Cách đọc thông số trên hộp giảm tốc

Chú thích:

1: Loại mã hàng

2: Số sê-ri: có thể dựa vào số series để đặt hàng phụ tùng thay thế.

3: Tần số 50 Hz

4: Tốc độ Hộp tốc độ động cơ / tốc độ [ở tần số 50 Hz]

5: Điện áp định mức [tại 50 Hz]

6: Chế độ hoạt động / vận hành [ở tần số 50 Hz]

7: Dòng định mức [50 Hz]

8: Hệ số công suất [ở tần số 50 Hz]

9: Hiệu suất [ở tần số 50 Hz]

10: Tần số 60 Hz

11: Hộp số tốc độ động cơ / tốc độ [ở tần số 60 Hz]

12: Điện áp định mức [ở tần số 60 Hz]

13: Chế độ hoạt động / vận hành [ở tần số 60 Hz]

14: Dòng định mức [60 Hz]

15: Hệ số công suất [ở tần số 60 Hz]

16: Hiệu suất [ở tần số 60 Hz]

17: Lớp nhiệt

18: Hệ số phục vụ

19: Tỷ số truyền

20: Mômen xoắn cực đại

21: vị trí lắp đặt

22: Số lượng dầu / dầu

23: Khối lượng

24: Số pha / tiêu chuẩn

25: Tiêu chuẩn bảo vệ

Motor, còn gọi là động cơ, hay động cơ điện, trong thiết kế băng tải tuyệt đại bộ phận hiện nay sử dụng motor 04 cực cho hệ thống điện 03 pha trong các nhà máy. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn là motor 04 cực có tốc độ quay +/-1450 vòng mỗi phút, và cũng không cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Các dòng động cơ 02 cực hay 08 cực cực hiếm xài, và cơ bản chỉ là có tốc độ vòng quay bằng một nửa hoặc nhanh gấp hai lần mà thôi.

Motor cốt âm trong băng tải xích lưới do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo

Vì motor có tốc độ 1450v/p cao như thế, nên khi gắn vô trục tang rulo chủ động của băng tải, motor cần một bộ chuyển đổi trung gian để giảm tốc độ quay, gọi là hộp giảm tốc.

Thường khi thiết kế băng tải, hộp giảm tốc gắn liền với motor. Hộp giảm tốc có thông số là tỷ số truyền, ví dụ tỷ số 1:20, 1:30, 1:50, 1:60, 1:80… và hay được ký hiệu bằng chữ i. Đôi khi, các bạn sẽ thấy thông số mô tả motor giảm tốc trong băng tải của các bạn thế này: 03HP i=1:30, tức motor công suất 3HP và tỷ số truyền của hộp giảm tốc đi kèm là 1:30.

Bảng thông số quy đổi từ tỷ số truyền của hộp giảm tốc ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động trong thiết kế băng tải, chủ yếu sử dụng motor 04 cực tốc độ 1450v/p

Ý nghĩa của tỷ số truyền là hạ tốc độ vòng quay từ motor 04 cực theo tỷ lệ ghi chú của tỷ số truyền. Ví dụ tỷ số truyền 1:30 sẽ cho ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động của băng tải là:

Tốc độ quay trục ru lô chủ động băng tải = 1450 / 30 = +/-48 v/p [vòng trên phút, ký hiệu Tiếng Anh là rpm, viết tắt của rounds per minute]. Vì số vòng quay trên phút của trục ru lô chủ động băng tải mang tính tương đối, nên bên ngoài chúng ta hay nói tốc độ 50 vòng trên phút. Thực ra với tỷ số truyền 1:30, tốc độ quay của trục ru lô là 48 vòng trên phút.

Lúc trước, Băng Tải Việt Phát đã có bài viết về cách đo, cách tính tốc độ băng tải. Liên kết chia sẻ bài viết dưới đây.

Cách đo tốc độ băng tải

Khi thiết kế băng tải mới với một tốc độ băng tải yêu cầu, các bạn làm phép tính tính ngược lại như bài hướng dẫn trong liên kết trên của Băng Tải Việt Phát, tính từ tốc độ băng tải yêu cầu chia cho đường kính ngoài trục tang ru lô chủ động, sẽ ra số vòng trên phút yêu cầu của trục tang ru lô chủ động của băng tải. Lấy 1450, tức số vòng trên phút chuẩn của motor 04 cực, chia cho số vòng này sẽ ra được tỷ số truyền hộp giảm tốc motor yêu cầu. Khi không ra con số chính xác tuyệt đối, các bạn chọn tỷ số truyền gần với con số này nhất.

Xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát

Băng Tải Việt Phát cung cấp thêm một ví dụ minh họa dưới đây. Bài toán đặt ra từ yêu cầu thiết kế băng tải của khách hàng là tốc độ băng tải chạy 20m/p, và bạn đang thiết kế đường kính trục ru lô chủ động là D=200mm.

Băng tải của bạn thiết kế tốc độ yêu cầu chạy 20m/p [mét trên phút]. Tương đương 20.000mm/p. Đơn giản chỉ đổi từ đơn vị mét ra đơn vị mi-li-mét.

Trục ru lô chủ động băng tải của bạn có đường kính 200mm.Vậy chu vi trục ru lô băng tải của bạn sẽ là: Chu vi trục ru lô = 200mm x 3.14 = 628mm [3.14 là sô Pi trong tính chu vi hình tròn].

Vậy số vòng quay của trục ru lô chủ động của băng tải mỗi phút yêu cầu sẽ là: 20.000 / 628 = 32 v/p [vòng trên phút]

Tỷ số truyền của hộp giảm tốc theo yêu cầu sẽ là: I =1450 / 32 = 45. Các bạn chọn tỷ số truyền hộp giảm tốc gần với 45 nhất, có thể chọn tỷ số truyền phổ thông là i = 1:50.

Các bạn có thể liên hệ Băng Tải Việt Phát để nhận tư vấn về thiết kế băng tải, gia công chế tạo băng tải mới, hoặc đặt mua các phụ kiện băng tải, dây băng tải các loại phục vụ việc chế tạo băng tải mới hoặc thay thế dây băng tải và phụ kiện của hệ thống băng tải đang sử dụng.

Số điện thoại hotline Phòng Kinh Doanh: 0912136739

Số điện thoại hotline Phòng Kỹ Thuật: 0933235588

Địa chỉ văn phòng Băng Tải Việt Phát: 134 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Các xưởng cơ khí chế tạo băng tải Băng Tải Việt Phát: TP. Biên Hòa, Quận 12 và Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Đọc thêm: Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Băng Tải Tổng Bộ

Trên nhãn [nameplate] của motor chúng ta dễ dàng tìm thấy các thông tin sau:

  1. Thương hiệu sản phẩm: TMX
  2. Tiêu chuẩn sản xuất motor: ISO9001
  3. Motor 3 pha hay 1 pha.
  4. Model: BR1-160M – 4 [ BR: võ gang; 160 là kích thước motor [ frame size]; 4 là 4 cực, 1500 v/p]
  5. Tốc độ quay hay số cực : Pole 4 là 4 cực, 1500 v/p
  6. Phase 3: là motor 3 pha
  7. số Series motor: BRC0215
  8. Điện áp định mức: 380/660 V
  9. Tần suất: 50 Hz/ 60 Hz
  10. Công suất motor: 15 HP=11 kw
  11. rpm: tốc độ của motor, 1460 v/p
  12. Cường độ dòng điện định mức: 22.3 Ampe nếu nối tam giác và 12.9 Ampe nếu nối sao.
  13. Hiệu suất: 84%
  14. Cấp bảo vệ IP 55 cho phép chống bụi và chống nước khi xịt bằng vòi phun.
  15. Xuất xứ hàng hóa

Tiếp theo thường là các thông sô kỹ thuật khác như công suất động cơ [kW/HP], tốc độ động cơ[rpm], điện áp định mức[V], dòng điện định mức [A], cấp bảo vệ IP [ IP 55 chống nước và chịu bụi - Là hệ số cao nhất cho các motor thông dụng], frame size, nhiệt độ làm việc, nguồn gốc [made in] và một số option đặc biệt khác....


 

Cực động cơ [pole] thể hiện tốc độ vòng/phút.

- 2 cực: 2850 có dùng cho các máy cần 2850 – 3000 vòng/phút

- 4 cực: 1450 có dùng cho các máy cần 1450 – 1500 vòng/phút

- 6 cực: 960 có dùng cho các máy cần 960 – 000 vòng/phút

- 8 cực: 720 có dùng cho các máy cần 720 – 750 vòng/phút

Dễ dàng nhận thấy là cực càng cao thì tốc độ động cơ càng thấp [MẸO: cứ lấy 3000 chia cho số cặp cực là sẽ ra tốc độ của động cơ]

Các ký hiệu thông dụng nhất trên tem động cơ điện – Motor điện

Kw/HP: Công suất trên các động cơ [Kw] hay mã lực HP [Viết tắt cho từ Horse Power – Sức ngựa]. Trong công nghiệp chúng ta tạm quy ước 1HP = 0.75 Kw [Đây chỉ là giá trị tương đối]

RPM – Round Per Minute: Tốc độ quay của trục động cơ vòng/phút

IP – Ingress of Protection: Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài. Cấp bảo vệ động cơ IP 55 là cao nhất cho các motor thông dụng, các hạt nước hoặc hạt bụi có đường kính nhỏ khoảng 1mm cũng không vào trong motor [vì có các doawnh cao su mềm bảo vệ]

Hz: Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz thông dụng nhất Việt Nam

A: Ampe dòng điện dây định mức của động cơ

V: Điện áp định mức [V] cấp cho động cơ 220V hay 380V. Thông thường Motor điện có công suất 5.5Kw chạy với điện ápΔ380V.

Hệ số Cos [phi] của động cơ: Hệ số này càng tiến gần tới 1 [100%] thì motor tiết kiệm lượng điện năng càng lớn, hiệu suất động cơ càng cao

EFF: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của động cơ

Hy vọng, những dòng chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên nhãn động cơ, cũng như biết cách chọn được loại động cơ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Video liên quan

Chủ Đề