Sinh 2 con gái có thể được hỗ trợ tiền

Đề xuất thưởng gần 9 triệu đồng khi phụ nữ tại 21 tỉnh, thành sinh đủ 2 con

[ĐCSVN] - Để Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới đi vào cuộc sống, Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo luật Dân số. Trong đó có nội dung về các biện pháp khuyến khích sinh đủ 2 con tại tỉnh có mức sinh thấp.

Theo đó, dự thảo Luật Dân số nêu ra các biện pháp khuyến khích sinh đủ hai con tại các tỉnh có mức sinh thấp. Các biện pháp bao gồm:

Nhà nước hỗ trợ 1 lần bằng tiền ít nhất tương đương 1 lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất; ít nhất tương đương 2 lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.

Cặp vợ chồng cam kết sinh đủ 2 con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập; miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập.

Các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con có cam kết không sinh thêm con được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình.

Ảnh minh họa [Nguồn: CPV]

Theo Quyết định 2019/QĐ-BYT của Bộ Y tế có 21 tỉnh, thành phố được phân vào vùng mức sinh thấp, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 90/2019 NĐ-CP như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng ở vùng I; 3.920.000 đồng/tháng ở vùng II; 3.430.000 đồng/tháng ở vùng III; 3.070.000 đồng/tháng đối với vùng IV.

Như vậy, theo dự thảo, khi sinh đủ 2 con, phụ nữ tại các tỉnh vùng I mà có mức sinh thấp có thể được thưởng đến gần 9 triệu đồng, cùng đó được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt chính sách khác trong đời sống.

Bộ Y tế cho biết, dự thảo luật được xây dựng nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân số, trực tiếp nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác khắc phục các hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Dân số và quy định pháp luật liên quan đến công tác dân số, đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi.

Có thể thấy, xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao. Tâm lý "ngại đẻ" đang thách thức dân số Việt Nam. Tại một hội thảo về dân số mới đây, ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, phân tích, kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ; học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định khiến mức sinh thấp.

Việt Nam đang giữ tổng tỷ suất sinh [số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ] ở mức 2,1 con một mẹ. Đây là mức sinh thay thế cần thiết để duy trì dân số. Nếu mức sinh thấp hơn, dân số sẽ nhanh chóng bị "già hóa", tạo ra nhiều sức ép về các dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Cùng quan điểm cần đa dạng hóa các giải pháp, ông Phạm Chánh Trung, Chi Cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, cho rằng chính sách khuyến sinh bằng cách thưởng tiền không phải là giải pháp mới. Một số quốc gia có mức sinh thấp như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng đã sử dụng giải pháp này. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây là một giải pháp "rất mới" trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu diễn ra tình trạng mức sinh thấp trong những năm gần đây.

"Đã có những kinh nghiệm từ các quốc gia trước nên chúng ta có thời gian để cẩn trọng khi triển khai các giải pháp này, vì trên nhiều nghiên cứu, giải pháp thưởng tiền chỉ là một phần trong rất nhiều giải pháp kết hợp", ông Trung phân tích.

Theo ông Phạm Chánh Trung, trên thực tế, áp lực về điều kiện chăm con đối với các cặp vợ chồng hiện nay ở TP HCM là rất nhiều như nhu cầu nhà ở cần ổn định, giáo dục con cái trong môi trường tốt từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, chăm sóc y tế cho sức khỏe cả nhà, bên cạnh sự cạnh tranh về việc làm, giá cả và chi phí đắt đỏ. Quyết định sinh ít con của các cặp vợ chồng xuất phát từ nhu cầu chính đáng là sinh con và nuôi dạy con trong điều kiện tốt nhất khả năng của họ. Ngoài ra, hiện nay phụ nữ tham gia nhiều hoạt động xã hội, áp lực về việc gánh vác công việc gia đình và chăm sóc con cái cũng rất lớn.

Do đó, ông Phạm Chánh Trung cho rằng khi triển khai các chính sách khuyến sinh, cần phải lắng nghe ý kiến của chính người dân và tham khảo nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia để có những bước đi chắc chắn, hiệu quả với nhiều giải pháp đồng bộ, xuất phát từ nhu cầu của các cặp vợ chồng.

Thời gian qua, nhiều giải pháp được đề ra để duy trì mức sinh thay thế. Tổng cục Dân số đề xuất bãi bỏ các quy định liên quan đến mục tiêu giảm sinh, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con; chú trọng các đối tượng ưu tiên, người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế để khuyến khích sinh đủ hai con tại địa phương.

Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, trong đó khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, sinh đủ 2 con là lý tưởng nhất…/.

Minh Duyên

14:03, 25/12/2020

Đây là nội dung đáng chú ý và đang được rất nhiều gia đình quan tâm hiện nay và nhà nước đã có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Gia đình sinh 02 con gái sẽ được nhà nước khen thưởng và tặng tiền mặt [Hình minh họa]

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025, với mục tiêu khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, Nhà nước đã đề ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ như sau:

- Xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của hiện tượng lựa chọn giới tính khi sinh.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề gái thuộc:

    [1] Hộ nghèo, cận nghèo;

    [2] Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn;

    [3] Người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo;

    [4] Khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

Vậy nếu các cặp vợ chồng sinh con một bề gái thuộc 04 trường hợp trên sẽ được nhà nước hỗ trợ. Lưu ý, không phải tất cả các cặp vợ chồng sinh con một bề gái đều được hỗ trợ mà phải đúng đối tượng nêu trên mới được hỗ trợ.

Quyết định 468/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 23/03/2016, nhưng tính đến nay chỉ có UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND về mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019 – 2025.

Theo Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND, mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được ấn định như sau:

Tên chính sách

Đối tượng

Khen thưởng

Chính sách điều chỉnh và duy trì mức sinh vùng, đối tượng, góp phần kéo dài thời kỳ dân số vàng, đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ tại địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ấp, khu vực [gọi là ấp] duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 3 năm liên tục.

Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, thưởng kèm 3.000.000 đồng/ấp

Ấp duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 5 năm liên tục.

Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, thưởng kèm 5.000.000 đồng/ấp

Xã, phường, thị trấn [gọi là xã] duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 3 năm liên tục.

Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, thưởng kèm 15.000.000 đồng/xã

Xã duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 5 năm liên tục.

Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, thưởng kèm 25.000.000 đồng/xã.

Chính sách khuyến khích khen thưởng, biểu dương cặp vợ chồng sinh đủ 2 con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; cho cha mẹ sinh con một bề là gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

Gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ nhưng không vi phạm chính sách dân số kể từ khi sinh con gái thứ 2

  • Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

  • Xét khen thưởng hằng năm do cấp tỉnh tổ chức.

Gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái

  • Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.

  • Xét khen thưởng hằng năm do cấp huyện tổ chức.

Lưu ý: Đối tượng phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

Chính sách tư vấn, tầm soát các bệnh, dị tật bẩm sinh trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng sống vùng có nguy cơ, vùng nhiễm chất độc đioxin trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng sống vùng có nguy cơ, vùng nhiễm chất độc đioxin trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Hỗ trợ chi phí sàng lọc trước sinh cho phụ nữ mang thai [siêu âm và xét nghiệm tầm soát Hội chứng Down, Edward và Patau, dị tật ống thần kinh] và sàng lọc sơ sinh [xét nghiệm tầm soát bệnh thiếu men G6PD, bệnh suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận, bệnh do rối loạn chuyển hóa, chứng suy thính giác], theo giá dịch vụ y tế hiện hành.

Hỗ trợ cộng tác viên dân số, cán bộ y tế tư vấn, tuyên truyền vận động trong cộng đồng thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh

15.000 đồng/đối tượng được thực hiện sàng lọc.

Chính sách động viên, khuyến khích cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình ấp, khu vực.

Cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Hỗ trợ thấp nhất 30% chi phí mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ theo Điều 73 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, tiền thưởng đi kèm Bằng khen, Giấy khen được quy định như sau:

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Tập thể: 2.980.000 đồng

[2,0 lần mức lương cơ sở]

Cá nhân: 1.490.000 đồng

[1,0 lần mức lương cơ sở]

Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện,
thị xã, thành phố

Tập thể: 894.000 đồng

[0,6 lần mức lương cơ sở]

Cá nhân: 447.000 đồng

[0,3 lần mức lương cơ sở]

Xem toàn văn Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND về mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019 – 2025 TẠI ĐÂY.

Lê Hải

Video liên quan

Chủ Đề