Ran ẩm là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội hô hấp.

Nghe tim phổi là một thủ thuật thăm khám của bác sĩ khi khám lâm sàng hô hấp. Thầy thuốc cần có kỹ năng và kỹ thuật tốt để thu thập được tối đa các thông tin trước khi chẩn đoán bệnh hoặc chỉ định các xét nghiệm khác.

Trong động tác thở, khi hít vào, không khí qua thanh quản, khí quản, phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ hơn ở các thùy phổi, sau đó phân phối vào các phế nang. Khi thở ra, không khí sẽ di chuyển ra ngoài phổi theo trình tự ngược lại.

Không khí đi qua thanh - khí quản và các phế quản lớn sẽ gây ra tiếng thở thanh - khí quản, nghe thấy rõ khi đặt ống nghe ở vùng thanh quản, khí quản, vùng xương ức, xương cạnh và khoảng liên bả cột sống. Đây cũng là các vị trí nghe tim phổi thường quy. Tiếng thở thanh khí quản bắt nguồn từ thanh môn. Không khí đi qua phế quản nhỏ, rồi đi vào phế nang - vùng tương đối rộng hơn, gây ra tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, ở thì thở ra tiếng đó mạnh, ngắn hơn và chỉ nghe thấy ở đầu thì thở ra.

Trên thực tế, thì thở ra dài hơn thì hít vào. Rì rào phế nang ở thì thở ra do luồng không khí từ phế nang qua phế quản nhỏ, vùng có cơ Reissessen tới các phế quản lớn hơn. Ta không nghe thấy tiếng rì rào phế nang trong suốt thì thở ra vì áp lực không khí phế nang yếu, nhất là ở cuối thì thở ra. Trong một số trường hợp, có thể nghe thấy tiếng thở ở toàn bộ thì thở ra, hiện tượng “đảo ngược nhịp hô hấp” này có khả năng cao gặp trong cơn hen phế quản hoặc trong giãn phế nang.

Bình thường khi hô hấp, ta chỉ nghe tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang. Trong nhiều trường hợp bệnh lý, những thay đổi về cơ thể bệnh ở khí đạo có thể gây ra các tiếng thổi, tiếng rên khác nhau. Lá thành và lá tạng ở màng phổi bình thường trượt trên nhau trong động tác hô hấp. Nếu có viêm màng phổi, bề mặt của các lá trở nên thô ráp, đây là nơi xuất phát của tiếng cọ màng phổi.

Các tiếng bình thường:

  • Thanh -khí quản.
  • Rì rào phế nang.

Các tiếng bất thường

  • Âm thổi ống.
  • Ran phế quản.
  • Ran nổ.
  • Cọ màng phổi.
  • Rít thanh quản.

Bình thường khi hô hấp, ta chỉ nghe tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang

Có hai phương pháp nghe:

  • Nghe trực tiếp: nghe bằng tai phải, áp tai vào một khản mỏng trải trên ngực người bệnh. Hiện nay không dùng phương pháp này nữa vì bất tiện khi nghe vùng nách, nhất là đối với người bệnh nữ.
  • Nghe gián tiếp: bằng ống nghe đeo vào hai lỗ tai, phương pháp này dùng phổ biến.

Cách nghe: nên nghe ở tư thế [nằm ngửa, nằm nghiêng sang trái] hoặc ngồi. Vị trí nghe ở 5 ổ van tim:

  • van hai lá: ở mỏm tim vào khoảng liên sườn 3 hoặc xương sườn 5 trên đường vú trái. Khi bị bệnh mỏm tim có thể sa xuống thấp hoặc sang trái thì phải nghe ở vị trí mới có mỏm tim.
  • Van ba lá: ở trên sụn sườn 6 bên phải.
  • Hai ổ van động mạch chủ: một ổ ở khoảng liên sườn 2 - bờ bên phải xương ức và một ổ nữa ở liên sườn 3 - sát bờ bên trái ức gọi là Eck - Botkin.
  • Ổ van động mạch phổi: ở khoảng liên sườn 2 bên trái sát xương ức

Đôi khi muốn nghe để xác định rõ hơn những tiếng không bình thường của tim thì bảo người bệnh làm vài động tác rồi nghe hoặc hít vào mạnh, rồi nín thở [làm như vậy phế nang phình ra lấp kín các xoang tim phổi, tiếng thổi ngoài tim sẽ mất đi hoặc giảm cường độ xuống, còn tiếng thổi thực thể trong tim thì không đổi].

Trong mỗi chu chuyển tim sẽ nghe được 2 tiếng:

  • Tiếng thứ nhất nghe trầm dài.
  • Tiếng thứ hai nghe thanh và gọn hơn.

Tiếng thứ nhất cách tiếng thứ hai một khoảng nghỉ ngắn, tiếng thứ hai cách tiếng thứ nhất của chu chuyển sau một khoảng nghỉ dài. Tiếng thứ nhất xem như đồng thời với tiếng mạch đập, tức là mở đầu thì tâm thu. Tiếng thứ hai tương ứng với lúc mạch chìm, mở đầu thì tâm trương.

Nghe gián tiếp bằng ống nghe đeo vào hai lỗ tai là phương pháp dùng phổ biến hiện nay

Vị trí nghe tim phổi: tiếng thứ nhất nghe rõ ở mỏm tim, tiếng thứ hai nghe rõ hơn ở đáy tim. Ở một số trẻ em và thanh niên, có khi nghe được một tiếng thứ ba theo sau tiếng thứ hai. Tiếng thứ ba này chỉ là tiếng tim sinh lý do máu dồn mạnh từ nhĩ xuống thất ở thời kỳ đầu tâm trương. Nếu người bệnh hít vào sâu rồi nín thở thì không nghe thấy tiếng thứ ba nữa. Tiếng thứ ba khi nghe được thì thấy sau lúc tận cùng của tiếng thứ hai từ 0.05 đến 0.1 giây.

Tiếng tim thứ tư bình thường nhưng rất hiếm gặp, tiếng tim này còn gọi là tiếng tâm nhĩ. Trong trường hợp phân ly nhĩ thất hoàn có thể ghi được tiếng này trên tâm thanh đồ. Người ta cho rằng tiếng này phát sinh vì khi nhĩ bóp đẩy máu qua van nhĩ thất xuống làm giãn tâm thất nhanh do luồng máu xuống mạnh hơn ở cuối tâm trương.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

  • 15:56 12/11/2021
  • Xếp hạng 4.93/5 với 20109 phiếu bầu

Hiện nay, dù y học đã có nhiều tiến bộ trong xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, nhưng việc chẩn đoán bệnh vẫn cần phải hỏi bệnh đầy đủ, chi tiết và khám lâm sàng cẩn thận. Cách khám hệ hô hấp trẻ em cũng tương tự người lớn, tuy nhiên quy trình thăm khám có những thay đổi riêng để phù hợp với đối tượng trẻ em.

Mục tiêu: Thu thập được nhiều thông tin có giá trị để chẩn đoán bệnh và hạn chế tối đa sự sợ hãi cho trẻ.

Tiến hành:

  • Cha mẹ cần ở bên cạnh trẻ khi thăm khám, tránh cách ly trẻ với cha mẹ nếu không thực sự cần thiết.
  • Bác sĩ cần có giọng nói phù hợp, động tác thăm khám nhẹ nhàng, chậm rãi. Nếu được, nên giải thích để trẻ có thể hiểu và hợp tác tốt hơn. Tránh lớn tiếng hay có những hành động đột ngột, động tác thăm khám gây đau cho trẻ.
  • Nên khám các vấn đề chính, các phần hoặc dấu hiệu quan trọng trước [trước khi trẻ có thể khóc].
  • Luôn bắt đầu bằng quan sát.
  • Tiếp cận trẻ [đặc biệt với trẻ nhỏ] từ xa đến gần, từ đụng chạm ít đến nhiều, tránh bắt đầu bằng những động tác thăm khám có thể khiến trẻ sợ hãi, đau.

Cách khám hệ hô hấp trẻ em cũng tuân thủ đúng quy tắc và trình tự thăm khám trẻ em nói chung nhưng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thường không thể áp dụng quy trình thăm khám chuẩn thực hiện trên người lớn, trẻ lớn [nhìn - sờ - gõ - nghe] khi thăm khám cho trẻ nhỏ.
  • Nghe tim - phổi, khám tai - họng thường là những động tác thăm khám sau cùng.

  • Hình dạng lồng ngực [bình thường, ngực lõm, ngực lồi - ngực gà].
  • Cử động hô hấp: Kiểu thở [ngực, bụng], nhịp thở, dấu hiệu co lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên và co kéo cơ hô hấp phụ khác, hô hấp nghịch thường.

  • Đo kích thước của lồng ngực: Vòng ngực [ngang đường vú, giữa thì hít vào], đường kính trước sau, đường kính ngang.
  • Sờ: Đầu, cổ, khí quản, lồng ngực hai bên.
  • Rung thanh: Khám khi trẻ nói hay khóc, lưu ý so sánh 2 bên ngực trẻ. Rung thanh tăng khi có hội chứng đông đặc phổi, giảm trong trường hợp tràn dịch - tràn khí màng phổi.

Gõ nhẹ ngón trỏ hay ngón giữa vào đốt xa của ngón giữa bàn tay kia. Cần gõ 2 bên để so sánh sự đối xứng.

Phát hiện dấu hiệu gõ đục [tràn dịch màng phổi, đông đặc phổi], hay gõ vang [tràn khí màng phổi].


Nghe phổi ở trẻ em là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình khám hệ hô hấp. Cần chú ý làm ấm màng ống nghe trước khi nghe. Với trường hợp trẻ sơ sinh, nên chọn kích thước màng ống nghe phù hợp.

Vị trí nghe phổi ở trẻ em là ở thành ngực, tuy nhiên, nghe ở vị trí nào trên thành ngực tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, lý tưởng nhất là phải nghe ở tất cả các phân thùy phổi tuy nhiên khó thực hiện, đặc biệt ở trẻ rất nhỏ. Nghe phía sau gồm hai đáy, vùng liên bả cột sống và trên vai; phía trước không quên những hõm trên đòn, vùng nách. Khi nghe luôn so sánh hai bên. Nên bắt đầu nghe ở phía sau ngực trước để trẻ bớt lo lắng.

Để nghe rõ phế âm, trẻ phải thở đủ sâu với lưu lượng > 0,5 lít/giây. Với trường hợp trẻ lớn hợp tác tốt, yêu cầu trẻ thở sâu qua miệng mở. Với nhũ nhi và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể dựa vào tiếng thở dài và thì hít vào sâu giữa hai cơn khóc. Âm bình thường có thể lấn át âm bệnh lý [ran nổ mịn ở cường độ thấp] nên yêu cầu trẻ thở chậm sâu, lấy vào ít khí hơn để có thể dễ dàng nghe được những âm bệnh lý.

Nghe phổi ở trẻ em là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình khám hệ hô hấp

Trong động tác hít thở, khi hít vào, không khí qua thanh quản, khí quản, phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ hơn các thuỳ phổi, phân phối vào các phế nang, khi thở ra, không khí đi ra khỏi phổi theo trình tự ngược lại.

Không khí đi qua vùng thanh khí quản và các phế quản lớn, gây ra tiếng thở thanh khí quản, nghe thấy rõ ở vùng thanh quản, khí quản, vùng xương cạnh, xương ức và khoảng liên bả cột sống. Tiếng thở thanh khí quản được bắt nguồn từ thanh môn, một khoảng hẹp trên đường đi của không khí.

Không khí đi qua phế quản nhỏ, vùng có cơ Reissessen rồi đi vào phế nang, vùng tương đối rộng hơn, gây ra tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, ở thì thở ra, tiếng đó ngắn và mạnh hơn. Rì rào phế nang ở thì thở ra do không khí đi từ phế nang qua phế quản nhỏ, vùng có cơ Reissessen tới các phế quản lớn hơn ta không nghe thấy tiếng rì rào phế nang trong suốt ở thì thở ra vì áp lực không khí phế nang yếu, nhất là ở cuối thì thở ra.

Bình thường khi hô hấp, chỉ nghe được tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào phế nang. Trong trường hợp bệnh lý, những thay đổi ở khí đạo có thể gây ra các tiếng ran, tiếng thổi khác nhau.


Tiếng ran là những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế quản phế nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Có thể phân biệt các loại ran dựa trên cường độ, âm sắc, thì nghe được.

Ran nổ

Là loại tiếng phổi không liên tục [ngắn hơn 9 mili giây], thô ráp, nghe rõ nhất ở cuối kỳ hít vào. Ran nổ thường chứng tỏ có sự hiện diện của dịch hay chất xuất tiết trong phế nang [viêm phổi, xẹp phổi, suy tim ứ huyết]. Ran nổ xuất hiện khi không khí vào phế quản nhỏ và phế nang, bóc tách dần vách phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại. Ran nổ bao gồm nhiều tiếng lạo xạo nhỏ, nhỏ hạt, nghe thấy ở thì hít vào và rõ nhất ở cuối thì hít vào: sau khi ho có thể vẫn còn nghe thấy rõ. Có thể liên tưởng tiếng lạo xạo đó như tiếng muối rang trên ngọn lửa nhỏ, hoặc tiếng tóc cọ xát giữa các ngón tay. Sở dĩ ran nổ chỉ nghe thấy ở thời kỳ hít vào là do khi không khí qua phế quản nhỏ và phế nang chỉ bóc tách dần các vách đã bị một chất dịch thể chất quánh đặc bám vào và làm dính lại. Ở thì thở ra, do áp lực của không khí từ trong phế nang ra ngoài phế quản yếu hơn trong thì hít vào, nên các vách phế quản nhỏ và phế nang lại dính trở lại từ từ và chất dịch quánh đặc không bị khuấy động dẫn đến không gây ra tiếng ran nữa. Ran nổ thường gặp trong: viêm phổi, xẹp phổi, tắc động mạch phổi hay gây nhồi máu phổi.

Ran ẩm

Xuất hiện khi không khí khuấy động các chất dịch lỏng [đờm, mủ, chất tiết] ở trong phế quản hoặc phế nang. Ran ẩm bao gồm nhiều tiếng lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp và rõ nhất khi thở ra, và mất đi sau tiếng ho. Ran ẩm được chia thành 3 loại:

  • Ran ẩm nhỏ hạt: Tiếng lép bép rất nhỏ, nghe gần giống tiếng ran nổ, nhưng khác tiếng ran nổ là mất đi sau khi ho và nghe thấy ở cả hai thì hô hấp. Ran ẩm nhỏ hạt xuất phát từ phế quản nhỏ hoặc phế nang, thường gặp trong các bệnh lý: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, sau khi ho ra máu.
  • Ran ẩm hạt vừa: Tiếng lép bép to hơn và xuất phát từ các phế quản vừa, như viêm phế quản ở thời kỳ long đờm.
  • Ran ẩm to hạt: Tiếng rên nghe lọc xọc, tương tự tiếng thổi không khí qua một cái ống vào một bình nước và thường gặp trong các trường hợp có dịch lỏng trong các phế quản lớn.

Ran rít

Là tiếng thở liên tục [dài hơn 100 mili giây], nghe giống tiếng nhạc, gây ra do tắc nghẽn luồng khí. Ran rít xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong phế quản có một hoặc một số nơi hẹp lại. Nguyên nhân của hẹp có thể là do phù nề niêm mạc phế quản, co thắt phế quản, tiết dịch [như trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản] hoặc hẹp phế quản do khối u hoặc hạch chèn ép. Ran rít nghe thấy rõ ở cả hai thì hô hấp và rõ nhất là khi thở ra và mất đi sau cơn ho. Nghe rõ khi thở ra có thể một phần do ở thì thở ra lòng phế quản hẹp lại.

Ran ngáy

Xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong phế quản có một hoặc một số nơi hẹp lại. Nguyên nhân của hẹp có thể là do co thắt phế quản, phù nề niêm mạc phế quản, tiết dịch [như trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản] hoặc hẹp phế quản do khối u hoặc hạch chèn ép. Ran ngáy thường phát sinh ở những phế quản lớn hơn so với ran rít. Ran ngáy có âm sắc trầm và nghe giống tiếng ngáy ngủ, nghe thấy rõ ở cả hai thì hô hấp, rõ nhất là khi thở ra và mất đi sau cơn ho. Nghe rõ khi thở ra có thể một phần do ở thì thở ra lòng phế quản hẹp lại. Trong một số trường hợp viêm phế quản lớn có tiến triển viêm lan tỏa tới các phế quản nhỏ, người ta nghe thấy tiếng ran ngáy lẫn ran rít. Tuy vậy, nếu phế quản lớn bị hẹp nhiều thì vẫn là nơi xuất phát của ran rít.


Khi nhu mô phổi bị đông đặc, các tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền đi xa quá phạm vi bình thường của nó, và có thể thay đổi về mặt âm thanh do những tổn thương đi kèm theo hiện tượng đông đặc đó. Âm thổi được chia ra làm 4 loại: Thổi ống, thổi hang, thổi vò, thổi màng thổi.

  • Âm thổi ống: Là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi bình thường của nó, do nhu mô phổi bị đông đặc. Đặc điểm: âm thổi ống có cường độ ở thì hít vào mạnh hơn thì thở ra, âm sắc giống như tiếng thổi qua bễ lò rèn. Âm thổi ống thường gặp ở các bệnh phổi có hội chứng đông đặc.
  • Âm thổi hang: Là tiếng thổi ống vang lên do được dẫn truyền qua một hang rỗng, thông với phế quản. Hang này đóng vai trò như một hòm cộng hưởng. Đặc điểm: Cường độ âm thổi hang mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào lưu lượng thở và mức độ đông đặc của nhu mô phổi, âm độ trầm, âm sắc tuỳ theo kích thước của hang. Hang càng rộng, tiếng thổi hang nghe càng rỗng nếu hang rất lớn, thành nhẵn, âm sắc thay đổi thành tiếng thổi vò. Âm thổi hang có thể nghe thấy trong những trường hợp có một ổ rỗng ở trong tổ chức phổi, có lưu thông với phế quản, vách lá nhu mô phổi đông đặc: áp xe phổi đã thoát mủ, lao hang.
  • Âm thổi vò: Là tiếng thổi vang lên do không khí được dẫn truyền qua một hang rộng và có thành nhẵn. Đặc điểm: Âm thổi vò có cường độ thay đổi phụ thuộc vào kích thước hang và mức độ đông đặc của nhu mô phổi, âm độ rất trầm [thấp hơn tiếng thổi hang] và có âm sắc nghe như tiếng thổi vào trong vò lớn rỗng, cổ hẹp. Âm thổi vò thường gặp trong hội chứng tràn khí màng phổi và trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi.
  • Tiếng thổi màng phổi: Là tiếng thổi ống bị mờ đi do không khí dẫn truyền qua một lớp nước mỏng. Đặc điểm: Tiếng thổi màng phổi nghe êm dịu, xa xăm và nghe rõ ở thì thở ra. Trong trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, tiếng thổi màng phổi nghe rõ ở vùng ranh giới trên của mức nước, nếu nhu mô phổi ở ngay sát đó bị đông đặc. Thường gặp trong: Hội chứng tràn dịch màng phổi có kèm tổn thương đông đặc nhu mô phổi.

Âm thổi có 4 loại: Thổi ống, thổi hang, thổi vò, thổi màng thổi

Màng phổi bị viêm sẽ trở nên thô ráp, trong khi hô hấp lá thành cọ xát vào lá tạng, gây ra tiếng cọ gọi là tiếng cọ màng phổi.

Đặc điểm:

  • Tiếng sột soạt nghe không đều, giống như tiếng cọ xát của tờ giấy bản thô ráp, hoặc của hai miếng da lên nhau.
  • Nghe thấy ở cả hai thì hô hấp, rõ nhất ở thì thở ra.
  • Không bị mất đi sau khi thở mạnh hoặc ho.
  • Có thể rất mạnh, đặt tay vào thành ngực cũng có thể cảm giác được.

Tiếng cọ thường gặp trong: Viêm màng phổi khô; tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu và giai đoạn dịch rút.

Tiếng cọ màng phổi phân biệt với:

  • Tiếng ran: Ngoài sự khác nhau về âm sắc, ran nổ hoặc ran ẩm còn có thể phân biệt được với tiếng cọ khi bác sĩ bảo bệnh nhân ho mạnh: sau khi ho tiếng ran thay đổi hoặc mất đi, nhưng tiếng cọ thì vẫn còn. Ấn ống nghe thật sát lồng ngực, có thể nghe tiếng cọ rõ hơn, còn tiếng ran không thay đổi theo cường độ. Trong các trường hợp viêm màng phổi đồng thời có tiết dịch ở các phế nang, phế quản, có thể nghe tiếng ran hoặc tiếng cọ màng phổi: nếu bảo người bệnh ho thì sẽ nghe tiếng cọ rõ hơn, nhưng nhiều khi gặp khó khăn trong phân biệt lâm sàng.
  • Tiếng cọ màng ngoài tim: Trong những trường hợp viêm màng phổi khô, khu trú gần vùng trước tim, có thể nhầm tiếng cọ màng phổi với cọ màng ngoài tim được. Nhưng nếu người bệnh thở sâu và mạnh, tiếng cọ màng phổi nghe rõ hơn và theo nhịp hô hấp, còn tiếng cọ màng tim chỉ theo nhịp tim và bị mờ đi khi bệnh nhân thở mạnh, nhưng không mất đi khi người bệnh nhịn thở.

