Sự phong phú và đa dạng của lớp giáp xác được thể hiện như thế nào

Sự đa dạng của lớp giáp xác thể hiện ở đặc điểm:

+Có số lượng loài lớn [ khoảng 20 nghìn loài]

+Có nhiều hình dạng , kích thước khác nhau

+Môi trường sống đa dạng: nước ngọt, nước lợ, trên cạn,...

+Lối sống, tập tính phong phú 

Câu 1: Sự đa dạng của lớp giáp xác được thể hiện  là:

- Giáp xác có số lượng loài lớn, một số loài thường gặp như: mọt ẩm, con sun, cua đồng, rận nước….

- Môi trường sống khác nhau: dưới nước, trên cạn

- Lối sống phong phú: sống cố đinh, sống tự do, dống trong hang ốc, sống kí sinh hay sống nhờ…

Câu 2: - Đặc điểm chung của lớp giáp xác là:

+ Cơ thể có vỏ cứng bao bọc.

+ Phần lớn sống ở nước, hô hấp bằng mang.

+ Đầu có hai đôi râu, chân có nhiều đốt khớp động với nhau.

+ Đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành.

-Một số loài thuộc lớp giáp xác mà em biết là: tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, tép, cua, rận nước, chân kiếm,mọt ẩm,sun, hà,...

Câu 3: - Để bảo vệ các loài của lớp giáp xác, ta nên giữ vệ sinh môi trường, nhất là những vùng sông, hồ có các loài thuộc lớp giáp xác, đánh bắt hợp lí, không xả rác nhiều xuống sông, hồ.

Câu 1: Sự đa dạng của lớp giáp xác được thể hiện  là:

– Giáp xác có số lượng loài lớn, một số loài thường gặp như: mọt ẩm, con sun, cua đồng, rận nước….

– Môi trường sống khác nhau: dưới nước, trên cạn

– Lối sống phong phú: sống cố đinh, sống tự do, dống trong hang ốc, sống kí sinh hay sống nhờ…

Câu 2: – Đặc điểm chung của lớp giáp xác là:

+ Cơ thể có vỏ cứng bao bọc.

+ Phần lớn sống ở nước, hô hấp bằng mang.

+ Đầu có hai đôi râu, chân có nhiều đốt khớp động với nhau.

+ Đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành.

-Một số loài thuộc lớp giáp xác mà em biết là: tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, tép, cua, rận nước, chân kiếm,mọt ẩm,sun, hà,…

Câu 3: – Để bảo vệ các loài của lớp giáp xác, ta nên giữ vệ sinh môi trường, nhất là những vùng sông, hồ có các loài thuộc lớp giáp xác, đánh bắt hợp lí, không xả rác nhiều xuống sông, hồ.

- Nói chung, ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau : tôm, tép, cua, giận nước, chân kiến…

  - Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau [vùng biển, đồng bằng và miền núi] thì các loài có khác nhau chút ít. Ví dụ, người ta có thể phân biệt được : cua biển, cua đồng và cua núi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em ?

Xem đáp án » 04/03/2020 5,023

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   - Trong số các đại diện giáp xác ở trên, loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ? Loài nào có hại, có lợi và có lợi như thế nào?

   - Ở địa phương em thường gặp giáp xác nào và chúng sống ở đâu?

Xem đáp án » 04/03/2020 2,897

Vai trò của giáp xác nhỏ [có kích thước hiển vi] trong ao, hồ, sông, biển ?

Xem đáp án » 04/03/2020 2,381

Ghi tên các loài em biết vào ô trống ở bảng sau:

Xem đáp án » 04/03/2020 384

Lớp Giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống hầu hết ở các ao, hồ, sông, biển. Một số Giáp xác sống ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh. Trong bài 24, chúng ta tìm hiểu 1 số đại diện thường gặp và vai trò thực tiễn của lớp động vật này. Sau đây, Top lời giải sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.

A. Lý thuyết

I. Một số Giáp xác khác

- Mọt ẩm: sống trên cạn, thở bằng mang, râu ngắn, di chuyển bằng cách bò

-Con sun: sống ở biển, sống cố đinh bám vào các giá thể

-Rận nước: sống ở nước, di chuyển nhờ vận động của râu

-Chân kiếm: sống kí sinh hoặc tự do

-Cua đồng: sống trong hang hốc gần nguồn nước, phần bụng tiêu giảm, di chuyển bằng cách bò ngang

-Tôm ở nhờ: sống trong các vỏ ốc hoặc kí sinh với hải quỳ, có phần vỏ mỏng và mềm

II. Vai trò thực tiễn

-Hầu hết Giáp xác có lợi:

+ Làm thức ăn cho động vật và con người

+Làm mắm

+Có giá trị xuất khẩu

-Một số ít gây hại:

+Có hại cho giao thông đường thủy

+Kí sinh gây hại cá

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 81 - sgk Sinh học 7

Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?

Bài làm:

-Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em

-Ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau: tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm...

-Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau [vùng biển, đồng bằng và miền núi] thì các loài có khác nhau chút ít.

-Ví dụ, người ta có thể phân biệt được: cua biển, cua đồng và cua núi.

Câu 2: Trang 81 - sgk Sinh học 7

Vai trò của giáp xác nhỏ [có kích thước hiển vi] trong ao, hồ, sông, biển?

Bài làm:

-Vai trò của giáp xác nhỏ [có kích thước hiển vi] trong ao, hồ, sông, biển có vai trò khá quan trọng.

-Thức ăn của tất cả các loài cá [kể cả cá voi]

-Tác dụng làm sạch môi trường nước.

Câu 3: Trang 81 - sgk Sinh học 7

Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?

Bài làm:

Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em:

-Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

-Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân.

+Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm.

+Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh.

C. Trắc nghiệm Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

Câu 1:Tại sao nói lớp giáp xác rất đa dạng và phong phú?

A. Số lượng loài lớn

B. Môi trường sống đa dạng

C. Số lượng cá thể lớn

D. Bao gồm tất cả các ý trên

Câu 2:Lớp Giáp xác có khoảng bao nhiêu loài?

A. 10 nghìn

B. 20 nghìn

C. 30 nghìn

D. 40 nghìn

Câu 3:Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.

B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.

C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.

D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.

Câu 4:Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?

A. Sinh sản nhanh.

B. Sống thành đàn.

C. Khả năng di chuyển kém.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5:Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

A. Truyền bệnh giun sán.

B. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.

C. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6:Động vật nào dưới đây không sống ở biển?

A. Rận nước.

B. Cua nhện.

C. Mọt ẩm.

D. Tôm hùm.

Câu 7:Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm

A. Có thể bò

B. Sống ở biển

C. Sống trên cạn

d. Thở bằng mang

Câu 8:Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?

A. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.

B. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.

C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.

D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.

Câu 9:Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất

A. Rận nước

B. Cua nhện

C. Tôm ở nhờ

D. Con sun

Câu 10:Loài giáp xác nào thích nghi lối sống hang hốc

A. Tôm ở nhờ

B. Cua đồng đực

C. Rện nước

D. Chân kiếm

Câu 11:Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.

B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.

C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.

D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 12:Ở cua, giáp đầu – ngực chính là

A. mai.

B. tấm mang.

C. càng.

D. mắt.

Câu 13:Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?

A. Sống ở nước ngọt, cố định.

B. Sống ở biển, di chuyển tích cực.

C. Sống ở biển, cố định.

D. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.

Câu 14:Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người

A. Chân kiếm

B. Mọt ẩm

C. Tôm hùm

D. Con sun

Câu 15:Giáp xác có thể gây hại

A. Truyền bệnh giun sán

B. Kí sinh ở da và mang cá

C. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền

D. Tất cả các đáp án trên đúng

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: B

Câu 9: B

Câu 10: B

Câu 11: D

Câu 12: A

Câu 13: C

Câu 14: C

Câu 15: D

Video liên quan

Chủ Đề