Pin Sunwoda có tốt không

iPhone luôn là một sản phẩm đẳng cấp được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các trường hợp hư hỏng linh kiện là điều không tránh khỏi. Và hiển nhiên các loại linh kiện giả cũng được sản xuất và rao bán tràn lan đặc biệt là pin iPhone.

Cùng với thực trạng như vậy thì làm cách nào để người tiêu dùng phân biệt được đâu là pin iPhone chính hãng, đâu là pin iPhone hàng lô? Sforum sẽ hướng dẫn cho bạn 2 cách giúp bạn dễ dàng phân biệt.

Mục lục

  • Cách 1: Kiểm tra pin iPhone chính hãng, zin hay lô bằng 3uTools
  • Cách 2: Kiểm tra pin iPhone chính hãng, zin hay lô bằng công cụ từ Apple

Cách 1: Kiểm tra pin iPhone chính hãng, zin hay lô bằng 3uTools

Ưu điểm của cách là này là kết quả kiểm tra có độ chính xác cao, được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là cần sử dụng máy tính và cài thêm phần mềm.

Bước 1: Trên máy tính, tải về phần mềm kiểm tra pin iPhone 3uTools

Bước 2: Mở tập tin vừa tải về và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn chi tiết sau: Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt.

Tiếp theo nhấn vào Launch để khởi chạy ứng dụng 3uTools.

Trong lần khởi động đầu tiên, 3uTools sẽ yêu cầu bạn cập nhật Driver để hoàn tất, hãy nhấn chọn vào mục “Install Driver”.

Bước 3: Kết nối iPhone với máy tính thông qua cáp Lightning Apple.

Bước 4: Tiếp theo, khởi động ứng dụng 3uTools vừa mới được cài đặt trên máy tính. Lưu ý: Bạn cần phải mở khóa màn hình iPhone trước khi kết nối.

Bước 5: Nhấn chọn vào View Verification Report.

Bước 6: Tìm đến dòng Battery Serial Number, nếu kết quả trả về màu xanh lá cây thì viên pin này là chính hãng 100% từ Apple.

Có thể bạn chưa biết: 3uTools sẽ kiểm tra thông tin về số hiệu viên pin trên thiết bị của bạn khi xuất xưởng, sau đó so sánh với số hiệu hiện tại khi kiểm tra. Nếu kết quả trùng khớp thì xin chúc mừng bạn đây là 1 viên pin chính hãng.

Xem thêm:

  • Mẹo ẩn ứng dụng, ảnh riêng tư trên iPhone cực hữu ích
  • 9 lý do gây hao pin trên iPhone mà bạn cần phải tránh

Cách 2: Kiểm tra pin iPhone chính hãng, zin hay lô bằng công cụ từ Apple

Ưu điểm của cách kiểm tra pin iPhone chính hãng này là nó thực hiện được ngay trên iPhone, không cần máy tính hay cài phần mềm rờm rà. Nhược điểm của cách thứ 2 là nó chỉ hỗ trợ iPhone đời mới như iPhone X, iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone Xr.

Bước 1: Trên iPhone truy cập vào Cài đặt > Pin > Tình trạng Pin.

Bước 2: Nếu trong mục này xuất hiện dòng chữ “iPhone này không thể xác định tình trạng pin” thì rất có thể viên Pin trên iPhone của bạn không phải là hàng chính hãng, đã bị thay thế trước đó.

Trên đây là 2 cách đơn giản giúp bạn kiểm tra pin iPhone chính hãng, zin hay lô chính xác nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công. Đừng quên chia sẻ mẹo iPhone này đến người thân, bạn bè đang dùng smartphone nhà Apple nhé!

Trên tất những chiếc iPhone đều ghi Designed by Apple in California tuy nhiên lại không phải làm từ California [Mỹ], nhưng cũng không hoàn toàn từ Trung Quốc. Vậy nó thực sự làm từ đâu?

Apple thường tự hào về lịch sử của mình ở California. Đó là lý do tại sao từ tên các phiên bản macOS cho đến thông báo ở mặt sau của hộp đựng iPhone chúng ta sẽ thấy dòng “Designed by Apple in California”. Vấn đề là có phải iPhone được sản xuất từ Mỹ? Câu trả lời là Không. Vậy nó sản xuất ở đâu?

Trước tiên, câu trả lời hết sức ngắn gọn mà hầu hết mọi người kết luận đó là: iPhone được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng chưa hoàn toàn chính xác bởi phần lớn iPhone của Apple hiện được lắp ráp bởi Foxconn - một công ty không chỉ có nhà máy ở Trung Quốc mà còn mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines và Cộng hòa Séc. Ngoài Foxconn, một công ty khác cũng chịu trách nhiệm sản xuất iPhone là Pegatron cũng có nhiều nhà máy ở các quốc gia khác nhau.

Chưa hết, bởi lẽ chính sự đa dạng của các nhà máy lắp ráp đã giải thích tại sao Apple lại sử dụng một câu quan trọng trong hộp đựng iPhone của mình: Assembled. Vậy điều này nghĩa là gì? Mặc dù Foxconn và Pegatron trực tiếp lắp ráp iPhone nhưng thực tế là họ chỉ đơn giản đặt các bộ phận lại với nhau. Những bộ phận này lại đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và không có một nơi nào mà Apple lấy tất cả các bộ phận đó. Tùy thuộc vào loại bộ phận, Apple sẽ lấy nguồn từ các nhà sản xuất khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các bộ phận chính của iPhone.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các thành phần cấu tạo lên chiếc iPhone thần thánh hiện nay chúng ta đang sử dụng nhé

1. Chip [Vi xử lý]

Trái tim của mọi iPhone là dòng chip A từ Apple có thể nắm giữ nhiều chức năng chính của máy. Apple dựa vào hai công ty sản xuất chip dòng A là Samsung [Hàn Quốc] và TSMC [Đài Loan]. Tuy nhiên, ở những phiên bản iPhone hiện đại hơn, Apple đã chọn TSMC làm đối tác sản xuất chip A cho mình. TSMC có các nhà máy đặt tại Trung Quốc, Singapore và Mỹ.

Đối với chip âm thanh, Apple dựa vào Cirrus Logic - công ty có trụ sở tại Mỹ nhưng cũng có các địa điểm sản xuất khác ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Vương quốc Anh.

2. Camera [Máy ảnh]

Apple phụ thuộc vào một vài công ty khác nhau cho máy ảnh của mình, tùy thuộc vào mẫu iPhone. Sony [Nhật Bản] đã sản xuất rất nhiều máy ảnh cho mặt sau iPhone. Trong khi đó, OmniVision [Mỹ] đã sản xuất máy ảnh FaceTime nhưng TSMC và Qualcomm cũng được xem như là hợp đồng phụ.

3. Màn hình [LCD]

Do nhu cầu, Apple chuyển sang ít nhất hai công ty cho màn hình LCD là LG [Hàn Quốc] và JDI [Nhật Bản] tùy thuộc các phiên bản iPhone. Ngoài ra, Sharp [Nhật Bản] cũng từng sản xuất màn hình LCD cho iPhone, và đây là công ty có nhà máy đặt ở 13 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Những iPhone hiện đại sử dụng màn hình OLED được sản xuất bởi Samsung với nhiều nhà máy bố trí ở khắp nơi trên thế giới. Hiện Apple cũng đang hướng đến sản xuất màn hình OLED cho iPhone bởi LG cũng như BOE - những công ty có trụ sở tại Hàn Quốc và Trung Quốc tương ứng và cũng có nhiều nhà máy sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới.

4. Bộ điều khiển màn hình cảm ứng

Bộ điều khiển màn hình cảm ứng xử lý cách người dùng tương tác với điện thoại, và Broadcom cung cấp phần cứng này cho Apple. Công ty có trụ sở tại Mỹ nhưng sản xuất ở một số địa điểm khác. Chúng bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc, cũng như các địa điểm phương Tây như Israel, Hy Lạp, Bỉ, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh.

5. Touch ID

Hiện tại các thiết bị của Apple hầu hết dựa vào Face ID nhưng nhiều người vẫn sử dụng iPhone hỗ trợ Touch ID, bao gồm cả iPhone SE mới. Phần cứng này được cung cấp một phần bởi TSMC, dường như cung cấp một số bộ phận cho Apple. Xintec là một công ty khác xử lý phần cứng Touch ID. Công ty này có trụ sở tại Đài Loan.

6. Kính bảo vệ

Công ty Corning có trụ sở tại Mỹ chịu trách nhiệm sản xuất Gorilla Glass cho iPhone. Công ty này có nhiều địa điểm sản xuất, bao gồm Úc, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Philippines, Nga, Singapore, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và nhiều địa điểm khác.

7. Chip di động và Wi-Fi

Đối với chip di động, Apple sử dụng phần lớn chip từ Qualcomm. Công ty có cơ sở tại Mỹ nhưng vẫn gia công chip di động từ nhiều địa điểm khác nhau trên hàng chục quốc gia.

Trong khi đó, Murata cung cấp chip Wi-Fi. Đây là một công ty khác có trụ sở tại Mỹ với các địa điểm trên toàn thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ, Mexico, Brazil, Canada và một số quốc gia ở châu Âu.

8. Bộ nhớ trong

Đây là một khía cạnh quan trọng khác của iPhone và được Apple dựa vào hai công ty. Một là Samsung có trụ sở tại Hàn Quốc. Nhà cung cấp bộ nhớ trong khác là Toshiba - công ty có trụ sở ở Nhật Bản nhưng có địa điểm sản xuất tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

9. Pin

Mặc dù nó không cung cấp nhiều chức năng cốt lõi cho iPhone nhưng pin là một trong những bộ phận quan trọng nhất của điện thoại. Không có nó, iPhone chẳng là gì cả. Apple sử dụng Samsung làm nhà cung cấp pin cho iPhone, cùng với Sunwoda Electronic có trụ sở tại Trung Quốc.

10. Gia tốc kế, la bàn và con quay hồi chuyển

Gia tốc kế xác định một số yếu tố, bao gồm cả việc người dùng có lái xe hay không. Nhà sản xuất Bosch Sensortech chịu trách nhiệm cho thành phần này. Bosch có trụ sở chính tại Đức nhưng cũng có các địa điểm sản xuất ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

AKM Semiconductor sản xuất la bàn giúp điều hướng. Công ty này có trụ sở tại Nhật Bản nhưng có các địa điểm sản xuất tại Pháp, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ.

STMicroelectronic cung cấp con quay hồi chuyển. Công ty này có trụ sở chính tại Thụy Sĩ với các địa điểm tại hơn 30 quốc gia.

Như vậy có thể thấy thực sự quá đa dạng phải không? Vậy liệu chúng ta còn kết luận iPhone được sản xuất tại Trung Quốc nữa hay không? Về cơ bản, đó chỉ là điểm đầu cuối để lắp ráp các thành phần nói trên lại với nhau mà thôi. Gần đây, Apple cũng đã chọn Ấn Độ làm địa điểm sản xuất iPhone cho công ty. Thậm chí, một số tin đồn còn gợi ý iPhone có thể sản xuất tại Việt Nam trong tương lai nữa đấy các bạn.

Chủ Đề