Rủi ro trong kinh doanh quốc tế là gì

Có một số rủi ro chính trị mà những nhà thị trường phải vượt qua. Những tai họa xuất phát từ hoạt động của chính phủ bao gồm tịch thu tài sản, sung công tài sản, quốc hữu hóa và nội địa hóa. Những hoạt động như vậy có khả năng hơn là nguồn gốc ngăn cản đầu tư nước ngoài, mặc dù các tài sản của các công ty địa phương hoàn toàn không miễn trừ. Chẳng hạn Charles de Gaulle đã quốc hữu hóa ba ngân hàng lớn nhất của Pháp vào năm 1945, và nhiều lần quốc hữu hóa nữa đã xẩy ra vào năm 1982, do những người chủ nghĩa xã hội Pháp thực hiện.

Tịch thu tài sản là một quá trình mà chính phủ giành quyền sở hữu một tài sản mà không có sự đền bù. Một ví dụ về tịch thu tài sản là chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ tài sản của người Mỹ sau khi những người cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949. Quốc hội Mỹ đã không thông qua việc bình thường hóa quan hệ kinh tế với Trung Quốc cho đến khi đàm phán giải quyết việc yêu cầu đền bù thỏa đáng cho Mỹ.

ở một khía cạnh nào đó sung công khác với tịch thu tài sản đó là có một chút đền bù, mặc dù không nhất thiết phải đền bù. Thông thường hơn, một công ty mà tài sản cuả họ bị sung công đồng ý bán cơ ngơi của họ- không phải vì lựa chọn mà là bởi vì sự ép buộc công khai hay ngấm ngầm.

Sau khi tài sản của họ đã bị tịch thu hay sung công, nó có thể hoặc được quốc hữu hóa hoặc được biến đổi cho thích nghi. Quốc hữu hóa liên quan đến sở hữu nhà nước và chính nhà nước điều hành các doanh nghiệp bị tịch thu này. Chẳng hạn, ngoại thương của Mianma được quốc hữu hóa hoàn toàn. Nhìn chung hoạt động này ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp hơn là một công ty đơn lẻ. Chẳng hạn khi Mehico cố gắng giải quyết vấn đề nợ của mình tổng thống Jose Lopez Portillo đã quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng cuả cả nước. Tất cả những tài khoản đô la được giữ lại trong các ngân hàng Mehico bị đóng băng. Những người sở hữu tài khoản chỉ được phép rút tiền bằng đồng peso và ở một tỷ giá ấn định thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá thị trường tự do. Tất cả các ngân hàng ở Mehico hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp quốc hữu hóa khác, sự nhìn xa trông rộng về chủ nghĩa xã hội hồi giáo của Clonel Gadhafi ở Libya đã dẫn ông đi đến quyết định quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp tư nhân vào năm 1981. Một vài nước cho phép quốc hữu hóa –chẳng hạn Tây Đức- nhưng hành động như vậy không có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân hay lĩnh vực công cộng.

Trong trường điều chỉnh cho phù hợp với trong nước, các công ty nước ngoài từ bỏ quyền kiểm soát và sở hữu, hoặc là một phần hoặc là toàn bộ cho nước sở tại. Kết quả là các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được phép quản lí tài sản bị tịch thu ha sung công. Chính phủ Pháp sau khi nhận thấy nhà nước không đủ sức để điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng , đã phát triển kế hoạch bán 36 ngân hàng Pháp.

Đôi nội địa hóa là một hành động tự nguyện diễn ra trong trường hợp không tịch thu hay quốc hữu hóa. Thông thường nguyên nhân của hành động này hoặc là thực trạng nền kinh tế kém phát triển hay những áp lực xã hội. Khi tình trạng ở Nam Phi và áp lực chính trị ở nước nhà gia tăng, Pepsi đã bán các chi nhánh sản xuất Coca chai Nam Phi cho các nhà đầu tư trong nước, và Coca-Cola đã phát tín hiệu nó sẽ trao quyền điều hành cho một công ty địa phương. Cả hai công ty này dường như có cùng ý tưởng : không muốn mất nhiều thời gian lo lắng chỉ cho 1% công việc kinh doanh của họ. General Motor đã bán chi nhánh của nó cho giới quản lí Nam Phi vào năm 1986. Ngay sau đó, ngân hàng Barchays đã có những hành động tương tự.

Một hệ thống phân loại rủi ro chính trị khác do Root sử dụng. Dựa theo sự phân loại này, 4 loại rủi ro chính trị có thể xác định, rủi ro bất ổn định chung, rủi ro quyền sở hữu, rủi ro điều hành, và rủi ro chuyển giao.

