Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Về Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Điều 4 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định Khoản 2, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT;

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp [mang theo bản chính để đối chiếu] Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 82 Thông tư số 21/2015/TT BNNPTNT thì Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương.

Căn cứ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Về Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 42 Luật Trồng trọt.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được quy định tại Điều 15 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 42 Luật Trồng trọt.

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Khoản 2, Điều 72, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ các quy định sau:

   1. Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc 4 đúng [đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái]; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

   2. Chỉ được sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.

   3. Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện thuốc BVTV gây hậu quả xấu cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, người sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để có biện pháp khắc phục hậu quả.

   4. Phải bảo quản thuốc, thu gom bao gói thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định.

   5. Người sử dụng thuốc BVTV trong xông hơi khử trùng phải có giấy chứng nhận tập huấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

   6. Bồi thường thiệt hại do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định gây ra.

   * Về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

   2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

   3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

   “Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”. 

   * Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại Điều 585 quy định như sau:

          “1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

          2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

          3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

          4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

          5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

     * Về thiệt hại do tài sản bị bị xâm phạm theo quy định tại Điều 589 bao gồm:

  “1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

   2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

   3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

  4. Thiệt hại khác do luật quy định”.

          Việc bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được, người bị hại có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự.

Dương Công Luyện

Thông tin liên quan

Quy định xử lý hành vi trốn, tránh nghĩa vụ quân sự

- Dec 15, 2022

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của

Các trường hợp tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự

- Dec 14, 2022

Bộ Tư pháp lấy ý kiến về báo cáo góp ý chuyên đề nghiên cứu xây dựng thủ tục xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi và báo cáo nghiên cứu xây dựng quy trình công tác xã hội trong lĩnh vực nuôi con nuôi

- Dec 13, 2022

         Trong khuôn khổ dự án hợp tác Tăng

Quy định mới về hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do COVID-19

- Dec 02, 2022

         

Thông tư số 08/2022/TT-BTP ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại

- Dec 01, 2022

SỞ TƯ PHÁP TỈNH LẠNG SƠN THAM DỰ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG KHU VỰC THI ĐUA KHỐI CƠ QUAN TƯ PHÁP CÁC TỈNH MIỀN NÚI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Chủ Đề