So sánh quan niệm về người anh hùng trong sử thi Đăm Săn và sử thi Ô-đi-xê

Những tương đồng và dị biệt giữa sử thi “đăm săn” [việt nam] và sử thi “iliat” “ôđixê” của homere [hy lạp]

  • pdf
  • 64 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN


LÊ ANH THƯ
MSSV: 6062148

NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
GIỮA SỬ THI “ĐĂM SĂN” [VIỆT NAM]
VÀ SỬ THI “ILIAT” “ÔĐIXÊ” CỦA HOMERE
[HY LẠP]

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Cử nhân Ngữ văn - Khóa 32

Cán bộ hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG

Cần Thơ, 5 - 2010

1

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ THỂ LOẠI SỬ THI

1.1 Tìm hiểu lý luận chung về văn học so sánh
1.1.1 Tên gọi
1.1.2 Mục đích nghiên cứu
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.1.4 Phương pháp luận
1.2 Thể loại sử thi
1.2.1 Khái niệm sử thi
1.2.2 Đặc điểm của thể loại sử thi
1.2.2.1 Về nội dung
1.2.2.2 Về nghệ thuật
CHƯƠNG 2: SỬ THI “ĐĂM SĂN” CỦA TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
VÀ SỬ THI “ILIAT” “ÔĐIXÊ” CỦA HOMERE, HY LẠP
2.1 Sử thi Tây Nguyên
2.1.1 Đặc điểm văn hóa - xã hội của dân tộc Êđê
2.1.2 Khái quát sử thi “Đăm Săn”
2.1.2.1 Quá trình sưu tầm sử thi “Đăm Săn”
2.1.2.2 Thời gian ra đời của sử thi “Đăm Săn”
2.1.3 Tóm tắt tác phẩm
2.2 Sử thi “Iliat” và “Ôđixê” của Homere
2.2.1 Vài nét về xã hội Hy Lạp
2.2.1.1 Địa lý
2.2.1.2 Văn hóa Hy Lạp cổ đại
2.2.1.2 Thời đại Homere
2.2.2 Tác giả Homere
2.2.2.1 Tiểu sử
2.2.2.2 Vấn đề Homere
2.2.3 Tóm tắt sử thi “Iliat” và “Ôđixê”

2

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
GIỮA SỬ THI “ĐĂM SĂN” [VIỆT NAM]
VÀ SỬ THI “ILIAT” “ÔĐIXÊ” CỦA HOMERE [HY LẠP]
3.1 Những tương đồng
3.1.1 Đề tài
Lấy đề tài về cuộc chiến giữa các bộ lạc
3.1.2 Nội dung
3.1.2.1 Bức tranh hiện thực xã hội
Tái hiện lại một thời đại đã qua, thời đại còn sơ khai của con người
3.1.2.2 Hình tượng nhân vật
Những nét tương đồng giữa hai nhân vật Đăm Săn, Asin và Uylixơ
3.1.2.3 Lý tưởng anh hùng
Xây dựng nhân vật anh hùng mang lý tưởng thời đại
3.1.2.4 Khát vọng của con người
Sử thi có sự tương đồng khi nói lên khát vọng tìm hiểu, chinh phục thiên
nhiên của con người.
3.1.3 Nghệ thuật
3.1.3.1 Những biện pháp nghệ thuật đặc biệt của sử thi
- Lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể
- Lối sử dụng định ngữ
- Cách nói lặp lại
3.1.3.2 Những biện pháp nghệ thuật khác
Nghệ thuật so sánh
Phong cách cường điệu, lý tưởng hóa
3.2 Một số dị biệt của các bản trường ca
3.2.1 Thể loại
Sử thi “Đăm Săn” là sản phẩm của dân gian
“Iliat” “Ôđixê” do Homere viết nên.
3.2.2 Yếu tố thần linh
Trong sử thi “Đăm Săn” thần linh gần gũi giúp đỡ con người bằng nhiều
hình thức.
Thần linh trong sử thi của Homere tách biệt với con người
3.2.3 Hình tượng người phụ nữ
Sự khác biệt về vị trí của người phụ nữ trong sử thi “Đăm Săn” với sử thi
“Iliat” “Ôđixê”
3.2.4 Vai trò con người
Mức độ ảnh hưởng của thần linh đến đời sống con người có sự khác nhau
giữa các bản anh hùng ca. Con người dần thoát khỏi sự ràng buộc của thần linh để thể
hiện vai trò của mình.
PHẦN KẾT LUẬN

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu nền văn minh Hy Lạp được thế giới công nhận là “chiếc nôi”
của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh ấy đã sản sinh ra những con người
vĩ đại cùng với những giá trị văn hóa sống mãi với thời gian. Trong văn học,
một đại diện tiêu biểu là Homere, người đã được Biêlinki cho là “cha đẻ của
thơ ca Hy Lạp”. Ông đã để lại cho nhân loại hai bộ sử thi lớn là “Iliat” và
“Ôđixê”. Ăngghen viết “sử thi của Homere với toàn bộ thần thoại là những di
sản chính mà người Hy Lạp đã đem từ thời dã man đến văn minh”. Đi tìm hiểu
Homere, tìm hiểu về tác phẩm của ông là tiếp cận với nền văn minh Hy Lạp cổ.
“Iliat” và “Ôđixê” là “những kiểu mẫu không thể nào bắt chước được của thể
loại anh hùng ca”. Qua tác phẩm của Homere ta thấy ông đã làm cho tác phẩm
của mình bất tử với thời gian do giá trị về tư tưởng và văn học. Đó là lý tưởng
thẩm mĩ của thời đại con người, mang những ước mơ và khát vọng cao cả. Nhìn
ra thế giới để rồi nhìn lại văn hóa Việt Nam thật đáng cho ta tự hào. Đó là nền
văn hóa giàu truyền thống và giàu bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em. Và
một trong những tinh hoa có phong cách riêng ấy chính là văn học, gần gũi hơn
là loại hình văn học dân gian. Sử thi “Đăm Săn” của dân tộc Êđê không chỉ là
tài sản riêng của các anh em thiểu số mà là chung của dân tộc Việt Nam, tuy
không mang tầm thế giới nhưng đã đi sâu vào tư tưởng, tình cảm của người
Việt Nam. Tây Nguyên là vùng đất mẹ của những đứa con Êđê, Bana, Giarai,
Mnông, Cơho… văn học dân gian cũng từ đó mà có sự đa dạng ở mọi phương
diện. Sử thi Tây Nguyên là một tiếng nói thời đại lịch sử cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Được tiếp xúc với các tác phẩm sử thi trong quá trình học tập ở phổ thông
và ở bậc đại học đã giúp cho người viết có được những kiến thức nền tảng về
thể loại này. Mặt khác, nghiên cứu văn học không chỉ tìm hiểu văn học trong
quá trình phát triển của nó mà còn đi sâu vào các mối quan hệ, hiện tượng văn
học của các quốc gia với nhau. Các hiện tượng này không bị giới hạn bởi bề
dày lịch sử hay bề rộng không gian. Xuất phát từ yêu cầu trên cùng với sự say
4

mê, niềm yêu thích đã thôi thúc người viết chọn đề tài “Những tương đồng và
dị biệt giữa sử thi “Đăm Săn” [Việt Nam] với sử thi “Iliat” “Ôđixê” của
Homere [Hy Lạp]” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Thực hiện đề tài người viết mong muốn sẽ góp một phần rất nhỏ vào
trong việc lý giải mối quan hệ giữa các hiện tượng văn học tìm ra sợi dây liên
kết giữa các tác phẩm văn học. Đồng thời qua đề tài nghiên cứu này nó cũng
góp phần tạo điều kiện cho bản thân người viết tích lũy vốn kiến thức quý báo
về văn hóa, văn học các dân tộc Tây Nguyên về xã hội Hy Lạp thời cổ đại.

2. Lịch sử vấn đề
Mỗi tác phẩm đều có giá trị riêng của nó và từ những giá trị riêng đó
chúng ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Vì vậy, có thể nói giữa sử thi
“Đăm Săn” và sử thi “Iliat” và “Ôđixê” của Homere có những nét tương đồng
và dị biệt về nhiều phương diện từ đề tài, chủ đề đến nội dung và nghệ thuật.
Việc tìm ra mối quan hệ giữa các hiện tượng văn học là một việc làm khá mới
mẻ trong nghiên cứu văn học và nó thuộc lĩnh vực văn học so sánh. Văn học so
sánh là một ngành khoa học ra đời muộn hơn so với các ngành khoa học khác.
Trước đây, hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng văn học so sánh
là một bộ phận của lịch sử văn học, về sau họ đã công nhận đó là một ngành
khoa học chuyên biệt có phương pháp luận riêng.
Đề tài “Những tương đồng và dị biệt giữa sử thi “Đăm Săn” [Việt Nam] và
sử thi “Iliat” “Ôđixê” của Homere [Hy Lạp]” là một đề tài không mới nhưng
hầu như chưa được nghiên cứu một cách cụ thể rõ ràng mà chỉ mới được đề cập
ở những góc độ, khía cạnh nào đó. Trong quá trình khảo sát, thu thập tài liệu
người viết nhận thấy có rất nhiều ý kiến của giới nghiên cứu về các vấn đề
trong sử thi:
- Về nguồn gốc sử thi thu hút nhiều nhà nghiên cứu văn học lẫn
triết học. Từ thế kỷ IV TCN, Arixtôt nhà triết học người Hy Lạp với tác phẩm
“nghệ thuật thơ ca” của mình ông cho rằng “sử thi có khả năng biểu hiện
những điều phi lý nguồn gốc của sự khác thường” [10; tr.164]. Ý kiến này được
trích lại trong quyển “Văn học Việt Nam - Văn học dân gian những công trình
nghiên cứu” do Bùi Mạnh Nhị chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. Vào
những năm 30 của thế kỷ XIX trong “Những bài giảng về mĩ học” Hêghen cho
5

rằng “Sử thi anh hùng với tư cách là một hiện tượng thơ ca gắn liền với một
thời kỳ nhất định”.
- Trích dẫn ý kiến của Giáo sư Đinh Gia Khánh trong quyển “Văn
học Việt Nam - Văn học dân gian những công trình nghiên cứu”, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2000. Ông cho rằng “những mảnh vụn của hệ thống thần thoại ấy vẫn
còn tồn tại trong ký ức của nhân dân cũng như trong nhiều nghi thức thờ cúng
và phong tục cho mãi đến thời kỳ cận đại” [10; tr.169]. Cũng trong quyển sách
này, Bùi Mạnh Nhị có trích ý kiến của phó giáo sư Đặng Văn Lung cũng có sự
liên quan, đó là “con đường phát triển từ sử thi thần thoại đến sử thi nguyên
thủy là con đường phủ định về mặt nội dung, tăng cường hình thức nghệ thuật.
Các hình tượng thẩm mỹ vươn lên đến mức điển hình cho cả bộ tộc và dân tộc
đại diện cho sức mạnh của tập thể. Nội dung tôn giáo rơi rụng dần” [10;
tr.169].
Trên đây là những nghiên cứu có tính chất lý luận của các nhà nghiên
cứu trong nước cũng như trên thế giới về thể loại sử thi. Đi vào lý giải những
tương đồng hoặc dị biệt của sử thi Tây Nguyên và sử thi Hy Lạp cụ thể có một
số ý kiến sau:
- Trong quyển “Kho tàng sử thi Tây Nguyên”, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, tác giả Đỗ Hồng Kỳ đã đưa ra nhận xét “Trong sử thi Iliat, chiến
tranh là sự bộc lộ xung đột quyền lợi giữa hai dân tộc bình đẳng, cho nên thái
độ của tác giả bản sử thi này không thiên vị cho người Hy Lạp cũng như quân
Tơroa. Trong sử thi Êđê có sự khác biệt đáng kể. Thái độ của người dẫn chuyện
[trường hợp này cũng chính là thái độ của nghệ nhân sáng tác khan] là dành
thiện chí cho Đăm Săn. Điều đó cũng phản ánh tư tưởng của nghệ nhân căm
ghét tù trưởng đã làm những việc không đúng với tập tục của cộng đồng. Khi tù
trưởng bị người anh hùng giết chết, người dẫn chuyện “bình luận”: “Ông ta
gây ra chuyện xấu nên phải đền bằng mạng mình” [6; tr.48]. Cũng trong bài
viết này Đỗ Hồng Kỳ còn đưa ra một vài nhận định khác “Khi đánh nhau hai
bên thù địch cũng không đằng đằng sát khí, tàn sát nhau một cách đẫm máu
như trong sử thi Hy Lạp” [6; tr.32] hay khi chỉ ra lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ
thể trong sử thi “Đăm Săn” ông đã liên hệ với sử thi “Iliat” như “So với những
cảnh chạm khắc trên khiên Asin trong sử thi Iliat thì sự tinh tế, tài tình ở đây
6

chưa thấm tháp vào đâu, nhưng nghệ nhân sử thi Êđê đã làm được như vậy thì
phải nói là tài giỏi” [6; tr.49].
- Ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Mai được trích lại trong quyển
“Văn học cổ Việt Nam Thần thoại - Sử thi - Truyện - Thơ - Chèo” của Vũ Tiến
Quỳnh, Nhà xuất bản văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh tác giả có sự so sánh “Nếu như
ở Iliat, thế giới thần linh ở đỉnh núi Ôlempơ đã chia ra đẳng cấp tranh giành
lẫn nhau, quyết định số phận những người anh hùng, thì anh hùng ca Bài ca
Đăm Săn, hình ảnh thần linh lại hồn nhiên, đơn giản như thế giới con người:
ông Gỗn [thần trên Trời] vẫn đan xọt uống rượu… người anh hùng thì tuân
theo ý trời; lúc lại lên đấu tranh với Trời giành lại hạnh phúc cho mình…”
[14; tr 98]. Cũng nói về thần linh nhà nghiên cứu Lê Mai cho rằng “có điều chú
ý là giữa thần linh và con người ở đây không phải đã có một giới hạn nghiêm
ngặt như ở anh hùng ca Homere. Thần linh ở đỉnh Ôlempơ chỉ có chiến trận và
tiệc tùng. Uy quyền của Dơt là tuyệt đối. Trái lại ông Gỗn Tây Nguyên cũng
phải đan sọt trữ thóc giống, cũng có lúc bị Đăm Săn tới túm búi tóc, dọa “chặt
ngay cái đầu Trời” [14; tr.99].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù chưa có một cách nhìn toàn
diện thể hiện mối quan hệ giữa hai tác phẩm nhưng ở những mức độ khác nhau
các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa hai tác phẩm sử thi của
Tây Nguyên và sử thi của Homere. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để người viết
khai thác trong quá trình triển khai đề tài.

3. Mục đích yêu cầu
Khi bắt tay vào tìm hiểu đề tài người viết đã vạch ra những mục đích cụ
thể, đạt được những mục đích trên tức là đã giải quyết được những vấn đề trọng
tâm của đề tài.
Mục đích:
- Tìm ra mối quan hệ giữa hai tác phẩm: Sử thi “Đăm Săn” và sử
thi “Iliat” “Ôđixê” của Homere, mối quan hệ này thể hiện ở nhiều phương diện
khác nhau mà người viết cần có sự liên hệ, so sánh.
- Thông qua đề tài người viết còn nhằm mục đích tìm hiểu lý
thuyết về văn học so sánh với tư cách là một bộ môn khoa học. Mặt khác, người
viết còn hướng tới việc tìm hiểu cội nguồn dân tộc đặc biệt tìm hiểu về văn học
7

dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn là để tìm hiểu sâu
hơn về nền văn minh Hy Lạp với những giá trị mà không ai có thể phủ nhận.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa và phát huy, người viết có điều kiện khá thuận lợi khi
tìm hiểu đề tài nên trong quá trình thực hiện người viết tập trung vào những tác
phẩm sau:
- Iliat và Ôđixê - Phan Thị Miến [dịch], Nhà xuất bản văn học, 2009.
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam - tập 5:
Sử thi và truyện thơ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008.
- Anh hùng ca của Homere - Nguyễn Văn Khỏa, Nhà xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1978.
Ngoài ra, người viết còn căn cứ vào các nguồn tài liệu khác như: sách
nghiên cứu, giáo trình, tạp chí….

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là một phương tiện quan trọng để người viết tiến
hành khi thực hiện đề tài. Và để việc trình bày bài viết không có sự trùng lặp
người viết sẽ sử dụng những phương pháp chính là so sánh, đối chiếu trên cơ sở
phân tích, chứng minh. Bên cạnh đó người viết sử dụng đan xen các phương
pháp khác như: thống kê, tổng hợp,… và rút ra kết luận về vấn đề.

8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
VÀ THỂ LOẠI SỬ THI
1.1

Tìm hiểu lý luận chung về văn học so sánh

1.1.1 Tên gọi
Thuật ngữ “văn học so sánh” ra đời từ thế kỷ XVIII, nó được
hình thành bắt nguồn từ sự giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới. Chính
con đường giao lưu văn hóa đã làm nảy sinh nhu cầu học hỏi bổ sung tự hoàn
chỉnh trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, trong đó có văn học. Vậy tại sao
lại gọi là “văn học so sánh”?
Trong quyển “Lí luận văn học so sánh” Nguyễn Văn Dân cho
rằng: “văn học so sánh là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền
văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng
văn học của các nền văn học khác nhau” [1; tr.18].
Cùng quan điểm trên trong quyển “Từ điển thuật ngữ văn học”
nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng “Văn học
so sánh là một ngành của nghiên cứu văn học, của lịch sử văn học chuyên khảo
sát những liên hệ và quan hệ có tính quốc tế [liên dân tộc] của văn học, những
tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học ở các nước khác nhau”
[3; tr.208].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khoa học cũng như những nhà
nghiên cứu văn học đều nhìn nhận văn học so sánh là một bộ môn khoa học
“văn học so sánh được định nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các
mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [1; tr.19].

1.1.2 Mục đích nghiên cứu
Văn học so sánh đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là một bộ
môn khoa học. Với vai trò đó thì mục đích nghiên cứu cơ bản của văn học so
sánh là:
- Xác định tính khái quát của văn học nhân loại.
9

- Chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc.
Hai mục đích trên là sự thể hiện của một cặp phạm trù: cái quốc tế
- cái dân tộc. Trong văn học so sánh phân biệt cái đặc thù dân tộc với cái quốc
tế là một việc làm cần thiết nhưng đó không phải là mục đích tự thân. Cái chính
là phải phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù trong mối quan hệ với cái đặc
thù khác để dẫn đến xu hướng trở thành cái chung. Thống nhất quan điểm triết
học như vậy thì trong nghiên cứu sẽ tránh được những quan điểm mâu thuẫn
nhau trong cách đánh giá hiện tượng văn học.

1.1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Văn học so sánh có 3 đối tượng nghiên cứu chính:
- Đối tượng thứ nhất là các mối quan hệ trực tiếp. Ở đây
người ta thường quan tâm đến hiện tượng ảnh hưởng và vay mượn. Đây là việc
đối chiếu các văn bản để tìm ra sự giống nhau về các mặt như: đề tài, tư tưởng,
phong cách…để xác định các hiện tượng giao lưu văn học thuần túy thực chứng
và thuần túy sự kiện. Trong đó chú ý đến những điều kiện chủ quan và khách
quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận ảnh hưởng cũng như việc phân biệt hiện
tượng bị ảnh hưởng thụ động với sự vay mượn chủ động. Chính vì thế mà hiện
tượng ảnh hưởng và vay mượn trước hết và luôn luôn là một lĩnh vực đề tài
phong phú cho văn học so sánh khai thác.
-

Đối tượng thứ hai là các điểm tương đồng nghiên cứu

những điểm tương đồng ngoài quan hệ trực tiếp chú ý đến các hiện tượng giống
nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về địa lý, không có quan hệ trực tiếp
nhưng có sự giống nhau về điều kiện lịch sử xã hội. Có hai loại hiện tượng
tương đồng: tương đồng lịch sử và tương đồng phi lịch sử.
- Đối tượng thứ ba là các điểm khác biệt độc lập so sánh hai
hiện tượng văn học khác nhau để chứng minh cho mức độ khác nhau giữa
chúng. Đối tượng này là đối tượng bổ sung cho hai đối tượng đầu. Một điều đặc
biệt là ba đối tượng trên không phủ định nhau mà bổ sung cho nhau, làm cho
văn học so sánh trở thành một bộ môn hoàn chỉnh.

1.1.4 Phương pháp luận
Với tư cách là một bộ môn khoa học, văn học so sánh không thể
không có phương pháp luận riêng của nó. Phương pháp luận văn học so sánh
10

được coi là một phương pháp luận chuyên biệt, chịu sự chi phối của phương
pháp luận riêng của ngành nghiên cứu văn học và trên nữa là chịu sự chi phối
của phương pháp khoa học chung. Văn học so sánh có quyền thu nạp một số
lượng không hạn chế các phương pháp [làm việc cụ thể] từ những phương pháp
cổ xưa nhất đến những phương pháp liên tưởng văn bản. Hoàn cảnh cụ thể sẽ
quy định áp dụng phương pháp nào là phù hợp.

1.2 Thể loại sử thi
1.2.1 Khái niệm sử thi
Tìm hiểu khái niệm “sử thi” là tiền đề quan trọng để đi vào các
phương diện khác của sử thi. Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của tác
giả Lê Bá Hán thuật ngữ “sử thi” được hiểu như sau: “Sử thi còn gọi là anh
hùng ca, là thể loại tác phẩm tự sự dài xuất hiện sớm trong lịch sử văn học các
dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính dân tộc trong buổi bình minh
lịch sử, về kết cấu sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy
mô lớn, các nhân vật chính của sử thi là các anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho
sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của
cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị đi đứng đến
những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả
trong những nét sinh hoạt đời thường, điều đáng chú ý là tất cả những cái này
được miêu tả kỳ diệu khác thường. Sở dĩ như vậy là vì sử thi ra đời vào thời
điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển
sang thế giới của con người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kỳ nói trên đối
với các nhân vật trong sử thi là không tránh khỏi. Trong sử thi thì chủ yếu miêu
tả hành động của nhân vật hơn là rung động. Những câu chuyện kể, cốt truyện
thường được bổ sung thêm những mô tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối
thoại trang trọng có tính nghi thức” [3; tr.376].
Trong quyển “Lí luận văn học” tác giả Phương Lựu giải thích về
anh hùng ca [sử thi] như sau: “Anh hùng ca [sử thi] là thể loại tự sự thể hiện
tập trung cho loại chủ đề lịch sử dân tộc, điều chủ yếu ở chỗ anh hùng ca là thể
loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời
sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân” [7; tr.380].

11

V.E.Guxep cho rằng “đó là những truyện kể bằng lời ca hoặc nửa
ca về sự đấu tranh của thị tộc - bộ lạc - nhân dân cho sự tồn tại và nền độc lập
của mình trong sự xung đột với những lực lượng thù địch. Trung tâm của loại
sử thi này là người anh hùng mang phẩm chất ưu tú của tập thể và đại diện cho
tập thể trong mọi hành động. Sử thi anh hùng là những trang sử thi hùng tráng
của quá khứ, nó giáo dục tình cảm yêu nước của các thế hệ mới, chức năng
sinh hoạt xã hội của những bài ca này thực sự là ở chỗ đó” [10; tr.168]

1.2.2 Đặc điểm của thể loại sử thi
1.2.2.1 Về nội dung
- Trong quyển “Văn học Việt Nam - Văn học dân gian những
công trình nghiên cứu” do Bùi Mạnh Nhị chủ biên có trích lại nhận xét của
Hêghen “hành động trong sử thi xuất phát từ những cá nhân [thậm chí từ một
cá nhân] là những người trọn vẹn đã biểu lộ sự phát triển của nếp tư duy dân
tộc và phương thức hành động có tính chất dân tộc” [10; tr.165]. “Hành động
cá nhân trong sử thi xuất hiện trên cơ sở một trạng thái chung có tính chất sử
thi trên thế giới, trạng thái đó đã được sự thống nhất hài hòa giữa sự tự thể
hiện những tính cách sử thi dưới hình thức cá nhân và những mục đích sử thi
có tính chất toàn dân” [10; tr.165]. Hêghen cho rằng “trong sử thi là toàn bộ
những gì làm thành cuộc sống nên thơ của con người” [10; tr.165].
- Theo M.Bakhơtin “đối tượng của anh hùng ca là quá khứ
sử thi của dân tộc, cái quá khứ tuyệt đối” [10; tr.163].
- Tác giả Phương Lựu đưa ra những đặc trưng về nội dung
của sử thi như sau:
+ “Biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc
đối với quá khứ vẻ vang của mình. Mở rộng ra, nội dung của anh hùng ca là
các sự kiện có ý nghĩa toàn dân toàn dân tộc. Đó là chiến tranh, cách mạng, là
sự thay đổi, thử thách tồn vong của đất nước” [7; tr.328].
+ “Các anh hùng là người đại diện cho sức mạnh hồn
hậu của toàn thể nhân dân thời đó…” [7; tr.381].
+ “Đặc điểm của nhân vật anh hùng là tầm cở dân tộc.
Cái đẹp của họ là vẻ đẹp dân tộc. Cái giàu mạnh là giàu mạnh dân tộc, cái tính
của họ cũng là của dân tộc” [7; tr,381].
12

+ “Anh hùng ca miêu tả với quy mô rộng lớn toàn bộ
đời sống nhân dân từ sinh hoạt đạo đức, phong tục, tín ngưỡng. Mọi phương
diện của đời sống nhân dân từ lớn nhất đến nhỏ nhất đều được thể hiện cùng
với các sự kiện được miêu tả” [7; tr.382].

1.2.2.2 Về nghệ thuật
Trong một tác phẩm nghệ thuật, hai phương diện nội dung
và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau. Từ
những nhận định về nội dung của sử thi Hêghen tiếp tục đưa ra quan niệm của
ông về nghệ thuật trong sử thi. Ông cho rằng: “Chất liệu trữ tình và kịch đều có
mặt trong sử thi nhưng chúng không làm thành cái cơ sở mà chỉ là những yếu
tố phụ” [10; tr.165].
Tiến sĩ Baumann [Đại học India - Hoa Kỳ] cũng đưa ra
những tiêu chí cần phải có trong nghệ thuật của sử thi:
+ “Có kết cấu thể thức thơ [có độ dài tương đối]”
[10; tr.165]
+ “Có tính truyện kể” [10; tr.165]
+ “Có diễn xướng trong công chúng” [10; tr.165].
Trong quyển “Lí luận văn học” Phương Lựu viết “đặc
điểm văn học nổi bật trong lời văn anh hùng ca là lối trần thuật khoan thai,
trầm tĩnh, tường tận mang sắc thái ngợi ca, phong cách cường điệu cao cả. Văn
anh hùng nói chung không bị câu thức bởi cảm giác thời gian” [7; tr.387].
Võ Quang Nhơn đưa ra quan điểm “một trong những
yếu tố góp phần tạo nên giá trị độc đáo và trường cửu của các bản sử thi là yếu
tố ngôn ngữ” [11; tr.310]. Đó là thứ ““ngôn ngữ tình cảm” “ngôn ngữ giàu
nhạc điệu” cách nói có vần điệu, tạo nên âm hưởng hài hòa và có sự liên kết
chặt chẽ với nhau giữa các vế trong một câu” [11; tr.312].
Nhìn chung, những vấn đề lý thuyết liên quan đến khái niệm,
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thể loại sử thi đều được giới
nghiên cứu mổ xẻ, làm rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng giữa các ý kiến
vẫn chưa có sự thống nhất.

13

CHƯƠNG 2: SỬ THI “ĐĂM SĂN” [VIỆT NAM] VÀ
SỬ THI “ILIAT” “ÔĐIXÊ” CỦA HOMERE [HY LẠP]

2.1 Sử thi Tây Nguyên
2.1.1 Đặc điểm văn hóa - xã hội của dân tộc Êđê
* Địa lý:
Tây Nguyên nằm ở phía Tây và Tây Nam nước ta phần lớn
diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn. Là một vùng đất có nhiều
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của hơn
40 dân tộc anh em cùng chung sống. Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta nhớ
ngay đến Buôn Ma Thuột, Plâycu đấy là vùng phân bố của người Nam Đảo.
Người Êđê gắn liền với rừng từ làm ăn sinh hoạt, vui chơi cho tới khi nằm lại
với đất với rừng. Họ canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh, hình thành thói
quen chuyển dịch thường xuyên trong sinh hoạt, cư trú nửa năm ở ngoài rẫy và
nửa năm ở trong buôn.
* Tên gọi:
Người Êđê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây
Nguyên. Tên tự gọi của người Êđê là Anăk Êđê, Rađê, Phđê, Êđê Êgar. Tiếng
nói của người Êđê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia [ngữ hệ Nam
Đảo]. Từ đầu thế kỷ XX người Êđê đã có chữ viết được xây dựng trên cơ sở bộ
chữ cái Latinh.
* Đặc điểm văn hóa - xã hội của dân tộc Êđê
Toàn bộ xã hội Êđê được phân thành những đơn vị cơ sở là
“buôn”. Buôn thường nhỏ thì vài chục nóc nhà, lớn thì bảy tám chục nóc, có
khi tới hàng trăm với những nhà dài ngắn không đều nhau trông về một hướng,
xếp thành từng dãy ở hai bên con đường qua thôn. Hợp thành buôn Êđê là
những gia đình mẫu hệ sinh sống, mọi quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xã hội,
trong gia đình đều tuân theo hệ thống luật tục [phatkdy] lưu truyền từ đời này
sang đời khác. Đứng đầu gia đình là các khoa sang [chủ nhà]. Đó là người đàn
14

bà cao tuổi có uy tín lãnh nhiệm vụ điều hành, quản lý, gắn bó giữa mọi thành
viên trong gia đình. Xã hội Êđê truyền thống rất coi trọng mối quan hệ huyết
thống mỗi buôn có thể có nhiều dòng họ nhưng tất cả đều xuất phát từ hai họ
gốc Niê hoặc Mlô. Hôn nhân chỉ được thực hiện giữa một người ở dòng họ Mlô
với một người ở dòng họ Niê. Họ cho rằng chỉ có như vậy mới đảm bảo sự
phồn vinh và trường tồn của các dòng họ.
Dân tộc Êđê có nguồn văn hóa truyền thống phong phú và đa
dạng. Người Êđê tổ chức rất nhiều lễ hội to nhỏ theo chiều dài thời gian sinh
trưởng một đời người. Lễ hội là dịp sinh hoạt cộng đồng đông vui tổng thể. Lễ
hội không chỉ là cơ hội giải tỏa tâm linh tôn giáo mà còn là cơ hội trình diễn tài
năng văn học - nghệ thuật và đặc biệt để bộc lộ nếp sống văn hóa truyền thống
của nhân dân. Đó là lòng ước muốn một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho
mọi cá nhân, mọi gia đình, nhất là cho sự tồn tại và phát triển tộc người. Lễ hội
cũng là dịp để các chàng trai, cô gái thõa sức vui đùa bên những bộ trang phục
rực rỡ. Các chàng trai Êđê thường đóng khố và mặc áo cánh, choàng tấm mền,
mang một số đồ trang sức. Những người từ trung niên trở lên ưa chít khăn vải
chàm hay khăn màu vàng nhạt, tay phải đeo vàng đồng, vừa có ý nghĩa làm đẹp
vừa mang ý nghĩa nghi lễ. Nam giới khi ra khỏi nhà thường đeo gùi, đó cũng là
một cách trang sức thêm cho bộ trang phục cổ truyền. Các cô gái thì mặc quần
váy, áo cánh ngắn may kiểu chui đầu, chải tóc búi thành độn ở sau gáy dùng
trâm bằng đồng hay ngà voi để cài, khăn màu chàm đậm quấn ra ngoài tóc rồi
buộc thành búi ra sau gáy và bịt khăn chít cả trán và đầu. Phụ nữ Êđê còn trang
sức bằng những loại vòng tay, vòng chân, nhẫn, dây chuyền bằng đồng hay hạt
cườm.
Trong xã hội Êđê cổ truyền, đời sống hiện thực của con người gắn
chặt với tín ngưỡng và lễ thức. Các thần linh ở ba tầng: Trời, mặt đất và trong
lòng đất; các Yang; hồn hầu như ở trong mọi vật như bao bọc lấy thế giới con
người. Đó là những lực lượng siêu nhiên chi phối đời sống hiện thực của con
người. Con người muốn được các thần linh phù trợ về sức khỏe, cây trồng vật
nuôi và các hoạt động khác thì phải thành kính cầu xin bằng những hình thức tổ
chức lễ hiến sinh lớn nhỏ tùy theo mục đích của người chủ tế.
15

Nói đến đời sống văn hóa tinh thần của người Êđê không thể
không kể đến tục chuê nuê. Chuê nuê là một luật tục tồn tại khá lâu và bền
vững trong hôn nhân của người Êđê. Chuê là nối còn nuê là một từ dùng để gọi
người vợ hoặc chồng được thay thế. Luật tục quy định rõ: “rầm sàn gãy thì
phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này thì phải nối bằng người
khác” bởi người Êđê sợ rằng “gia đình sẽ tan nát ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ
kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi
không còn con cháu nữa”. Vì vậy trong trường hợp chồng chết, người phụ nữ
có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng
mình. Ngược lại, nếu người vợ chết chồng người phụ nữ ấy có thể lấy em gái
vợ [em ruột hoặc em họ của vợ] để nối nòi. Nếu không còn người để nuê thì
người chồng về lại nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng. Tục chuê nuê được xem
như là một luật tục bình thường, hiển nhiên và được cộng đồng thực hiện một
cách tự nguyện như mọi luật tục khác trong hôn nhân truyền thống từ bao đời
nay của người Êđê. Trường hợp người nuê chênh lệch quá về tuổi tác thì họ chỉ
là vợ [chồng] trên danh nghĩa, trường hợp này cũng được luật tục điều chỉnh và
quy định rõ ràng: “nếu người góa đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ,
chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ [chồng], thì người góa phải có trách nhiệm
nuôi nấng, dạy bảo nuê như một đứa trẻ bình thường khác”. Luật đã quy định
người góa phải “biết che chở, chờ đợi nuê, đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được
nhiệm vụ nối tiếp giống nòi”. Như vậy, tùy theo từng trường hợp, mỗi trường
hợp khác nhau luật tục có những quy định khác nhau. Người Êđê cho rằng, luật
tục chuê nuê nhằm kế thừa tài sản, duy trì mối quan hệ thông gia, vì mục đích
đền ơn. Việc làm vợ hoặc chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện,
trên tinh thần hai gia đình có sự bàn bạc thống nhất, không ép buộc. Có thể nói,
luật tục chuê nuê của người Êđê gắn với sự bảo vệ và duy trì chế độ mẫu hệ.
2.1.2 Khái quát sử thi “Đăm Săn”
2.1.2.1 Quá trình sưu tầm sử thi “Đăm Săn”
Sử thi “Đăm Săn” là một tác phẩm có giá trị trong kho tàng
văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Sử thi “Đăm Săn” được người Pháp biết
đến khá sớm. Năm 1928, viên công sứ Đắc Lắc là L.Sabatier đã sưu tầm được
16

từ những người kể, sau đó dịch ra tiếng Pháp và cho xuất bản ở Paris. Năm
1959 Đào Chí Tử dịch tác phẩm “Đăm Săn” do L.Sabatier sưu tầm từ tiếng
Pháp sang Tiếng Việt, đây được xem là một bước đột phá giúp bạn đọc Việt
Nam lần đầu tiên được biết tới tác phẩm nổi tiếng này. Năm 1988, tác giả
Nguyễn Hữu Thấu cho ra đời một văn bản khan “Đăm Săn” khác cũng dưới
hình thức song ngữ Êđê - Việt, đây là văn bản được biên soạn và chú thích khá
công phu. Tính từ lúc phát hiện đến nay sử thi “Đăm Săn” đã có đến năm văn
bản được dịch ra.
2.1.2.2 Thời gian ra đời của sử thi “Đăm Săn”
Có thể nói việc phát hiện ra sử thi “Đăm Săn” là một đóng
góp lớn cho nền văn học nước nhà. Vì vậy, việc xác định thời gian ra đời của
tác phẩm cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Trong quyển
“Võ Quang Nhơn tuyển tập” nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn dựa vào những
vết tích khảo cổ những văn bia chữ Chàm để đưa ra kết luận “căn cứ theo thực
tế lịch sử được ghi nhận ở các di tích khảo cổ thì người Chàm đã lên cư trú ở
Tây Nguyên ít nhất là vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV. Và chúng ta có thể
nêu lên giả thuyết khan Đăm Săn [và một số khan khác của người Êđê] ít nhất
có thể ra đời vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV, thời kỳ mà người Chàm
xuất hiện nhiều trong các tác phẩm khan Tây Nguyên với cách xưng hô quen
thuộc của các nhân vật thường gặp trong tác phẩm: “Hãy nhìn xem, người
Chàm [khách lạ] đến nhà!” [11; tr. 401].
Như vậy, tác giả dựa vào mối quan hệ láng giềng giữa người
Chăm và Êđê trong quá khứ để vạch ra thời gian ra đời của tác phẩm. Dựa vào
những di tích văn hóa của người Chăm ở nơi đây mà ngày nay các nhà khảo cổ
đã tìm được “tháp Yang Prong do vua Chămpa Ximhavacman IV [Chế Mân]
xây dựng ở vùng Eo Hleo, phía bắc Đắc Lắc vào đầu thế kỷ XIV, đồng thời với
việc xây tháp Pô Klông Girai ở Phan Rang hoặc các tháp Yang Muk và Drang
Lai do các vua Chăm xây dựng từ thế kỷ XII ở vùng Cheoreo thuộc tỉnh Kon
Tum, Gia Rai ngày nay….” [11; tr.288]. Một căn cứ có tính thuyết phục khác
thể hiện trong nội dung tác phẩm, đó là hình ảnh những người Chăm qua lời nói
của các nhân vật “phòng khách đầy người Chăm”. Từ những căn cứ trên có thể
17

đưa ra suy luận thời điểm ra đời của sử thi Đăm Săn là vào khoảng thế kỷ XII
hoặc trể hơn là từ khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV.
2.1.3 Tóm tắt tác phẩm
Văn bản sử thi “Đăm Săn” được trích trong quyển “Tổng tập văn
học Việt Nam các dân tộc thiểu số, tập III, quyển 2” do Nguyễn Hữu Thấu
dịch.
Theo lời dặn của ông Mtao Kla khi lớn lên Đăm Săn sẽ nối dây
với HơNhị và HơBhị. Hai chị em nhớ lời dặn của ông nên nhờ anh em của họ
đến nhà Đăm Săn hỏi cưới chàng. Đăm Săn lớn lên trong một buôn làng giàu
có, đẹp và vui không đâu bằng, là một chàng trai tuấn tú và “ngang tàng ngay
trong bụng mẹ”. Đăm Săn lẫn tránh không nhận lời hỏi cưới của HơNhị vì
chàng đã có người yêu là nàng Hbia Điêt Kluich ở cùng buôn làng. Chàng nhờ
chị mình là HơÂng bồi thường bằng vật chất nhưng anh em của HơNhị không
chấp nhận. Giữa lúc đó, ông Đu, ông Điê chống gậy đến nhà HơNhị, HơBhị để
giúp hai chị em thu xếp việc cưới hỏi với Đăm Săn và chàng phải chấp nhận.
Trên đường về Đăm Săn thi chạy với HơNhị và HơBhị nếu
chàng thắng thì sẽ không lấy họ. Nhưng kết quả chàng đành phải thuận lòng
theo họ về làm chồng. Lễ cưới diễn ra nhộn nhịp, đông vui có sự chứng kiến
của dân làng và hai bên dòng họ. Đăm Săn về làm nuê, chàng vẫn tiếp tục
chống lại cuộc hôn nhân đó. Chàng trễ nải công việc nhà vợ chỉ biết bày trò
chơi đẩy cây thâu đêm suốt sáng. Vợ tỏ thái độ không bằng lòng chàng tức giận
bỏ về nhà chị ruột. Sau đó hai nàng đi tìm và gọi Đăm Săn về. Trong một lần đi
bắt voi dữ cho hai chị em, chàng bị voi đưa vào tận rừng và tình cờ chàng gặp
hoa thiêng của vợ. Đăm Săn tìm mọi cách khèo hoa rồi chàng mệt ngủ lịm trên
cây. Hồn Đăm Săn gặp được Trời, Đăm Săn không chịu lấy HơNhị nên bị Trời
gõ đầu bảy lần. Tỉnh dậy gặp HơNhị hai người cùng trở về, Đăm Săn trở lại nhà
chị lấy khố áo và ngủ quên. Voi dữ đưa HơNhị vào rừng sâu phải đổ chì nấu
chảy vào tai chàng mới tỉnh dậy tìm vợ.
Về đến nhà vợ chàng vẫn mãi mê chơi đùa. Mtao Grự là một tù
trưởng láng giềng được biết HơNhị là một cô gái xinh đẹp hắn tìm cách bắt cóc

18

HơNhị. Đăm Săn tìm đến chỗ ở của hắn, đánh nhau và giết chết được Mtao Grự
giành lại được vợ, chàng có thêm nhiều nô lệ và của cải, Đăm Săn tổ chức ăn
mừng và làm lễ tạ thần linh sau đó chàng kêu gọi dân làng bắt tay vào việc
nương rẫy. Biết Đăm Săn vắng nhà, một tù trưởng khác là Mtao Mxây giả làm
bạn Đăm Săn, vờ đến thăm và HơNhị lại bị bắt cóc một lần nữa. Đăm Săn đánh
một trận quyết liệt với hắn, nhờ sự giúp đỡ của Trời, Đăm Săn đã chiến thắng
và giành lại được vợ. Một hôm nọ, chàng gọi dân làng đi đốn cây, Đăm Săn
tình cờ gặp cây Smuk, cây Smun chàng không biết đây là cây thiêng của HơNhị
và HơBhị chàng đốn cây quên cả thời gian. Hai chị em van xin nhưng Đăm Săn
vẫn chặt, cây ngã và HơNhị, HơBhị chết. Vợ chết Đăm Săn đau buồn khóc cả
ngay lẫn đêm, sau đó chàng tìm gặp Trời, định chặt đầu Trời nhưng Trời đã cứu
HơNhị, HơBhị sống lại. Đăm Săn quyết định đi bắt nữ thần Mặt Trời để về làm
vợ bất chấp sự ngăn cản của vợ và hai anh em Tăng Măng, Đam Par Kvây. Gặp
nữ thần Mặt Trời chàng ngỏ lời cầu hôn nhưng bị nàng từ chối. Đăm Săn vì quá
tức giận mà không nghe lời khuyên của nữ thần, chàng vội về ngay nhưng Mặt
Trời đã lên, đất mềm làm cho cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen
nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là
HơÂng khiến nàng có mang và sinh ra môt đứa con trai. Thần Phán đặt tên cho
nó là Đăm Săn, thằng bé lớn chẳng bao lâu mà đã biết mua chiêng, sắm voi.
Theo quy định của tục “cậu chết thì cháu phải thay” HơNhị đến cầu hôn Đăm
Săn và thành vợ chồng. Đăm Săn cháu lại đi tiếp con đường của người cậu anh
hùng.
2.2 Sử thi “Iliat” và “Ôđixê” của Homere
2.2.1 Vài nét về xã hội Hy Lạp
2.2.1.1 Địa lý
Hy Lạp nằm ở phía Nam Châu Âu, trên bán đảo Balcan,
Đông giáp biển Êgiê, tây bắc giáp Anbanic, đông nam giáp Thỗ Nhĩ Kỳ, Bắc
giáp Nam Tư và Bulgaric. Địa hình Hy Lạp chia thành 3 khu vực: Bắc bộ, trung
bộ và nam bộ cả ba vùng đều có sự đan xen của cấu trúc địa hình với những
đồng bằng, cao nguyên, rừng núi, sông, vịnh…

19

Miền Bắc Hy Lạp được dãy Pinđơ chia cắt thành hai khu
vực: phía Tây là vùng Êpia nhiều rừng núi và phía Đông là đồng bằng Tetxali.
Từ Bắc xuống Nam phải vượt qua đèo Tecmôphin là một vùng đèo hẹp, hiểm
trở. Trung bộ với địa hình nhiều rừng núi ngang dọc, chia cắt thành nhiều vùng
hẹp, cách biệt lẫn nhau. Trung và Nam Hy Lạp được nối với nhau bởi eo
Corinh. Nam Hy Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay có bốn ngón tay duỗi
thẳng xuống Địa Trung Hải, được gọi là Pôlôpônê, ở đây có đất đai rộng lớn và
phì nhiêu hơn, sản vật phong phú hơn miền Trung.
Bờ biển Hy Lạp dài, bờ phía Tây gồ ghề, lởm chởm không
thuận tiện cho việc xây dựng cảng. Bờ phía Đông khúc khuỷu, hình răng cưa,
có nhiều vịnh, hải cảng thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền và cũng là điều
kiện phát triển ngành mậu dịch hàng hải. Ven bờ Tiểu Á là vùng đất trù phú và
cũng là cầu nối Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.
Hy Lạp có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên vùng biển
Êgiê. Quan trọng nhất là đảo Cơret ở phía nam Hy Lạp là hòn đảo lớn nhất
trung tâm của nền văn minh tối cổ, nền văn minh Cơret - Myxen.
Địa hình phức tạp của Hy Lạp đã ảnh hưởng lớn đến xu
hướng phát triển của lịch sử xã hội Hy Lạp thời cổ đại. Hy Lạp ít đồng ruộng,
đất đai không thích hợp trồng cây lương thực nhưng lại thích hợp trồng nho và
oliu. Vì vậy, con người ở đây phải làm lụng khó nhọc mới đảm bảo thu hoạch
tạm đủ về lương thực, gặp những năm mất mùa Hy Lạp phải nhập cảng lúa mì
mới đủ ăn. Thiếu đất nông nghiệp nhưng thiên nhiên lại ưu đãi người Hy Lạp
bởi nhiều khoáng sản quý như: mỏ sắt ở Lôcôni, mỏ đồng ở Ơbê, bạc ở Atic,
vàng ở Tơraxi…và những rừng gỗ quý ở khắp miền lục địa. Điều kiện thiên
nhiên thúc đẩy kinh tế Hy Lạp phát triển theo khuynh hướng thiên về sản xuất
thủ công nghiệp.
Bờ biển Hy Lạp có nhiều cảng tốt, mặt biển Êgiê phẳng lặng là
điều kiện thuận lợi để người Hy Lạp đi rất xa ra khơi, đổ bộ lên các đảo và
miền ven biển Tiểu Á hay vượt qua các eo biển Đacđanen và Bôxpho lên tận
miền Hắc Hải, hoặc vượt biển đi khắp các miền thuộc khu vực Địa Trung Hải

20

Tải về bản full

1. Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nằm trong chương 34 của bộ sử thi Đăm Săn. Qua đoạn trích, ta không chỉ thấy được sức mạnh cộng đồng, con người Tây Nguyên mà còn cảm nhận được vẻ đẹp uy nghi, hùng tráng của người anh hùng sử thi. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật người tù trưởng Đăm Săn với chiến công lẫy lừng.

Sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trước hết được thể hiện qua cuộc đấu với Mtao Mxây. Cuộc đấu xảy ra khi Đăm Săn nghe tin vợ mình bị bắt, đó là ngòi nổ Mtao Mxây gây ra, Đăm Săn chủ động tới trước chân cầu thang của hắn để thách đấu. Vẻ uy nghi cùng những lời lẽ bản lĩnh, thách thức của chàng khiến Mtao Mxây phải sợ hãi, phân vân " Xuống, giêng! Xuống, giêng!....hun cái nhà của người cho mà xem". Mtao Mxây đành chấp nhận bước xuống trong nỗi lo sợ bị Đăm Săn đâm lén, nhưng đời nào một anh hùng lại làm chuyện tiểu nhân, chỉ có kẻ bỉ ổi mới chực chờ người khác không để ý mà ra tay hành động "Sao ta lại đâm ngươi.....ta cũng không thèm đâm nữa là". Rõ ràng trong lời nói của Đăm Săn đã thể hiện rõ khí chất của một bậc anh hùng, mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt. Khác với một Mtao Mxây hèn nhát, tiểu nhân, thích khích bác người khác mà thiếu bản lĩnh. Khi hắn bước xuống với xiêm áo lộng lẫy tựa vị thần, vũ khí sắc bén với gươm óng ánh cầu vồng trong cái dáng vẻ tần ngần do dự, bước đi mà chẳng dám thì cũng là lúc mà hình ảnh Đăm Săn được nổi bật hơn.

Bước vào trận chiến, Đăm Săn nhường cho hắn múa khiên trước, vậy mà hắn tìm cách để ép chàng mua trước bằng lời lẽ hiếu thắng, khoe khoang :" người mới là người múa trước.....đã gãy mất cánh". Sau cùng hắn vẫn múa trước với những đường múa chán nản, " kêu lạch xạch như quả mướp khô", Đăm Săn vẫn đừng im nhìn hắn mua một cách khinh bỉ, " Miếng múa ngươi học ai đấy, ngươi múa chơi đấy phải không?". Vậy mà hắn vẫn không thôi khoe khoang những vẻ vang của mình, còn Đăm Săn cứ việc múa những đường gươm đầy điêu luyện, thể hiện một tài năng xuất chúng của mình " Đăm Săn rụng khiên khiên múa.....vun vút qua phía tây".

Sự đối lập giữa màn đấu kiếm đã cho thấy một Đăm Săn đầy hùng dũng trong chiến trận, một kẻ khó lòng ai có thể vượt qua. Nhìn thấy sức mạnh ấy của chàng, Mtao Mxây phải vội cầu cứu Hơ Nhị nhưng miếng trầu nàng trao lại bị Đăm Săn chụp được, lúc này sức mạnh và sinh lực của chàng càng tăng lên gấp bội. Rồi tiếp tục là những trận múa, những đòn đánh đuổi mạnh mẽ , thần tốc vào kẻ địch " Thế là Đăm Săn lại múa.....Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng". Được sự trợ giúp của ông Trời, Đăm Săn liền dùng chày mòn ném vào vành tai địch, truy đuổi đến cùng , hắn phải van xin cầu phúc, nhưng sự kiện quyết của Đăm Săn đã giết chết hắn, đầu Mtao Mxây bị đem bêu khắp đường.

Chiến thắng Mtao Mxây không chỉ là chiến thắng cá nhân mà còn là chiến công của cộng đồng. Bởi vậy mà khi Đăm Săn kêu gọi mọi người đi cùng đều được nhân dân tin tưởng đi theo "Ơ ngân chim sẻ, ơ vạn chim ngói....chúng ta về nào!". Với những người vô tội, chàng không hề một chút mảy may trách móc, trái lại muốn họ cùng mình xây dựng một cộng đồng giàu mạnh, thịnh vượng hơn. Đó là vẻ đẹp của một tấm lòng lơn, tấm lòng rộng lượng vì nhân dân.

Không chỉ mang vẻ đẹp về tài năng, phẩm chất, ở Đăm Săn còn có cả vẻ đẹp về ngoại hình. Trong bữa tiệc thiết đãi mừng năm mới, Đăm Săn uy nghi và to lớn như một tướng lĩnh thư thái, một dũng tướng hào hùng "Chàng nằm trên võng....ở dưới đất là một cái nông hoa", " Ngực quấn chéo một tấm mền.....Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ". Đánh tiếng Đăm Săn vang dội khắp mọi miền, đến cả vạn vật sông núi cũng phải kính trọng, nể phục. Cộng đồng trong tay Đăm Săn ngày một phát triển, giàu có chính là nhờ phúc phần và tài năng của vị tù trưởng anh minh.

Đăm Săn qua đoạn trích hiện lên là một người anh hùng đầy đẹp đẽ, một tù trưởng trách nhiệm, bản lĩnh. Hình ảnh Đăm Săn giúp em thêm tự hào hơn về lịch sử dân tộc, tin tưởng vào sức mạnh của chính nghĩa và cố gắng hoàn thiện, xây dựng bản thân mỗi ngày cả về trí tuệ và thể chất, xứng đáng là một " tù trưởng" của xã hội mới hôm nay, xây dựng và cống hiến cho đất nước giàu mạnh.

Video Sử thi Vệt Nam và nước ngoài

Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề: Sử thi Vệt Nam và nước ngoài

Hướng dẫn

Chủ đề:

SỬ THI VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

* Bước 1:Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:

– Kĩ năng đọc hiểu sử thi Vệt Nam và nước ngoài

* Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

– Gồm các:

– Chiến thắng Mtao Mxây [ Trích sử thi Đăm Săn] – 2 tiết

– Uy-Lít-Xơ trở về [ Trích sử thi Ô-đi-xê]- Hô-me-rơ[ 2 tiết]

– Tích hợp kiến thức phân môn: TV [ BPTT so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến….] Làm văn[ trình bày một vấn đề.]

* Bước 3:Xác định mục tiêu bài học:

Về kiến thức

– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích đoạn sử thi Việt Nam và nước ngoài [Đăm Săn ; Ô-đi-xê của Hô-me-rơ]: phản ánh một nét diện mạo tinh thần của thời kì cổ đại, ca ngợi kì tích và phẩm chất của các nhân vật anh hùng, sử dụng

– Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi.

– Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận xét được những đặc điểm nội dung của các trích đoạn sử thi.

– Nhận biết một số nét cơ bản về đề tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi.

– Nhận biết được tác phẩm sử thi anh hùng theo đặc điểm thể loại sử thi

– Biết cách đọc hiểu tác phẩm sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại.

– Hs say mê hứng thú khi tìm hiểu sử thi, có ý thức sưu tầm bảo vệ, lưu giữ giá trị của văn học dân gian, học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.

2. Về kĩ năng

– Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm … để đọc hiểu văn bản.

– Nhận diện tiểu loại sử thi

– Nhận diện được đặc điểm của sử thi anh hùng

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

– Đoch [kể] diễn cảm tác phẩm sử thi.

– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những tác phẩm sử thi khác đại khác của Việt Nam và nước ngoài; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tp sử thi được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về tác phẩm sử thi đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những tp sử thi đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.

Về thái độ

Yêu thiên nhiên, con người, yêu Tổ quốc.

– Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.

– Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.

Định hướng hình thành năng lực: năng lực giao tiếp [chủ yếu là đọc hiểu], năng lực thẩm mỹ [chủ yếu là cảm thụ thẩm mĩ]. Ngoài ra, còn có những năng lực khác như: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin…

* Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học:

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dung cao
Nêu khái niệm ST Trình bày đặc điểm thể loại ST [Phân loại st] Vận dụng hiểu biết về thể loại để phân tích, lí giải về các vấn đề đặt ra trong sử thi
– Nêu được các thông tin về văn bản: Tác giả, tác phẩm[ hoàn cảnh sáng tác]

– Tóm tắt văn bản

– Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của cuộc đời [tiểu sử, con người] và hoàn cảnh sáng tác với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. – Đọc diễn, phân vai.

– diễn kịch

– Nhận biết được bố cục.

– Nhận diện được nhân vật trong đoạn trích

– Lí giải các chi tiết nghệ thuật

– Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Nhận diện được nhân vật trong đoạn trích

Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và các đặc điểm nghệ thuật

– Lí giải đặc điểm của hình tượng – So sánh, nhận xét, đánh giá bằng việc đưa ra những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên những hiểu biết về thể loại sử thi VN và nước ngoài
– Nhận ra được quan điểm, tư tưởng của tác phẩm. – Lí giải được quan điểm, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm..

– Phân tích đặc điểm hành động, ngôn ngữ của các nhân vật ; đặc điểm của hình tượng nghệ thuật của đoạn trích

– So sánh, nhận xét, đánh giá đặc điểm hành động của các nhân vật; đặc điểm của hình tượng nghệ thuật của văn bản.

– Kể chuyện sáng tạo, sưu tập tranh ảnh, tư liệu, chuyển thể thành kịch bản, đóng vai.

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả

Với đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dung cao

-Nhắc lại khái niệm sử thi?

-Có mấy loại sử thi dân gian?

– Sử thi “ Đăm Săn” của đồng bào dân tộc nào?

Vì sao cao dao được coi là “thơ của vạn nhà”?

– Tóm tắt nội dung của sử thi “ ĐS”?[ theo sơ đồ tư duy hoặc gạch đầu dòng

– Chỉ ra những biểu hiện của ST anh hùng trong St Đăm Săn

– Trong cđ tù trưởng của mình ĐS chỉ phải giao đấu với một mình tù trưởng sặt không?

– Người Ê- đê gọi st ĐS là Khan ĐS, cách gọi này cung cấp cho chúng ta kiến thức gì?

– Xác định vị trí, bố cục của đoạn trích Chiếnthắng Mtao Mxây?

– Xác định các tuyến nhân vật trong đoạn trích?

-Phân tích đặc điểm hoàn cảnh, ngoại hình của 2 vị tù trưởng – Dụng ý của tác giả khi nhấn mạnh vào sự giàu mạnh của Mtao Mxây?

– Nếu là em, em muốn thử sức với những đối tượng và công việc như thế nào? Vì sao?

– Nếu là em, em muốn thử sức với những đối tượng và công việc như thế nào? Vì sao?

-Đoạn trích “ Chiến thắng…kể lại sự kiện gì?

-Phân tích cuộc chiến giữa ĐS và MM [ nguyên nhân, diễn biến và kết quả].

– Phân tích hình tượng ĐS sau chiến thắng.[ pt những việc ĐS làm sau chiến thắng- thuyết phục tôi tớ, mở lễ cúng…]

– Theo em tại sao Đs lại không đâm thủng đc Mtao M xây?

Vai trò của ông trời đc thể hiện ntn?

– Em học được điều gì từ nt thuyết phục người khác của Đs?

Xác định các BPTT đc sử dụng trong đoạn trích

PT tác dụng của các bPTT

– So sánh hình tượng ĐS với một nhân vật st khác mà anh/chị biết.

Với đoạn trích “ Uy lít xơ trở về”

Nêu những nét chính về tác giả Hô me rơ? Đặc điểm nào của con người Hô me rơ đc thể hiện rõ trong tp? Em ấn tượng nhất điều gì ở tác giả? vì sao?

Nêu hoàn cảnh sáng tác?[ HCls và HC bản thân]

Với đặc điểm, hoàn cảnh xh đó, theo em tp sẽ thể hiện những vấn đề gì?[ ảnh hưởng như thế nào đến tp] Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, các em sẽ làm gì?
Tóm tắt tp [ bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch đầu dòng] Tp kể lại cuộc hành trình của Uy lít xơ trở về quê hương. Cuộc hành trình ấy diễn ra trong thời gian bao lâu? Uy lít xơ đối mặt với những nguy hiểm nào? Nhận xét về bộ ST, TG và nhân vật
Xác định vị trí và bố cuảcủa đoạn trích XĐ nội dung của từng đoạn.

Có bao nhiêu nhân vật XH trong đoạn trích

Các NV có mối quan hệ như thế nào với nhau?

Nhan đề văn bản là Uy lít xơ trở về nhưng U có phải là nv trung tâm trong đoạn trích k? vì sao?

Đọc phân vai một vài đối thoại.

Chỉ ra số lần đối thoại và đối tượng nhân vật tham gia giao tiếp Ai là người tham gia đối thoại nhiều nhất và tham gia đối thoại với tất cả các nhân vật còn lại? Việc sd nn đối thoại có tác dụng ntn?

Xác định đoạn văn miêu tả cuộc đối thoại giữa P và nhũ mẫu

– Pê-nê-lốp đang ở trong hoàn cảnh ntn khi được nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về? – Điều đó bước đầu cho em cảm nhận gì về nhân vật này?

– Tìm những từ ngữ và lời thoại chỉ thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp trước lời nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã trở về?

-PT thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp trước lời nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã trở về? Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng trở về mà khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp lại rất đỗi phân vân, ko tin những lời của nhũ mẫu, ko tin người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn, giải thoát cho nàng chính là Uy-lít-xơ?
Cuộc đối mặt với U và P đc miểu ta qua mấy bước?[ gọi tên từng bước một] – Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp ntn?

– Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì?

Nhận xét về p ở bước đối mặt này?

Tìm đoạn thoại thể hiện sự đấu trí của p với U Phép thử của P với U là gì? Tại sao lại chọn chiếc giường làm phép thử? Qua phép thử này các em hãy đưa ra nhận xét đánh giá của mình vềnv P?
Tìm những chi tiết miêu tả sự vui mừng, hp của P khi nhận ra chồng? [ Câu văn]

– Để miêu tả niềm hạnh phúc, vui sướng tột cùng của Pê-nê-lốp, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn dài cuối đoạn trích?

– PT hiệu quả nghệ thuật của việc sd BPT so sánh dài? Em hãy hình thành khái niệm so sánh mở rộng [ ss có đuôi dài]
U đóng những vai nào? Vì sao?

Định ngữ nào dùng đẻ đệm sau U?

Tìm những chi tiết miêu tả phẩm chất của u?PT những chi tiết đó

Nhận xét ngắn gọn về pc cơ bản của u?

– Khái quát chủ đề của đoạn trích?

Bước 6:Thiết kế tiến trình dạy học

Với VB

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

[Trích Đăm Săn– Sử thi Tây Nguyên]

Mục tiêu bài học

Kiến thức

– Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với HP gia đình, thiết tha với c/s bình yên…

– Đặc điểm NT tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xd thành công n/v anh hùng sử thi; ng.ngữ trang trọng, giàu h/ả, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.

* Tích hợp KNS.

Kĩ năng

– Đọc [kể] diễn cảm tp sử thi.

– P.tích vb sử thi theo đặc trưng thể loại.

Thái độ

Có ý thức đề cao, ngưỡng mộ, học tập những n/v có tài năng & phẩm chất.

* Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

.II. Các bước chuẩn bị:

1/ Về phía GV: Sgk, sgv, tl KNS, TK bài giảng, HD thực hiện Chuẩn KT- KN..

2/ Về phía HS: Đọc và chuẩn bị bài theo HDHB sgk…

III.Phương pháp dạy học

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi….

* PP/ KTDH tích cực: Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi; thảo luận nhóm.

IV.Tiến trình dạy- học:

Ổn định tổ chức lớp.

Kiểm tra bài cũ: Những đặc trưng của VHDG? Nêu các giá trị của VHDG?

Bài mới:

– Hoạt động 1: HĐ khởi động: GV cho học sinh xem tư liệu ảnh về:1. Nhà Rông; 2. Trang phục của người TN ; 3 HA lễ hội cồng chiêng

? Những bức ảnh trên miêu tả cs tinh thần của đồng bào dân tộc nào? Thuộc vùng đất nào?

? Sáng tác nổi bật của đồng bào Tn thuộc thể loại nào?

– Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt
HĐ 2.1: Hs đọc phần Tiểu dẫn.

– Từ khái niệm về sử thi [bài khái quát VH dân gian], em hãy cho biết sử thi có những đặc điểm gì?

– Có mấy loại sử thi?

– Đặc điểm nổi bật của mỗi thể loại? VD?

– Hình thức diễn xướng?

– Đ.Săn thuộc loại sử thi nào?

– Giá trị nội dung của tác phẩm?

Hs học theo sgk.

Gv lưu ý hs những sự kiện chính.

[ SGK/ 30]

Hs đọc phân vai đoạn trích.

– Theo em, em sẽ phân chia đoạn trích thành các phần, các ý ntn để phân tích?

HĐ 2.2

– Trận quyết chiến giữa Đăm Săn- Mtao Mxây được miêu tả, kể qua những cảnh nào?

– Các chặng đấu:

+ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến- Mtao buộc phải đáp lại.

+ Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:

} Hiệp 1: Mtao múa khiên trước, Đăm Săn bình tĩnh, thản nhiên xem khả năng của đối thủ.

} Hiệp 2: Đăm Săn múa trước- Mtao trốn chạy, chém trượt, cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.

} Hiệp 3: Đăm Săn múa khiên và đuổi theo Mtao nhưng ko đâm thủng được y.

} Hiệp 4: Đăm Săn cầu cứu ông trời” giết được Mtao

– Trận quyết chiến giữa Đăm Săn- Mtao Mxây được miêu tả, kể qua những chặng nào? Hành động của chàng ở mỗi chặng đấu?

– Ở chặng 1, Đăm Săn và Mtao được xây dựng trong thế đối lập ntn? Tìm các chi tiết, các ý cụ thể để lập bảng so sánh?

Gv nêu câu hỏi gợi mở, khắc sâu:

– Ai là người múa khiên trước? Tại sao tác giả sử thi lại miêu tả như vậy?

Hs thảo luận trả lời.

– Tìm các chi tiết miêu tả tài múa gươm của Đăm Săn?

Hs tìm các dẫn chứng:

Đăm Săn vượt đồi tranh, vượt đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

– Tìm các chi tiết miêu tả sự bị động, thế thua của Mtao?

Hs tìm các dẫn chứng:

Mtao bước thấp bước cao chạy hết bãi tây sang bãi đông, vung dao chém“ chém trúng cái chão cột trâu.

– Ý nghĩa của miếng trầu Hơ Nhị quăng cho Đăm Săn?

– Tài nghệ múa gươm của Đăm Săn bộc lộ qua lần múa gươm thứ 2?

Đăm Săn càng múa càng nhanh, mạnh, hào hùng: Múa trên cao- như gió bão; Múa dưới thấp – như gió lốc, chòi lẫm đổ lăn lóc, ba quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật bay tung.

– Các sự việc diễn ra ở hiệp đấu thứ 4?

– Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn nói lên điều gì?

– Thần linh có phải là lực lượng quyết định chiến thắng của người anh hùng ko? Vì sao?

Hs thảo luận, trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý

– Nêu nhận xét về cuộc chiến và chiến thắng của Đăm Săn?

Gợi mở: Cuộc chiến có gây cảm giác ghê rợn ko? Mục đích của nó? Sau khi giết Mtao Mxây, Đăm Săn có tàn sát tôi tớ, đốt phá nhà cửa, giày xéo đất đai của kẻ bại trận ko?…

– Mục đích của Đăm Săn trong trận quyết chiến với Mtao Mxây?

I. Tìm hiểu chung:

1. Về thể loại sử thi: [GV trình bày nhanh]

* Khái niệm sử thi: sgk/ 17

* Đặc điểm của sử thi:

– Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.

– Ngôn ngữ có vần, nhịp.

– Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.

– Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.

* Phân loại sử thi:

– Sử thi thần thoại ” Kể về sự hình thành thế giới và muôn loài, con người và bộ tộc thời cổ đại. VD: Đẻ đất đẻ nước [Mường], Ẩm ệt luông [Thái], Cây nêu thần [Mnông],…

– Sử thi anh hùng ” Kể về cuộc đời, chiến công của những nhân vật anh hùng. VD: Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú [Êđê], Đăm Noi [Ba-na],…

* Hình thức diễn xướng: Kể- hát.

2. Sử thi Đăm Săn:

– Đăm Săn là thiên sử thi AH tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung.

– Giá trị nội dung:

+ Chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh của cộng đồng.

+ Khát vọng chinh phục tự nhiên.

+ Cuộc đấu tranh giữa chế độ xã hội mẫu quyền với phụ quyền.

– Đoạn trích nằm ở phần giữa tp, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxay. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxay

– Đọc; Tóm tắt đoạn trích……..

– Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1: Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường” ” Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

+ Phần 2: Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” ” Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

+ Phần 3: Còn lại ” Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây:

– Nguyên nhân: Tù trưởng Sắt Mtao- Mxây bắt Hơ Nhị [vợ Đăm Săn] về làm vợ

– Diễn biến cuộc chiến:

Æ Chặng 1:

Đăm Săn Mtao Mxây
– Đến tận cầu thang khiêu chiến ” chủ động, tự tin, tỏ ra hết sức quân tử

– Kết quả: Mtao- Mxây đã xuống giao chiến

– Mtao Mxây bị động, sợ hãi, lo lắng, do dự nhưng lại được che đậy bằng vẻ bên ngoài hung tợn.

Æ Chặng 2:

} Hiệp 1:

Đăm Săn Mtao Mxây
– Khích Mtao múa khiên trước.

→ Đó là phẩm chất của những người AH nhưng cũng là mục đích của tg sử thi cho thấy ĐS là người khôn khéo, điềm tĩnh xem khả năng của kẻ thù.

– Kết thúc hiệp 1: ĐS nhận thấy sự kém cỏi trong mỗi đường múa của kẻ thù

– Lúc đầu tỏ ra khiêm tốn, nhưng sau mới bộc lộ rõ sự kiêu căng, ngạo mạn.

– Múa khiên như trò chơi [kêu lạch xạch như quả mướp khô] ” vụng về

} Hiệp 2:

Đăm Săn Mtao Mxây
– Múa khiên trước ” động tác nhanh, mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa đẹp ” thế thắng áp đảo, oai hùng.

– Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị” sức khỏe tăng gấp bội.

” lối so sánh, miêu tả đòn bẩy” đề cao hơn tài năng của người anh hùng.

– Hoảng hốt, trốn chạy,

chém trượt “thế thua,

hèn kém.

– Cầu cứu Hơ Nhị ” ko được.

– Miếng trầu là biểu tượng của cộng đồng tiếp thêm sức mạnh cho người anh hùng

} Hiệp 3:

Đăm Săn Mtao Mxây
– Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng.

– đâm Mtao nhưng ko thủng áo giáp sắt của y.

“Những hình ảnh so sánh, phóng đại tạo ấn tượng mạnh, tràn đầy cảm hứng ngợi ca.

– Hoàn toàn ở thế thua, bị động.

– Bị đâm.

} Hiệp 4:

Đăm Săn Mtao Mxây
– Thấm mệt ” cầu cứu thần linh.

– Được kế của ông Trời

” Giết chết Mtao.

– Tháo chạy, cùng đường, cầu xin tha mạng.

– Bị giết.

– Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện:

+ MQH gần gũi giữa con người và thần linh” dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

+ Thần linh đóng vai trò cố vấn, gợi ý. Người anh hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến” Sử thi đề cao vai trò của người anh hùng.

[Nhận xét:

–Trong cuộc chiến Đ.Săn luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm và mạnh mẽ, còn Mtao… thì thụ dộng, hèn nhát, khiếp sợ. Với sự giúp đỡ của thần linh, Đ.Săn đã giết chết kẻ thù.

– Như vậy, trong tưởng tượng của DG, Đ.Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, còn Mtao… là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.

– Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.

” Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.

” Trừng phạt kẻ phi nghĩa, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.

” Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh của cộng đồng.

Hoạt đông 3: Luyện tập- củng cố:

? Nêu nhận định cơ bản về hình tượng nhân vật ĐS trong trận giao chiến với M? Vẻ đẹp hình tượng Đs đại diện cho cái đẹp cá nhânĐS hay cho vẻ đẹp của cộng đồng? Từ đó hãy rút nhận xét vwf tư duy nt của ST?

Hoạt động 4: Ứng dụng, vận dụng

HS làm việc nhóm: Các nhóm xây dựng lễ hội văn hóa TN[ cồng chiêng; diễn xướng khan ĐS;

trình diễn trang phục TN…]

Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng

HS quay clípdiễn lại đoạn trích “ Chiến thắng….”[ làm phim ngắn]

TIẾT 2

Đọc văn:

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

[Trích Đăm Săn– Sử thi Tây Nguyên]

Ổn định tổ chức lớp.

Kiểm tra bài cũ. Tóm tắt sử thi Đăm Săn?

Vẻ đẹp của hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết đấu với Mtao Mxây?

Bài mới:

– Hoạt động 1: HĐ khởi động

Cho HS xem trích đoạn ST ĐS

– HĐ2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt
Gv dẫn dắt, chuyển ý.

* KNS: Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng [nô lệ] của Mtao Mxây diễn ra qua mấy nhịp hỏi- đáp? Qua đó, chúng ta hiểu gì về Đăm Săn, uy tín và tình cảm của dân làng đối với chàng?

– Câu văn “Ko đi sao được!” được lặp lại mấy lần? Nó biểu hiện thái độ, tình cảm gì của nô lệ của Mtao Mxây đối với Đăm Săn?

– Ý nghĩa của cảnh mọi người theo Đăm Săn về đông vui như hội?

– Trong những lời nói [kêu gọi, ra lệnh nổi nhiều cồng chiêng lớn, mở tiệc to mời tất cả mọi người ăn uống vui chơi], Đăm Săn bộc lộ tâm trạng ntn?

* KNS: Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào? Bút pháp miêu tả được sử dụng là gì? Cách nhìn, cách miêu tả của sử thi có gì đặc biệt?

” Cách miêu tả:

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh trùng điệp.

+ Biện pháp phóng đại.

+ Giọng văn trang trọng, hào hùng, tràn đầy cảm hứng ngợi ca, lí tưởng hoá.

Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ trong sgk.

* HDTH:

– Đọc [kể] theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đ.Săn, khôn khéo mềm mỏng của Mtao.., tha thiết của dân làng…

– Tìm trong đtnhững câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và pt để làm rõ hiệu quả NT của chúng.

2. Hình tuợng Đăm Săn sau chiến thắng

a. Đăm Săn thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây:

– Thuyết phục bằng nhiếu cách khác nhau

+ Hỏi: “có đi với ta không?” [2 lần]:

→ Đăm Săn để dân làng tự quyết định số phận của mình: tôn trọng dân chủ, quyền tự do của dân làng

+ Hành động: Lần 1: gõ vào một nhà

Lần 2: tất cả các nhà

Lần 3: mỗi nhà trong làng

® lòng kiên trì, khoan dung, đức nhân hậu của chàng.

+ Kết quả: Dân làng: tôi tớ của Mtao Mxây hoàn toàn bị thuyết phục và tự nguyện đi theo chàng.

® Đăm Săn có uy tín lớn với cộng đồng.

– Cảnh ĐS cùng tôi tớ trở về:

+ Cảnh đoàn người trở về được miêu tả bằng lối so sánh, ví von … mang màu sắc của DT Ê- đê

+ Ý nghĩa: thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân đối với cộng đồng. Đó là sự yêu mến, tuân phục và suy tôn tuyệt đối của cộng đồng với người AH sử thi.

b. Cảnh ăn mừng chiến thắng: [sgk/ 35]

– Lễ cúng thần, báo cáo tổ tiên, cầu mong sức khoẻ…

– Nhiều loại cồng chiêng lớn nổi lên…

– Tất cả mọi ng được mời ăn uống, vui chơi…

® TG sử thi luôn hướng về cs no đủ, giàu có, thịnh vượng và sự đoàn kết trong cộng đồng

® Con người Ê-đê và thiên nhiên T.Nguyên đều tưng bừng trong men say chiến thắng.

c. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng:

– Đăm Săn tự bộc lộ qua lời nói với tôi tớ của mình:

+ Niềm vui chiến thắng.

+ Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình.

– Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn:

+ Tóc: dài” hứng tóc là một cái nong hoa.

+ Uống: ko biết say; Ăn: ko biết no; Chuyện trò: ko biết chán.

+ Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,…

+ Bắp đùi: to bằng cây xà ngang, to bằng ống bễ.

+ Nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.

” Vẻ đẹp hình thể: có phần cổ sơ, hoang dã, mộc mạc và hài hoà với thiên nhiên Tây Nguyên.

” Sức khoẻ: phi phàm, dũng mãnh, oai hùng, “vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”.

” Bút pháp lí tưởng hoá và biện pháp tu từ ss – phóng đại đã khắc hoạ bức chân dung đẹp, oai hùng, kì vĩ của Đ. Săn.

“ Cách nhìn của tg sử thi: đầy ngưỡng mộ, sùng kính, tự hào.

* TL: Nhân vật sử thi Đ.Săn được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên, XH và con người T.Nguyên mang tầm vóc lịch sử lớn lao.

III. Tổng kết bài học: [Ghi nhớ.sgk/ ]

1. Ý nghĩa văn bản:

– ĐT khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người AH Đ.Săn- một người trọng danh dự, gắn bó với HPGĐ và thiết tha với cs bình yên, phồn thịnh của thị tộc, xứng đáng là người AH mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại

2. Nghệ thuật:

– Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.

– Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến…

.HĐ 3: Luyện tập- củng cố

HS nhắc lại vẻ đẹp của hình tượng nv.

Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ ấn tượng sâu sắc của em về ĐS.

Hoạt động 4: Ứng dụng, vận dụng

HS làm việc nhóm: Các nhóm xây dựng lễ hội văn hóa TN[ cồng chiêng; diễn xướng khan ĐS;

trình diễn trang phục TN…]

Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng

HS quay clípdiễn lại đoạn trích “ Chiến thắng….”[ làm phim ngắn]

Đọc văn:

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ

[Trích Ô-đi-xê – Sử thi Hi Lạp]

Hô – me – rơ.

Mục tiêu bài học: Giúp hs:

Kiến thức:

-Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xowvaf Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.

– Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.

Kĩ năng:

– Đọc-hiểu theo đặc trưng thể loại.

-Phân tích nhân vật qua đối thoại.

Thái độ:

-Giáo dục HS biết trân trọng tình cảm gia đình,nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn

. * Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại sử thi.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

IIPhương tiện dạy học:

1/ Về phía GV: Sgk, sgv, thiết kế dạy- học, HD thực hiện Chuẩn KT- KN…, TLTK…

2/ Về phía HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

III. Phương pháp dạy học

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức đọc- hiểu, trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.

Tích hợp với các môn: Văn. Làm văn. Tiếng Việt

Tiến trình dạy- học:

Ổn định tổ chức lớp.

Kiểm tra bài cũ:

Bài mới: Hoạt động 1: HĐ khởi động

Ở thế kỉ IX-VIII truớc CN, trên đất nước Hi Lạp có một người nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm nh. Đó là Hô-me-rơ, tg của hai sử thi vĩ đại: I-li-át và Ô-đi-xê.

Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt
HĐ 2.1Yêu cầu hs đọc phần Tiểu dẫn-sgk.

– Em có hiểu biết gì về tg Hô-me-rơ?

– Là con của một gia đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-lét

– Là một ca sĩ hát rong đuợc mọi người dân Hi Lạp yêu mến. Hiện nay có 11 thành phố Hi Lạp đều tự nhận là quê hương của ông.

Đặc điểm nào của con người Hô me rơ đc thể hiện rõ trong tp?

– Dựa vào sgk, em hãy tóm tắt sử thi Ô-đi-xê?

Gv cung cấp thêm cho hs một vài chi tiết:

+ Ca-líp-xô dâng linh đan để Uy-lít-xơ trường sinh bất tử, cùng chung sống với nàng. Nhưng suốt 7 năm bị nàng cầm giữ ngày nào chàng cũng ra bờ biển hướng nhìn về quê hương, khóc thương…

+ Pê-nê-lốp đưa ra điều kiện: nàng chấp nhận tái giá khi dệt xong tấm vải nhưng nàng dệt mãi ko xong vì nàng cứ ngày dệt, đêm lại tháo ra. Ở phần 2, nàng còn thách 108 tên cầu hôn giương cung của Uy-lít-xơ và bắn xuyên qua 12 cái vòng của 12 chiếc rìu để trì hoãn, chờ đợi chồng.

+ Chiếc bè của Uy-lít-xơ bị đánh đắm do thần biển Pô-zê-i-đông trả thù do chàng đã đâm thủng mắt Xi-clốp Pô-li-phem, con trai của thần.

+ Uy-lít-xơ và đồng đội đi qua đảo của các nàng tiên cá Xi-ren có giọng hát mê hồn nhưng vô cùng nguy hiểm…

+ Uy-lít-xơ bị thử thách tình cảm nhiều lần: phù thủy Xiếc-xê, Ca-líp-xô, công chúa Nô-di-ca,…

– Em hãy nêu chủ đề của sử thi Ô-đi-xê?

– Nêu vị trí của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?

Yêu cầu hs đọc phân vai văn bản.

– Tìm bố cục của đoạn trích?

HĐ 2.2

– Ai là người báo tin cho Pê-nê-lốp biết Uy-lít-xơ đã trở về?

– Nội dung tin thông báo của nhũ mẫu?

– Pê-nê-lốp đang ở trong hoàn cảnh ntn khi được nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về? Điều đó bước đầu cho em cảm nhận gì về nhân vật này?

– Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thuyết phục [dấu hiệu riêng của Uy-lít-xơ: vết sẹo do răng nanh trắng của một con lợn lòi húc], lại dùng cả tính mệnh của mình ra để đánh cuộc, quả quyết khẳng định tin tức Uy-lít-xơ đã trở về, thái độ của Pê-nê-lốp ntn?

– Thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp thể hiện ntn trước lời nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã trở về?

Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng trở về mà khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp lại rất đỗi phân vân, ko tin những lời của nhũ mẫu, ko tin người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn, giải thoát cho nàng chính là Uy-lít-xơ?

Hs thảo luận, phát biểu.

Gv nhận xét, bổ sung.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả Hô-me-rơ:

– Hô-me- rơ, người được coi là tg của hai sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê, là nhà thơ mù, sinh vào khoảng thế kỉ IX-VIII [trước công nguyên]

2. Sử thi Ô-đi-xê: [GV giảng nhanh]

a. Dung luợng:

Gồm 12 110 câu thơ, chia thành XXIV khúc ca.

b. Tóm tắt:

– Phần 1: Khúc ca I- XII:

Câu chuyện được kể từ thời điểm Uy-lít-xơ sau 10 năm rời thành Tơ-roa vẫn chưa thể đặt chân lên mảnh đất quê hương và đang bị nữ thần Ca-líp-xô cầm giữ. Các thần linh cầu xin thần Dớt cho Uy-lít-xơ được đoàn tụ với gia đình. Dớt đồng ý.

Trong khi đó tại quê nhà, Pê-nê-lốp, vợ chàng phải đối mặt với 108 kẻ quyền quý đến cầu hôn. Tê-lê-mác, con trai của Uy-lít-xơ, phải đương đầu với bọn chúng để bảo vệ gia đình.

Tuân lệnh Dớt, nữ thần Ca-líp –xô buộc phải để Uy-lít-xơ rời đảo. Sau vài ngày Uy-lít-xơ và các bạn đồng hành gặp bão lớn, chiếc bè bị đánh tan tác, chàng may mắn dạt vào xứ sở của vua An-ki-nô-ốt. Chàng đã kể lại hành trình phiêu lưu mạo hiểm trong suốt 10 năm qua các miền đất lạ cho nhà vua.

– Phần 2: Khúc ca XIII- XXIV.

Được vua An-ki-nô-ốt giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương, sau 20 năm xa cách, nơi chàng sẽ phải đối mặt với một nguy hiểm mới. Đó là 108 tên cầu hôn xảo quyệt rắp tâm chiếm đoạt hạnh phúc, tài sản của gia đình chàng. Uy-lít-xơ cùng con trai và gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng. Nữ thần A-tê-na xuống trần báo tin cho Uy-lít-xơ được Dớt cho phép đoàn tụ và trừng trị những kẻ phá hoại gia đình mình. Cs mới bắt đầu trên xứ sở I-tác, quê hương của chàng.

c. Chủ đề:

– Quá trình chinh phục thiên nhiên, biển cả, di dân mở đất ” Ca ngợi ý chí, lòng dũng cảm, trí tuệ của người Hi Lạp cổ đại.

– Cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp thời cổ ” Ca ngợi giá trị tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung.

3. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:

– Vị trí: Thuộc phần 2, khúc ca thứ XXIII.

– Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1: Từ đầu” “kém gan dạ”: Tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác lên Pê-nê-lốp. Uy-lít-xơ chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp, hướng con trai đến việc đối phó với bọn cầu hôn.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để nhận ra nhau bằng phép thử bí mật của chiếc giường cưới.

– Nội dung: ĐT thuật lại chuyện sau 20 năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ cùng gđ.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1/Hoàn cảnh hiện tại của Pê-nê-lốp

+ Chờ đợi chồng suốt 20 năm đằng đẵng ” khát khao sự trở về đoàn tụ của Uy-lít-xơ.

” Pê-nê-lốp là người vợ thuỷ chung, kiên trinh, khôn ngoan.

+ Bị 108 kẻ cầu hôn thúc bách hòng chiếm đoạt nàng và tài sản của gia đình nàng ” trì hoãn bằng kế tấm vải dệt mãi ko xong và thử thách tài bắn cung tên.

” Hoàn cảnh éo le.

2. Nhân vật Pê-nê-lốp qua đối thoại với nhũ mẫu:

– Ng đưa tin: nhũ mẫu” một người thân tín, rất đáng tin cậy.

Nội dung tin:

+ Uy-lít-xơ đã trở về.

+ Dấu hiệu đáng tin cậy:[dấu hiệu riêng của Uy-lít-xơ] vết sẹo do răng nanh trắng của một con lợn lòi húc.

® Nhũ mẫu lại đem cả tính mệnh của mình ra để đánh cuộc, quả quyết khẳng định tin tức Uy-lít-xơ đã trở về.

– Thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp trước những lời báo tin của nhũ mẫu:

+ Thái độ: Bình tĩnh, trấn an nhũ mẫu cũng là tự trấn an mình, hoài nghi lời nhũ mẫu.

+ Suy nghĩ, lí giải:

4 Nàng cho rằng đó là vị thần “bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ” của bọn cầu hôn. Vì hai lẽ: ko một người trần nào có thể giết chết hết 108 kẻ cầu hôn ngang ngược và hung tợn đó; hơn nữa người giết chúng mới hôm qua nói chuyện với nàng về những tin tức liên quan đến Uy-lít-xơ như một người chứng kiến.

4 Về phần Uy-lít-xơ, sau 20 năm bặt vô âm tín, nàng đã hết hi vọng chàng sẽ trở về: “ Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.

4 Nàng sợ bị lừa gạt.

” Sự tỉnh táo, khôn ngoan, thận trọng của Pê-nê-lốp.

– Quyết định xuống lầu “để xem xác chết của bọn cầu hôn” và đặc biệt là “người giết chúng”.

” Pê-nê-lốp nửa tin nửa ngờ.

Hoạt động 3: Luyện tập –củng cố

Định ngữ H dùng để đệm sau tên Pê-nê-lốp? Định ngữ ấy XH mấy lần?Chỉ ra những biểu hiện của định ngữ ấy trong cuộc đối thoại với nhũ mẫu?

Hoạt động 4: Sáng tác thơ [ thể loại tự chọn ] với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ[ Ha của bà, mẹ …]

Hoạt động 5: Làm phim tư liệu ngắn giới thiệu về nề văn hóa Hi Lạp [ chọn nét văn hóa tiêu biểu để giới thiệu với khán giả] – HĐ nhóm

Tiết 2

Đọc văn:

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ [tiếp]

[Trích Ô-đi-xê – Sử thi Hi Lạp]

Ổn định tổ chức lớp.

Kiểm tra bài cũ:Thái độ của P trước sự báo tin của nhũ mẫu?

Bài mới: Hoạt động 1: HĐ khởi động

Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt
– Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp ntn?

[…nàng đến trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện… ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại ko nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp].

– Thấy thái độ lạnh lùng của mẹ, thái độ của Tê-lê-mác biểu hiện ntn? Điều đó cho thấy chàng là người ntn?

– Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì?

– Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai?

Bởi nếu khẳng định mình là Uy-lít-xơ, chồng nàng Pê-nê-lốp, người mà nàng chờ đợi mỏi mòn bấy lâu trong khi chàng đang trong bộ dạng hành khất tiều tụy và hơn nữa Pê-nê-lốp vốn thận trọng, khôn ngoan sẽ ko tin lời chàng.

– Cuộc đấu trí diễn ra ntn?

– Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ? Cách đưa ra thử thách về bí mật chiếc giường cưới của Pê-nê-lốp ntn?

Gv khắc sâu: Pê-nê-lốp thận trọng, tỉnh táo, khôn ngoan hướng theo câu nói có vẻ giận dỗi, trách móc của Uy-lít-xơ để đưa ra lệnh dịch chuyển chiếc giường cưới kỉ niệm riêng ẩn chứa bí mật rất riêng của hai người. Nếu ko phải là Uy-lít-xơ thì ko biết được bí mật ” Nàng sẽ nhận rõ chân tướng của vị khách.

Nếu là Uy-lít-xơ nhưng cũng có thể chàng đã quên bí mật đó vì đã 20 năm xa cách hoặc đã cố quên do thay lòng đổi dạ” Nàng sẽ biết được tình cảm thực của chàng đối với mình.

– Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư của họ?

– Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ rõ ràng về bí mật của chiếc giường cưới, thái độ của Pê-nê-lốp thay đổi ra sao? Qua đây, có thể nói nàng quá tàn nhẫn hay ko?

– Để miêu tả niềm hạnh phúc, vui sướng tột cùng của Pê-nê-lốp, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn dài cuối đoạn trích?

– Trước sự xúc động mãnh liệt của Pê-nê-lốp khi nàng nhận ra mình, tâm trạng của Uy-lit-xơ ntn?

– Em hãy nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Pê-nê-lốp cũng như của người phụ nữ Hi Lạp cổ đại qua đoạn trích?

– Qua đoạn trích này, em nhận thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật Uy-lít-xơ?

– ĐT muốn đề cao, ca ngợi những vẻ đẹp gì của người Hi Lạp cổ đại?

– Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

[HS đọc nội dung ghi nhớ.sgk/ ]

* HDTH:

– Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch

– Học theo nhóm, phân vai như tập diễn một hồi kịch.

3. Cuộc gặp gỡ- đoàn tụgiữa U. và P.

â Bước 1: Gặp mặt.

– Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi bước xuống lầu:

+ Không biết nên đứng xa hay lại gần

® Rất đỗi “phân vân”, lúng túng tìm cách ứng xử.

+ Khi thì nhận ra U. khi lại không nhận ra chồng

® Dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung

® ko giấu được sự bàng hoàng, xúc động

– Thái độ của Tê-lê-mác: trách mẹ gay gắt ” sự nóng nảy, bộc trực của một chàng trai trẻ rất thương yêu cha mẹ.

– Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp:

+ Giải thích cho con hiểu tâm trạng “kinh ngạc”, phân vân, xúc động nhưng vẫn hết sức tỉnh táo của mình” hành động giữ khoảng cách với Uy-lít-xơ.

+ Nói với con: Nếu quả thực… ko ai biết hết ” nhưng lại hướng tới Uy-lít-xơ ” ngầm đưa ra thử thách

” khôn ngoan, thận trọng.

” Tác giả dùng 3 lần từ “thận trọng” để khắc họa đặc điểm con người của Pê-nê-lốp ” định ngữ thể hiện vẻ đẹp trong phẩm chất nhân vật. Đây cũng là biện pháp nghệ thuật thường dùng của thể loại sử thi.

– Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai:

+ Chờ đợi

+ nhẫn nại mỉm cười.

” thấu hiểu Pê-nê-lốp.

” Chàng đồng tình chấp nhận thử thách của người vợ và tin vào trí tuệ của mình.

â Bước 2: Đấu trí.

– U.

+ Trách vợ sắt đá

+ Sai nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường để ngủ một mình

® U. đề cập đến chi tiết chiếc giường một cách tình cờ và rất tự nhiên

– P.

+ Khéo léo thanh minh cho hành động, tâm trạng của mình

+ Khéo léo đề cập đến bí mật của chiếc giường cưới

” Mục đích: Xác định rõ chân tướng của vị khách.

Nếu là Uy-lít-xơ thực thì nàng sẽ biết được tình cảm thực của chàng đối với mình giờ ntn.

– Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư:

+ Giật mình, chột dạ

+ Nói rõ bí mật của chiếc giường

” giải đáp thử thách của Pê-nê-lốp và chứng tỏ lòng chung thủy của mình.

â Bước 3: Đoàn tụ

– Pê-nê-lốp hoàn toàn tin đó chính thực là Uy-lít-xơ, chồng nàng, người yêu thươngvà thuỷ chung với nàng ” thái độ của nàng hoàn toàn thay đổi:

+ Xúc động cực điểm [Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng].

+ Cầu xin Uy-lít-xơ tha thứ.

+ Giải thích nguyên nhân của thái độ lạnh lùng, thận trọng đưa ra thử thách của mình [Nàng tin vào trí tuệ của Uy-lít-xơ và lo sợ bị lừa dối].

+ Oán trách thần linh gây nên sự mất mát lớn của 2 người [Ôi! Thần linh…đầu bạc.]

+ Khẳng định Uy-lít-xơ đã thuyết phục được sự hoài nghi, cảnh giác thường trực của nàng bằng việc chàng đã hóa giải được phép thử bí mật của chiếc giường cưới.

+ Bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.

” Pê-nê-lốp ko hề vô cảm, tàn nhẫn mà sự thận trọng, hoài nghi của nàng cho thấy tính chất phức tạp của thời đại- những nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa họ.

– Phép so sánh có đuôi dài [so sánh mở rộng]- cả vế A [cái so sánh] và vế B [cái được so sánh] đều là những câu dài.

” Tác giả lấy cái mừng rỡ của những người thủy thủ bị đắm thuyền may mắn sống sót khi được đặt chân lên đất liền với niềm vui, niềm hạnh phúc khi Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã thực sự trở về ” diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ như được hồi sinh của nàng.

– Khi hiểu rõ tình cảm của Pê-nê-lốp, trước sự xúc động mãnh liệt của nàng, Uy-lít-xơ “khóc dầm dề”. Đó là nước mắt của sự cảm động, niềm vui, niềm hạnh phúc.

* TL: ĐT cho ta hiểu rõ:

[Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp: Thông minh, nghị lực, thận trọng và khôn ngoan, thủy chung, kiên trinh bảo vệ phẩm giá của mình và hạnh phúc gia đình.

[ Vẻ đẹp của nhân vật Uy-lít-xơ: Cao quý, nhẫn nại, thông minh, thủy chung và hết lòng vì vợ con.

[ Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn: TY xứ sở, tình vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình chủ- khách, tình chủ- tớ

[ Đề cao vẻ đẹp trí tuệ: khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật lí tưởng.

III. Tổng kết bài học: Ghi nhớ.sgk/

1. Ý nghĩa văn bản:

– Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hp gia đình.

2. Nghệ thuật:

– Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hả mang đặc trưng của sử thi.

– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.

Hoạt động 3: Luyện tập –củng cố

Định ngữ H dùng để đệm sau tên U? Định ngữ ấy XH mấy lần?Chỉ ra những biểu hiện của định ngữ ấy trong cuộc đối thoại với các nv khác?

Hoạt động 4: Sáng tác thơ [ thể loại tự chọn ] với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ[ Ha của bà, mẹ …]

Hoạt động 5: Làm phim tư liệu ngắn giới thiệu về nề văn hóa Hi Lạp [ chọn nét văn hóa tiêu biểu để giới thiệu với khán giả] – HĐ nhóm

ĐỀ KIỂM TRA 15 phút

Phạm vi kiến thức: 2 đoạn trích sử thi

Đề bài:

Đọc đọc văn sau và trả lời các câu hỏi:

[…]“Đăm Sănrung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây ” ;

[…]“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

[ Đăm Săn]

Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?[1đ]

Xác định các BPTT được sử dụng trong đoạn trích? Nêu tác dụng của các biện pháp đó?[5đ]

Có ý kiến cho rằng:Hình tượng ĐS mang lại quan niệm về hạnh phúc của con người:hạnh phúc là khi biết sống vì danh dự, vì ty thương và xd hp chung cho mọi người.

Anh chị có đồng ý với ý kiến trên không? vì sao? [4 đ- trả lời ngắn gọn]

Biểu điểm và đáp án

Câu 1: [1đ] – Tự sự và miêu tả

Câu 2:

Các BPTT:SS,Phép điệp[ điệp từ:múa, vun vút; điệp cú pháp:một lần sốc..],phép đối [ cao-thấp],

Phép phóng đại [quả núi ba lần rạn nứt…] [ 2đ] [ yêu cầu gọi tên và đưa dc minh họa – mỗi BPTT cho 0,5đ]

tác dụng:Ca ngợi SM và tài năng của Đstrong cuộc đấu với kẻ thufddem lại hp cho gđ và cho nd[3đ]

Câu 3[ 4đ]:HS cho ý kiến của mình, lập luận chặt chẽ,diễn đạt trong sáng,hợp lí

Theo wikisecret.com

Tags
Chủ Đê Giao Nam ngoài Ngữ nước sự theo thi và văn vết

Từ hai đoạn trích trong sử thi Đăm Săn [Việt Nam] và ô-đi-xê [Hi Lạp], anh chị hãy viết đoạn văn khái quát những điểm giống và khác nhau cơ bản về mặt nội dung và hình thức

Posted in Lớp 10 On Saturday, May 26, 2018

Nếu như người Hi Lạp tự hào vì họ có những thiên sử thi 1-li-át, Ô-đi-xê đồ sộ thì người Việt Nam cũng có thể tự hào vì có Đăm Săn, Khinh Dú, Đẻ đất đẻ nước, ...

Từ hai đoạn trích Chiến thắng M’tao M’xây và Uy-lít-xơ trở về, phần nào nhận thấy sự tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của các thiên sử thi Đăm Săn và Ô-đi-xê. Hai sử thi có cùng chủ đề tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hoá và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Còn với Uy-lit-xơ, cũng xuất phát từ tình yêu đốì với nàng Pê-nê-lốp, với gia đình và tình yêu quê hương, xứ sở, chàng đã trở về để chiến đấu và chiến thắng bọn cầu hôn. Hơn hết nữa, Uy-lit-xơ đủ tự tin để vượt qua cửa ải cuối cùng - cuộc thử thách của Pê-nê-lốp. Gắn với chủ đề của mỗi thiên sử thi là cảm hứng ngợi ca bất tận. Hai đoạn trích cùng ngợi ca những phẩm chất .tốt đẹp của con người [sử thi]. Cả Đăm Săn và Uy-lít-xơ đều là những anh hùng có sức mạnh và trí tuệ siêu phàm, đều là những đại diện tiêu biểu của cộng đồng, tập thể. Bằng ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao, mỗi đoạn trích đều có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc. Tuy nhiên một vài nét khác biệt về mặt nội dung và hình thức giữa hai đoạn trích này. Dễ dàng nhận thấy, trong Uy-lit-xơ trở về, yếu tố thần linh kì ảo dường như vắng bóng. Nó không xuất hiện để trợ giúp Uy-lit-xơ vượt qua thử thách. Trong khi đó, ở Chiến thắng M’tao M’xây, lực lượng thần kì đã xuất hiện.

Ông Trời và miếng trầu thần kì đã giúp Đăm Săn chiến thắng M’tao M’xây. Sự khác biệt ở nét nghệ thuật này đã chi phối hình ảnh người anh hùng trong mỗi đoạn trích. Uy-lit-xơ được nhấn mạnh ở sự khôn ngoan và trí tuệ sắc sảo. Bằng trí tuệ và sự khôn ngoan của chính mình, Uy-lit- xơ đã vượt qua muôn vàn trở ngại, giành lại hạnh phúc cho chính mình. Đỉều này chứng tỏ người Hi Lạp cổ đại đã ý thức được sức mạnh con người, khẳng định vị thế của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Ý thức này chưa xuất hiện ở người Việt thời cổ đại... Sự giống và khác nhau về nội dung và hình thức của hai đoạn trích nói riêng và của hai sử thi nói chung không qui định việc kết luận về giá trị của chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng những thiên sử thi đó sẽ mãi là tài sản vô giá của loài người.

Bài viết liên quan

Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

Anh [chị] hãy bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Nghị luận xã hội - Trò chơi điện tử

Từ những hiểu biết về truyện cười, anh [chị] hãy kể lại một câu chuyện đáng cười mà mình đã đọc hoặc đã gặp trong cuộc

Anh [chị] hãy bình luận ý kiến của Đôxtôipxki: Cái đẹp cứu rỗi thế giới

Anh [chị] có những suy nghĩ như thế nào về câu nói sau: Khi người chỉ sống thì trở thành người thừa với những người còn lại

Viết bình luận

Họ tên

Địa chỉ email

Nội dung

Video liên quan

Chủ Đề