So sánh ổ cứng SATA và SSD

Ổ cứng SSD sở hữu nhiều ưu điểm về tốc độ, độ bền và kích thước so với loại HDD trước đây. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu thử có bao nhiêu loại ổ cứng SSD hiện nay trên thị trường, và cách nhận biết.

1Các loại SSD trên thị trường hiện nay

Để phân loại theo ổ cứng, bạn có thể dựa vào yếu tố như kích thước, chuẩn công nghệ và hình dạng ổ, cụ thể như sau:

SSD 3.5 inch SATA

SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và đang dần bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

SSD 2.5 inch SATA III

Ổ cứng SSD 2.5 inch SATA III được sử dụng khá phổ biến hiện nay với tốc độ đọc - ghi dữ liệu giới hạn ở mức 6Gbps tương đương 550MB/s. Với ưu điểm giá thành khá rẻ nên đang được trang bị trên hầu hết các dòng laptop phổ thông.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất còn tung ra phiên bảnSSD 2.5 inch SATA III NAND với công nghệ lưu trữ chip nhớ mới, giúp tăng tuổi thọ ổ cứng đáng kể so vớiSSD 2.5 inch SATA III truyền thống, tất nhiên giá thành của phiên bản này cũng cao hơn.

SSD 1.8inch micro SATA

SSD 1.8 inch micro SATAsử dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA với hình dáng chỉ to hơn thanh RAM đôi chút, đây là ổ SSD cókích thước nhỏhơn rất nhiều so với SSD 2.5 inch truyền thống, được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một số dạng mSATA half size có kích thước nhỏ hơn khoảng 25x30mm, nhưng các sản phẩm này rất hiếm và ít gặp trên thị trường. Về tốc độ SSD mSATA có tốc độ đọc ghi khoảng 550 MB/s, tương đương với chuẩn SSD 2.5 inch SATA và SSD M.2 SATA sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

SSD M.2 SATA

Tương tự nhưSSD 2.5 inch SATA III,SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độđọc - ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Tuy nhiên, kích thước củaSSD M.2 SATA III lại nhỏ gọn hơn so với SSD 2.5 inch SATA III, hình dáng chỉ tương tự như một thanh RAM máy tính thích hợp cho các dòng máy tính nhỏ gọn, nhẹ.

SSD M2 SATA không phải có 1 chuẩn duy nhất mà có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Trong đó, loại thông dụng đang được bán phổ biến trên thị trường là 2280, các loại khác thì vừa khó tìm, ít hãng sản xuất mà giá lại cao hơn khá nhiều.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều ổ cứng dạng SSD M.2 SATA NAND, đây là loại ổ cứng M2.SATA có sử dụng bộ nhớ flash NAND cho khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hơn và tốc độ nhanh hơn, gồm có các loại như sau:

  • Bộ nhớ flash đơn cấp [SLC]: lưu trữ 1 bit dữ liệu trên mỗi cell nên đạt tốc độ nhanh và có độ bền tốt, nhưng hạn chế về khả năng lưu trữ nhiều.
  • Bộ nhớ flash đa lớp [MLC]: lưu trữ 2 bit dữ liệu trên mỗi cell, cho khả năng lưu trữ dữ liệu cao nhưng lại có tốc độ chậm hơn SLC và có giá thành thấp. Để khắc phục về nhược điểm tốc độ, có nhiều loại ổ cứng bộ nhớ này sử dụng thêm lượng nhỏ bộ nhớ.
  • Bộ nhớ flash ba cấp [TLC]: lưu trữ 3 bit dữ liệu trên mỗi cell, cải thiện về dung lượng lưu trữ hơn MLC với giá phải chăng. Dù tốc độ kém hơn MLC nhưng cũng có một số ổ TLCsử dụng công nghệ lưu bộ nhớ đệm để cải thiện nhược điểm này.
  • Bộ nhớ flash bốn lớp [QLC]: mật độ lưu trữ tăng và giá thành có xu hướng càng rẻ nhưng độ bền không được đánh giá cao, phù hợp với dàn máy tính giá rẻ.

SSD M.2 PCIe

Ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s [tương đương 4 GB/s], tức cao hơn rất nhiều lần so vớiSSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

Điểm giống giữaSSD M.2 PCIe vàSSD M2 SATAchỉ là khe cắm M2, vì thếSSD M.2 PCIevẫn có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Kích thước phổ biến nhất của ổ cứng SSD M.2 PCIe là rộng 22 mm và dài 80 mm, các loại khác ít được sử dụng và sản xuất hơn.

2Cách phân biệt nhanh các loại ổ cứng SSD phổ biến

Để phân biệt các loại ổ cứng SSD bạn có thể tham khảo một số các dấu hiệu nhận biết như sau:

Ổ cứng SSD mSATA

  • Hình dạng của loại ổ cứng này giống như card wifi trên laptop, là dạng thu nhỏ của ổ cứng SSD truyền thống.
  • Tốc độ đọc - ghi: tối đa đạt 550mb/500mb.
  • Khe cắm thường có trên một số dòng laptop, mainboard B75, Surface Pro 2, 3,…

Ổ cứng SSD chuẩn M2

Là loại ổ cứng thế hệ mới, hình thức giống thanh RAM máy tính. Có 2 loại chínhlàM2 SATAvàM2 NVMe[PCIe]:

  • SSD M2 SATA: chân cắmcủa ổ có 2 rãnh 2 bên, kích thước phổ biếnlà 22×42và22x80mm, và tốc độ chỉ đạt khoảng 550 Mbps/ 550 Mbps[do bị giới hạn bởi băng thông].
  • M2 NVMe: chân cắm ổ có 1 rãnh bên phải, có kích thước phổ biến là 22x80mm, và tốc độ đạt khoảng 3.5 Gbps/ 2.5 Gbps.

Ổ cứng SSD chuẩn Micro SATA

  • Loại ổ SSD này hiếm gặp trên thị trường, có tên gọi khác là uSATA, dễ nhầm lẫn với mSATA.
  • Kích thước ổthường là 1.8 inch của hãng Samsung, Intel,… với Cấu tạo gồm 2 khối 7 Pin data và 9Pin [7+2] nguồn.

NVMe so với SATA III

Ví dụ,Samsung 860 Pro 1 TB, ổ SSD 2,5 inch với tốc độ đọc tuần tự tối đa là 560 MegaBytes mỗi giây [MB/s].Mẫu kế nhiệm của nó, 960 Pro NVMe, nhanh hơn gấp sáu lần, với tốc độ tối đa 3.500 MB/s!

Điều này là do các ổ đĩa trước khi có NVMe được kết nối với PC thông qua chuẩn SATA III, phiên bản thứ ba của giao diện bus máy tính Serial ATA.Trong khi đó, NVMe là giao diện host controller cho các ổ SSD thế hệ mới, cao cấp hơn.

SATA III và NVMe là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất để phân biệt giữa các ổ đĩa thế hệ trước và những ổ NVMe thế hệ mới nóng bỏng mà mọi người muốn sở hữu.Tuy nhiên, NVMe không phải là loại công nghệ tương tự như SATA III.

Chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao chúng ta sử dụng các thuật ngữ “SATA III” và “NVMe” để so sánh các công nghệ này.

So sánh ổ cứng SATA hay NVMe

Trang thông tin bằng hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cách thức tất cả các dạng thức và giao thức khác nhau được sử dụng trong các loại ổ SSD khác nhau và sự khác biệt về hiệu năng giữa chúng là gì

Tham khảo :Chọn SSD sao cho đúng- góc nhìn người tiêu dùng

So sánh nguyên lý và thông số kỹ thuật

Còn đây là so sánh cụ thể giữa 2 mã SSD Samsung 860 EVO 1TB mSATA và Samsung 970 Pro 1TB NVMe

Kết quả so sánh giữa Samsung 860 EVO 1TB mSATA và Samsung 970 Pro 1TB NVMe

So sánh các tác vụ trên máy

Về lý thuyết là như vậy, còn trên thực tế, SSD chuẩn SATA và SSD chuẩn NVMe có thực sự chênh lệch như các thông số nêu trên không? Mời các bạn tham khảo qua video test thực tế dưới đây nhé

Có thể thấy với nhu cầu gaming thì cá nhân khuyên nên chọn SATA nhé. Tuy tốc độ đúng là thấp hơn NVMe nhưng ko đáng kể khi load game, trong khi thường thì sẽ mua được dung lượng gấp đôi nếu cùng tầm giá. Như 2.5tr là có thể mua được 1TB SSD kiểu SS EVO hay QVO rồi, nhưng bên Nvme thì thường chỉ 512GB thôi. Nhiệt độ thì chắc chắn là SATA mát hơn NVMe nhiều rồi, nhưng NVMe lợi thế về nhỏ gọn.

Vậy là mình đã giới thiệu và so sánh chi tiết cho các bạn 2 chuẩn SSD, chúc các bạn có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín- giá rẻ

Vận chuyển xe máy bắc nam: giá cước- nơi gửi uy tín

Tags: chọn SSD hay M.2 SSDLỗi không nhận ổ cứng SSDổ cứng ssdƯu điểm của SSD NVMe

Các chuẩn tốc độ ổ cứng SSD phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

Minh Tâm 19/05/2021 216 bình luận

SSD M2 sata là gì? SSD M2 sata có mấy loại?

