi vị quán quân cuộc thi VNTM là rất cao. Bao gồm hợp đồng người mẫu độc quyền với Công ty quản lý người mẫu BeU Model Management trị giá 1 tỉ đồng; một chuyến đi Singapore chụp ảnh bìa cho tạp chí Her World kèm phần thưởng tiền mặt trị giá 200 triệu đồng; một chuyến đào tạo ngắn hạn tại kinh đô thời trang Paris do Hãng mỹ phẩm Bourjois Paris tài trợ; một thẻ White Diamond Membership có giá trị trong vòng 2 năm tại tất cả các trung tâm California Fitness & Yoga trên toàn thế giới trị giá 300 triệu đồng, cùng nhiều phần thưởng giá trị khác.

Ngoài ra, danh hiệu quán quân VNTM sẽ cho thí sinh được thêm những gì. Có thể, là một bệ phóng tốt nếu muốn theo nghề người mẫu. Nhưng theo quan sát của tôi thì cô gái quán quân của VNTM 2010 là Khiếu Thị Huyền Trang cho đến thời điểm này không có gì nổi bật.

Mỗi danh hiệu là một thị phi, người ta có thể được trả giá cao hơn sau khi đoạt được danh hiệu. Điều này không có nghĩa, người ta sẽ nổi tiếng sau vương miện. Cô ca sĩ một thời ầm ĩ Uyên Linh Idol cũng đã trở lại vị trí mình tương xứng.

Mà cũng ngộ, mỗi chương trình truyền hình ở nước mình luôn kèm theo những điều ầm ĩ xung quanh nó. Có khi, ầm ĩ đến mức người ta ước mong mình không phải là thí sinh tham dự chương trình đó vì xấu hổ. Điều này, chống chỉ định với những thí sinh đang tham dự chương trình.

Danh vọng, có cần thiết hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào quan điểm của từng người.

Nhưng tiên quyết, có lẽ một danh hiệu gắn liền thị phi sẽ không giúp người đoạt giải nhanh chóng tiếp cận với những hào nhoáng của làng giải trí Việt. Có khi, cái giá mà họ phải trả để có được danh hiệu cao hơn rất nhiều những gì danh hiệu mang lại cho họ.

Bạn tin vào sự công tâm của các nhà tổ chức chương trình tại nước ta không? Bạn tin rằng mỗi chương trình tìm kiếm tài năng đều không có dư vị của tiền bạc? Hay bạn tin vào danh hiệu đi kèm vương giả? Tôi thì tôi hoàn toàn không tin vào tất cả những điều tôi vừa liệt kê.