Polyp là gì có nguy hiểm không năm 2024

Polyp đại tràng xảy ra khi những tế bào tăng sinh và phát triển bất thường tạo ra những khối u trong niêm mạc đại tràng gọi là polyp.

Hầu hết, polyp đại tràng là những khối u lành tính và không gây nguy hiểm, những khối u thường có hình nấm, phân nhánh, hình bầu dục hoặc hình cầu. Kích thước khối u khác nhau [đường kính từ 2-3cm], nếu những khối u này có kích thước càng lớn thì càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Polyp đại tràng thường có hai loại phổ biến nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến:

  • Polyp tăng sản: Có kích thước nhỏ, thường xuất hiện ở đoạn cuối của đại tràng và ít có nguy cơ biến chứng ung thư.
  • Polyp tuyến: Chiếm đa số trong trường hợp polyp đại tràng, hầu như không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, khi kích thước polyp tuyến càng to thì khả năng phát triển thành tế bào ung thư càng cao.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một căn bệnh phát triển thầm lặng. Thông thường, người bệnh sẽ không cảm nhận triệu chứng gì khi bị polyp đại tràng. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đi nội soi đại tràng hay khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cảm nhận được một số triệu chứng của polyp đại tràng như là:

  • Chảy máu từ trực tràng;
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa;
  • Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu;
  • Giảm cân không lý do;
  • Cơ thể suy nhược và mệt mỏi ;
  • Thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc độ đặc của phân;
  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhờn.

Biến chứng có thể gặp khi bị polyp đại tràng

Polyp đại tràng là căn bệnh phổ biến hiện nay, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng sau:

  • Tắc ruột;
  • Áp xe quanh khối u;
  • Ung thư đại tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến polyp đại tràng

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây polyp đại tràng, thường là do kết quả của sự phát triển quá mức của tế bào trong đại tràng. Thông thường, những tế bào cũ hay bị tổn thương trong cơ thể thường được thay thế định kỳ bằng những tế bào mới và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sự đột biến gen có thể dẫn tới sự phát triển không kiểm soát của những tế bào trong niêm mạc đại tràng hình thành polyp đại tràng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải [bị] polyp đại tràng?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị polyp đại tràng. Tuy nhiên người từ 50 tuổi trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc [bị] polyp đại tràng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ polyp đại tràng:

  • Hút thuốc lá;
  • Uống quá nhiều rượu, bia;
  • Lối sống không lành mạnh, không chịu tập thể dục;
  • Đã từng bị polyp đại tràng trước đó;
  • Tiền sử gia đình có người bị polyp đại tràng;
  • Bị viêm ảnh hưởng tới đại tràng như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,…
  • Mắc bệnh tiểu đường type 2 không kiểm soát được;
  • Mắc chứng rối loạn di truyền như hội chứng Gardner hay hội chứng Lynch;
  • Bị stress thường xuyên;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm muối lên men,…
  • Thừa cân, béo phì.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp đại tràng

Chẩn đoán polyp đại tràng bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Nội soi đại tràng: Sử dụng một ông nội soi dài có gắn camera để quan sát bên trong đại tràng và tìm kiếm polyp.
  • Xét nghiệm phân: Mẫu phân sẽ được xét nghiệm để tim kiếm máu lẫn trong phân hay những thay đổi di truyền gợi ý tới polyp hoặc ung thư đại tràng.
  • Soi ruột già: Sử dụng một ống mỏng, mềm được đưa qua trực tràng để kiểm tra đoạn cuối cùng của đại tràng [đại tràng sigma].
  • Chụp CT, X-quang hoặc MRI: Để có thể phát hiện hình dạng, kích thước của polyp.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị polyp đại tràng hiệu quả

Cách tốt nhất để điều trị polyp đại tràng hiệu quả là cắt bỏ những khối u này. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những polyp này trong quá trình nội soi.

Tiếp đó, những polyp này được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem đó là polyp loại gì và có tế bào ung thư hay không.

Nếu như những polyp này có kích thước lớn và không thể cắt bỏ trong quá trình nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Đa số, những polyp này được cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là một loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một vết rạch nhỏ ở bụng, luồn ống nội soi có gắn camera vào và tiến hành cắt bỏ những polyp trong đại tràng.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp đại tràng

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ;
  • Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ;

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa polyp đại tràng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá.
  • Không uống rượu, bia.

Chế độ ăn uống khoa học: Không ăn nhiều thịt đỏ [thịt bò, thịt heo, gan…], đồ ăn chế biến sẵn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ,...

Polyp có tác hại gì?

Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính [ung thư] nếu như không được điều trị kịp thời. Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trong cơ thể như dạ dày, ruột non, đạt trực tràng. Trong đó polyp đại tràng có tỷ lệ ung thư cao nhất.

Có ai bị polyp tử cung khi mang thai như mình không?

Trên thực tế, mẹ bầu phát hiện bị polyp cổ tử cung khi mang thai nhờ tuân thủ lịch khám thai định kỳ bởi các triệu chứng của polyp cổ tử cung không điển hình, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Polyp đại tràng nguy hiểm thế nào?

Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng [ruột già]. Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn của nó. Có thể có 1 hoặc nhiều polyp ở đại tràng.

Cắt polyp cổ tử cung bao lâu thì có thai?

Thông thường, với phẫu thuật nội soi, do ít chảy máu, ít xâm lấn nên khoảng từ sau 6 tháng tới 1 năm là chị em có thể xem xét tới việc mang thai trở lại. Với mổ hở, thời gian chờ đợi sẽ dài hơn, ít nhất là sau 1 tới 1,5 năm.

Chủ Đề