So sánh efferalgan và các thuốc giảm đau hạ sốt năm 2024

Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi không cần kê đơn để hạ sốt, giảm đau... Chính vì thế, thuốc dễ bị lạm dụng, gây ra các phản ứng có hại nặng nề nếu sử dụng kéo dài. Vậy, khi nào nên dùng paracetamol và khi nào dùng ibuprofen và đâu là những cảnh báo nguy hiểm?

1. Lựa chọn paracetamol và Ibuprofen trong trường hợp nào?

1.1. Paracetamol

Paracetamol, hay còn gọi là acetaminophen, là một hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, nhưng không có tác dụng chống viêm mạnh như ibuprofen.

Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Paracetamol có thể giảm đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng và hạ sốt. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm, vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm, trái ngược với aspirin và NSAID.

So sánh efferalgan và các thuốc giảm đau hạ sốt năm 2024

Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi không cần kê đơn.

1.2. Ibuprofen

Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau và chống kết tập tiểu cầu.

- Đối với tác dụng giảm đau, ibuprofen thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa, đau khu trú... Thuốc không giảm đau do các vấn đề nội tạng và không gây nghiện. Ibuprofen được chỉ định trong các trường hợp như đau răng, đau do viêm khớp mạn tính, đau bụng kinh, đau đầu và đau nhức cơ bắp do vận động mạch.

- Đối với tác dụng hạ sốt, ibuprofen có tác dụng hạ sốt khi có các tác nhân gây sốt như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn, không gây hạ thân nhiệt trên những người bình thường. Tác dụng hạ sốt của ibuprofen kéo dài hơn so với paracetamol.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết (các triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm với sốt thông thường), nếu dùng ibuprofen hạ sốt sẽ rất nguy hiểm, do thuốc này có tác dụng chống đông máu khiến hiện tượng chảy máu do sốt xuất huyết không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa.

Không nên dùng ibuprofen để giảm đau hạ sốt trong các trường hợp :

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Bệnh nhân loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

- Bệnh có tiền sử dị ứng với ibuprofen, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.

- Bệnh nhân hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

- Không dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Các nghiên cứu cho thấy các NSAID có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. NSAID cũng gây nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng dùng ibuprofen có thể ức chế co bóp tử cung, làm chậm đẻ và gia tăng nguy cơ chảy máu ở người mẹ nếu sử dụng trong 7 ngày trước khi sinh.

2.Cảnh giác với tác dụng không mong muốn của paracetamol và ibuprofen

2.1. Đối với paracetamol

- Sử dụng paracetamol quá liều khuyến cáo hoặc khi chức năng gan suy giảm có thể gây độc tính trên gan, hoại tử tế bào gan.

- Khi sử dụng paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các biểu hiện phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da như hoại tử biểu bì độc hại, có thể bong da, thậm chí tử vong. Nếu gặp các triệu chứng trên, nên ngừng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ.

2.2. Đối với ibuprofen

- Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Do ức chế tổng hợp prostaglandin dẫn tới giảm tạo chất nhầy, yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng nên thuốc có thể gây ra viêm dạ dày -tá tràng. Tuy nhiên tác dụng này của ibuprofen khá nhẹ so với các thuốc khác cùng nhóm NSAID.

- Trên thận: Nếu dùng thuốc kéo dài có thể làm giảm lưu lượng máu tới thận, giảm mức lọc cầu thận, gây rối loạn chức năng thận; gây các biểu hiện như tiểu ít, không đi tiểu, phù.

- Phản ứng dị ứng: Phù mặt, khó thở, phát ban trên da...

- Có thể gặp khó thở, đau ngực, giảm thị lực, suy nhược, gây cơn hen giả.

- Gây xuất huyết do tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu nên một số trường hợp dẫn tới xuất huyết, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu, đi ngoài ra phân đen.

- Chán ăn, nôn, buồn nôn, vàng da, ngứa da, đau đầu nặng...

3. Khi nào cần phối hợp paracetamol và ibuprofen?

Sự kết hợp của ibuprofen và paracetamol ở liều điều trị hợp lý sẽ an toàn hơn khi sử dụng 2 viên riêng rẽ, nhưng lại cho hiệu quả giảm đau cao hơn.

Thuốc được chỉ định giảm đau kháng viêm trong các trường hợp: Đau cơ, đau khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh (đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức...), điều trị nhức đầu, cảm sốt, đau răng, đau bụng kinh...

Để tránh những rối loạn về tiêu hóa, nên uống thuốc vào lúc no và uống với một cốc nước lớn (khoảng 200-250 ml). Chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với paracetamol, ibuprofen, aspirin, các NSAID khác; loét tiêu hóa tiến triển; bệnh tim, gan, thận; hen hoặc co thắt phế quản; rối loạn chảy máu; 3 tháng cuối thai kỳ.

Cần đặc biệt chú ý, đây là loại thuốc thường dùng để điều trị đau cấp tính, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không dùng liên tục kéo dài, vì để giảm đau bền vững phải điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Do đó, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng điều trị thích hợp.

Trẻ 30kg uống hạ sốt bao nhiêu Efferalgan?

Liều dùng: 10 - 15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 đến 6 giờ . Liều tối đa 3g/ ngày đối với người lớn. Không quá 80mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37 kg và 3g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37 kg.

Sốt bao nhiêu đó thì uống thuốc hạ sốt Efferalgan?

F0 điều trị tại nhà bị sốt dùng thuốc thế nào? Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu là người lớn: \> 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Thuốc hạ sốt Efferalgan uống khi nào?

Trẻ từ 10 - 13 tuổi uống 1 viên/lần, lặp lại sau 6 giờ nếu không đỡ và uống không quá 4 lần/ngày. Trẻ từ 15 tuổi trở lên uống 1 viên/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu không đỡ và uống không quá 6 viên/ngày. Người lớn: uống 1 viên/lần và lặp lại sau 4 – 6 giờ tùy tình trạng sốt hoặc mức độ đau.

Thuốc hạ sốt Efferalgan 150mg cho trẻ em bao nhiêu tuổi?

Dạng thuốc này dành cho trẻ em cân nặng từ 10 đến 40 kg (khoảng 2 tuổi đến 11 tuổi).