Pp trong chứng khoán là gì

Điểm trục [pivot point] để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, là ngưỡng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Các điểm trục hữu dụng nhất đối với những người giao dịch ngắn hạn, những người tìm kiếm lợi nhuận từ các biến động giá nhỏ.

Các điểm trục cũng có thể được sử dụng cho cả những người giao dịch khi giá biến động trong vùng giới hạn [range-bound trader] và những người giao dịch theo các cú phá vỡ của giá [breakout trader]. Các breakout trader sử dụng các điểm trục để nhận ra các mức then chốt có thể bị phá vỡ. Quan sát biểu đồ sau:

Trên biểu đồ, xuất hiện điểm trục Pivot Point [PP], các ngưỡng hỗ trợ S1, S2 và các ngưỡng kháng cự R1, R2. Điểm trục và các mức hỗ trợ/ kháng cự được tính bằng cách sử dụng giá mở, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng của phiên giao dịch gần nhất. Cách tính một điểm trục như sau :

  • Pivot point [PP] = [High + Low + Close] / 3
  • Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính từ điểm trục như sau:
  1. Mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:
    First support [S1] = [2*PP] – High
    First resistance [R1] = [2*PP] – Low
  2. Mức hỗ trợ và kháng cự thứ hai:
    Second support [S2] = PP – [High – Low]
    Second resistance [R2] = PP + [High – Low]

Phần mềm đồ thị của bạn sẽ tự động thực hiện cho bạn và vẽ nó lên trên đồ thị.

8.1. Giao dịch với điểm trục

8.1.1. Breakout Trades [Giao dịch khi có các đợt phá vỡ của giá]

Điểm trục là vị trí đầu tiên bạn xem xét để tiến hành giao dịch bởi vì nó chính là mức hỗ trợ/ kháng cự đầu tiên. Các biến động giá lớn [phá vỡ] thường xảy ra tại giá của điểm trục.

Chỉ khi giá cắt qua điểm trục bạn có thể quyết định nên chọn mua [long] hay bán [short] và xác định mục tiêu lợi nhuận [profit target], giới hạn lỗ [stop loss]. Nói chung, nếu giá bên trên trục nó được xem như tăng giá, nếu giá bên dưới nó được xem như giảm giá.

Giá đang lên xuống xung quanh điểm trục và đóng bên dưới nó vì vậy bạn quyết định thực hiện bán [short]. Giới hạn lỗ của bạn sẽ trên điểm trục và mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của bạn sẽ là S1. Tuy nhiên, nếu bạn thấy giá tiếp tục cắt xuống dưới S1, thay vì thu lợi tại S1 bạn có thể chuyển giới hạn lỗ đến trên S1 và theo dõi cẩn thận. S2 sẽ là điểm kỳ vọng thấp nhất trong ngày giao dịch và bạn nên thu lợi từ vị trí này.

Ngược lại đối với xu hướng tăng giá. Nếu giá bên trên điểm trục, bạn sẽ đặt lệnh mua với giới hạn lỗ dưới điểm trục và sử dụng các mức R1 và R2 như là các mức thu lợi.

8.1.2 Giao dịch khi giá biến động trong vùng giới hạn

Sức hỗ trợ và kháng cự tại các ngưỡng Pivot được xác định bởi số lần giá nhảy qua khỏi mức đó. Nếu giá chạm vào một mức trục sau đó đảo chiều nhiều lần hơn thì mức trục đó mạnh hơn. Một mức trục mang ý nghĩa như một một mức hỗ trợ hoặc kháng cự mà khi giá chạm đến sẽ đảo chiều trở lại.

Nếu giá đang đến gần một mức kháng cự [R1, R2 …], bạn có thể bán và đặt giới hạn lỗ ngay bên trên mức kháng cự. Nếu giá tiếp tục di chuyển lên cao hơn và phá vỡ mức kháng cự, điều này được xem như là một cú phá vỡ bên trên. Bạn sẽ đóng giao dịch bán hiện tại nhưng nếu bạn tin rằng cú phá vỡ sẽ tăng giá mạnh bạn có thể thực hiện thêm một giao dịch mua [long]. Khi đó bạn sẽ đặt giới hạn lỗ dưới mức kháng cự và lúc này mức kháng cự được xem như là một mức hỗ trợ. Nếu giá đang gần một mức hỗ trợ, bạn có thể thực hiện mua và đặt giới hạn lỗ dưới mức hỗ trợ.

8.2. Lý thuyết giao dịch hoàn hảo

Trong thực tế, các điểm trục không luôn luôn làm việc. Giá có xu hướng do dự xung quanh các đường trục và những lúc này không thể xác định nó sẽ diễn biến tiếp như thế nào. Đôi khi giá sẽ dừng trước khi vừa chạm một đường trục và đảo hướng, nghĩa là không đạt đến mục tiêu lợi nhuận của bạn. Lúc khác, có vẻ như đường trục là một mức hỗ trợ mạnh vì vậy bạn vừa thực hiện giao dịch mua thì giá tiếp tục xuống qua mức hỗ trợ, giao dịch mua được đóng, sau đó thì giá đảo hướng trở lại hướng tăng giá. Bạn phải lựa chọn rất cẩn thận và tạo một chiến thuật giao dịch theo điểm trục mà bạn dự định sẽ hoàn toàn theo nó. Hãy quan sát biểu đồ sau:

  • Hãy nhìn hình bầu dục màu cam. PP là một mức hỗ trợ mạnh nhưng dù giá đã vượt qua PP nhưng nó không thể tăng lên đến R1.
  • Nhìn hình tròn màu tím đầu tiên. Giá đã phá vỡ PP hướng xuống nhưng không chạm được S1 trước khi quay trở lại PP. Trên cú phá vỡ xuống thứ hai [vòng tròn màu tím thứ 2], giá đã chạm đến S1 trước khi quay trở lại PP một lần nữa.
  • Nhìn vào hình bầu dục màu hồng. Một lần nữa, PP đóng vai trò một mức hỗ trợ mạnh nhưng giá không thể tăng lên đến R1.
  • Trên vòng tròn màu vàng, giá đã phá vỡ PP theo hướng xuống một lần nữa, và phá vỡ mức S1 để xuống đến S2.

Nếu bạn cố gắng thực hiện giao dịch mua trên đồ thị này, bạn sẽ bị đóng giao dịch. Riêng cá nhân tôi, tôi thậm chí sẽ không nghĩ đến thực hiện giao dịch mua? Tại sao không? Tôi có một bí mật nhỏ. Tôi đã không chỉ cho bạn về đồ thị này là giá đã có xu hướng xuống khá nhiều lần. Hãy nhớ rằng xu hướng chính là bạn của chúng ta. Vì vậy tôi cố hết sức để không bao giờ giao dịch ngược lại xu hướng [xu hướng luôn muốn phá vỡ S1].

Trong bài tới, tôi sẽ giới thiệu cách sử dụng đa khung thời gian để giao dịch theo xu hướng giá của khung thời gian lớn hơn, nhờ đó bạn có thể giảm thiểu các sai lầm như trên. Ngoài ra, nếu kết hợp cùng các công cụ phân tích kỹ thuật khác như các mẫu nến đảo chiều, MACD, đường trung bình, Stochastic sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

  • Bài viết trước: PT Kỹ Thuật Phần 7: Oscillators Và Momentum Indicators
  • Bài viết tiếp: PT Kỹ Thuật Phần 9: Giao Dịch Đa Khung Thời Gian [Multiple Timeframes]
  • Tổng hợp các bài viết về Phân tích kỹ thuật: Đào tạo phân tích kỹ thuật chứng khoán

Chủ Đề