Hiện nay thì ổ cứng SSD M2 chính là một hệ ổ cứng phổ biến nhất. Đây là một thế ổ cứng có nhiều các ưu điểm nổi bật nhất so với chuẩn 2,5 Inch. Nhưng trước khi quyết định nâng cấp ổ cứng thì việc tìm hiểu ổ cứng SSD M2 là gì?ssd m2 sata có mấy loại? là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bạn có một quyết định đúng đắn trong việc nâng cấp ổ cứng ssd giá rẻ.

Vậy, ổ cứng SSD M2 Sata là gì?

Như đã đề cập ở trên, ổ cứng SSD M2 Sata [SSD M2 NGFF], đây là thể hệ ổ cứng được thiết kế dạng que, nhỏ gọn, giúp tiết kiệm không gian bên trong máy tính. SSD M2 Sata có tốc độ ngang với chuẩn SSD Sata iii thông thường, điểm nổi bật của SSD M2 là chúng ta không cần dây nối cấp nguồn và cũng không cần phải mua Caddy bay để gắn vào ổ DVD để sử dụng 2 ổ cứng HDD và SSD song song.

DòngSSD M2là phiên bản cao hơn của SSD giao tiếp SATA truyền thống. Được phát triển nhằm tiếp nối thành công của dòng SSD đầu tiên. Nhưng nó lại được phân loại thànhSSD M2 chuẩn SATAvàSSD M2 chuẩn PCle. Vậy thì 2 loại này khác nhau như thế nào?

SSD M2 Silicon power do Công ty Công nghệ Chính Nhân phân phối và bán độc quyền

Được ra đời từ khoảng tháng 8 năm 2014, Ổ cứng SSD M2 với giao diện hoàn toàn khác biệt so với những loại ổ cứng SSD thông thường. Kích thước củaổ cứng SSD M2cũng nhỏ gọn vì thế mà nó có khả năng sử dụng cho cả những dòng máy tính mỏng nhẹ.

SSD Chuẩn M2 có mấy loại?

–SSD M2 SATAvới tốc độ truyền tải đúng chuẩn một SSD thông thường là 550 MB/s.

–SSD M2 PCIE, đây là một chuẩn cao nhất về tốc độ truyền tải khi tốc độ của nó có thể lên đến 3500MB/s.

Phân biệt các chuẩn ổ cứng SSD M2 Sata

Khi đã có những kiến thức hiểu biết về ổ cứng SSD M2 Sata là gì thì việc tiếp theo bạn cần phải biết rằng trên thị trường hiện nay SSD M2 Sata được chia làm ba loại chính

SSD M2 sata có mấy loại:Ổ cứng SSD M2 Sata có chủ yếu 3 chuẩn: 2242, 2260 và 2280. Có khá nhiều loại kích thước khác nhau, tuy nhiên nó chỉ khác nhau về chiều dài, còn bề rộng là bằng nhau. Trong đó thì bạn có thể nhìn thấy tiền tố 22 chính là 22mm = bề rộng. Còn phần sau là chiều dài: 42mm, 60mm, 80mm. Loại thông dụng và bán phổ biến trên thị trường hiện nay đó là 2280 còn các loại khác thì vừa khó tìm, ít hãng sản xuất mà giá lại cao hơn SSD sata iii cùng dung lượng.

Loại ổ cứng SSD M2 SATA có chân cắm SATA 3 vì thế mà người dùng có thể gắn vào đúng vị trí của ổ cứng thông thường. Nhưng về tốc độ của SSD M2 SATA lại bị giới hạn ở mức thấp là 6Gbps, trong khi loại ổ cứng SSD M2 PCIe có giới hạn cao lên đến 32 Gbps.

Đối với máy tính để bàn thì bạn không cần quá quan tâm chuẩn SSD M2 Sata, bởi vì tốc độ của nó cũng chỉ ngang ổ cứng SSD Sata iii thông thường mà máy bàn thì bên trong thùng máy rất rộng nên không cần phải tiết kiệm diện tích. Nếu có thì chỉ quan tâm chuẩn M2 PCI Express vì tốc độ của SSD có thể lên đến trên 3000 Mb/s. Bạn có thể trải nghiệm SSD M2 PCIe thông qua một cáiAdapter chuyển đổi SSD M2 NVMe To PCIe 3.0 x 4.

Các bộ adapter chuyển đổi

Nhưng với người dùng chỉ sử dụng Laptop thì đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trường hợp nếu máy tính không có khe cắm SSD M2 thì nếu muốn sử dụng đồng thời cả ổ cứng HDD và SSD thì cách duy nhất là phải sử dụng SSD chuẩn 2.5 Inch gắn ở vị trí ổ DVD thông qua một cái Caddy bay. Đều đó đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ đi ổ đĩa DVD.

Về kích thước thì SSD M2 Sata [NGFF] và SSD M2 PCIe đều sử dụng chuẩn 2280. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ thì đó lại là một câu chuyện khác. SSD M2 Sata có tốc độ tối đa chỉ đạt 550 Mb/s, còn SSD PCIe có tốc độ tối đa có thể đạt được là 3500 Mb/s.

M.2 2280 Là Gì?

Thực chất M.2 là tên của cái khe cắm và chân cắm. Khe cắm M.2 này có trên bo mạch chủ của PC lẫn bo mạch của laptop và ổ SSD có chân M.2 với nhiều pin tương thích với socket. Thực tế khe cắm M.2 cũng như các thiết bị dùng kiểu kết nối này không mới. Card Wi-Fi/Bluetooth, card WWAN chính là những ví dụ điển hình của M.2.

Còn 2280 là kích thước của ổ hay form ổ, đây là form phổ biến nhất trên thị trường. 2280 tức nó sẽ dài 80 mm và rộng 22 mm, trên bo mạch chủ thì nó sẽ hỗ trợ nhiều cỡ ổ M.2 khác nhau như 2242 [22 x 42 mm], 2260 [22 x 60 mm] và tiêu chuẩn 2280 [22 x 80 mm].

Việc các hãng đưa thêm con số này vào là nhằm đảm bảo anh em không mua nhầm ổ, nhất là với laptop, một số dòng máy chỉ hỗ trợ form ổ M.2 dạng ngắn điển hình là form 2230 hay 2242.

Xem thêm:Ổ cứng SSD tốc độ cao dành cho PC, Laptop. Giá Rẻ Nhất Năm 2021 cùng nhiều Khuyến Mại

Ổ M.2 2280 phổ biến:

Nói về ổ M2. 2280 phổ biến nhất thì nó lại có 3 loại:

- M.2 2280 PCIe 3.0 x4;
- M.2 2280 PCIe 3.0 x2;
- M.2 2280 SATA.

Phân biệt ổ M.2 SATA và PCIe qua bề ngoài:

Ổ SSD M.2 chỉ hỗ trợ 1 trong 2 giao tiếp: hoặc SATA hoặc PCIe và chúng ta có thể dễ dàng phân biệt qua chân kết nối như hình trên. Chân cắm của ổ M.2 có tối đa 67 pin [chân tiếp xúc] nhưng chúng sẽ bị lược bỏ đi các nhóm chân pin, tạo thành các phần khuyết [Key] để xác định loại ổ, giao tiếp, chức năng và điện năng. Chẳng hạn như hình trên:

- Ổ SSD M.2 PCIe 3.0 x4 NVMe sẽ có thiết kế chân cắm M Key với chỉ một nhóm pin bị khuyết đi, nhóm pin nằm ngoài [gọi là edge connector] sẽ có 5 pin.

- Ổ SSD M.2 PCIe 3.0 x2 và M.2 SATA sẽ có thiết kế chân cắm B&M Key với 2 nhóm pin nằm rìa ngoài, một nhóm 5 pin và một nhóm 6 pin.

- Ổ SSD M.2 SATA với thiết kế chân cắm B key thì giờ mình không còn thấy nhiều nữa, anh em sẽ gặp loại B&M Key và M Key nhiều hơn.

Tương ứng với chân cắm M.2 trên ổ SSD là khe cắm [socket] M.2 nằm trên bo mạch chủ máy tính PC hay laptop.

Khe M.2 trên bo mạch chủ có thể hỗ trợ 1 trong 2 hoặc cả 2 giao tiếp PCIe và SATA nếu nó có thiết kế theo kiểu M Key Slot [socket 3]. Ngược lại, nếu khe M.2 dạng B Key Slot [socket 2] thì nó chỉ hỗ trợ ổ SSD M.2 SATA với chân cắm B Key hay B&M Key. Anh em sẽ không thể nào gắn ổ SSD PCIe 3.0 x4 vào khe này được. Dưới đây là ví dụ:

Khe M.2 trên chiếc HP ProBook 440 G3 là loại B Key với một nhóm 6 pin nằm bên trái, như vậy chỉ hỗ trợ ổ M.2 SATA.

Còn trong tình huống này, khe M.2 là loại M Key nên chúng ta có thể cắm ổ M.2 PCIe lẫn M.2 SATA. Kiểu khe M.2 này cũng được trang bị tiêu chuẩn trên bo mạch chủ máy tính để bàn.

Xem thêm:Ổ cứng HDDchính hãng Western Digital [WD], Hitachi, Seagate, Samsung, Toshiba,...đủ mọi dung lượng 500Gb, 1TB, 2TB,..

Video liên quan

Chủ Đề