Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc mẫu

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Ngô Thuý Hằng
  • Start date Nov 3, 2021

Hỏi: Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu: Phương án A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan Phương án B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt Phương án C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền

Phương án D. được tách ra và bá điện cực

Members online 0 Guests online 7 Total visitors 7

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Người khởi tạo Đức Hùng
  • Ngày gửi 7/1/22

Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu:

A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan

B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt

C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền

D. được tách ra và bá điện cực

Hướng dẫn

Chọn A là đáp án đúng

Điều hướng bài viết

Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu:

A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan

B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt

C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền

D. được tách ra và bá điện cực

Hướng dẫn

Chọn A là đáp án đúng

Phương pháp phân tích kết tủa

1. Nguyên tắc chung của phương pháp kết tủa

            Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa vào việc cân sản phẩm tách ra bằng phản ứng kết tủa. Trong phương pháp này, người ta thực hiện một loạt các thao tác như lọc, rửa, sấy, nung,…

Các giai đoạn cơ bản của quá trình phân tích khối lượng kết tủa bao gồm:

            - Cân mẫu và chuyển mẫu vào dung dịch.

            - Làm kết tủa cấu tử xác định dưới dạng hợp chất khó tan [dạng kết tủa].

            - Lọc và rửa kết tủa.

            - Sấy, nung [nếu cần thiết] để chuyển dạng kết tủa thành dạng cân.

            - Cân sản phẩm khô.

            - Tính kết quả phân tích.

            Trong các giai đoạn nói trên thì giai đoạn kết tủa đóng vai trò quan trọng nhất. Việc chọn thuốc thử làm kết tủa có ý nghĩa to lớn đối với độ chính xác phân tích cũng như quyết định đến các thao tác xử lí kết tủa về sau. Việc chọn thuốc thử phải căn cứ vào yêu cầu của dạng kết tủa và dạng cân.

a. Các yêu cầu đối với dạng kết tủa

            - Kết tủa phải thực tế không tan, lượng nguyên tố cần phân tích còn lại trong dung dịch sau khi kết tủa phải nhỏ hơn 0,1mg tức là không được vượt quá độ nhạy của cân phân tích. Thực tế cho thấy rằng đối với các kết tủa loại AB [như BaSO4, AgCl…] thì tích số tan phải nhỏ hơn 10‑8 mới sử dụng được, còn tích số tan lớn hơn 10-8 thì không sử dụng. Do vậy khi tiến hành kết tủa ta phải nghiên cứu tìm những điều kiện tối ưu để chất phân tích kết tủa hoàn toàn.

            - Kết tủa tạo thành phải tinh khiết, nếu có chất lạ lẫn vào thì nó phải được loại trừ trong quá trình lọc, rửa, sấy, nung.

            - Kết tủa hình thành phải trong điều kiện như thế nào đó để dễ lọc, rửa.

 - Dạng kết tủa phải chuyển thành dạng cân dễ dàng và hoàn toàn khi sấy hoặc nung.

b. Các yêu cầu đối với dạng cân

- Việc tính toán kết quả phân tích là dựa vào khối lượng của dạng cân và công thức hóa học của nó nên yêu cầu quan trọng nhất đối với dạng cân là phải có thành phần cố định, đúng với công thức hóa học xác định.

Ví dụ: Al[OH]3 có dạng cân thường ngậm một số phân tử nước nên muốn chuyển thành dạng Al2O3, ta phải nung đến nhiệt độ trên 1100oC. Trong trường hợp này ta có thể chọn dạng kết tủa là các muối bazơ của nhôm để chuyển thành Al2O3 ngay ở nhiệt độ 640oC hơn ở dạng Al[OH]3.

- Dạng cân phải khá bền về mặt hóa học nghĩa là trong không khí nó không bị hút ẩm, không tác dụng với oxi và khí cacbonic, không bị phân hủy do tác dụng của ánh sáng trong quá trình làm nguội và cân…

- Hàm lượng của nguyên tố xác định trong dạng cân càng nhỏ càng tốt, nghĩa là hệ số chuyển G/P càng bé càng tốt vì như vậy sai số mắc phải khi phân tích [do cân, do kết tủa bị tan khi rửa…] sẽ ít, tức là kết quả phân tích càng chính xác.

2.1.3.2 Một vài điểm cần chú ý của phương pháp kết tủa

a. Lọc kết tủa

            Trong phân tích khối lượng, để lọc kết tủa người ta thường dùng giấy lọc không tàn. Giấy lọc không tàn là loại giấy sau khi cháy hết, lượng tro còn lại không đáng kể [không quá 0,0002g].

Tùy từng loại kết tủa mà chọn loại giấy lọc dùng cho thích hợp.

- Giấy lọc băng xanh: rất mịn, chảy chậm, dùng để lọc các kết tủa tinh thể nhỏ.

- Giấy lọc băng trắng, băng vàng: độ mịn vừa phải, tốc độ chảy trung bình.

- Giấy lọc băng đỏ: lỗ to, chảy nhanh, dung để lọc các tủa vô định hình.

Tùy theo lượng kết tủa mà chọn loại phễu và giấy lọc có kích thước thích hợp. Kích thước của giấy lọc dùng khi gấp cho vào phễu, cách miệng phễu 5 – 15 mm.

Trước khi lọc phải tẩm ướt giấy lọc và giữ nước đầy ở cuống phễu [tránh có bọt], cuống phễu đặt sát vào thành cốc hứng dung dịch, làm như vậy dung dịch chảy thành dòng sẽ nhanh hơn. Khi lọc đổ từ từ dung dịch vào phễu lọc theo đũa thủy tinh. Lượng dung dịch đổ vào phễu không được quá đầy, phải cách miệng giấy lọc khoảng 5 mm. Trước tiên gạn phần dung dịch trong trước, cuối cùng mới chuyển kết tủa lên giấy lọc.

b. Rửa kết tủa

            Mục đích của việc rửa kết tủa là để làm sạch kết tủa, nhưng kết tủa không bị tan mất trong quá trình rửa. Để thỏa mãn yêu cầu trên ta có thể rửa kết tủa bằng một trong các dung dịch rửa sau đây tùy theo loại kết tủa.

            - Nước rửa là dung dịch có chứa thuốc thử. Nếu thuốc thử là chất dễ bị phân hủy hoặc bay hơi khi sấy và nung kết tủa thì có thể thêm thuốc thử vào nước rửa, rửa bằng cách này sẽ làm giảm bớt sự tan kết tủa.

            - Nước rửa là dung dịch chất điện giải, rửa bằng dung dịch này để tránh hiện tượng pepti hóa của các kết tủa keo.

            - Nước rửa là dung dịch có chứa chất để ngăn cản sự thủy phân của kết tủa làm kết tủa tan. Ví dụ, kết tủa MgNH4PO4 dễ bị thủy phân.

                                    MgNH4PO4 + H2O  ⇔  MgHPO4 [tan] + NH4OH

            Để ngăn cản phản ứng làm tan kết tủa, ta dùng dung dịch rửa có chứa NH3 để rửa kết tủa MgNH4PO4.

            - Nếu kết tủa ít tan, không bị thủy phân, không bị pepti hóa khi lọc thì chỉ cần rửa bằng nước cất.

            Đối với mọi loại kết tủa, khi rửa cần nhớ rằng với cùng một lượng nước rửa nên chia ra rửa nhiều lần và cần để nước rửa của lần trước chảy hết rồi rửa tiếp lần sau, rửa như vậy kết tủa mới sạch.

            Kết luận này được rút ra từ công thức:

 An = Ao.Vn/[V + Vo]n

            Trong đó:       Ao: Lượng chất bẩn có ban đầu.

                                    An: lượng chất bẩn còn lại sau n lần rửa

                                    V: thể tích dịch rửa dùng của mỗi lần

                                    Vo: thể tích dịch rửa còn lại sau mỗi lần

                                    n: số lần rửa

            Ví dụ: Có 100 ml dịch rửa, nếu Vo = 1 ml

                        Rửa 5 lần [V = 20ml] → A5 = Ao[1/21]5

                        Rửa 10 lần [V = 10ml] → A10 = Ao[1/11]10

            Rõ ràng A10 < A5: Với 100 ml dịch rửa chia làm 10 lần, lượng chất bẩn còn lại ít hơn nhiều so với trường hợp rửa 5 lần.

            Mặt khác, từ công thức ta thấy nếu Vo nhỏ thì A­n càng nhỏ. Do đó khi rửa mỗi lần phải cho dịch rửa chảy kiệt mới chóng sạch.

c. Sấy kết tủa

            Sau khi lọc và đã rửa sạch kết tủa, ta lấy một tờ giấy lọc thường ghi tên và dựng lên phễu đựng kết tủa rồi đưa vào tủ sấy để sấy khô ở nhiệt độ 95 – 105oC trong khoảng 20 -30 phút. Đối với loại kết tủa chỉ cần sấy đã chuyển sang dạng cân thì phải sấy đi sấy lại nhiều lần đến khi kết tủa có khối lượng không đổi.

d. Nung kết tủa

            Kết tủa sau khi sấy khô, ta lấy kết tủa cùng với giấy lọc ra khỏi phễu và chuyển vào chén nung [chén sứ hay chén platin tùy theo yêu cầu] đã biết khối lượng chính xác [giả sử là m1] rồi đưa vào lò nung, mới đầu để ở ngoài miệng lò rồi mới dần dần chuyển vào trong lò để tránh hiện tượng nhiệt độ tăng đột ngột, giấy lọc cháy mạnh làm bay mất kết tủa mà nếu chén nung bằng sứ dễ vỡ.

Nung kết tủa đến khối lượng không đổi [giả sử m2]. Khối lượng của dạng cân sẽ là m2 – m1.

e. Cân

            Trước khi cân, cần cho kết tủa dạng cân vào bình hút ẩm khảng 20 phút để đưa về nhiệt độ phòng. Đây là giai đoạn cuối cùng nhưng rất quan trọng để xác định khối lượng của tủa ở dạng cân. Phải cân trên cân phân tích có độ chính xác ± 0,0001g.

Page 2

Page 3

Page 4

1. Đặc điểm nguyên liệu

Loài Cẩm [Peristrophe bivalvis [L.] Merr., syn. P. roxburghiana] thuộc họ Ô rô [Acanthaceae] - cây cỏ, lâu năm, cao khoảng 30 - 60cm, cành non có lông về sau nhẵn, thân thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu. Lá đơn, mọc đối; hình bầu dục hay trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân; kích thước 2 - 10cm x 1,2 - 3,6cm; hai mặt có lông hay không, gốc lá thuôn nhọn; chóp lá nhọn hay có khi có mũi hay hơi tù tròn. Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn; lá bắc cụm hoa thường hình trứng. Đài 5 răng đều dính nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn hơn lá bắc hoa. Tràng màu tím hay hồng, phân 2 môi, môi dưới có 3 thuỳ cạn, ống hẹp kéo dài. Nhị 2, thò ra khỏi ống tràng. Bầu 2 ô, mỗi ô 2 – nhiều noãn. Hàng năm, Cẩm ra hoa vào tháng 10 –11.

Cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng không chịu úng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước.

Đất được cầy bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên luống cao 20cm, rộng 1,0 - 1,2m. Vào mùa xuân, tháng 2 - 3 chọn các cành Cẩm bánh tẻ khoẻ mạnh, cắt bỏ bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước, cắt phần thân thành những đoạn hom dài khoảng 15 - 20cm, mỗi hom có 2 - 3 mắt, sau đó đem đi trồng với khoảng cách hố cách hố 30-40cm, hàng cách hàng 30 - 40cm. Để cây sinh trưởng tốt ta nên bón lót 8 - 10 tấn phân chuồng đã ủ hoai cho 1ha, đối với các khu vực nương rẫy, đất dốc có thể bón thêm 100 - 150kg lân và 50kg kali. Sau khi bón lót phân chuồng, phân lân và phân kali, rắc một ít đất và đặt từ 3 - 5 hom giống/hố, lấp đất, chỉ để 1 - 2 mắt ló trên mặt đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước và duy trì độ ẩm của đất trong vòng 7 - 10 ngày đầu để hom ra rễ và đâm chồi mới. Trong thời gian đầu, cần chú ý giữ sạch cỏ dại và thường xuyên duy trì độ ẩm. Cẩm có thể trồng dưới tán cây ăn quả, trồng xen với Ngô, Đỗ tương hay các cây rau khác.

Sau mỗi lứa thu hoạch cần làm cỏ, xới xáo mặt luống để cây tiếp tục sinh trưởng tốt. Để lứa cắt sau có năng suất cao, lứa thu trước nên cắt cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 10 - 15cm. Sau khi thu hoạch phải làm cỏ, vun gốc và bón phân. Nếu chăm sóc tốt, trồng một lần cây Cẩm có thể cho thu hoạch liên tục trong 3 - 4 năm. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 tháng, có thể thu lứa 1 [tháng 6 - 7]. Khi cây cao khoảng 40 - 50cm có thể cắt phần cành mang lá dài 30 - 40 cm để làm nguyên liệu chiết chất màu. Nếu gặp thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt, thì có thể thu hái 2 - 3 lứa Cẩm/năm.

Cây sinh trưởng mạnh vào xuân hè, có hoa vào mùa thu. Vào cuối mùa thu khi nhiệt độ xuống thấp và ít mưa cây bắt đầu bị rụng lá và vào mùa đông thì cây hầu như không còn lá. Cây Cẩm có vùng phân bố tương đối rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình… Hiện nay hiếm khi gặp cây Cẩm mọc hoang dại, để thuận tiện cho việc sử dụng, người dân ở các địa phương trên chỉ trồng 1 - 2m2 ngay trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy.

Thường gặp 4 dạng Cẩm khác nhau như Cẩm đỏ, 2 dạng Cẩm tím và Cẩm vàng. Hiện nay, Cẩm đỏ và tím được trồng. Riêng Cẩm vàng còn mọc hoang nên được gọi là Cẩm dại, người dân địa phương không sử dụng dạng Cẩm này. Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con từ hạt.

Cả 4 dạng Cẩm này đều thuộc loài Peristrophe bivalvis [L.] Merr., nhưng lại có một số đặc điểm hình thái khác nhau và cho màu dịch chiết cũng khác nhau.

Bảng 1. Đặc điểm hình thái của 4 dạng Cẩm [Peristrophe bivalvis [L.] Merr.]

TT

Tên phổ thông

Phân biệt theo

hình thái của lá

Màu của dịch chiết

Nhuộm

1

Cẩm đỏ

Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng

Đỏ

Đũa, xôi

2

Cẩm tím

Lá hình trứng rộng, gốc tròn, xanh nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn

Tím

Xôi

3

Cẩm tím

Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá

Tím

Xôi

4

Cẩm vàng

Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông rải rác, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá

Vàng xanh

2. Thành phần hoá học phẩm màu tím chiết từ cây Cẩm 

Bảng 2. Thành phần hoá học phẩm màu tím chiết từ cây Cẩm 

TT

Chất

Khối lượng phân tử

Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

1

Afzelechin [4-8]pelargonidyl glucozit

Màu đỏ tím

705

C36H33O15

2

Pelargonidin-3-O-gentiobiozơ

Màu đỏ tím

595

C27H31O15

3

Pelargonidin-3-O-sambabiozơ

Màu đỏ tím

565

C26H29O14

4

4’-sucxinoyl-3-rhamnozyl-[4H, 5H]pyranocyanidin

Màu đỏ tím

559

C27H27O13

5

4’-maloyl-3-rhamnozyl-[4H, 5H]pyranocyanidin

Màu đỏ tím

575

C27H27O14

6

4’-oxaloyl-3-rhamnozyl-[4H, 5H]pyranopeonidin

Màu đỏ tím

545

C26H25O13

7

4’-sinpoyl-3-glucozyl-[4H, 5H]pyranopeonidin

Màu đỏ tím

695

C35H35O15

Như vậy, thành phần hoá học chính của phẩm màu tím chiết từ cây cẩm là các anthocyanin, bao gồm các chất có hai loại khung chính perlagonidin và pyranopeonidin. Thành phần chính bao gồm: Afzelechin[4-8]pelargonidyl glucozit, Pelargonidin-3-O-gentiobiozơ và Pelargonidin-3-O-sambabiozơ và 4’-sucxinoyl-3-rhamnozyl-[4H, 5H]-pyranocyanidin.

3. Phương pháp chiết tách phẩm màu tím từ cây Cẩm

a. Khảo sát phương pháp chiết phẩm màu tím từ nguyên liệu Cẩm tươi và Cẩm khô

Cách lấy mẫu: Cành lá Cẩm tươi thu về đem loại bỏ phần cành và các lá vàng, trộn đều trước khi cân mẫu. Cân 500g lá tươi và chiết bằng nước ở các chế độ nhiệt khác nhau [chiết nóng và chiết lạnh]. Mặt khác đem chính mẫu Cẩm này đi phơi hoặc sấy khô để nghiên cứu khả năng chiết chất màu từ nguyên liệu Cẩm khô.

+ Quy trình chiết tách phẩm màu tím từ nguyên liệu Cẩm tươi:

Chiết nóng:Cân 500g lá Cẩm tươi, rửa sạch, đổ 1 lít nước sạch [pH = 7], đun sôi trong khoảng 20 phút, chắt dịch chiết lần 1, vắt kiệt phần nước còn lại trong lá, đổ tiếp 1 lít nước vào phần bã và đun sôi 20 phút, chắt dịch chiết lần 2 và vắt kiệt phần nước còn lại trong lá. Tất cả phần dịch chiết đem lọc qua vải phin thô. Dịch lọc được đem cô trên bếp cách thuỷ tới dạng cao mềm. Chú ý giữ nhiệt độ của dịch chiết khi cô trong khoảng 60-650C. Sấy cao mềm trong tủ sấy chân không, nghiền cao khô thành bột thu phẩm màu tím [PMT]. Bảo quản PMT trong 2-3 lần túi nilon + silicagel.

Chiết lạnh:Cân 500g lá Cẩm tươi, rửa sạch, giã sống, đổ 1 lít nước sạch [pH=7], khuấy đều, chắt dịch chiết lần 1, vắt kiệt phần nước còn lại trong lá, đổ 1 lít nước vào phần bã và khuấy đều, chắt dịch chiết lần 2, vắt kiệt phần nước còn lại trong lá. Tất cả phần dịch chiết đem lọc qua vải phin thô. Các bước tiếp theo làm như cách “chiết nóng”.

Các kết quả về hiệu suất chiết chất màu và khối lượng chất màu tổng số được trình bày tại bảng 2.

Bảng 3. Kết quả khảo sát phương pháp chiết phẩm màu tím từ cây Cẩm

TT

Tình trạng mẫu

Phương pháp chiết

HSCCM[%]/

TL mẫu tươi[1]

HSCCM[%]/

TL mẫu KTĐ[2]

KL chất màu TS [g][3]

Tỷ lệ [%]

1*

Lá tươi

Chiết nóng

4,98

24,90

24,90

100

2

Lá tươi

Chiết lạnh

4,21

21,05

10,20

40,96

3

Thân tươi

Chiết nóng

1,58

5,27

0,57

2,29

4

Lá khô

Chiết nóng

5,61

28,05

18,38

73,82

5

Lá khô

Chiết bán lạnh

4,63

23,15

12,75

51,21

*Mẫu N0-1 được chọn làm chuẩn để so sánh [chỉ số hấp thụ của PMT được đo ở bước sóng 583nm].

Các số liệu ở bảng 3 cho thấy, nếu đem so sánh giữa 2 phương pháp chiết PMT từ lá Cẩm tươi thì phương pháp chiết nóng cho lượng chất màu tổng số cao nhất, trong khi đó nếu dùng phương pháp chiết lạnh thì KLCMTS chỉ bằng 40,96% so với chiết nóng. Mặt khác, khi chiết nóng dịch chiết có màu tím tươi hơn và có pH=8, còn khi chiết lạnh dịch chiết có màu tím đen và có pH=10. Như vậy dùng phương pháp chiết nóng để thu PMT từ nguyên liệu Cẩm tươi vẫn là phương pháp tối ưu nhất.

b. Sự phân bố chất màu trong cây Cẩm

Nguyên liệu Cẩm khi thu hoạch có tỷ lệ thân dao động từ 42 - 44% và lá từ 56 - 58%. Với mục đích nghiên cứu sự phân bố chất màu trong cây, chúng tôi đã xác định HSCCM và KLCMTS trong thân và lá Cẩm. Kết quả trong bảng 3 cho biết HSCCM [%] so với trọng lượng lá Cẩm khô tuyệt đối đạt 24,90% gấp 4,7 lần HSCCM [%] so với trọng lượng thân Cẩm khô tuyệt đối [5,27%]. Nếu so sánh lượng chất màu tổng số có trong lá và thân thì con số này còn lớn hơn nhiều, cụ thể là gấp gần 44 lần. Như vậy, chất màu tím trong cây Cẩm chủ yếu phân bố ở trong lá.

4. Ứng dụng

Cẩm tím là nguồn nguyên liệu cung cấp chất màu tím tự nhiên đầy triển vọng. Ngoài ra, phẩm màu tím được chiết từ cành lá Cẩm hoàn toàn không có độc tính, tan tốt trong nước và có độ bền màu ở nhiệt độ dưới 65oC. Vì vậy, chúng ta có thể dùng nó để tạo màu cho một số loại thực phẩm như: kem, kẹo, nước giải khát, rượu màu, thạch rau câu, cũng như tạo màu cho các viên thuốc.

Cẩm là cây có nhiều công dụng như làm thuốc, làm phẩm màu v.v... Ở Việt Nam, cành lá của cây này đã được biết đến như một vị thuốc nam. Trong y học cổ truyền, Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân. Tại Trung Quốc, Cẩm là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt.

Theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, 2005, thì chi Peristrophe Nees có 4 loài, trong đó chỉ có loài Cẩm [P. bivalvis [L.] Merr.] ở Bắc Bộ và loài Kim loung nhuộm [P. montana [Wall.] Nees] ở Nam Bộ được coi là cây nhuộm màu. Ngoài ra, Cẩm còn được các dân tộc thiểu số phía Bắc dùng để nhuộm xôi nhiều màu trong những ngày lễ tết. Trong tình hình hiện nay số người bị ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Vì vậy mà xu hướng chung của thế giới là tìm kiếm và chiết tách các chất màu tự nhiên có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm từ nguyên liệu thực vật hoặc bán tổng hợp. Trong quá trình điều tra tri thức và kinh nghiệm sử dụng các cây nhuộm màu thực phẩm ở nước ta, Lưu Đàm Cư và cộng sự cho biết, hệ thực vật Việt Nam có tiềm năng lớn về các loài cây dùng để nhuộm màu cho thực phẩm, hiện mới chỉ phát hiện 112 loài thuộc 48 họ. Nhiều loài cây có thể sử dụng tốt để nhuộm màu thực phẩm như: các loại bánh, xôi, nước giải khát, rượu...

Page 5

1. Khái niệm gốc tự do:

          Gốc  tự do là tiểu phân phản ứng trung gian không mang điện tích mà có electron tự do hay electron không cặp đôi

          Trong hóa hữu cơ, electron độc thân hay tự do có thể ở cacbon như gốc CH3.hay ở các dị tố như RO.

          Các gốc tự do trong quá trình hóa học là những chất trung gian có thời gian sống rất ngắn và chúng tham gia vào phản ứng thế SR và cộng AR của các loại hợp chất hữu cơ khác nhau

2. Phản ứng thế gốc SR vào C no

          2.1. Cơ chế

          Cơ chế chung của phản ứng :   R-H  +   X-Y →  R-X   + H-Y

          XY thường là: Hal2; SO2Cl2; CCl3Br....

          Phản ứng được xúc tiến khi có ánh sáng hay nhiệt

          C - H: phân cắt đồng ly nên cần năng lượng rất lớn, cần ánh sáng và chất khơi mào

          Phản ứng thế gốc SR là phản ứng đặc trưng của ankan

          Đặc điểm cơ chế thế gốc SR: Là phản ứng dây chuyền qua nhiều giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn chính:

                             + Khơi mào

                             + Phát triển mạch

                             + Tắt mạch

ví dụ:                   Khơi mào: 

          Phát triển mạch:

          Tắt mạch

          Giai đoạn chậm là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng được thể trên giản đồ năng lượng sau:

 
 

                             E2

            CH4 + Cl.                           E3

                   CH.3 + Cl2

                                             CH3Cl + Cl.

 
 

          Nhận xét:  Trên giản đồ năng lượng của phản ứng clo hóa metan ta nhận thấy E2 > E3 có nghĩa là trong 2 phản ứng phát triển mạch, phản ứng [2] xẩy ra chậm hơn nhiều so với phản ứng [3] do đó phản ứng [2] có tính chất quyết định tốc độ phản ứng

          2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng SR

                          2.2.1.Hóa lập thể

          Giai đoạn quyết định cấu hình của sản phẩm là giai đoạn 3 vì gốc R. là gốc tự do nên có cấu trúc phẳng hoặc gần như phẳng nên khi Cl2 tấn công vào CH3 thì nó sẽ tấn công vào 2 phía với xác suất như nhau; vì vậy sẽ tạo thành một số lượng bằng nhau  các sản phẩm quay trái và quay phải, do đó góc quay của ánh sáng phân cực triệt tiêu lẫn nhau nên hỗn hợp sản phẩm thu được không quang hoạt. Người ta gọi hỗn hợp này là biến thể raxemic

Ví dụ:

                   2.2.2. Khả năng phản ứng với các halogen:

                             I2 

Chủ Đề