Rủi ro bất ổn định nói chung liên quan đến sự bất ổn định về triển vọng tương lai cuả hệ thống chính trị nước sở tại. Cuộc cách mạng của người Iran đã lật đổ Shali là một ví dụ cho loại rủi ro này. Đối lập lại, rủi ro kiểm soát quyền sở hữu liên quan đến khả năng của chính phủ nước sở tại có thể thực hiện những chính sách[như sung công ] để hạn chế quyền kiểm soát và sở hữu một chi nhánh của một nhà đầu tư nước sở tại đó.

Rủi ro điều hành xuất phát từ sự bất ổn mà một nước sở tại có thể hạn chế những hoạt động kinh doanh cuẩ nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực bao gồm sản xuất, marketing, tài chính. Cuối cùng rủi ro chuyển giao tương ứng với bất hoạt động tương lai mà nước sở tại có thể hạn chế khả năng của một chi nhánh để chuyển thanh toán, vốn hay lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư về công ty mẹ.

Nhiều ước tính khác nhau về quy mô mà các chính phủ đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp trong vài thập kỷ qua. Theo một ước tính, tài sản của 1535 công ty từ 22 nước đã bị 76 nước quốc hữu hóa từ năm 1960 đến giữa những năm 70. Tuy nhiên, Liên hợp quốc đã công bố có 875 vụ quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài ở 62 nước từ năm 1960 đến giữa năm 1974. Một mặt, tạp chí Businsse Week thông báo 563 hoạt động sung công liên quan đến 19660 cong ty ở 79 LDC từ năm 1960 đến năm 1979.

Lý do mà các quốc gia thực hiện quốc hữu hóa rất khác nhau và tính đến những lợi ích quốc gia, có được sự ủng hộ, ngăn chặn sự khai thác quá mức của người nước ngoài, và một cách dễ dàng, không tốn kém và nhanh chóng để tích lũy được của cải. Mặc dù số lượng rắc rối có thể rất cao, thật vui mừng chỉ ra rằng xu hướng này có thể dừng lại. Rủi ro quốc hữu hóa sẽ ít hơn trong tương lai bởi vì nhiều lí do. Nhiều chính phủ đã phải trải qua những gia đoạn cực kỳ khó khăn khi điều hành các doanh nghiệp được quốc hữu hóa và đã nhận thấy rằng các dự án khả quan của họ đã gây ra nhiều khó khăn khi thu hút công nghệ mới và đầu tư nước ngoài cũng có khả năng nhiều nước khác trả đũa hành động này[ quốc hữu hóa].

Mặc dù mối đe dọa tịch thu hay sung công trực tiếp đã trở lên mờ nhạt nhưng mối đe dọa mới đã xuất hiện. Các công ty đa quốc gia nhìn chung quan tâm đến những việc làm táo bạo, cuộc cách mạng và tịch thu, nhưng hiện nay họ phải chú ý đến cái được gọi là sung công dần dần không dễ nhận ra. Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại [OPIC] coi sung công dần là một hoạt động mà ảnh hưởng tích lại là tước bỏ những quyền cơ bản của nhà đầu tư trong đầu tư. Luật pháp ảnh hưởng đến quyền sở hữu công ty, điều hành và tái đầu tư[ chẳng hạn không thể chuyển đổi tìên tệ hay xóa bỏ quyền được nhập khẩu] có thể dễ dàng được ban hành. Vì các nước có thể thay đổi những luật lệ trong cuộc chơi, nên các công ty phải lựa chọn những biện pháp bảo vệ hợp lí. Nhiều biện pháp che chắn ssẽ được bàn sau.

Các yếu tố bất ổn chính trị

Để đánh giá một thị trường marketing tiềm năng, một công ty phải xác định và đánh giá các nhân tố liên quan đến bất ổn định chính trị. Những nguyên nhân tiềm năng liên quan đến bất ổn chính trị phức tạp là rối loạn xã hội, thái độ của các dân tộc, và các chính sách của nước sở tại

Rối loạn xã hội

Sự bất ổn xã hội do những điều kiện cơ bản gây ra như sự khó khăn về kinh tế, sự chia rẽ và khởi nghĩa nổi dậy trong nước và sự khác nhau về lý tưởng,tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Lebanon đã trải qua cuộc xung đột giữa những người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và nhiều nhóm tôn giáo khác. Cuộc xung đột giữa phái Hindu phái Hồi giáo ở ấn Độ tiếp tục căng thẳng. Một công ty có thể không trực tiếp dính líu vào những cuộc xung đột ở địa phương nhưng công việc kinh doanh của nó vẫn bị phá vỡ nghiêm trọng bởi những vụ xung đột như vậy. Một ví dụ điển hình là Philippine chỉ trước khi đế chế Marcos sụp đổ. Vào năm 1984, có 274 cuộc bãi công và mất 1,8 triệu giờ làm việc, gấp hai lần so với năm 1981. Sự rối loạn thị trường lao động gia tăng, mà các nhóm cánh tả ủng hộ, lớn đến mức các quốc gia đã quyết định dời bỏ đất nước này. Baxter Travenol dừng hoạt động và mất khoản đầu tư gần 10 triệu đô la. Ford đã đóng cửa các hoạt động lắp ráp, và ngân hàng Mỹ đã rời trung tâm xử lí dữ liệu khu vực đến Hồng Kông.

Thái độ của các dân tộc

Đánh gía về môi trường chính trị không hoàn chỉnh nếu không có sự kiểm tra về thái độ của các công dân và chính quyền nước sở tại. Thái độ của nhân dân đối với các doanh nghiệp và các công dân nước ngoài có thể không thiện cảm. Nhân dân nước sở tại thường quan tâm tới những ý định của người nước ngoài khai thác, bóc lột và chủ nghĩa thực dân, và những quan tâm này thường gắn với những băn khoăn, và lo lắng về những hành động của chính phủ nước ngoài mà có thể được xem là không đúng. Những thái độ như vậy có thể nảy sinh từ những triết lí dân tộc hay xã hội chủ nghĩa ở nước sở tại cuẩ công ty. Bất cứ thái độ thù địch cố hữu nào như vậy chắc chắn là những trở ngại lớn bởi vì sự tồn tại khá dai dẳng của nó. Các chính phủ có thể đến và đi, nhưng thái độ thù địch của nhân dân có thể vẫn còn. Vấn đề này có thể giải thích lí do tại sao 12 công ty Mỹ quyết định dời bỏ El Salvador vào những năm 80. Sự ra đi của họ có nghĩa là sự ra đi của 20% vốn đầu tư của Mỹ ở nước đó.

Các chính sách của nước sở tại

Không giống như thái độ thù địch  cố hữu của nhân dân, thái độ của chính phủ đối với người nước ngoài thường không kéo dài lâu. Thái độ có thể thay đổi hoặc theo thời gian hoặc theo sự thay đổi trong giới lãnh đạo và nó có thể thay đổi vì sự tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Tác động của sự thay đổi thái độ có thể khá kịch tính, đặc biệt trong thời gian ngắn.

Mô hình chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc bên trong hoặc bên ngoài sự ảnh hưởng là bên ngoài khi chính sách điều chỉnh các hoạt động của công ty trong một nước khác. một ví dụ về chính sách bên trong là đạo luật 101 của Quebec. Đạo luật yêu cầu tất cả các họat động kinh doanh được thực hiện hoàn toàn ở Pháp và ra lệnh các công ty bảo hiểm và tín thác sẽ đầu tư vào đâu. Khi đạo luật này được thông qua , phản ứng là một dòng vốn lớn rút khỏi là 57 tỷ USD. Một công ty đầu ty lớn đã di chuyển 19,2 tỷ USD đầu tư gián tiếp từ Montreal đến Ottawa.

Mặc dù chính sách đối ngoại của chính phủ không liên quan đến các công ty đang làm ăn chỉ ở một nước, một chính sách như vậy có thể tạo ra những vấn đề phức tạp cho các công ty đang kinh doanh ở những nước mà xung đột với nhau. Những bất đồng giữa các nước thường lan sang các hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn một công ty ở một nước có thể bị cấm kinh doanh với các nước khác mà được coi là thù địch. Xung đột về biên giới giữa Chile và Argentina.

Một công ty nên đặc biệt chú ý đến thời gian bầu cử. Những cuộc bầu cử đặt ra một vấn đề đặc biệt bởi vì khuynh hướng bản năng của nhiều ứng cử viên sử dụng phương pháp mị dân để tập hợp sự ủng hộ [ phiếu bầu]. Các hoạt động và các chiến thuật của các ứng cử viên có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí ngột ngạt cho các công ty nước ngoài. Khi các chính khách của Pháp rút ra sự thật rằng cứ 5 đến 10 ô tô Nhật được nhập khẩu thì một người công nhân Pháp bị thât nghiệp, vì vậy chính phủ ngừng nhập khẩu ô tô khi cuộc bầu cử diễn ra trong vài tuần. Bộ trưởng bộ công nghiệp sử dụng mọi biện minh có thể chấp nhận đẻ từ chối những chứng nhận yêu cầu.

Việc sử dụng thuật hùng biện không thiện cảm trước cuộc bầu cử có thể không là gì nhưng đã tạo ra một bức màn, và “tiếng chó sủa” sẽ không nhất thiết được tiếp nối là “vết cắn”. trong trường hợp như vậy, một công ty không cần phả ứng quyết liệt nếu nó có thể cầm cự qua cuộc bầu cử. Ronald Reagan, một người từ lâu đã ủng hộ thương mại tư do, đã trở thành một nhà bảo vệ thực sự chỉ trước cuộc tái bầu cử của ông vào năm 1984. Sau cuộc bầu cử, một chính sách thương mại tự do đã được thiết lập lại. Do đó, một công ty phải quyết định sớm những đe dọa chỉ là như vậy và không hơn hay những nguy cơ như vậy tạo ra ý đinh và thái độ thực sự đối với tương lai của các ứng cử viên.

Phân tích rủi ro chính trị hay rủi ro đất nước

Mặc dù các nhà khoa học chính trị, kinh tế học, các doanh nhân, và học giả kiinh doanh có một vài ý kiến về rủi ro chính trị, nhưng họ dường như có nhiều khó khăn để đồng ý về định nghĩa của nó và các phương pháp để dự đoán các rủi ro. Có lẽ , bởi vì không có sự thống nhất về định nghĩa, nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng để tính toán, phân tích và dự đoán rủi ro chính trị. Simon đưa ra một tổng kết về đánh giá rủi ro chính trị tốt về các mặt : định nghĩa, cách tiếp cận, cơ sở dữ liệu và những biến thể.

Một vài phương pháp đánh giá là cụ thể cho từng nước mà một thông báo rủi ro được dựa trên những hoàn cảnh đặc biệt đuy nhất, chính trị và kinh tế. Như vậy thiếu một khuôn khổ nhất quán cho phép so sánh giữa các nước. Vì một công ty đa quốc gia phải quyết định phân bổ các nguồn lực dựa trên các cơ hội tiềm năng và những rủi ro gắn liền với mỗi quốc gia, một phương pháp chung là cần thiết.

Thậm chí khi có một nỗ lực mang tính hệ thống để so sánh giữa các quốc gia, các phương pháp được sử dụng rất khác nhau. Một vài phương pháp chẳng có gì hơn là những danh sách kiểm tra bao gồm một số lượng lớn các vấn đề có liên quan mà có thể áp dụng cho mỗi nước. Một danh sách kiểm tra khá toàn diện là một bảng do Nagy xây dựng. Các hệ thống khác dựa vào những câu hỏi được gửi tới các chuyên gia hay nhân dân địa phương để đánh giá thái độ chính trị. Những hệ thống tính điểm như vậy cho phép đánh giá sắp xếp các nước theo số đã được chấp nhận. Một vài viện đã chuyển thành viện nghiên cứu kinh tế vì mục đích này. Ví dụ ngân hàng Marine Midland sử dụng ecometrics để đánh giá nhiều nước khác nhau về mặt rủi ro kinh tế.

Tuy nhiên, phương pháp nay không hoàn hảo. “Phương pháp này có bất lợi nó chỉ giải quyết với dữ liệu kinh tế, những mối quan hệ đó là đúng đối với nhiều nước nói chung từng dự đoán những kết quả các nước riêng lẻ, vầ vai trò của thống kê không cao như mong muốn.”

Simon đã chỉ ra rằng những biến thể được sử dụng để đánh giá rủi ro chính trị, có thể được phân loại theo nhiều phạm vi. Do vậy những biến thể có thể hoặc là có liên quan đến xã hội hoặc có liên quan đến chính phủ, hoặc bên ngoài hoặc bên trong[ được dựa trên nguồn gốc của rủi ro ], và hoặc vĩ mô hoặc vi mô[ được dựa trên hoạt động của chính phủ trực tiếp hướng vào tất cả các công ty hay chỉ một số ngành công nghiệp được lựa chọn ở nước sở tại.]

Mức độ phát triển kinh tế và hình thức hệ thống chính trị có thể được sử dụng như là những mảng phạm vi bổ sung. Các nước có thể hoặc là công nghiệp hóa hoặc đang phát triển. Và nhiều nước có thể có hệ thống chính trị mở hoặc hệ thống chính trị đóng. Một xã hội mở khi các tổ chức phi chính phủ có thể tổ chức những sự kiện bằng thể hiện sự thông qua[ đồng ý ] hay bất mãn dưới hình thức: bỏ phiếu, chống đối, tẩy chay…Trong những xã hội khép kín một chính phủ không cho phép những hình thức tự do ngôn luận của công chúng và trấn áp nhân dân có thể dẫn tới những cuộc bạo động đối đầu.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • rủi ro chính trị
  • cách giải quyết rủi ro từ việc gián đoạn kinh doanh
  • định nghĩq và phân loại hệ thống chính trị trong kinh doanh quốc tế
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề