Quy định số 29 hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng

Ngày 02/06/1997, Bộ Chính Trị đã ban hành Quy định 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng.

Quyền ứng cử:

- Tất cả đảng viên chính thức đều có quyền ứng cử vào cấp uỷ các cấp, dù đảng viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.

Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội ứng cử vào cấp uỷ từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên phải có các điều kiện: chậm nhất là 15 ngày trước khi họp đại hội phải gửi đến cấp uỷ triệu tập đại hội đơn xin ứng cử; bản xác nhận lý lịch và bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở. Nếu không có đủ các điều kiện đó thì đơn xin ứng cử không có giá trị.

- Cấp uỷ viên các cấp có quyền ứng cử để bầu vào ban thường vụ; uỷ viên thường vụ có quyền ứng cử để bầu bí thư, phó bí thư. Trường hợp cấp uỷ chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp uỷ viên có quyền ứng cử để bầu bí thư, phó bí thư.

- Chỉ có đại biểu chính thức [ở đại hội đại biểu] và đảng viên chính thức [ở đại hội đảng viên] mới có quyền ứng cử làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên trực tiếp.

BỘ CHÍNH TRỊ
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 29-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 1997

QUY ĐỊNH

"THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG"

-Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Chính trị tại điều 17 của Điều lệ Đảng,

Bộ Chính trị ban hành bản quyđịnh thi hành Điều lệ Đảng với một số nội dung chủ yếu sau đây:

1- Điều 3 [điểm 2]: Quyền củađảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

a] Quyền ứng cử:

- Tất cả đảng viên chính thứcđều có quyền ứng cử vào cấp uỷ các cấp, dù đảng viên đó là đại biểu hay khônglà đại biểu của đại hội.

Đảng viên không phải là đại biểucủa đại hội ứng cử vào cấp uỷ từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên phải cócác điều kiện: chậm nhất là 15 ngày trước khi họp đại hội phải gửi đến cấp uỷtriệu tập đại hội đơn xin ứng cử; bản xác nhận lý lịch và bản nhận xét của cấpuỷ cơ sở. Nếu không có đủ các điều kiện đó thì đơn xin ứng cử không có giá trị.

- Cấp uỷ viên các cấp có quyềnứng cử để bầu vào ban thường vụ; uỷ viên thường vụ có quyền ứng cử để bầu bíthư, phó bí thư. Trường hợp cấp uỷ chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu banthường vụ thì cấp uỷ viên có quyền ứng cử để bầu bí thư, phó bí thư.

- Chỉ có đại biểu chính thức [ởđại hội đại biểu] và đảng viên chính thức [ở đại hội đảng viên] mới có quyềnứng cử làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên trực tiếp.

b] Quyền đề cử:

- Đại biểu chính thức của đạihội đại biểu đảng bộ mỗi cấp có quyền đề cử những đảng viên trong số đại biểuchính thức của đại hội cấp đó đi dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên.

- Đại biểu chính thức của đạihội đại biểu đảng bộ mỗi cấp có quyền đề cử đảng viên chính thức trong đảng bộ[kể cả đảng viên không phải là đại biểu của đại hội] tham gia cấp uỷ cấp mình.

Khi đề cử đảng viên không phảilà đại biểu của đại hội vào cấp uỷ, người đề cử phải báo cáo bằng văn bản về sơyếu lý lịch, tư cách của người được đề cử với cơ quan chuẩn bị nhân sự của đạihội và được sự đồng ý của người đó.

- Đảng viên chính thức và đảngviên dự bị trong đại hội đảng viên đều có quyền đề cử đảng viên chính thức làmđại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên hoặc vào cấp uỷ cấp mình.

- Cấp uỷ triệu tập đại hội có tráchnhiệm báo cáo với đại hội về công tác chuẩn bị nhân sự cấp uỷ khoá mới; trìnhdanh sách nhân sự do cấp uỷ giới thiệu để đại hội xem xét bầu cấp uỷ khoá mới.

c] Quyền bầu cử:

- Chỉ có đại biểu chính thức củađại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới cóquyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên.

2. Điều 4 [điểm 3]: Lịch sửchính trị của người vào Đảng.

a] Về quan điểm chỉ đạo thựchiện:

Khi nghiên cứu vận dụng thựchiện các quy định về lịch sử chính trị của người vào Đảng, các cấp uỷ và tổchức đảng phải thực sự khách quan, xem xét toàn diện, làm rõ thực chất mức độcác mối quan hệ về chính trị của người vào Đảng để có hướng xử lý đúng đắn từngtrường hợp cụ thể; không vội vàng kết nạp những người tuy có tinh thần hănghái, tích cực trong công tác, nhưng chưa có sự thẩm tra, xác minh làm rõ cácmối quan hệ về lịch sử chính trị; không lơi lỏng mất cảnh giác kết nạp nhữngngười không có đủ sự tin cậy về chính trị vào Đảng; cũng không quy kết "liênquan chính trị", "nghi vấn chính trị" một cách không có căn cứ.

b] Về một số qui định cụ thể đốivới những trường hợp không được kết nạp vào Đảng:

+ Những người bản thân là taysai cho địch, đã có hành động chống phá cách mạng, có tội ác với nhân dân nhưlàm gián điệp, chỉ điểm, mật vụ, CIA, phòng nhì...; hoạt động trong các đảngphái và tổ chức phản động; trong ban chấp hành các tổ chức đoàn thể chínhtrị-xã hội do địch lập ra từ ấp, khóm trở lên; làm việc trong bộ máy đàn ápcách mạng và các lực lượng vũ trang của địch, giữ các chức vụ chỉ huy và nhữngtên có hành động chống phá cách mạng, có tội ác đối với nhân dân v.v...

+ Những người tuy bản thân khônglàm tay sai cho địch nhưng có cha, mẹ, vợ, chồng và người nuôi dưỡng là phảnđộng, ác ôn có nợ máu với nhân dân, đã bị nhân dân xử trí [trừ trường hợp đãthoát ly gia đình, tích cực tham gia cách mạng, qua quá trình rèn luyện thửthách, chứng tỏ đã thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, trung thành với cáchmạng, kiên quyết chống lại hành động sai trái của những người nói trên, nếu đủtiêu chuẩn đảng viên, được tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ươngđồng ý và đã được kiểm tra thật chặt chẽ thì có thể xem xét kết nạp].

+ Những người đã tham gia cáchmạng nhưng sau đó đã phản bội, đầu hàng địch.

+ Những người đã có hành độngchống đối đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: trực tiếphoặc gián tiếp lưu trữ, truyền bá, tán phát tài liệu phản động; cung cấp tàiliệu mật của Đảng và Nhà nước cho các tổ chức phản động và phần tử xấu ở trongnước và ngoài nước.

+ Những người chuyên làm nghề mêtín, dị đoan; lợi dụng các hoạt động tôn giáo làm hại đến an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội.

+ Những người sống chủ yếu bằngnguồn tiền, hàng của người thân tị nạn chính trị ở nước ngoài gửi về.

3. Điều 4: Điều kiện xem xétkết nạp lại và việc tính tuổi đảng cho đảng viên được kết nạp lại.

a] Điều kiện xem xét kết nạplại:

Chỉ xem xét, kết nạp lại nhữngngười:

+ Có đủ tiêu chuẩn, đảng viênnêu tại điểm 1, Điều 1.

+ Phải qua một thời gian thửthách, ít nhất là 12 tháng sau khi đã ra khỏi Đảng trước đó; nếu bị xử lý ánhình sự thì ít nhất sau 12 tháng kể từ khi thi hành xong bản án.

+ Phải thực hiện đúng các thủtục nêu ở các điểm 1, 2, 3 Điều 4.

b] Việc tính tuổi đảng cho đảngviên được kết nạp lại:

Tuổi đảng của đảng viên được kếtnạp lại được tính từ ngày đảng viên đó được công nhận là đảng viên chính thứclần đầu, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng.

4. Điều 4 [điểm 4]: Kết nạpđảng viên trong một số trường hợp đặc biệt.

Trường hợp đặc biệt là trườnghợp ở một số lĩnh vực hoạt động chưa có tổ chức đảng; hoặc đã có tổ chức đảngnhưng hoàn cảnh công tác của người vào Đảng không cho phép họ có thể sinh hoạtchi bộ đảng theo quy định... Việc xét kết nạp vào Đảng một số trường hợp đặcbiệt nói trên do số ít đồng chí có trọng trách trong Đảng, chủ yếu là ở cấpTrung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành sau khi đãbáo cáo và được Thường vụ Bộ Chính trị đồng ý.

5. Điều 6: Phát thẻ và quảnlý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.

a] Phát thẻ và quản lý thẻ đảngviên:

Thẻ đảng viên phát cho đảng viênchính thức tại tổ chức cơ sở đảng, do cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơsở đảng ra quyết định.

Đảng viên được nhận thẻ đảngviên phải chấp hành đúng những quy định về sử dụng và bảo quản thẻ đảng viên,khi mất hoặc làm hỏng thẻ đảng viên phải báo cáo ngay với cấp uỷ để xét việcphát lại hoặc đổi thẻ đảng viên; khi bị khai trừ, xoá tên phải nộp lại thẻ đảngviên cho chi bộ, đảng uỷ cơ sở.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổchức cơ sở đảng quản lý sổ phát thẻ đảng viên.

Các tỉnh uỷ, thành uỷ và cấp uỷtrực thuộc Trung ương chỉ đạo và kiểm tra việc phát thẻ đảng viên.

b] Quản lý hồ sơ đảng viên:

Hồ sơ đảng viên gồm: Lý lịchđảng viên [theo mẫu do Ban Tổ chức Trung ương phát hành]; các nghị quyết vàquyết định của cấp uỷ về kết nạp đảng viên, về công nhận đảng viên chính thức,về đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; các bản kiểm điểm, nhận xét đảngviên; giấy chuyển sinh hoạt đảng...

Cấp uỷ cơ sở quản lý hồ sơ đảngviên và danh sách đảng viên. Cấp uỷ cơ sở nào không có điều kiện quản lý và bảoquản hồ sơ đảng viên thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp quản lý.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổchức cơ sở đảng quản lý sơ yếu lý lịch và danh sách đảng viên của đảng bộ, chibộ cơ sở trực thuộc.

Hàng năm cấp uỷ quản lý hồ sơđảng viên phải tiến hành việc bổ sung lý lịch đảng viên và hồ sơ đảng viên.

c] Chuyển sinh hoạt đảng:

- Đảng viên được cấp có thẩmquyền quyết định chuyển công tác sang một đơn vị mới, hoặc thay đổi nơi ở mớilâu dài thì phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

Khi chuyển sinh hoạt đảng chínhthức cho đảng viên, cấp uỷ nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủthủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáovới các cấp uỷ đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theohướng dẫn cụ thể của Ban Tổ chức Trung ương; trường hợp đặc biệt thì hồ sơ đảngviên do tổ chức đảng trực tiếp chuyển.

- Đảng viên có công việc phảithay đổi nơi ở và nơi công tác trong thời gian dưới 1 năm [riêng đảng viên đượccử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 2 năm], sau đó lại trở về đơnvị cũ, phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộcơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ cơ sở nơicông tác, học tập hoặc nơi cư trú mới.

Đảng viên sinh hoạt đảng tạmthời có nhiệm vụ và các quyền như sau:

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụtheo quy định tại điều 2 và các quyền ghi tại điều 3 của Điều lệ Đảng, trừquyền biểu quyết, quyền ứng cử và quyền bầu cử.

- Nếu cần kéo dài thời hạn sinhhoạt đảng tạm thời, đảng viên phải xin gia hạn và báo cáo với cấp uỷ đảng nơiđảng viên đang sinh hoạt tạm thời để thông báo tổ chức đảng nơi sinh hoạt chínhthức của đảng viên đó biết.

- Đảng viên sinh hoạt đảng tạmthời nếu vi phạm kỷ luật, cấp uỷ nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có tráchnhiệm xem xét xử lý tới mức cảnh cáo và thông báo với cấp uỷ nơi sinh hoạtchính thức biết. Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn, cấp uỷ nơi đảngviên sinh hoạt đảng tạm thời phải thông báo mức độ khuyết điểm để cấp uỷ nơiquản lý chính thức của đảng viên đó xử lý; đồng thời báo cáo với cấp uỷ cấptrên của tổ chức cơ sở đảng nơi quản lý đảng viên đó biết và chỉ đạo việc xử lýtheo đúng quy định của Điều lệ Đảng về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.

Việc quản lý, chuyển sinh hoạtđảng và tổ chức sinh hoạt đảng cho những đảng viên đi ra nước ngoài [có nhiệmvụ được giao hoặc đi làm việc riêng] theo quy định số 17 QĐ/TW ngày 10-12-1996của Bộ Chính trị.

6. Điều 10 [điểm 2, 3]; Điều21 [điểm 3, 4, 5]; Lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng; lập cơ cấutổ chức ở các cơ sở đảng có đặc điểm khác nhau; lập hoặc giải thể đảng bộ, chibộ trực thuộc.

a] Việc lập tổ chức đảng ở nhữngnơi có đặc điểm riêng:

Tổ chức đảng ở những nơi có đặcđiểm riêng là tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức cơ sở đảng không phải làcấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh như quy định chung đối vớicác tổ chức cơ sở đảng đã nêu ở điểm 2, Điều 10 của Điều lệ Đảng. Các tổ chứcđảng ở những nơi có đặc điểm riêng nói trên do cấp uỷ các cấp trên của cơ sởquyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, nhằm giúp cấp uỷ tậptrung chỉ đạo đối với hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng ở những đơn vị đó.

Ở một số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có thể lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng [đảng uỷkhối hoặc ban cán sự đảng các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trựcthuộc tỉnh uỷ, thành uỷ...]. Các tổ chức đảng đó giúp cấp uỷ chỉ đạo hoạt độngđối với một số tổ chức cơ sở đảng trong cùng một ngành hoặc trong một số ngànhcó quan hệ với nhau về nhiệm vụ chính trị được giao. Các tổ chức cơ sở đảnglớn, có vị trí quan trọng có thể được đặt trực thuộc tỉnh, thành uỷ.

b] Việc lập cơ cấu tổ chức ở cáccơ sở đảng có đặc điểm khác nhau:

- Ở một số đơn vị cơ sở chưa đủ30 đảng viên nhưng có yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với tìnhhình, đặc điểm của các đơn vị đó [là đơn vị có vị trí quan trọng về chính trị,kinh tế, xã hội như ở các cơ quan Trung ương, trường đại học, doanh nghiệp lớn,xã, phường có số dân đông...] thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét quyết địnhcho lập đảng bộ cơ sở.

- Ở một số khoa của trường đạihọc, một số phân xưởng, xí nghiệp trực thuộc của doanh nghiệp; một số thôn,xóm, ấp, bản, cụm dân cư ở xã, phường... có hơn 30 đảng viên, do tình hình thựctế và yêu cầu chỉ đạo không thể tách ra nhiều chi bộ, thì cấp uỷ cấp trên trựctiếp xem xét quyết định cho lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. Chi bộ có từ30 đảng viên trở lên chia thành nhiều tổ đảng. Tổ đảng có nhiệm vụ chủ yếu làtrực tiếp quản lý, giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ đảng viên sản xuất, công tácvà học tập tốt, lãnh đạo quần chúng thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luậtNhà nước, hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị; tuyên truyền vận động quần chúng vàoĐảng. Tổ đảng sinh hoạt ít nhất mỗi tháng 1 lần.

- Ở một số tổ chức cơ sở đảng cóđông đảng viên [chủ yếu là ở các doanh nghiệp, trường đại học lớn] có thể đượclập đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở và là cấp trên của các chi bộ.Đảng uỷ bộ phận có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết củađảng uỷ cơ sở ở các chi bộ, thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảngviên, về thi hành kỷ luật đảng viên để đề đạt ý kiến với đảng uỷ cơ sở. Nhiệmkỳ của đảng uỷ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng uỷ cơ sở.

c] Việc lập hoặc giải thể đảngbộ, chi bộ:

- Việc lập đảng bộ, chi bộ:

Khi có yêu cầu và có đủ điềukiện như quy định tại điều 21, Điều lệ Đảng thì cấp uỷ cấp trên của đảng bộ,chi bộ quyết định việc lập đảng bộ, chi bộ, chỉ định đảng uỷ, chi uỷ lâm thời,chỉ đạo việc chuẩn bị tiến hành đại hội bầu đảng uỷ, chi uỷ chính thức theo quyđịnh tại điểm 5, điều 13, Điều lệ Đảng và báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Việc giải thể đảng bộ, chi bộ:

Chỉ giải thể một đảng bộ, chi bộkhi đảng bộ, chi bộ đó đã làm xong nhiệm vụ hoặc không còn phù hợp về mặt tổchức.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyếtđịnh việc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc và báo cáo cấp uỷ cấp trên trựctiếp. Việc giải thể một chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận do đảng uỷ cơ sở quyết địnhvà báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

Cấp uỷ của tổ chức đảng nơi cóquyết định giải thể thực hiện việc giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên vàbàn giao cho cấp uỷ cấp ra quyết định giải thể: con dấu, hồ sơ tài liệu, cơ sởvật chất của đảng bộ và danh sách đảng viên hiện có.

7. Điều 11 [điểm 2]:Quy địnhsố lượng đại biểu và phân bổ đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.

Số lượng đại biểu đại hội toànquốc của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Số lượng đại biểu đại hội đạibiểu đảng bộ các cấp do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội quyết định theo chỉ thịcủa Bộ Chính trị trước khi tiến hành đại hội. Cấp uỷ triệu tập đại hội phân bổsố lượng đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, sốlượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ.

Đại biểu dự đại hội đại biểu cáccấp gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, các đại biểu do đạihội đại biểu đảng bộ, chi bộ trực thuộc bầu, đại biểu được chỉ định theo quyđịnh tại điểm 4, điều 11 của Điều lệ Đảng.

Khi bầu đại biểu dự đại hội đạibiểu đảng bộ cấp trên, bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyếtsau. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một sốđại biểu được số phiếu trên một nửa so với tổng số đại biểu hoặc tổng số đảngviên được triệu tập thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo sốphiếu bầu từ cao đến thấp. Nếu vẫn chưa đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quyđịnh, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.

Việc chuyển đại biểu dự khuyếtthành đại biểu chính thức do thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội [ở Trungương là Bộ Chính trị] quyết định. Việc chuyển tư cách đại biểu này phải đượcban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đạibiểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tựsố phiếu bầu ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấyngười có tuổi đảng cao hơn.

Sau khi trúng cử, đại biểu chínhthức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơnvị mới đó vẫn trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì đồng chí đại biểu đóvẫn được triệu tập đến dự đại hội; nếu đồng chí đại biểu đó đã chuyển đến đơnvị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tậpđại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chínhthức để thay thế. Trường hợp không có đại biểu dự khuyết để thay thế thì đượcbầu bổ sung.

Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộđã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộmới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểucho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại điểm 2 điều 11 của Điều lệ Đảngvề phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.

8. Điều 11 [điểm 4]: Chỉ địnhđại biểu tham dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.

Việc chỉ định đại biểu chỉ thựchiện đối với tổ chức đảng ở các đơn vị hoạt động trong điều kiện đặc biệt.

Các tổ chức đảng hoạt động trongtrường hợp đặc biệt là tổ chức đảng hoạt động ở ngoài nước, hoặc hoạt động phântán, hoặc đang làm nhiệm vụ chiến đấu, không thể mở đại hội được.

Cấp uỷ triệu tập đại hội đượcchỉ định một số đại biểu ở các đảng bộ, chi bộ đó phù hợp với tính chất, đặcđiểm, số lượng đảng viên ở các đơn vị đó.

9. Điều 12 [điểm 2]; Điều 20[điểm 2]: Quy định số lượng cấp uỷ viên, số lượng uỷ viên ban thường vụ và sốlượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ các cấp.

Việc quy định số lượng cấp uỷviên, uỷ viên thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ mỗi cấp căn cứ vàonhiệm vụ chính trị, vị trí, đặc điểm của mỗi cấp; vào số lượng đơn vị trựcthuộc và số lượng đảng viên của mỗi đảng bộ.

Trước mỗi kỳ đại hội đại biểuđảng bộ các cấp, căn cứ vào nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chínhtrị ra chỉ thị và Ban Tổ chức Trung ương ra văn bản hướng dẫn cụ thể về việcchuẩn bị và tiến hành đại hội đại biểu đảng bộ các cấp, có quy định về số lượng[tối đa, tối thiểu] cấp uỷ viên, uỷ viên thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra củacấp uỷ mỗi cấp. Từ đó, cấp uỷ từng cấp tiến hành công tác chuẩn bị nhân sự khoámới trình đại hội đại biểu đảng bộ cấp mình xem xét, quyết định số lượng cấp uỷviên trước khi tiến hành công tác bầu cử. Cấp uỷ khoá mới sau khi được bầu thảoluận và quyết định về số lượng uỷ viên thường vụ và số lượng uỷ viên uỷ bankiểm tra cấp mình trước khi tiến hành bầu cử các chức vụ đó theo quy định hiệnhành.

10. Điều 14 [điểm 1]: Lập cáccơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ.

Ban thường vụ cấp uỷ từ cấphuyện và tương đương trở lên được lập các ban chuyên trách giúp việc của cấpmình; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế, và việc bố trí cán bộ lãnh đạocác cơ quan này theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chứcTrung ương.

11. Điều 27 [điểm 4]: Chỉđịnh đồng chí bí thư cấp uỷ và một số đồng chí ngoài đảng bộ quân sự địa phươngtham gia đảng uỷ quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã.

Trước mỗi kỳ đại hội đại biểuđảng bộ quân sự địa phương [cấp tỉnh và cấp huyện] hoặc khi có yêu cầu điềuđộng cán bộ giữa nhiệm kỳ, cấp uỷ quân sự địa phương đề nghị với cấp uỷ địaphương cùng cấp chỉ định đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương và một số đồng chíkhác công tác và sinh hoạt đảng ngoài đảng bộ quân sự địa phương tham gia đảnguỷ quân sự địa phương. Số lượng, vị trí, chức vụ công tác của các đồng chí đượcchỉ định tham gia đảng uỷ quân sự ở mỗi địa phương có thể khác nhau, tuỳ theoyêu cầu nhiệm vụ công tác quốc phòng và công tác quân sự ở từng địa phương.

12. Điều 30: Công tác kiểmtra của Đảng.

Các tổ chức đảng vừa phải tiếnhành công tác kiểm tra, vừa chịu sự kiểm tra của Đảng là: cấp uỷ, ban thường vụcấp uỷ các cấp; đảng uỷ, chi uỷ cơ sở và các chi bộ; uỷ ban kiểm tra, các bancủa cấp uỷ ở các cấp; các ban cán sự đảng, đảng đoàn.

Các cấp uỷ đảng, trước hết làban thường vụ cấp uỷ đề ra phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra trong từng thời gian;nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy chế làm việc, xem xétvà giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của các tổ chức đảng về công tác kiểm tra;lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của uỷ ban kiểm tra; xây dựng, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ kiểm tra; có chương trình, kế hoạch kiểm tra việc chấp hànhCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên vàcấp mình về mọi lĩnh vực hoạt động; kiểm tra việc ra các quyết định và tổ chứcthực hiện các quyết định của cấp uỷ cấp mình và cấp dưới.

Ban cán sự đảng, đảng đoàn căncứ nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của mình để xác định nội dung, đốitượng kiểm tra cho phù hợp, bảo đảm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghịquyết, chỉ thị của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh.

Các tổ chức đảng ở cơ sở kiểmtra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị và Điều lệ của Đảng và phápluật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở cơ sở mình. Chi bộ kiểm trađảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, trước hết là thực hiện nhiệm vụ chính trị ởđơn vị gắn với thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

13. Điều 32 [điểm 4]: Giảiquyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên.

Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cáccấp có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên theo đúngQuy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Uỷ banKiểm tra Trung ương.

- Đảng viên phải nêu cao tinhthần dân chủ trong tự phê bình và phê bình; khi tố cáo với Đảng, Nhà nước nhữngviệc làm sai trái của tập thể và cá nhân, phải nói đúng sự thật, dám ký tên, chịutrách nhiệm về thư tố cáo của mình và chỉ gửi đến tổ chức đảng và cá nhân cóthẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Tổ chức đảng phải bảo đảmquyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo những tổchức và đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, giữ bí mật chongười tố cáo; giải quyết dứt điểm và kịp thời các vụ việc bị tố cáo; chậm nhấtlà 3 tháng đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương, 6 tháng đối vớicấp Trung ương. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thì thông báocho người tố cáo biết. Nghiêm cấm và kiên quyết xử lý những tổ chức và cá nhântruy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo; không để người bị tố cáo chủ trì, giảiquyết những tố cáo liên quan đến bản thân.

- Những trường hợp tố cáo đãđược cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận và thông báo thì người tố cáo phảichấp hành, không tố cáo đi, tố cáo lại nhiều lần, nếu không cung cấp được thôngtin cần thiết để làm rõ thêm sự việc. Người tố cáo dựng chuyện vu khống phải bịxử lý theo Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Trong tình hình có một sốngười viết thư tố cáo với tinh thần trách nhiệm, dám nói sự thật, nhưng vì sợbị trù dập nên dấu tên; và qua thực tế xem xét nội dung thư dấu tên có thư đúngsự thật, cũng có thư sai sự thật. Đối với những thư tố cáo không ký tên, mạotên, nhưng nội dung thư có căn cứ cụ thể và có điều kiện xác minh thì uỷ bankiểm tra cần nghiên cứu báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của thường vụ cấp uỷ, nếuđược thường vụ cấp uỷ đồng ý thì tổ chức kiểm tra xem xét theo đúng quy địnhcủa Điều lệ Đảng.

- Tổ chức đảng và đảng viên bịtố cáo, khi được kiểm tra phải báo cáo trung thực với tổ chức đảng có thẩmquyền, được quyền đưa ra bằng chứng xác thực để bác bỏ nội dung tố cáo khôngđúng.

- Trong thời gian tổ chức cóthẩm quyền đang kiểm tra và chưa kết luận thì đảng viên bị tố cáo vẫn làm việcvà được hưởng các quyền của đảng viên.

14. Điều 32 [điểm 4]: Giảiquyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng.

- Cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra cáccấp có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng.

- Khi giải quyết khiếu nại kỷluật trong Đảng, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đươngtrở lên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp uỷ vàuỷ ban kiểm tra cấp dưới quyết định. Trường hợp cần thay đổi hình thức kỷ luậtcao hơn vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên có thẩmquyền quyết định theo quy định tại Điều 36, chương VIII, Điều lệ Đảng.

Uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cơ sởcó trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết địnhnhưng không có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật màphải đề nghị với cấp uỷ cơ sở xem xét quyết định.

- Tổ chức đảng cấp trên chỉ giảiquyết những khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp quyết địnhhoặc đã giải quyết khiếu nại. Tổ chức đảng cấp trên khi nhận được những khiếunại vượt cấp thì chuyển cho tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền giải quyết.

Tổ chức đảng khi nhận được khiếunại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho các cơ quan chức năng cóthẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại biết. Cơ quan chứcnăng sau khi giải quyết phải thông báo kết quả cho tổ chức đảng đã chuyển thưkhiếu nại và người khiếu nại biết.

- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cótrách nhiệm xem xét, đề xuất ý kiến giải quyết và chuẩn bị hồ sơ các vụ khiếunại kỷ luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương và BộChính trị. Quá trình xử lý, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương làm đúng quy trình vàtheo sự phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị.

- Việc giải quyết khiếu nại kỷluật tiến hành tuần tự từ uỷ ban kiểm tra và cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổchức đảng đã quyết định thi hành kỷ luật. Sau khi được giải quyết, nếu đảngviên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thìcấp trên nữa mới giải quyết, lần lượt cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Nhữngtrường hợp khiếu nại cần trình Ban Chấp hành Trung ương giải quyết, do Bộ Chínhtrị quyết định.

Những trường hợp Ban Chấp hànhTrung ương xử lý kỷ luật, nếu có khiếu nại thì do Ban Chấp hành Trung ương xemxét giải quyết.

- Khi nhận được khiếu nại kỷluật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra phải thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảngviên khiếu nại biết. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, chậm nhất ba tháng đối vớicấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trungương, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chứcđảng và đảng viên khiếu nại biết.

Nghiêm cấm các hành vi cản trở,dìm bỏ không xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

- Không giải quyết những trườnghợp khiếu nại sau đây: quá thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được quyết địnhkỷ luật theo quy định tại điểm 7, Điều 39 của Điều lệ Đảng; đã được cấp có thẩmquyền cao nhất xem xét, kết luận; bị toà án xử phạt từ cải tạo không giam giữtrở lên chưa được cơ quan pháp luật có thẩm quyền huỷ án cá nhân, tập thể và tổchức đảng khiếu nại hộ cho đảng viên bị thi hành kỷ luật.

Trường hợp người bị thi hành kỷluật có khiếu nại chưa được giải quyết mà đã chết, nếu thân nhân của người đócó yêu cầu thì tổ chức đảng vẫn xem xét, giải quyết.

15. Điều 34: Khen thưởng đốivới tổ chức đảng và đảng viên.

- Tặng huy hiệu Đảng đối vớinhững đảng viên có đủ 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm tuổi Đảng.

- Biểu dương, khen thưởng bằngnhững hình thức thích hợp như bằng khen, giấy khen, phần thưởng bằng hiện vậtđối với những đảng viên ưu tú, có thành tích xuất sắc: Chi bộ đề nghị, đảng uỷcơ sở xem xét công nhận, biểu dương, khen thưởng đảng viên có thành tích xuấtsắc hằng năm. Các cấp trên cơ sở [tỉnh, huyện] khen thưởng, biểu dương nhữngđảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc theo định kỳ hoặc bất thường do cấpuỷ cơ sở đề nghị.

- Biểu dương, khen thưởng bằngnhững hình thức thích hợp như cờ, bằng khen, giấy khen, phần thưởng bằng hiệnvật... đối với các tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu "trong sạch, vững mạnh":Đảng uỷ, chi bộ cơ sở đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét và ra quyếtđịnh công nhận biểu dương, khen thưởng theo định kỳ [tối thiểu 5 năm 2 lần];cấp uỷ tỉnh và tương đương lựa chọn, biểu dương, khen thưởng những tổ chức cơsở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh tiêu biểu theo định kỳ [tối thiểu5 năm 1 lần].

Nguồn kinh phí đối với các hìnhthức khen thưởng quy định trên có kèm theo phần thưởng bằng hiện vật được tríchtừ quỹ khen thưởng chung của các ngành và địa phương hoặc từ ngân sách đảng.

16. Điều 35, Điều 36: Thihành kỷ luật trong Đảng.

- Đảng viên vi phạm đến mức phảithi hành kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh: Vi phạm đến mức khai trừthì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mứccách chức thì phải cách chức, không áp dụng hình thức thôi chức; đảng viên dựbị vi phạm kỷ luật thì khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách đảng viênthì xoá tên.

- Đảng viên tham gia nhiều cấpuỷ, vi phạm đến mức phải cách chức cấp uỷ viên ở một cấp uỷ nào đó thì banthường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cao nhất mà đảng viên đó làthành viên quyết định.

- Đảng viên giữ nhiều chức vụ, viphạm kỷ luật phải cách một hay tất cả các chức vụ hoặc khai trừ, thì tổ chứcđảng có thẩm quyền cách chức vụ cao nhất quyết định. Nếu chỉ cách chức bí thư,phó bí thư thì vẫn còn là uỷ viên thường vụ; nếu cách chức uỷ viên thường vụthì vẫn còn là cấp uỷ viên; khi bị cách chức cấp uỷ viên thì không còn chức bíthư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ.

- Đảng viên bị cách chức vụ đảngthì cấp uỷ quản lý đảng viên đó chỉ đạo xem xét, xử lý chức vụ chính quyền,đoàn thể [nếu có] theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

17. Điều 40 [điểm 4]: Đìnhchỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên,đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng.

a] Việc đình chỉ sinh hoạt đảngcủa đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt độngcủa tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành động gây trở ngại cho việc xem xét, kếtluận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc có hành động cụ thể làm cho vi phạmtrở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, chỉ áp dụng trong các trường hợp như sau:

- Đảng viên bị cơ quan pháp luậtcó thẩm quyền ra lệnh truy tố, tạm giam; hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọngkỷ luật đảng mà có hành động cụ thể cố ý gây trở ngại cho công tác lãnh đạo vàkiểm tra của Đảng.

- Cấp uỷ viên có dấu hiệu viphạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành động cụ thể cố ý gây trở ngại chohoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm tra của Đảng.

- Tổ chức đảng có dấu hiệu viphạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành động cụ thể cố ý gây trở ngại chohoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng.

b] Thời hạn đình chỉ sinh hoạtđảng đối với đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ đối với cấp uỷ viên là batháng; trường hợp cần thiết phải gia hạn, thì thời gian đình chỉ kể cả gia hạnnhiều nhất không quá sáu tháng. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chứcđảng nhiều nhất không quá ba tháng.

- Thời hạn đình chỉ sinh hoạtđảng đối với đảng viên, cấp uỷ viên bị tạm giam được tính theo thời hạn tạmgiam [kể cả gia hạn nếu có] của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.

c] Quyết định đình chỉ do cấp uỷhoặc uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật khai trừ đảng viên,cách chức cấp uỷ viên hoặc giải tán tổ chức đảng quyết định. Cụ thể là:

- Đình chỉ sinh hoạt đảng củađảng viên [kể cả chi uỷ viên trong đảng bộ cơ sở], do chi bộ và đảng uỷ cơ sởđề nghị, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng uỷcơ sở được uỷ quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷcấp trên quản lý, chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị, cấp uỷ quản lý cán bộ đóquyết định.

Trường hợp đảng viên bị tạmgiam, bị truy tố thì tổ chức đảng ở cơ quan ra quyết định truy tố, tạm giam cótrách nhiệm thông báo với cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên đó sinh hoạt để phối hợpthực hiện.

- Đình chỉ sinh hoạt đảng hoặcđình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên do chi bộ và cấp uỷ cùng cấp đề nghị,cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu đảng viên tham gia nhiều cấp uỷ thìcấp uỷ phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm đề nghị, cấp uỷ có thẩm quyềncách chức, khai trừ đảng viên đó quyết định.

- Đình chỉ hoạt động của một tổchức đảng do cấp uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ cấp trên cách một cấpquyết định. Đình chỉ hoạt động của một cấp uỷ [hoặc ban thường vụ cấp uỷ] trựcthuộc Trung ương do Bộ Chính trị quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Trungương. Sau khi có quyết định đình chỉ, cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức bịđình chỉ được chỉ định một tổ chức đảng tạm thời tiếp tục thực hiện các nhiệmvụ của tổ chức đảng đã bị đình chỉ hoạt động. Nếu tổ chức đảng bị đình chỉ đượcquyết định trở lại hoạt động hoặc bị kỷ luật giải tán và đã lập tổ chức đảngmới thì tổ chức đảng tạm thời đương nhiên phải giải thể.

- Khi có đủ căn cứ phải đình chỉmà tổ chức đảng cấp dưới không đề nghị đình chỉ hoặc không đình chỉ và trongtrường hợp cần thiết thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền ra quyết định đìnhchỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên hoặc đìnhchỉ hoạt động của tổ chức đảng. Quyết định đó được thông báo cho đảng viên, cấpuỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động và các tổchức đảng có liên quan để chấp hành.

d] Trong thời gian đảng viên bịđình chỉ sinh hoạt đảng, cấp uỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, tổ chức đảngbị đình chỉ hoạt động phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi yêu cầu của tổ chức đảngcó thẩm quyền [tường trình sự việc, tự kiểm điểm sai lầm, thực hiện các việcđược giao v.v...]; được đề đạt ý kiến của mình với tổ chức đảng có thẩm quyền;không được lấy danh nghĩa tổ chức đảng hoặc danh nghĩa cấp uỷ viên đã bị đìnhchỉ để điều hành công việc.

đ] Tổ chức đảng có thẩm quyềnphải xem xét, kết luận rõ ràng nội dung vi phạm của đảng viên, cấp uỷ viên bịđình chỉ sinh hoạt, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động. Nếu đảng viên vi phạmchưa đến mức khai trừ, cấp uỷ viên vi phạm chưa đến mức phải cách chức, tổ chứcđảng vi phạm chưa đến mức phải giải tán, thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyếtđịnh để đảng viên, cấp uỷ trở lại sinh hoạt, tổ chức đảng trở lại hoạt động vàxem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức thích hợp.

e] Khi đảng viên, cấp uỷ viênkhông còn bị tạm giam, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét việc cho đảng viên,cấp uỷ viên trở lại sinh hoạt; xem xét, kết luận vi phạm và xử lý kỷ luật đảngbằng hình thức thích hợp [nếu có vi phạm đến mức phải xử lý].

Tổ chức đảng nào quyết định đìnhchỉ sinh hoạt của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đìnhchỉ hoạt động của tổ chức đảng thì tổ chức đảng đó quyết định cho đảng viên,cấp uỷ viên, tổ chức đảng trở lại sinh hoạt, hoạt động và chỉ đạo xem xét xử lýkỷ luật đảng [nếu có vi phạm đến mức phải xử lý].

18. Điều 42, Điều 43: Việcthực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cánsự đảng.

Nơi không lập đảng đoàn hoặc bancán sự đảng thì về mặt tổ chức, cấp uỷ cùng cấp lãnh đạo các cơ quan nhà nướcvà đoàn thể cấp đó thông qua vai trò trách nhiệm của cấp uỷ viên và đảng viênlà cán bộ phụ trách các cơ quan, đoàn thể đó; đồng thời thông qua hoạt động củatổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan đó theo chức năng nhiệm vụ đã được Ban Bíthư khoá VII quy định. Khi tập thể lãnh đạo cơ quan, đoàn thể thảo luận quyếtđịnh về chủ trương, nhiệm vụ và công tác cán bộ của ngành, đoàn thể và cơ quanthì đảng viên là thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo đoàn thể đó mời đại diện củađảng uỷ, chi uỷ cơ quan tham gia. Khi cấp uỷ cơ quan họp bàn về việc thực hiệnnghị quyết của Đảng thì đảng uỷ, chi uỷ mời thủ trưởng [nếu thủ trưởng khôngtrong cấp uỷ hoặc không phải là đảng viên] tham dự.

19. Điều 46: Nguyên tắc, chếđộ quản lý tài chính, tài sản của Đảng.

- Cấp uỷ các cấp lãnh đạo, chỉđạo các hoạt động tài chính và quản lý tài sản của Đảng ở các tổ chức đảng cấpdưới; chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên và các tổ chức đảng cấp dưới vềcác hoạt động tài chính và tài sản ở cấp mình.

- Cấp uỷ các cấp có thể lập cáchình thức tổ chức phù hợp [ban, phòng...] hoặc cử cán bộ giúp cấp uỷ thực hiệnnhiệm vụ quản lý tài chính và tài sản của Đảng ở cấp mình theo sự hướng dẫn củaBan Tổ chức Trung ương và Ban Tài chính quản trị Trung ương. Các tổ chức đó cótrách nhiệm giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra cấp uỷ và cơ quan tài chính, quảntrị của tổ chức đảng cấp dưới về nghiệp vụ tài chính, quản lý và sử dụng tàisản của Đảng, định kỳ báo cáo với cấp uỷ cấp mình xem xét về kết quả thực hiệnnhiệm vụ quản lý tài chính và tài sản được giao.

- Uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cáccấp có trách nhiệm kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tàichính cấp uỷ cùng cấp.

Ngoài những vấn đề nêu trên BộChính trị sẽ có quy định riêng về: đảng viên phải là người "có lao động,không bóc lột" [điểm 1 Điều 1]; mức đóng đảng phí và chế độ sử dụng đảngphí của đảng viên [Điều 46].

Bộ Chính trị giao cho Ban Tổchức Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương và một số cơ quan đảng có liên quannghiên cứu, cụ thể hoá để hướng dẫn những điểm thuộc về phương pháp, quy trình,thủ tục và nghiệp vụ để thực hiện đúng những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợpvới tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới.

Quy định này được lưu hành tronghệ thống Đảng tới các chi bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy địnhtrước đây trái với nội dung quy định này đều bãi bỏ.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Lê Khả Phiêu

Video liên quan

Chủ Đề