Sinh xong bao lâu được ăn chua

Đồ chua là món khoái khẩu của nhiều chị em. Ăn chua không gây hại cho sức khỏe nhưng với chị em sau sinh thì không hẳn. Vậy chị em sau sinh bao lâu được ăn chua?

Nội dung bài viết

Hầu như chị em ai cũng thích ăn chua nhưng đồ chua lại không hẳn tốt cho phụ nữ sau sinh. Vậy tại sao phụ nữ sau khi sinh nở phải kiêng ăn thức ăn có vị chua và sau sinh bao lâu được ăn chua? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em. Để biết được thông tin chính xác về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn chua? - Ảnh minh họa: Internet

Tại sao phụ nữ sau sinh không được ăn chua?

Những loại thực phẩm chua có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì không hẳn như vậy. Trong thực phẩm chua có chứa nhiều axit có hại cho hệ tiêu hóa. Nồng độ axit trong thực phẩm chua có thể khiến cơ thể của mẹ sau sinh bị suy yếu, mất cân bằng lượng sữa cho con bú.

Thực phẩm chua chứa nhiều axit có hại cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ sau khi sinh thường hệ tiêu hóa sẽ yếu, sức đề kháng chưa hồi phục hoàn toàn nên việc ăn chua sẽ làm cho mẹ cảm thấy khó chịu trong người. Ngoài ra, việc ăn thức ăn chua sẽ gây ra các phản ứng mạnh trong cơ thể như nôn ói, khó tiêu, xót ruột,... Lâu dần sẽ làm cho việc ăn uống của mẹ trở nên khó khăn.

Sau khi sinh cơ thể phụ nữ trở nên rất yếu, do đó họ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để sức khỏe sớm được phục hồi cũng như có sữa cung cấp cho bé. Theo quan niệm của nhiều người, ít nhất 3 tháng sau sinh thì mẹ mới có thể ăn những thức ăn có vị chua nhẹ như cam, quýt. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sĩ thì các mẹ nên kiêng cữ và không ăn đồ chua ít nhất là 6 tháng, để đảm bảo cho bé nhận được nguồn dinh dưỡng an toàn nhất.

Mẹ nên kiêng ăn đồ chua ít nhất 6 tháng sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, các mẹ sau sinh cũng nên kiêng không ăn những loại thức ăn có vị cay, thức ăn đã chế biến sẵn [đóng hộp] hoặc thức ăn kém vệ sinh, không có nguồn gốc rõ cũng như thành phần dinh dưỡng không cụ thể.

Những loại thực phẩm chua mà mẹ không nên ăn

Dưới đây là những thực phẩm có vị chua mà mẹ sau sinh nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn.

Đồ chua tự nhiên

Những loại thực phẩm có vị chua tự nhiên như chanh, khế, xoài, cóc,... chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng lại không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu và mẹ sau khi sinh. Chúng chứa một lượng axit lớn, cho nên việc ăn nhiều có thể làm cho bạn bị xót ruột và gây cảm giác khó chịu.

Xoài chứa lượng axit lớn không tốt cho mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chưa tốt. Do đó, việc ăn đồ ăn chua sẽ làm cho dịch dạ dày tiết ra nhiều. Điều này có thể khiến mẹ bị nôn ói, trường hợp nặng hơn có thể làm cho mẹ bị viêm loét dạ dày, thậm chí thiếu máu.

Đồ chua lên men

Đồ chua lên men ít dinh dưỡng và chứa chất gây ung thư không tốt cho mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Những loại đồ ăn chua được lên men như dưa muối, củ cải muối là những đồ ăn mà các mẹ nên kiêng sau khi sinh. Mặc dù đây là những thực phẩm ngon và có lợi cho đường ruột nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng, chúng có thể chứa chất gây ung thư không thích hợp cho các mẹ sau sinh. Hơn nữa, đặc thù của những món lên men là nếu để quá lâu thì các chất dinh dưỡng sẽ mất đi.

Thức ăn ngâm đường hoặc ngâm muối ớt

Có thể nói đồ ăn chua ngâm với đường hoặc muối ớt đã trở nên phổ biến và là món ăn vặt được nhiều chị em yêu thích. Nhưng thật đáng tiếc vì chúng không phải là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mà ngược lại chúng còn gây hại cho sức khỏe của mẹ. Chúng làm mất cân bằng độ PH có trong dạ dày, khiến mẹ bị chướng bụng, khó tiêu.

Sau sinh bao lâu được ăn sữa chua?

Sữa chua rất tốt cho mẹ sau sinh. Một số lợi ích khi mẹ sau sinh ăn sữa chua bao gồm:

  • Bổ sung canxi cho mẹ và bé
  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
  • Giải tỏa căng thẳng, áp lực cho mẹ
  • Phòng tránh bệnh cao huyết áp cho mẹ.

Thông thường, nếu bạn là người có sức khỏe tốt và ổn định thì chỉ cần 1 tuần sau sinh là bạn có thể ăn được sữa chua.

Sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường?

Mẹ sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường được? - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ sau khi sinh có thể ăn uống lại bình thường khoảng từ tuần thứ 8 nếu thể trạng của mẹ tốt và mau hồi phục sức khỏe. Ở giai đoạn này, các chị em nên hình thành cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Với những mẹ sinh mổ, thời gian ăn uống bình thường trở lại sẽ lâu hơn. 

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có đáp án cho câu hỏi phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn chua. Bạn nên kiêng ăn những thực phẩm chua hoặc chỉ nên ăn với một lượng ít để sức khỏe được đảm bảo. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước lọc và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cơ thể sớm hồi phục.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phu-nu-sau-sinh-bao-lau-duoc-an-chua-352935.html

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu được ăn chua? Các chuyên gia khuyên bà đẻ cần kiêng đồ chua ít nhất 6 tháng để em bé được bú sữa mẹ với đủ lượng cần thiết mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Nội dung bài viết:

  • Tại sao phải kiêng đồ chua sau sinh? Ăn đồ chua gây mất sữa ở phụ nữ sau sinh đúng hay sai?
  • Các loại thực phẩm chua ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?
  • Sau sinh bao lâu được ăn chua?
  • Sau sinh ăn sữa chua được không?

Tại sao phải kiêng đồ chua sau sinh? 

Trên thực tế, thực phẩm chua thường dễ ăn, không gây ngán và cung cấp một số vitamin cần thiết cho con người. Nhưng cũng không thể quên lượng axit trong thực phẩm có vị chua rất cao, gây hại đến dạ dày, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, cơ thể yếu ớt.

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng ăn đồ chua vì thực phẩm chua chứa nhiều axit, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là mẹ mới sinh hệ tiêu hóa còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy…

Ăn quá nhiều đồ chua có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, điều này là vô cùng nguy hiểm trong giai đoạn hậu sản khi người phụ nữ đã mất đi lượng máu khá lớn sau cơn vượt cạn, đồng thời lại phải đảm bảo nguồn sữa cho con bú

Đồ chua có chứa nhiều axit nên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh [Ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đồ chua có gây mất sữa không?

Nếu nói ăn đồ chua sau sinh gây mất sữa hoàn toàn là không đúng. Những các chất trong đồ chua có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ. Vì vậy hãy cân nhắc nếu bạn có ý định ăn đồ chua trong giai đoạn cho con bú nhé.

Ngoài ra nếu mẹ ăn nhiều loại thực phẩm lên men như dưa, cà được ngâm muối quá lâu sẽ khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Trong một số trường hợp, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra buồn nôn, mất tập trung, khó tiêu, xót ruột..

Khám phá thêm:

Mẹ sau sinh ăn sữa chua được không và những lầm tưởng của hội bỉm sữa

Các loại thực phẩm chua ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?

Trước hết, mẹ cần phân biệt rõ 3 nhóm thực phẩm chua: thực phẩm chua tự nhiên [trái cây], thực phẩm chua lên men [muối chua, cải muối,…] và cuối cùng là thực phẩm chua ngâm đường [xoài ngâm, cóc ngâm,…].

1. Đồ chua tự nhiên

Những loại trái cây có múi, vị chua và giàu vitamin C được nhiều mẹ ưa thích và đưa vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh như cam, quýt, bưởi,… Tuy nhiên, chị em sau sinh không nên ăn quá nhiều vì trong những loại quả chua này có chứa rất nhiều axit [ví dụ như trong 100g khế chứa khoảng 125mg axit hữu cơ] không tốt cho dạ dày của mẹ. Đặc biệt, đối với các mẹ đã gặp vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không được ăn đồ chua khi đang ở cữ vì điều đó có thể làm dạ dày của mẹ co bóp mạnh, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm loét dạ rất nguy hiểm.

Mẹ cần biết rằng một số hợp chất có trong những loại trái cây này như vị chua có thể đi vào sữa mẹ và truyền cho con, dẫn đến kích thích hệ tiêu hóa khiến bé bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẫn đỏ trên da. Chính vì vậy, mẹ hãy cân nhắc và thay thế như ăn đu đủ, xoài chín sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin C hiệu quả và an toàn hơn cho con.

2. Đồ chua lên men

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ đang ở cữ không nên dùng thực phẩm này. Tuy thực phẩm muối chua cũng cung cấp một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhưng chúng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay các loại thực phẩm muối chua đang được các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây ung thư cho người ăn nên mẹ sau sinh càng phải kiêng cữ và tránh xa loại thực phẩm này khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, nếu ăn phải đồ muối quá lâu hoặc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì điều đó sẽ cản trở quá trình hấp thụ, trao đổi chất dinh dưỡng của các mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Các loại củ quả ngâm chua có nguy cơ gây tiêu chảy cho mẹ [Ảnh: istockphoto]

3. Các loại đồ chua ngâm đường hoặc muối ớt

Các loại quả chua đồ chua ngâm [xoài, cóc chua… trộn cùng muối ớt hoặc ngâm với đường] luôn là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng đây không phải là nhóm thức ăn bổ dưỡng cho mẹ và bé sau sinh. Vì những món này có thể làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, không tốt cho sữa mẹ nuôi con hoặc có thể gây ra sự mất tập trung, khó tiêu hay xót ruột cho các mẹ.

Chưa kể ăn các loại quả chua dầm không đảm bảo vệ sinh còn có thể gây tiêu chảy cho các mẹ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé khi trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, ảnh hưởng của thực phẩm chua còn kéo dài về sau khi nó khiến thận, răng, hệ tiêu hóa của mẹ bị suy yếu và việc ăn uống lúc đó sẽ gặp nhiều khó khăn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khám phá thêm:

Sau sinh bao lâu được ăn chua?

Vậy, câu hỏi đặt ra là sau sinh bao lâu thì ăn chua được? Thông thường, những chuyên gia có lời khuyên rằng các mẹ nên kiêng ăn đồ chua ít nhất là 6 tháng sau sinh để em bé được bú sữa mẹ với đủ lượng cần thiết mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng khem các thực phẩm cay nóng, thức ăn đóng hộp, kém vệ sinh hay có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để bảo vệ và phục hồi sức khỏe sau sinh thật tốt.

Mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên [hoa quả cam, quýt] trong tuần đầu sau sinh với lượng vừa phải [Ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Như vậy, các mẹ có thể ăn đồ chua tự nhiên [hoa quả cam, quýt] trong tuần đầu sau sinh. Đồng thời, ăn cả rau xanh, bổ sung chất xơ và đa dạng các loại thực phẩm khác: thịt, cá, trứng, sữa… Còn đối với nhóm thực phẩm chua do lên men, ngâm đường thì cần kiêng lâu hơn, ít nhất là 6 tháng đầu cho con bú. Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý:

  • Dù ngon đến mấy thì cũng không ăn quá nhiều đồ chua.
  • Không ăn đồ chua lúc đói, gây xót ruột, hại dạ dày.
  • Những món như: dưa muối, cà muối hay xoài dầm, cóc dầm… cần đảm bảo yếu tố vệ sinh để không gây đau bụng, tiêu chảy….
  • Những mẹ có tiền sử bị tiểu đường loại 2, sỏi thận… nên hạn chế ăn chua vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.

Sau sinh ăn sữa chua được không?

Sữa chua mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bỉm sữa nên câu trả lời là ăn được mẹ nhé. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ sau sinh nên ăn sữa chua sau bữa cơm như một món tráng miệng và hỗ trợ tiêu hóa. Đừng ăn sữa chua vào lúc đói vì lúc này các lợi khuẩn dễ bị acid dạ dày tiêu diệt, làm giảm tác dụng của sữa chua.

Mẹ có thể ăn sữa chua có đường hoặc không đường, kết hợp với trái cây để đẹp da, hoặc dùng các loại có sẵn nha đam giúp da thanh mát, hoặc sữa chua lựu đỏ giàu chất chống oxy hóa để da tươi trẻ.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em giải đáp được thắc mắc sau sinh bao lâu được ăn chua? Tùy vào tính chất, mức độ chua, các mẹ có thể cân nhắc để vừa được ăn món mình yêu thích, vừa đảm bảo dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng tới sữa mẹ.

Nguồn thông tin: Ăn sữa chua đúng cách – VnExpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề