So sánh nguyên nhân tính chất kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ những nguyên nhân:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốcvề vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo Hung, I-ta-li-a] và khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Cuộc chiến diễn ra từ năm 1914 kéo dài đến năm 1918 và được chia ra làm hai giai đoạn. Kết cục của chiến tranh là sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai đầy đủ

  • So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
  • Lập bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

Đề bài: So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

*Giống nhau

  • Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
  • Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
  • Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

*Khác nhau

- Phe tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

- Thành phần các nước tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa [Liên Xô]

- Phạm vi, quy mô

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;

- Tính chất

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

- Hậu quả:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

1.Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.

+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [1929-1933] đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.

2. Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Ita-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la..

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

3. Vai trò của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức [thời gian 1944 – 1945]. Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin.

+ Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá huỷ lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về nguyên nhân, tính chất, kết cục trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914 - 1918] và Chiến tranh thế giới lần thứ hai [1939 - 1945]

Thứ bảy - 26/06/2021 17:17

Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về nguyên nhân, tính chất, kết cục trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914 - 1918] và Chiến tranh thế giới lần thứ hai
[1939 - 1945]. Thái độ của anh [chị] đối với chiến tranh như thế nào ?

tải xuống [3]

Hướng dẫn làm bài
Nội dungChiến tranh thế giới thứ nhất [1914 - 1918]Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945]
Nguyên nhân xảy ra chiến tranh+ Nguyên nhân sâu xa : Là sự phát triển không đều của các nước chủ nghĩa tư bản. Từ đó nảy sinh ra mâu thuẫn gay gắt đòi chia thị trường thế giới.
+ Nguyên nhân trực tiếp : Là sự kình địch giữa hai khối đế quốc đối lập [khối liên minh: Đức, Áo-Hung, Italia với khối hiệp ước : Anh, Pháp, Nga].
Duyến cớ: Vụ ám sát hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung. Lợi dụng cớ đó Đức đòi Áo tuyên chiến với Xécbi ...
+ Nguyên nhân sâu xa : Là sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi, các đế quốc phát xít [Đức, Italia, Nhật Bản tìm cách phá vỡ hệ thống Vécxai - Oasinhtơn phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
+ Nguyên nhân trực tiếp : Là cuộc khủng hoảng kinh tế [1929 - 1933] dẫn đến các nước phát xit đi theo con đường phát xít hóa, phát động chiên tranh để thoát khỏi khủng hoảng.
Tính chấtCuộc chiến tranh [1914 - 1918], đối với cả hai bên tham chiến đều là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa.Cuộc chiến tranh [1939 - 1945]. Trong giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh mang tính chất xâm lược và phi nghĩa.
Trong giai đoạn cuối là cuộc chiến tranh mang tính chất chống chủ nghĩa phát xít, cuộc chiến chính nghĩa.
Kết cục- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo- Hung.
+ 10 triệu người chết , 20 triệu người bị thương, chi phí cho chiến tranh là 85 tỉ đô la.
+ Hòa ước Véc-xai được ký kết [28/06/1919]. Các nước bại trận phải chịu những điều khoản nặng nề.
+ Bọn đế quốc các nước thắng trận thu nhiều món lợi lớn.
+ Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân các nước thuộc địa, phụ thuộc phát triển manh mẽ, nổi bật là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt kết thúc thời cận đại, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử loại người.
  • Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia - Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát - xít. Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít.
  • Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4.000 tỉ đô la.
  • Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới. Cuộc chiến chống phát xít Liên Xô đã giữ vai trò một lực lượng đi đầu và là một lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
♦♦♦ Thái độ của anh [chị] đối với chiến tranh:


  • Căm ghét chính trị vì chính trị đã gây nên nhiều tai hoạ cho nhân loại [minh hoạ bằng số liệu Chiến tranh thế giới thứ nhất : làm khoảng 10 triệu người chết, vài chục triệu người bị thương và tàn phế, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa bị phá huỷ,.. .chi phí chính trị lên đến 85 tỉ USD].
  • Tích cực đấu tranh bảo vệ nền hoà bình thế giới. Trước mắt là bảo nền hoà bình của đất nước, luôn cảnh giác trước mọi âm mưu gây chiến của kẻ thù trên các mặt quân sự, chính trị, lẫn kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề