Sự khác biệt cơ bản giữa phỏng vấn và ankét

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối NỘI DUNGII. Phương pháp phỏng vấn 1. Thực chất của phương pháp phỏng vấn2. Các loại phỏng vấna. Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóab. Phỏng vấn thường và phỏng vấn sâuc. Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội,d. Phỏng vấn qua điện thoại.3. Trình tự dẫn dắt một cuộc phỏng vấn.4. Đánh giá về phương pháp phỏng vấna. Ưu điểm b. Nhược điểmII. Phương pháp ankét 1. Thực chất của phương pháp ankét2. Phân loại Ankét a. Theo nội dung và theo cấu tạo các câu hỏi đặt ra trong phiếu Ankétb. Theo cách phát- thu phiếu Ankét c. Theo cách thức tiếp cận và số lượng người trả lời tham gia.3. Các nguyên tắc xây dựng bảng Ankét.4. Trình tự nội dung của phiếu Ankét5. Đánh giá về phương pháp Ankét.III. Ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp này với lĩnh vực pháp luật.KÊT LUẬN LỜI NÓI ĐẦU Trong việc điều tra xã hội học có nhiều phương pháp giúp người thu thập thông tin có được một cách nhìn toàn diện nhất về cuộc điều tra của mình tuy nhiên trong đó có 2 phương pháp phổ biến nhất và đem lại kết quả khá chính xác, có độ tin cậy cao đó là : phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét. Sau đây ta sẽ tìm hiểu nội dung chi tiết của 2 phương pháp trên.NỘI DUNGI. Phương pháp phỏng vấn 1.. Thực chất của phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa theo một bảng câu hỏi ( phiếu điều tra được chuẩn bị trước ) trong đó người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra. 2. Các loại phỏng vấn. a. Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa. - Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa là cuộc phỏng vấn diễn ra theo một trình tự nhất định với cùng một nội dung được vạch sẵn như nhau cho mọi người. Người phỏng vấn tiến hành thu thập thông tin theo bảng hỏi. Trình tự hỏi đáp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự của bảng hỏi. Người phỏng vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự, không có quyền đưa thêm câu hỏi hay gợi ý phương pháp trả lời. Cuộc phỏng vấn rất tiện xử lý trên máy tính, đặc điểm của phỏng vấn này là tính chất gò bó, khô khan và cứng nhắc của nó . - Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa ( phỏng vấn tự do ) là cuộc đối thoại tự do được tiến hành theo một chủ đề được vạch sẵn. Người phỏng vấn tùy theo tình huống cụ thể có thể tùy tiện sử dụng các câu hỏi không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nào, có thể đưa ra nhận xét của mình, trao đổi ý kiến kiến qua lại nhằm thu thập được những thông tin mong muốn. b. Phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu - Phỏng vấn thường được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều lọa đối tượng trả lời. - Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hay đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề kinh tế, chính trị, hay xã hội phức tạp nào đó. Yêu cầu đối với người tiến hành phỏng vấn sâu là phải có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao,và am hiểu sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu, thành thạo nghề. Để đảm bảo thành công của cuộc phỏng vấn cần chú ý đến các nguyên tắc : Thứ nhất, nghệ thuật đặt câu hỏi tại sao. Trong thực tế ở bất kỳ cuộc phỏng vấn nào nếu nhà nghiên cứu chỉ lắng nghe thụ động thì câu trả lời của người được phỏng vấn rất dễ lan man. Để khắc phục tình trạng trên cần đảm bảo các yêu cầu:- Các khía cạnh được đưa ra để hỏi phải được sắp xếp một cách trật tự rõ ràng, chính xác.- Nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ.- Đặt các câu hỏi phải vô tư tế nhị, tránh dẫn dắt người trả lời theo ý muốn chủ quan của mình.- Chỉ nên hỏi từng câu hỏi một và phải luôn chú ý đến những manh mối đã được nói ra hay bị che dấu. Thứ hai, nghệ thuật lắng nghe. Đây là một nghệ thuật, nó phải được rèn luyện và phát triển qua thực tiễn. Việc lắng nghe một cách chủ động và sáng tạo đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợ giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác. Khi lắng nghe cần chú ý mấy điểm sau :- Chủ động thể hiện sự đồng cảm với người nói, tỏ ra chăm chú, biểu thị khả năng có thể thấu hiểu được những ý nghĩ và hành động của người nói.- Phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những chỉ báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lăng hay những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định- Người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự, im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó.- Phải biết cách khơi gợi, khích lệ người trả lời nói thật, nói hết ra những điều sâu kín mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra. Thứ ba, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi hỏi phải tiến hành như một quá trình linh hoạt, sáng tạo. Muốn cho một cuộc phỏng vấn thu được kết quả tốt thì trong mọi tình huống của cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Một cuộc phỏng vấn tốt là một cuộc phỏng vấn không khiên cưỡng, nó như là một cuộc tọa đàm, một cuộc trò truyện nhưng lại thu được hiệu quả cao. c. Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội, trong đó phỏng vấn cá nhân được sử dụng phổ biến, còn phỏng vấn nhóm ít được sử dụng. Nó là cuộc nói chuyện đã được kế hoạch hóa, trong đó nhà nghiên cứu muốn hướng tới khơi gợi sự tranh luận tập thể trong nhóm. d. Phỏng vấn qua điện thoại được sử dụng trong các trường hợp cần thu nhập nhanh ý kiến của nhiều người về một vấn đề xã hội nào đó đang được dư luận quan tâm. 3. Trình tự dẫn dắt một cuộc phỏng vấn bao gồm - Thứ nhất, thiết lập sự tiếp xúc bước đầu mà mục đích là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho câu chuyện. Trước tiên điều tra viên giới thiệu về mình, cơ quan công tác… mà chưa được nói về nội dung chính của cuộc phỏng vấn. Người trả lời có thể ngạc nhiên về việc họ được chọn trả lời , tù chối hay khuyên nên gặp người nọ người kia để biết rõ hơn. Tùy từng trường hợp mà điều tra viên phải biết ứng xử linh hoạt.

Xem link download tại Blog Kết nối!

Chúng Ta Hiểu Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Là Như Thế Nào?

Chuyên Đề Phương Pháp Dạy Học Bàn Tay Nặn Bột Trong Môn Tnxh Lớp 2

Chuyên Đề Dạy Theo Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Môn Tnxh Lớp 3

Chuyên Đề Pp Bàn Tay Nặn Bột Môn Khoa Học Lớp 4, 5

Một Số Kinh Nghiệm Khi Áp Dụng Phương Pháp ” Bàn Tay Nặn Bột ” Vào Dạy Môn Khoa Học Lớp 4, 5

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHIẾU PHỎNG VẤN

( AN-KÉT ) TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GD

Phạm Phúc Tuy

Khoa CBQL & Nghiệp vụ

Trường CĐSP Bình Dương

Điều tra bằng an-két là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều tra xã hội học và nghiên cứu khoa học giáo dục. An-két ( có nhiều cách gọi khác nhau:phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra ) là công cụ chủ yếu của phương pháp này. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế một bản an-két chuẩn có khả năng đem lại cho người nghiên cứu những thông tin đầy đủ,chính xác về đối tượng nghiên cứu.Mặt khác, một an-két được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập được dễ dàng, thuận lợi.

1. Một số điểm cơ bản về phương pháp điều tra:

Điều tra là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra.

Có 2 hình thức :

+ Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.Đây là hình thức điều tra cá nhân – cá nhân, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với khách thể. Khi đó người điều tra phỏng vấn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn bị cho hệ thống an-két.

Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành,mất ít thời gian và trực tiếp cho ngay thông tin cần biết.Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành được với một số ít cá nhân cho nên thông tin thu được không mang tính khái quát. Nếu phỏng vấn nhiều người thì mất rất nhiều thời gian.

+ Phương pháp điều tra bằng an-két:Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, có khi cả hàng người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục..

Cần lưu ý là cả phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng an-két đều chỉ cho những thông tin về nhận thức, thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết hành động của họ. Vì thế chúng phải được phối hợp với những phương pháp nghiên cứu khác như quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.để có được thông tin đầy đủ về đối tượng.

2. Hình thức câu hỏi trong điều tra bằng an-két:

2.1 An-ket đóng là hình thức người điều tra đưa ra câu hỏi cùng với nó là các phương án trả lời , theo đó người trả lời chọn một hoặc nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình ( việc được chọn một hay nhiều phương án trả lời tùy vào nội dung, yêu cầu của từng câu hỏi cụ thể )

Trong an-két đóng có thể sử dụng những loại câu hỏi sau đây:

a/ Lọai câu hỏi được lập theo thang định danh :Trong những câu hỏi này người trả lời chỉ được chọn 1 hoặc được chọn nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình.

Ví dụ 1:Theo anh ( chị ) việc thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL cần phải ( đánh dấu X vào ô tương ứng phương án được chọn ):

� Nhất thiết theo đúng qui định của Bộ GD-ĐT

� Nên vận dụng cho phù hợp hòan cảnh của địa phương,của trường

Ví dụ 2: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL ở trường của anh ( chị ) là :

� Không có thời gian để xếp TKB

� CSVC hạn chế

� Kinh phí hạn hẹp

� Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế

� HS không hứng thú họat động

( Trong câu hỏi ở ví dụ 2 người trả lời có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án phù hợp với ý kiến của mình )

b/ Lọai câu hỏi được lập theo thang thứ tự:

Ví dụ 1: Theo anh ( chị ) việc tổ chức lớp tập huấn này là:

� Rất có lợi

� Tương đối có lợi

� Hơi có lợi

� Không có lợi

� Hòan tòan không có lợi

YẾU TỐ

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

Rất quan trọng

Khá quan trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

1. Sự chỉ đạo quyết tâm của hiệu trưởng

2. Phối hợp chặt chẽ với họat động Đội

3. CSVC đầy đủ

4. GVCN nhiệt tình, trách nhiệm cao

5. Bồi dưỡng tự quản cho HS

6. Chọn ND, hình thức HĐ phù hợp

c/ Lọai câu hỏi được lập theo thang khỏang cách:

Ví dụ: Theo anh ( chị ), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế não đối với nhà quản lý giáo dục ? ( 1=không quan trọng, 7= rất quan trọng ). Đối với mỗi yếu tố, anh ( chị ) khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ tầm quan trọng của yếu tố đó theo ý kiến của mình.

1. Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý

1

2

3

4

5

6

7

d/ Lọai câu hỏi được lập theo thang Likert:Loại câu hỏi này yêu cầu người trả lời phải xác định rõ thái độ đồng ý hoặc không đồng ý về vấn đề được hỏi ở những mức độ khác nhau ( thường có 5 mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý )

Ví dụ :Nếu được tự do chọn nới công tác,anh ( chị ) chỉ chọn ở thành phố?

� Hòan tòan đồng ý

� Đồng ý

� Phân vân

� Không đồng ý

� Hòan tòan không đồng ý

e/ Lọai câu hỏi theo kiểu vi phân ngữ nghĩa :Đây là loại câu hỏi trong đó có thể có nhiều ý, mỗi ý nêu 2 cực trả lời đối nhau, yêu cầu người trả lời chọn 1 trong 2 cực đó.

Ví dụ: Theo anh ( chị ), nội dung đợt tập huấn này là :

� Dễ – Khó �

� Phù hợp – Không phù hợp �

� Hay – Không hay �

� Có ích – Không có ích �

f/ Lọai câu hỏi giải quyết một tình huống giả định:

Ví dụ: Để lập kế họach năm học, có bạn đã thực hiện các công việc sau đây:

(1). Dự thảo kế họach

(2).Xin ý kiến tư vấn của Hội đồng nhà trường

(3).Thu thập thông tin thực tế

(4).Triển khai quán triệt kế họach

(5). Nghiên cứu văn bản chỉ đạo của cấp trên

Theo anh ( chị ), các công việc đó phải được thực hiên theo trình tự nào ?

Trả lời : …………………………………………

2.1 An-ket mở:

a/ Là lọai câu hỏi trong đó chỉ nêu câu hỏi,không có các phương án trả lời coa sẵn như trong an-két đóng, người được hỏi phải tự trả lời bằng ngôn ngữ của mình.

Ví dụ: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL ở trường của anh ( chị ) là gì?

Trả lời:……………………………………………

…………………………………………….

……………………………………………

b/ Lọai câu hỏi giải quyết tình huống:

Ví dụ: Anh ( chị ) sẽ thực hiện những công việc gì để lập một kế họach năm học của trường mình quản lý?

Trả lời:……………………………………………

…………………………………………….

…………………………………………….

c/ Câu hỏi biểu hiện qua hình tượng ngôn ngữ ( thường được sử dụng trong nghiên cứu về tâm lý ):

Ví dụ 1: Em hãy vẽ một bức tranh về gia đình hạnh phúc và 1 bức tranh về gia đình không hạnh phúc.

Ví dụ 2: Em hãy xem bức tranh và cho biết cảm nghĩ của mình về bức tranh đó.

Ví dụ 3: Hãy viết một đọan văn ngắn về gia đình hạnh phúc.

Chú ý: Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng loại an-két đóng và an-két mở

+ An-két đóng: Dễ thống kê,tổng hợp kết quả điều tra do người trả lời chỉ lựa chọn trong số các phương án trả lời đã được thi?t k? s?n.Tuy nhiên, thông tin thu được về một vấn đề có thể không đầy đủ nếu người nghiên cứu không đưa ra được tất cả những phương án trả lời có thể có được về vấn đề đó ( bỏ sót phương án trả lời )

+ An-két mở: Tron

Cách Tạo Nick Facebook Mới & Nuôi Acc Fb An Toàn Để Không Bị Khóa Checkpoint

Tranh Cãi Về Phương Pháp Aba Cho Trẻ Tự Kỷ

A/b Testing Là Gì? Quy Trình 15 Bước Thực Hiện A/b Test

Giúp Bé Học Giỏi Toán Hơn Với Phương Pháp Abacus

Tổng Hợp 3 Phương Pháp Học Toán Tư Duy Phổ Biến Hàng Đầu Hiện Nay