Quy trình mua sắm hàng hóa trên 50 triệu

Gói thầu mua sắm tài sản có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định.

Đơn vị bà Đỗ Thị Thùy [Kon Tum] được cấp trên giao mua máy photocopy trị giá 50 triệu đồng. Đơn vị áp dụng chỉ định thầu rút gọn theo Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC hướng dẫn gói thầu mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụ thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng.

Bà Thùy hỏi, đơn vị áp dụng như vậy có đúng quy định không hay phải áp dụng phương thức chào hàng cạnh tranh tại Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

- Khoản 3 Điều 3 quy định: “3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ”.

- Điều 15 quy định các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu; trong đó bao gồm gói thầu quy định tại Khoản 2: “2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng [một trăm triệu đồng]”.

Theo quy định trên, gói thầu mua sắm tài sản có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu; tuy nhiên nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định.

Theo Chinhphu.vn

Thực tế, có nhiều hạng mục mua sắm nhiều lần nhưng giá trị mua sắm chỉ dưới 100 triệu như mua vé máy bay công tác; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị. Việc mua sắm thường xuyên các tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng được thực hiện thế nào?

Câu hỏi: Tôi được biết gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Vậy nếu thực hiện đấu thầu rộng rãi gói thầu này thì có đúng quy định không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin gửi những thông tin liên quan đến câu hỏi của bạn như dưới đây.

Quy định về chỉ định thầu khi mua sắm tài sản dưới 100 triệu

Tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2016 của Bộ Tài chính, trường hợp mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tài sản thường xuyên dưới 100 triệu đồng phải thực hiện thủ tục chỉ định thầu.

Và việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu mua tài sản thường xuyên dưới 100 triệu phải đáp ứng đủ các điều kiện:

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được phê duyệt

- Thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày.

Nếu gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian nói trên không quá 90 ngày.

Bên cạnh đó, với các gói thầu mua sắm dưới 100 triệu đồng cũng có thể thực hiện chỉ định thầu rút gọn.

Nội dung này được quy định tại Điều 17 Thông tư 58/2016 như sau:

Bên mời thầu sẽ căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị, gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu bởi người có thẩm quyền.

Nội dung dự thảo hợp đồng gồm: yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng…

Dựa trên dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu sẽ tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để làm cơ sở phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng.

Hợp đồng ký kết phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng…

Tuy nhiên, nếu cơ quan, đơn vị thấy không thể thực hiện chỉ định thầu rút gọn và cần thiết phải tổ chức chỉ định thầu thông thường nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì thực hiện chỉ định thầu thông thường.


Chỉ định thầu khi mua sắm tài sản dưới 100 triệu phải tuân thủ các quy định. Ảnh minh họa.
 

Gói thầu nào không phải lựa chọn nhà thầu?

Theo điểm 1 khoản 3 Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg đối với các gói thấu dưới 50 triệu, cụ thể là mua vé máy bay đi công tác trong nước và quốc tế thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bên cạnh đó việc mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác cả trong nước lẫn quốc tế đều không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Nếu do nhu cầu công tác mà phải thay đổi đường bay ở nước ngoài thì trưởng đoàn quyết định việc mua vé.

Như vậy, theo các nội dung nêu trên, có thể thấy quy định mua sắm tài sản dưới 100 triệu như sau:

- Đối với gói thầu không quá 50 triệu đồng, gồm cả gói thầu có giá trên 2 triệu và dưới 10 triệu đồng thì Thủ trưởng, cơ quan đơn vị được ký hợp đồng với nhà cung cấp và đảm bảo các nguyên tắc theo quy định.

- Đối với gói thầu có giá gói thầu trên 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng thì thực hiện chỉ định thầu rút gọn hoặc chỉ định thầu thông thường, rộng rãi và tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu liên quan.

Trên đây là những  thông tin liên quan đến quy định về mua sắm tài sản dưới 100 triệu. Nếu bạn còn có thêm vướng mắc, có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:11/09/2020

Trường hợp cơ quan tôi [cơ quan nhà nước] thực hiện các gói thầu mua sắm máy móc bằng nguồn vốn chi thường xuyên dưới 50 triệu thì thực hiện thế nào?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Khoản 19 Điều 3 Quyết định 17/2019/QĐ-TTg quy định Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng thuộc Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

    Và theo Khoản 7 Điều 4 Quyết định 17/2019/QĐ-TTg Đối với gói thầu quy định tại khoản 19 Điều 3 Quyết định này sẽ thực hiện theo quy trình như sau:

    Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

    Như vậy, với gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 50 triệu sẽ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định, không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

    Trân trọng!


Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Ảnh: Internet.

Cử tri tỉnh Tây Ninh cho biết, theo Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 quy định một số gói thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, tại khoản 7 Điều 4 quy định: các gói thầu dưới 50 triệu đồng thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp nhưng phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thì các gói thầu dưới 100 triệu đồng, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác.

Cử tri băn khoăn, đối với các gói thầu dưới 100 triệu đồng và trên 50 triệu đồng có cần thiết phải trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không, và đối với danh mục mua sắm hàng hóa thông thường như: xăng xe, vật tư văn phòng phẩm, các dụng cụ, công cụ phục vụ công tác chuyên môn có giá trị dưới 10 triệu đồng và trên 2 triệu đồng có cần xin 3 báo giá và ký hợp đồng thực hiện hay không.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu về chỉ định thầu: việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây....; trong đó bao gồm kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm a khoản 6 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Trong đó, đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt [theo điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC].

Bộ Tài chính cũng cho biết, theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu.

Trong đó, đối với gói thầu có giá không quá 50 triệu đồng thực hiện theo quy trình tại khoản 7 Điều 4 như sau: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Như vậy, theo các quy định trên, đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng [bao gồm cả gói thầu có giá gói thầu trên 2 triệu đồng và dưới 10 triệu đồng] thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 3 và khoản 7 Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg.

Đối với gói thầu có giá gói thầu trên 50 triệu đồng đến không quá 100 triệu đồng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC và các quy định của pháp luật về đấu thầu liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề