Phương pháp của nhân giống thuần chủng

Là phương pháp chọn con lợn đực và cái trong cùng một giống cho giao phối với nhau tạo ra đàn con có mang hoàn toàn các đặc điểm giống như cha mẹ. Ví dụ : Đực Yorkshire x cái Yorkshire tạo ra đàn con Yorkshire thuần… Với cách này, người chăn nuôi có thể nhập các giống lợn ngoại tốt và tạo ra đàn con thuần chủng ở nước ta. Cũng thông qua phương pháp này chúng ta cỏ thể chọn các đực và cái của các dòng Lợn khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẽ được thế hệ con tốt hơn bố mẹ. Ví dụ : Kết quả tạo Lợn Đại Bạch [Nga] năm 1937 khi chọn ra 37 con Yorkshire đực và 42 Yorkshire cái, nước Liên Xô [cũ] đã tạo ra giống lợn Đại Bạch cỏ năng suất rất cao, thích hợp với khí hậu nước Liên Xô. Để tăng về số lượng cá thể của một giống ta chỉ cỏ một cách duy nhất là cho các cá thể trong cùng một giống giao phối với nhau. Phương pháp này được gọi là nhân giống thuần chủng.

Tùy loại giống lợn mà có các phương pháp nhân giống thuần chủng khác nhau:

+ Nhân giống thuần chủng địa phương

+ Nhân giống thuần chủng nhập ngoại

+ Nhân giống thuần chủng mới tạo thành.

Nói chung nhân giống thuần chủng là phương pháp giao phối cận thân hay giao phối đồng huyết. Phương pháp giao phối này sẽ gây nên một hậu quả là thế hệ sau cỏ thể bị đồng huyết dẫn tới suy hoá cận huyết. Suy thoái cận huyết là hiện tương các con sinh ra cỏ thể bị dị tật, bị sụt giảm về năng suất, về khả năng chống đỡ bệnh tật, v.v. [ngược lại với ưu thế lai].

Làm thế nào việc nhân giống thuần chủng vẫn được tiến hành mà hạn chế được hiện tượng suy hoá cận huyết do đồng huyết gây nên? Điều quan trọng nhất và trước hết phải làm là chọn lọc các cá thể tốt và cỏ kế hoạch ghép đôi giao phối cụ thể, khi các thế hệ con được sinh ra thì kiểm tra theo dõi kỹ và chọn lọc loại thải ngay các cá thể cỏ biểu hiện suy hoá cận huyết. Điều quan trọng thứ hai là phải chú ý nuôi dưỡng thật tốt – theo đúng nhu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác nhằm làm cho tiềm năng di truyền của các cá thể cỏ thể được bộc lộ ở mức cao nhất.

Trong quá trình tạo giống người ta thường chú ý tách giống ra thành các nhỏm cỏ những đặc điểm khác nhau nhất định, mỗi nhỏm như vậy được gọi là một dòng của giống. Khi một giống mới được hình thành và tạo ra thì cần tách ra được ít nhất là 3-5 dòng khác nhau. Vì vậy khi cho các cá thể trong cùng một dòng giao phối với nhau để tăng nhanh về số lượng cá thể thì gọi là nhân giống thuần chủng theo dòng. Nhân giống thuần chủng theo dòng cũng sẽ xẩy ra các hiện tượng và hậu quả tương tự như nhân giống thuần chủng, nhiều khi còn ở mức độ cao hơn, vì vậy mọi công việc tiếp theo sau khi các thế hệ sau ra đời thì phải thực hiện giống như nhân giống thuần chủng và ở mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn. Mục tiêu quan trọng của công tác nhân giống thuần chủng là để giữ các giống thuần và để bảo tồn vốn gen [Ex-situ] của các giống vật nuôi.

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Câu 3 trang 117 sgk Công nghệ 10

Phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lai kinh tế và lai gây thành.

Lời giải:

- Phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống:

    + Nhân giống thuần chủng: Ghép đôi giữa 2 cá thể cùng giống, giữ lại toàn bộ đặc tính di truyền của giống đó.

    + Lai giống: Ghép đôi giữa các cá thể khác giống, con lai mang những tính trạng duy truyền mới, tốt hơn bố mẹ.

- Phân biệt giữa lai kinh tế và lai gây thành:

    + Lai kinh tế thì các con lai chỉ được nuôi để lấy sản phẩm, không được dùng để làm giống.

   + Lai gây thành các con lai có thể chọn lọc để nhân lên tạo thành nhóm mới.

Xem toàn bộ Soạn Công nghệ 10: Bài 39. Ôn tập chương 2

Câu hỏi: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:

A. Phát triển về số lượng.

B. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Lời giải:

Đáp án:C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích:Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Nhân giống vật nuôi nhé

I. Chọn phối

1. Thế nào là chọn phối?

Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.

2. Các phương pháp chọn phối

Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống.

- Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.

Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.

- Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt [sức sản xuất cao] với gà mái Ri [thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp] sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.

II. Nhân giống thuần chủng

1. Nhân giống thuần chủng là gì?

Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

đánh dấu [x] để chọn các cặp phối hợp cho trong bảng sau thuộc phương pháp nhân giống phù hợp:

Chọn phối

Phương pháp nhân giống

Con đực

Con cái

Thuần chủng

Lai tạo

Gà lơgoGà lơgox
Lợn Móng CáiLợn Móng Cáix
Lợn Móng CáiLợn Ba Xuyênx
Lợn LanđơratLợn Lanđơratx
Lợn LanđơratLợn Móng Cáix

2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.

Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

III. Bài tập có đáp án

Câu 1:Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:

A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.

B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.

C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.

D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

Đáp án: C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước

Giải thích:Phát biểu sai là: Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời

Câu 2:Có mấy phương pháp chọn phối?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A. 2

Giải thích:Có 2 phương pháp chọn phối:

- Chọn phối cùng giống

- Chọn phối khác giống

Câu 3:Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

A. Có sức sản xuất cao.

B. Thịt ngon, dễ nuôi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích:Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

- Có sức sản xuất cao.

- Thịt ngon, dễ nuôi

Câu 4:Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

A. Chọn phối cùng giống.

B. Chọn phối khác giống.

C. Chọn phối lai tạp.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: A. Chọn phối cùng giống.

Giải thích:Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp chọn phối cùng giống

Câu 5:Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:

A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.

B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

Đáp án: B.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

Giải thích:Phát biểu sai là: Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

Câu 6:Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:

A. Gà Lơ go x Gà Ri.

B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.

C. Lợn Móng Cái x Lợn Ba Xuyên.

D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

Đáp án:D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

Giải thích:Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái

Câu 7:Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?

A. Da vàng hoặc vàng trắng.

B. Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

C. Mào dạng đơn.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án:D. Tất cả đều đúng.

Giải thích:Đặc điểm ngoại hình của Gà Ri là:

- Da vàng hoặc vàng trắng.

- Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

- Mào dạng đơn

Câu 8:Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm:

A. Thể hình dài.

B. Thể hình ngắn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án:A. Thể hình dài.

Giải thích:Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm thể hình dài

Câu 9:Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ:

A. Phải có mục đích rõ ràng.

B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.

D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

Đáp án:B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

Giải thích:Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ: Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia

Câu 10:Ước tính khối lượng lợn theo công thức:

A. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 87.

B. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 87,5.

C. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 97.

D. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 97,5.

Đáp án:B. m [kg] = Dài thân x 〖[vòng ngực]〗^2 x 87,5.

Giải thích:[Ước tính khối lượng lợn theo công thức: m [kg] = Dài thân x 〖[vòng ngực]〗^2 x

Video liên quan

Chủ Đề