Mùi:

Đôi khi khi thăm khám còn phải lưu ý một số mùi đặc biệt như hơi thở hôi:

  • Thường dễ ghi nhận [đặc biệt trong bệnh mãn tính] và có thể gợi ý nhiễm trùng trong xoang mũi [viêm xoang cạnh mũi], miệng, dị vật mũi, áp-xe răng.
  • Hơi thở hôi cũng có thể do ổ nhiễm trùng trong lồng ngực [áp-xe phổi, giãn phế quản].
  • Hơi thở hôi cũng có thể gặp ở những trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Vị:

Hiện nay hiếm khi bác sĩ dựa trên vị trong chẩn đoán. Tuy nhiên, một số bệnh lý hô hấp đặc biệt ở trẻ em lại làm cho trẻ hay cha mẹ trẻ tự ghi nhận vị đặc biệt gợi ý chẩn đoán, chẳng hạn nhiều trường hợp bệnh xơ nang được cha mẹ phát hiện khi họ ghi nhận da của trẻ có vị mặn bất thường.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: dieutri.vn

XEM THÊM:

Page 2

Xét nghiệm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày gây mê ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Mặc dù nội soi dạ dày ở trẻ em đã được áp dụng phổ biến hiện nay nhưng có nhiều người thắc mắc rằng liệu nội soi dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không.

Đôi mắt là bộ phận rất quan trọng, bất kỳ bệnh lý nào ở mắt đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt như khô mắt, mỏi mắt, đau hốc mắt... sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và đề phòng nguy cơ biến chứng.

Suy gan cấp tính là tình trạng mất chức năng gan xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần ở một người không/có bệnh gan từ trước. Suy gan cấp tính ít phổ biến hơn suy gan mạn tính nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Việc điều trị ung thư có thể gây ra nhiều thay đổi về ngoại hình và xuất hiện triệu chứng của tác dụng phụ thuốc qua thời gian như việc mệt mỏi, sụt cân, tóc rụng, hoặc nôn mửa. Khi trẻ quan sát thấy những điều này mà không biết chính xác bệnh của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi bởi những thay đổi nhanh chóng.

Thuốc Anafranil chứa hoạt chất Clomipramine được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhờ tác dụng hồi phục một số chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, thuốc giúp người bệnh giảm những suy nghĩ ám ảnh và việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Xét nghiệm HIV là cơ sở để đưa ra chẩn đoán và và có biện pháp điều trị sớm cho người bị nhiễm HIV. Đặc biệt, chẩn đoán HIV ở trẻ em trên 18 tháng sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và dự phòng của chương trình điều trị. Tương tự như vậy, chẩn đoán HIV ở người lớn cũng giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.Quy trình chẩn đoán HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi bắt đầu từ việc xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và dựa trên dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi PGS, TS, BS. Huỳnh Thoại Loan, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Đăng Duân - Bác sĩ mắt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tràn dịch khớp gối là một trong các vấn đề đau nhức phổ biến nhất ở đầu gối, nhất là với nguyên nhân thoái hóa khớp. Mặc dù thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đau đớn cho người bệnh, thủ thuật chọc hút dịch khớp làm giảm áp lực trong ổ khớp, cải thiện vận động, chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Chính vì vậy, người bệnh cần biết tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để có một kế hoạch điều trị toàn diện.

Nhiều người cho rằng ăn kiêng nghĩa là nhịn ăn trong một khoảng thời gian hoặc cắt giảm mạnh mẽ khẩu phần ăn để có một sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn bị tiểu đường, ăn kiêng có an toàn không và có giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn hơn không?

Actos là một loại thuốc điều trị tiểu đường được kê theo đơn có thương hiệu. Thuốc Actos được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược [FDA] chấp thuận để giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Do đó, bạn không nên sử dụng Actos nếu mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và cũng không nên dùng nếu bạn bị nhiễm toan ceton do tiểu đường [một vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều axit trong máu].

Để món sườn nướng đạt được vị ngon thì ngoài việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ nướng sườn. Vậy nướng sườn ở nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp?

Bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, và bại liệt thường để lại di chứng nặng nề cho người mắc bệnh. Do đó, việc sử dụng vắc-xin đúng cách, đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống các bệnh trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuốc Khedezla có công dụng gì và những lưu ý để sử dụng thuốc Khedezla an toàn và hiệu quả.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ do nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Trẻ bị viêm họng hạt thường có biểu hiện sốt cao, đau họng cản trở khi ăn uống. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng để đưa trẻ đến các trung tâm y tế thăm khám và điều trị.

Maxalt là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của đau đầu Migraine. Maxalt có thể được sử dụng một mình hoặc với các loại thuốc khác. Maxalt thuộc nhóm thuốc được gọi là Serotonin 5-HT-Receptor Agonists.

Video liên quan

Chủ Đề