Sông hồ ở Campuchia có giá trị kinh tế lớn chủ yếu là

Yếu tố quan trọng này cùng với nỗ lực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã giúp kinh tế “đất nước Chùa Tháp” duy trì đà tăng trưởng khả quan.

Theo ước tính của Chính phủ Campuchia, GDP nước này năm 2015 đạt khoảng 18,5 tỷ USD, tăng 6,9% so năm 2014, trong đó ngành công nghiệp ước tính tăng trưởng 8,7%, chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc và giá trị đầu tư trong ngành xây dựng tăng mạnh; ngành dịch vụ có khả năng tăng 9% nhờ sự gia tăng về thương mại, doanh thu du lịch và bất động sản; ngành nông nghiệp có thể chỉ đạt mức tăng 1% do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi.

Kinh tế Campuchia bị ảnh hưởng từ sự phục hồi chậm của các nền kinh tế công nghiệp lớn, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao bởi các ngành may mặc, xây dựng và du lịch – những trụ cột của nền kinh tế Campuchia, vẫn tăng trưởng khá.

Những cuộc biểu tình, bãi công rầm rộ của hàng chục nghìn công nhân ngành may trên khắp đất nước Campuchia vào năm 2014 đã qua đi. Chính phủ và người lao động trong ngành này đã đạt được thỏa thuận nâng lương và cải thiện môi trường làm việc.

Tuy bị ảnh hưởng bởi sức cạnh tranh suy giảm do chi phí gia tăng, nhưng chín tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2014.

May mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Campuchia, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng này chủ yếu được bán sang các thị trường Liên hiệp châu Âu [EU], Mỹ, Canada và một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Du lịch được coi là “vàng xanh” của Campuchia, đóng góp khoảng 20% vào GDP của nước này. Theo Bộ Du lịch Campuchia, ước tính có 4,8 triệu lượt du khách quốc tế tới thăm Campuchia trong năm 2015, tăng 8% so năm 2014. Tổng giá trị chi tiêu của du khách quốc tế ở thị trường Campuchia là khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2015, tăng so với mức 3 tỷ USD trong năm 2014.

Campuchia nổi tiếng với hai di sản thế giới là quần thể di tích cố đô Angkor ở tỉnh Siem Reap và ngôi đền cổ Preah Vihear được xây dựng từ thế kỷ 11 tại tỉnh Preah Vihear. Bên cạnh đó, Hoàng cung tại Phnom Penh và những bãi tắm với cát trắng, nước trong xanh, các hòn đảo còn giữ được vẻ hoang sơ của thiên nhiên nằm suốt chiều dài khoảng 450km bờ biển của nước này cũng là những nơi thu hút du khách nước ngoài. Năm qua, Bộ Du lịch Campuchia đã làm tốt công tác quảng bá du lịch ra nước ngoài, tổ chức nhiều sự kiện du lịch và đặc biệt đã tổ chức thành công Hội nghị du lịch văn hóa thế giới tại thành phố Siem Reap, góp phần đưa hình ảnh đất nước đến với thế giới.

Thời “cánh đồng chết” đã lùi xa, diện mạo đất nước Campuchia, đặc biệt ở Thủ đô Phnom Penh, đang đổi thay nhanh chóng. Nhiều công trình xây dựng mọc lên. Ngành xây dựng đóng góp khoảng 15% GDP của Campuchia.

Có hơn 2.300 dự án xây dựng được cấp phép trong năm 2015 với tổng vốn hơn 3,3 tỷ USD, tăng hơn 33% so năm 2014. Đóng góp chính vào sự gia tăng này là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt đối với các dự án xây các “tòa tháp” thương mại. Các nhà đầu tư Campuchia chủ yếu rót vốn vào các dự án xây dựng khu nhà đô thị mới và các chung cư. Ngành này giải quyết việc làm cho hơn 160.000 nhân công với mức lương từ 4-9 USD/người/ngày tùy thuộc vào tay nghề, kỹ năng. Năm 2015 được các chuyên gia ngành xây dựng Campuchia coi là năm phát triển căn hộ và chung cư.

Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện. Nhiều quan chức cấp cao của Campuchia từng khẳng định, đi lên gần như từ con số 0 sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị đánh đổ, kinh tế Campuchia phát triển được như ngày nay không thể tách rời sự hỗ trợ, hợp tác của Việt Nam.

Trong năm 2015, Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ tám và kỳ họp lần thứ 14, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật đã diễn ra thành công tại TP Hồ Chí Minh, qua đó tạo thuận lợi hơn nữa để hai nước tăng cường hợp tác toàn diện, trong đó ưu tiên tập trung hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai bên thể hiện quyết tâm sớm hoàn thiện công bố, thực thi Hiệp định khuyến khích và Bảo hộ đầu tư đã được hai nước ký kết tháng 6-2012; hoàn thành ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần để có thể thúc đẩy đầu tư cũng như phát triển thương mại.

Việc thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư chính là chất keo kết dính tình đoàn kết và hữu nghị của hai dân tộc ngày càng bền chặt hơn

Việt Nam là nước đứng vị trí thứ năm [sau Trung Quốc, Hàn Quốc, EU và Malaysia] trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia, với tổng số vốn đăng ký khoảng 3,2 tỷ USD trong năm 2015. Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, năng lượng, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, viễn thông, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất nhập khẩu, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các dịch vụ khác.

Không chỉ giúp Campuchia phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn là những nhà đầu tư có trách nhiệm, làm tốt công tác an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện đời sống người dân địa phương, được phía Campuchia đánh giá cao.

Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia [sau Thái-lan, Trung Quốc]. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2015, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Campuchia đạt 3,37 tỷ USD [cao hơn so với 3,31 tỷ USD năm 2014], trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 2,4 tỷ USD, giảm hơn 10% so năm 2014. Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia hơn 953 triệu USD hàng hóa, tăng 53% so năm 2014. Hai nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Viêt Nam sang Campuchia gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hàng dệt may. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Campuchia các mặt hàng cao su, hạt điều, gỗ, ngô, nguyên liệu thuốc lá… Ngoài buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch giữa hai nước khá phát triển.

Những năm qua, dưới sự dẫn dắt của CPP, Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Samdech Hun Sen đứng đầu luôn đặt trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hội nhập khu vực.

Campuchia đang tiến gần đến trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp từ một quốc gia nghèo theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, Campuchia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả giảm nghèo nhanh chóng trong một thập kỷ qua Tỷ lệ nghèo ở Campuchia đã giảm xuống còn 13,5% vào năm 2014 từ mức 53,2% năm 2004.. . Quốc gia Đông –Nam Á này đã đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước thời hạn đặt ra năm 2015. Từ một quốc gia thiếu đói những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hiện Campuchia đã là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo của thế giới. Nước này đã xuất khẩu hơn 538 nghìn tấn gạo trong năm 2015, tăng 39% so năm 2014.

Vương quốc Campuchia hiện nay có hòa bình, ổn định chính trị, trật tự xã hội và phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế. Dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ Hoàng gia Campuchia do CPP làm nòng cốt, nhân dân Campuchia sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

TRƯỜNG SƠN

Từ lâu Biển Hồ nổi tiếng hồ nước ngọt điều tiết nước cho khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Toàn bộ Biển Hồ tiếp giáp với 5 tỉnh của Campuchia là Siem Reap, Kampong Chnang, Kampong Thom, Patampang và Pursa. Mùa khô, diện tích hồ là khoảng 10.000 km² và thường tăng lên thành 16.000 km² vào mùa mưa. Tuy nhiên, năm nay, thời điểm này đã vào mùa mưa nhưng mực nước ở Biển Hồ đang cạn kỷ lục, gây ra nhiều khó khăn đến sinh kế người dân.

Dân Biển Hồ gạn bùn lấy nước xài

Chiều ngày 15.7, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, Văn phòng Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia cho biết, tình trạng mực nước Biển Hồ cạn kỷ lục và kéo dài đến thời điểm này đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân; đặc biệt là các hộ Việt kiều sinh sống ở các làng nổi ở hồ nước ngọt khổng lồ này.

Tại làng nổi Chong Khneas, tỉnh Siem Reap, rất nhiều hộ dân ở đang trong tình trạng “mắc cạn” trên các bãi bùn, không thể kéo bè ra khu vực còn ngập nước để di chuyển dễ dàng hơn.

Cả làng nổi Chong Khneas gần như không thể di chuyển vì mắc cạn, người dân không có nước sử dụng phải đào hố dưới bùn để lấy nước đục lóng phèn xài

Ảnh: Trần Văn Tư

Biển Hồ nhiều đoạn trơ đáy, ghe bè mắc cạn

Ảnh: Trần Văn Tư

Ông Trần Văn Tư, hiệu trưởng của “Trung tâm giáo dục và từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo” ở làng nổi Chong Khneas, [tỉnh Siem Reap, Campuchia] cho biết, hàng trăm hộ dân gốc Việt ở khu vực này đang khốn đốn vì mực nước cạn chưa từng thấy.

“Người dân ở làng nổi mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá khi nước cạn đã không thể ra khơi. Thiếu gạo, thiếu nước sạch để xài, nhiều hộ phải đào hố để lấy nước đục lóng phèn sử dụng”, ông Tư nói và cho biết thêm: trước đó, tháng 3 năm 2016, hiện tượng El Nino cũng gây khô hạn lịch sử ở Biển Hồ nhưng sau đó, tới khoảng tháng 6, mực nước Biển Hồ đã dâng cao. Trong khi đó, năm nay tới thời điểm này đã là giữa tháng 7, nước Biển Hồ vẫn trong tình trạng cạn kiệt. Ở những nơi người dân thường giăng chài lưới trước đây hiện mực nước cũng chỉ từ 50 - 70cm.

“Tôi vừa về Việt Nam quyên góp được khoảng 1 tấn gạo và 80 thùng mì gói, hiện đã phân phát phân nửa, còn lại để phục vụ cho lớp học”, ông Tư nói.

Bè của người dân không thể di chuyển ra khu vực còn ngập nước

Ảnh: Trần Văn Tư

Hiện tại làng nổi Chong Khneas, có 537 hộ dân gồm 2.401 Việt kiều sinh sống trên những ghe, bè tạm bợ, trong đó hơn 50% là những hộ nghèo.

Trước đó, tháng 3.2019, Báo Thanh Niên đã có bài viết về ngôi trường của ông Tư, nơi dạy học và nuôi ăn ngày 3 bữa cho 265 học sinh gốc Việt ở ngôi làng này.

Trường học của ông Trần Văn Tư hiện là nơi nương tựa của người dân Việt kiều ở làng nổi Chong Khneas

Ảnh: Đình Tuyển

Nguyên nhân nước sông Mê Kông xuống thấp?

Không chỉ ở Biển Hồ, mực nước trên sông Mê Kông cũng đang xuống rất thấp. Và điều này có thể lý giải tình trạng suy giảm nguồn nước nghiêm trọng ở Tonle Sap khi một trong những nhánh chính của Mekong là nguồn cung cấp nước chính cho hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á này.

Liên quan đến mực nước trên sông Mê Kông, tờ Bangkok Post hôm 14.7 đưa tin, mực nước trên sông Mê Kông tại tỉnh Nakhon Phanom địa phương giáp với tỉnh Khammouan, Lào hiện ở mức thấp nhất trong 10 năm qua.

\n

Cụ thể, mực nước sông ghi nhận được là 2,60 m, thấp hơn khoảng 10 m so với điểm tràn trên bờ sông Mê Kông [cao khoảng 13 m]. Cùng thời điểm này năm 2018, mực nước sông chỉ cách điểm tràn khoảng 12 m.

Khu vực ngoài khơi, nơi người dân thường đánh bắt cá hiện vắng bóng ghe xuồng, mực nước nhiều chỗ chỉ từ 50 - 70cm

Ảnh: Trần Văn Tư

Báo cáo thuỷ văn của Trạm khí tượng tại tỉnh Nakhon Phanom cho biết, lượng mưa trung bình trong năm 2019 là khoảng 90 mm, thấp hơn rất nhiều so với khoảng 300 mm được ghi nhận năm 2018.

Mưa ít, công với việc khu vực thượng nguồn Mê Kông vừa trải qua một mùa khô hạn kéo dài được xem là 2 trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mực sông Mê Kông bị xuống thấp.

Trên sông Mê Kông đoạn giáp ranh biên giới Thái Lan và Lào, mực nước sông Mê Kông cũng đang thấp kỷ lục

Ảnh: Đình Tuyển

Ngoài ra, những tháng khô hạn trước đó cũng khiến cho lượng nước ở các nhánh sông của sông Mekong như Nam Kam, Nam Oun và Nam Songkhram cũng hạ thấp, chỉ chiếm khoảng 20 - 30% so với khả năng chứa. Tình trạng này có thể tồi tệ hơn nếu tình trạng mưa quá ít tiếp diễn. Hiện tại, cơ quan thủy lợi tỉnh NaKhon Phanom đã cho trữ nước tại tất cả 13 hồ chứa trong 12 huyện của tỉnh này để chủ động nguồn nước. Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân giảm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cần tưới tiêu nhiều để tránh thiệt hại.

Nguy cơ ĐBSCL thiếu nước và mặn “tấn công”

Chiều 16.7, trao đổi với PV Thanh Niên, Ths Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Kông cho biết, một năm trung bình sông Mê Kông có tổng lượng nước là 475 tỉ mét khối, trong đó lượng mưa tại chỗ ở ĐBSCL chỉ chiếm 11% số đó. Vì vậy, mực nước ở ĐBSCL phụ thuộc lớn vào lượng nước từ phía trên chảy về.

“Nước ở lưu vực Mê Kông ít thì nước ở ĐBSCL ít, kéo theo đỉnh lũ thấp vào khoảng giữa tháng 10 ở ĐBSCL và xâm nhập mặn sâu vào khoảng tháng 3 dương lịch, sau Tết Nguyên đán”, ông Thiện nói.

Ông Thiện phân tích: Lưu vực Mê Kông có thể chia làm 2 đoạn gồm Thượng lưu vực là phần chảy trong lãnh thổ Trung Quốc và Hạ lưu vực là phần từ Lào xuống bờ biển ĐBSCL. Ở đoạn Thượng lưu vực, sông Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Phần Thượng lưu vựcc, với nguồn nước chủ yếu là từ tuyết tan ở cao nguyên Tây Tạng, đóng góp khá ít vào tổng lượng nước, chỉ chiếm 16%, và Myanmar đóng góp 2%, còn lại 82% lượng nước Mê Kông là do mưa ở Lào, Thái Lan, Campuchia, và ở tại chỗ ĐBSCL. Trong 82% đó, lượng mưa ở phía Lào đóng góp đến 35% tổng lượng nước. Phần lưu vực từ Thái Lan và Campuchia đóng góp 18% mỗi nơi.

Nước sông Mekong xuống thấp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ĐBSCL và một trong những nguy cơ gây thiệt hại lớn nhất là xâm nhập mặn

Ảnh: Đình Tuyển

Lượng nước mưa ở vùng Hạ lưu vực lại phụ thuộc lớn vào thời tiết, trong đó quan trọng là chu kỳ El Nino và La Nina, lặp lại theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm. Hiểu ngắn gọn, năm nào có El Nino thì năm đó mưa ít, El Nino càng mạnh thì mưa càng ít và ngược lại năm nào có La Nina trong lưu vực thì mưa nhiều.

“Hiện nay theo bản tin dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ ra ngày 15.7 thì hiện nay đang có tình trạng El Nino yếu và sẽ chuyển trang trạng thái ENSO trung tính trong 1 đến 2 tháng tới ở Bắc bán cầu. Như vậy, có khả năng lượng mưa trong lưu vực Mekong trong vòng 1-2 tháng tới sẽ thấp. Chúng tôi quan sát thấy mực nước sông Mekong tại Viên Chăn, Lào đang rất thấp kỷ lục so với tất cả các năm trước. Mực nước này có nghĩa là tình hình mùa lũ năm nay ở ĐBSCL sẽ rất thấp và về rất muộn, kéo theo sang mùa khô đầu năm 2020, sau Tết Nguyên đán, xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL sẽ vào sâu trong đất liền”, Ths Nguyễn Hữu Thiện nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề