Số bội giác của kính lúp là 20 x tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?

Các câu hỏi tương tự

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 50: Kính lúp giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Một ngôi sao.

B. Một con vi trùng.

C. Một con kiến.

D. Một bức tranh phong cảnh.

Lời giải:

Chọn C. Một con kiến. Vì kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ như ruồi, kiến. Các ngôi sao tuy rất to nhưng ở xa nên kính lúp không quan sát được, những con vi trùng thì quá nhỏ nên không dùng kính lúp để quan sát được, còn bức tranh phong cảnh to nên không cần dùng kính lúp, mắt thường vẫn có thể quan sát được.

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

Lời giải:

Chọn C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.

Kính lúp là thấu kính hội tụ nên đáp án A, B sai và đặc điểm của thấu kính hội tụ này là có tiêu cự ngắn nên đáp án C là đáp án đúng.

Lời giải:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật. Để kiểm tra, có thể dùng kính để quan sát một chiếc bút chì được nhìn qua kính, phần còn lại nằm ngoài kính. Khi đó phần nhìn qua kính lớn hơn, còn phần nằm ngoài kính thì nhỏ hơn. Như vậy có thể nhìn thấy ảnh của bút chì qua kính.

Lời giải:

Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính có bội có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát.

Kính lúp 2x có tiêu cự là: f = 25/2 = 12,5cm

Kính lúp 3x có tiêu cự là: f = 25/3 = 8,3 cm

Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.

a] Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ

b] Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo

c] Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?

Gợi ý: Dựa vào hình vẽ để tính

Lời giải:

a] Dựng ảnh như hình 50.5

b] Ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật.

c] Ta đặt: OA = d = 8cm; OA’ = d’; OF = OF’ = f = 10cm

Trên hình 50.5, xét hai cặp tam giác đồng dạng:

∆A’B’F’ và ∆OIF’; ∆OAB và ∆OA’B’.

Từ hệ thức đồng dạng ta có:

Vì AB = OI [tứ giác BIOA là hình chữ nhật]

Từ [1] suy ra:

Vậy A’B’ = 5.AB hay ảnh lớn gấp 5 lần vật.

Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần dùng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính

b] Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10mm thì phải “đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet?

c] Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đến đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn ?

Lời giải:

a] Dựng ảnh như hình vẽ 50.5

Trên hình 50.5, xét hai cặp tam giác đồng dạng:

ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’.

Từ hệ thức đồng dạng ta có:

Vì AB = OI [tứ giác BIOA là hình chữ nhật]

Từ [1] và [2] suy ra:

Thay số: A’B’ = 10mm; AB = 1mm; f = 10cm = 100mm

Vậy vật cách kính 9cm và ảnh cách kính 90cm.

b] Tương tự, thay số: AB = 1mm; A’B’ = 10mm; f = 40cm = 400mm

Vậy vật cách kính 36cm và ảnh cách kính 360cm.

c] Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao l0 mm. Trong trường hợp a] thì ảnh cách mắt có 90cm, còn trong trường hợp b] ảnh cách kính đến 360cm. Như vậy, trong trường hợp a] ảnh nằm gần mắt hơn và người quan sát sẽ thấy ảnh lớn hơn so với trường hợp b].

A. Một người thợ chữa đồng hồ.

B. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ

C. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.

D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa

Lời giải:

Chọn D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Vì một học sinh bình thường thì không cần kính lúp để đọc sách giáo khoa, còn trường hợp A người thợ chữa đồng hồ cần kính lúp để quan sát những chi tiết nhỏ trong đồng hồ, nhà nông học cần kính lúp để quan sát những sâu bọ nhỏ mắt thường khó quan sát được còn nhà địa chất cần kính lúp để nghiên cứu mẫu quặng.

A. 10cm

B. 15cm

C. 20cm.

D. 25cm

Lời giải:

Chọn D. 25cm. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn nên tiêu cự lớn hơn hoặc bằng 25 cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.

A. Một ảnh thật, ngược chiều vật

B. Một ảnh thật, cùng chiều vật

C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.

D. Một ảnh ảo, cùng chiếu vật.

Lời giải:

Chọn D. Một ảnh ảo, cùng chiếu vật.

Vì vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính nên sẽ cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

A. Một thấu kính hội tụ có tiêụ cự 2,5cm;

B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5cm.

C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm

D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm

Lời giải:

Chọn C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm

Vì kính lúp là một thấu kính hội tụ và tiêu cự của thấu kính có số bội giác 2,5x là:

f = 25/2,5 = 10 cm

a] Kính lúp là

b] Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn

c] số bội giác của một kính lúp là một đại lượng

d] Số bội giác của kính lúp được tính theo công thức

1. Dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt

2. G = 25 / f[cm]

3. 25cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng

4. một thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn

Lời giải:

a- 4      b- 3      c- 1      d- 2

a] Muốn quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp, ta phải đặt vật

b] Khi đó, kính sẽ cho ta một

c] tất nhiên, nếu đặt vật sát ngay mắt kính lúp thì

d] Còn nếu ta đặt vật tại ngay tiêu điểm của kính thì

1. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

2. Kính sẽ chẳng có tác dụng gì, vì ảnh ảo sẽ bằng vật.

3. Ta cũng vẫn sẽ quan sát được ảnh của vật qua kính

4. Trong khoảng tiêu cự của kính

Lời giải:

a – 4      b – 1      c – 2      d – 3

Câu hỏi:Một kính lúp có số bội giác 5x, tiêu cự của kính lúp có giá trị là:

A.5 cm

B.5m

C.5 mm

D.5 dm

Lời giải:

Đáp án đúng:A.5 cm

Giải thích :

Số ghi trên vành kính lúp là số bội giác của kính.

Sau khi biết được đáp án của câu hỏimột kính lúp có số bội giác 5x, tiêu cự của kính lúp có giá trị làbao nhiêu. Thì chúng ta hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về kính lúp, một số điều mà chúng ta còn chưa biết kính lúp nhé.

1. Kính lúp là gì?

Kính lúplà một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại một hình ảnh lên rất nhiều lần. Kính lúp là dạng đơn giản nhất của kính hiển vi thường có đường kính từ vài centimet đến vài chục centimet, được bảo vệ bởi một khung và có thêm tay cầm.

2.Cấu tạo của kính lúp

Kính lúp mà chúng ta thường gặp được cấu tạo bở một thấu kính hội tụ hoặc là một hệ ghép tương đương.

Tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại mà nó sẽ có độ phóng đại khác nhau. Phần mặt kính chúng ta hay quan sát được gọi là “Thị Kính”. Phần viên bên ngoài của thị kính được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng yêu cầu thường phải là vật liệu cứng để có khả năng bảo vệ tốt hơn.

Phần tay cầm hoặc là chân đế của kính lúp sẽ được cấu tạo tùy theo từng loại. Đối với những sản phẩm đơn giản nhỏ gọn và chỉ sử dụng nhằm mục đích để kiểm tra các chi tiết đơn giản có thể dùng dạng tay cầm. Đối với những chi tiết phức tạp thì có thể phải điều chỉnh bằng các thông số, do đó phần chế đế sẽ có kết cấu phức tạp hơn.

Kính lúphoạt động nhờ tạo ra một ảo ảnh nằm đằng sau kính cùng phía với vật thể cần phóng đại để có thể nhìn thấy được sự vật một cách chi tiết nhất. Để làm được điều đó thì bạn cần phải đặt kính ở vị trí vừa đủ gần, khoảng cách giữ vật và kính nhỏ hơn tiêu cự của kính thì mới cho ra được hình ảnh phóng đại và rõ nét.

Một số loại kính lúp có tấm bảo vệ gấp lại được khi không dùng tránh được việc xây xước mặt kính hoặc một số kính được thiết kế để bàn và hình thành lên kính lúp để bàn. Một số kính được thiết kế giống thấu kính Fresnel để giảm được độ dày cho tấm kính.

3. Công dụng của kính lúp

Kính lúp thường được phục vụ trong việc đọc chữ hay quan sát các vật thể nhỏ và dùng trong một số thí nghiệm khoa học đơn giản ở các trường học. Không chỉ thế mà nó còn là biểu tượng của các chuyên gia trinh thám khi họ dùng kính lúp để quan sát dấu vết tội phạm.

4. Các loại kính lúp

Kính lúp được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống và bao gồm nhiều loại như:

- Kính lúp cầm tay bao gồm kính lúp cầm tay đọc sách hoặc kính lúp kỹ thuật.

- Kính lúp xem vải, trame mực bao gồm kính lúp dạng xếp và kính lúp dạng chén úp.

- Kính lúp để bàn có đèn bao gồm kính lúp kẹp bàn và kính lúp chân di động.

Kính lúp được dùng khá phổ biến trong cuộc sống với những lĩnh vực như xem kim cương đá quý nữ trang, sửa chữa máy ảnh đồng hồ, kiểm tra vi mạch điện tử, kiểm tra chi tiết cơ khí hay nghiên cưu tem, đồ cổ,...

5. Công thức tính số bội giác của kính lúp

Số bội giác là đại lượng đặc trưng cho các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, được xác định bằng thương số giữa góc trông ảnh qua dụng cụ quang học và góc trông trực tiếp vật.

Trong quá trình sản xuất, trên kính lúp thường ghi các giá trị 3x, 5x, 8x …sẽ có số bội giác tương ứng là 3, 5 ,8 …chúng có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn hơn ba lần,năm lần, tám lần… góc trông trực tiếp vật [Nói một cách ngắn gọn là tạo ảnh lớn gấp 3 lần, 5 lần, 8 lần…vật].

6.Một số bài tập liên quan đến kính lúp, tiêu cự của kính lúp trong các kì thi

Bài tập 1: Một người bị cận thị và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 10cm, giới hạn nhìn rõ là 20 cm. Bạn này dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có tiêu cự là 5cm, và kính đeo sát mắt. Để quan sát vật thì bạn đó phải đặt vật trong khoảng nào trước kính. Em hãy tính số bội giác của kính lúp trong trường hợp bạn học sinh này ngắn ở điểm cực cận và điểm cực viễn.

Bài tập 2: Một người có đôi mắt bình thường, không bị tật, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm. Dùng một kính lúp có số bội giác là 5x, để quan sát một vật nhỏ. Và đặt kính lúp cách mắt 4 cm. Hỏi: Để nhìn thấy vật thì vật phải đặt ở trong khoảng nào trước kính. Tính tiêu cự của kính lúp này là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một kính lúp trên vành kính có ghi 5x. Một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm và quan sát một vật bằng việc ngắm chừng ở vô cực. Các bạn hãy cho biết số bội giác của kính trong trường hợp này là bao nhiêu?

Trên đây là một số bài tập liên quan đến kính lúp mà các bạn nên biết. Nó giúp các bạn ôn thi khi các bài kiểm tra môn vật lý. Hãy ôn kỹ lý thuyết ở trên để có thể làm bài tập một cách dễ dàng và đơn giản nhé.

Video liên quan

Chủ Đề