Sữa mẹ vắt ra bình để được bao lâu

1. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu

1.1. Sữa vắt ra để nhiệt độ phòng được bao lâu

Ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm hỏng sữa. Với điều kiện thông thường, nhiệt độ phòng khoảng trên 26 độ C thì các bạn chỉ nên để sữa mẹ ở ngoài trong vòng 1 giờ, nếu bé không ăn thì nên đổ đi để đề phòng nhiễm khuẩn. Đối với nhiệt độ phòng dưới 26 độ C hay sử dụng điều hòa, thời gian sử dụng sữa mẹ để ngoài lý tưởng nhất là 4 đến 6 tiếng, không để lâu hơn.

Sữa mẹ sau khi vắt được cho vào túi để cất trữ

1.2. Sữa vắt để ngăn mát được bao lâu

Sữa được vắt ra mà không cần dùng ngay, các bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Các bạn nên lưu ý thời gian trữ sữa mẹ tại ngăn mát chỉ tối đa là 48 giờ, nếu lâu hơn, chất lượng sữa mẹ sẽ không còn đảm bảo nữa.

1.3. Sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu

Rất nhiều bà mẹ lựa chọn trữ sữa vào ngăn đá để trẻ ăn khi mẹ quay trở lại công việc. Các bạn nên lưu ý rằng không phải ngăn đá nào cũng giống nhau và có tác dụng trữ sữa như nhau. Đối với loại tủ 1 cửa, tủ loại nhỏ, ngăn đá thường không kín và cửa tủ thường xuyên đóng mở thì thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa chỉ dưới 2 tuần.

Đối với loại tủ 2 cửa, tách biệt giữa ngăn mát và ngăn đá, thời gian bảo quản có thể lên đến 4 tháng. Cầu kỳ hơn, ngoài các đồ dùng cho mẹ và bé trước khi sinh thì các mẹ có thể đầu tư một tủ đông chuyên dụng, sữa mẹ có thể bảo quản đến 6 tháng mà không bị ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong.

2. Cách trữ sữa mẹ giữ được lâu nhất

Để trữ sữa mẹ được lâu nhất các bạn cần đảm bảo sữa vừa vắt ra được đổ ngay vào túi hoặc bình đựng chuyên dụng. Các bạn nên ghi ngày giờ vắt rõ ràng lên nhãn túi để tiện quản lý. Sữa để trữ đông cần được cất nhanh nhất có thể để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Khi chưa kịp cất sữa, các bạn cần để sữa tránh các nguồn nhiệt hay nắng mặt trời. Các bạn nên chia sữa thành các túi nhỏ vừa tầm ăn của trẻ để giảm thời gian làm lạnh, giã đông, tăng hiệu quả của việc trữ sữa.

Nếu bị mất điện, các bạn cần đưa những túi sữa đã trữ đông vào thùng cách nhiệt, chèn thêm đá viên xung quanh và đậy kín để bảo quản. Đồ để vắt và trữ sữa luôn cần được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ. Các mẹ nên mua loại bình trữ sữa bằng nhựa chuyên dụng hoặc bình thủy tinh, các loại túi trữ sữa từ các thương hiệu uy tín, có nhiều tầng khóa zip để đảm bảo sữa không bị rò rỉ.

Sữa mẹ được cất trong ngăn mát tủ lạnh

Các bạn đã nắm được sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu chưa? Điều cần tìm hiểu tiếp theo là các loại dụng cụ, thiết bị dành cho việc trữ sữa. Các bạn có thể lên websosanh.vn để tìm hiểu các sản phẩm mẹ bé xuất xứ rõ ràng mức giá ưu đãi, cùng nhiều chương trình hấp dẫn cho các mẹ bỉm sữa đấy!

Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể ăn dặm, tập làm quen với những thực phẩm thô nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ.

Những trường hợp mẹ phải đi làm, núm vú tụt vào trong, hoặc mẹ không thể trực tiếp cho con bú được do những bệnh lý… thì người mẹ có thể vắt sữa ra cho trẻ uống bằng thìa. Khi vắt sữa như thế mẹ sẽ không bị mất sữa mà ngược lại giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

Dưới đây là chi tiết cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhất được trích dẫn trong cuốn Tài liệu Hỏi – đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra khỏi bầu vú

Khi vắt sữa ra, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên tiết ra chất prolactin giúp việc tạo sữa nhiều hơn. Mỗi ngày bạn có thể vắt sữa từ 5-7 lần và sữa được vắt ra nên để vào trong tủ lạnh. Nếu để ở ngăn đá có thể bảo quản được 7 ngày, nếu để ở ngăn lạnh bảo quản được 24h. Trước khi cho bé bú nên ủ ấm sữa lại.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng [khoảng 26-28 độ C] là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

Số lượng sữa vắt trong một lần

Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên vắt sữa với số lượng ít mỗi lần, khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn [hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày], số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng [khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú].

Lưu ý:

Cần luộc sôi bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, rửa tay sạch, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Hiện tại có nhiều dụng cụ được bán ở các siêu thị giúp việc vắt sữa dễ dàng thuận lợi hơn so với việc vắt hàng ngày.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 24 giờ.

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Nếu vắt sữa mẹ ra đựng trong ngăn dụng cụ sạch, cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh giữ được 7 ngày, thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng [Phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng mở cửa tủ] và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài ủ ấm rồi dùng cho trẻ. Tuy nhiên không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho trẻ dùng sớm nhất có thể.

Nếu muốn sử dụng túi trữ sữa, cha mẹ nên lưu ý:

Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào 2 bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.

Thứ hai, sữa đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: Một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm [không cần hấp cách thủy].

Nếu sữa trong bình [túi] có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

Bảo quản sữa mẹ, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, lại khiến nhiều mẹ bỉm gặp phải không ít băn khoăn. Một trong những băn khoăn thường gặp nhất có lẽ là sữa mẹ để ngoài được bao lâu để sữa không bị mất dinh dưỡng và biến chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhìn chung, sẽ không có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi như sữa mẹ để ngoài được bao lâu, sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu, sữa mẹ trữ đông để được bao lâu, sữa mẹ hâm rồi để được bao lâu. Bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng sữa mà bạn bảo quản, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự dao động nhiệt độ trong tủ lạnh, tủ đông và độ sạch của môi trường.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn “bỏ túi” một vài thông tin tham khảo cụ thể về thời gian bảo quản sữa mẹ ở những nhiệt độ khác nhau để mẹ có cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho bé.

Tùy thuộc vào điều kiện bảo quản mà thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ khác nhau. Cụ thể:

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Theo khuyến cáo của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật [CDC], sữa mẹ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn thì có thể để trong tối đa 6 giờ. Tuy nhiên, để sữa có chất lượng tốt nhất thì chỉ nên để tối đa trong 4 giờ. Còn với những trường hợp nhiệt độ phòng trên 26 độ C thì thời gian có thể ngắn hơn, khoảng 1 – 2 giờ mà thôi.

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ mới vắt ra nếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với mức nhiệt thấp hơn 4 độ C thì có thể để trong tối đa 4 ngày. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tối ưu là khoảng 2 – 3 ngày.

Nhiều mẹ cũng thắc mắc khi bảo quản sữa trong tủ lạnh thì sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu? Nếu để ngăn đá, với tủ lạnh loại 1 cửa thì tối đa là 2 tuần, còn với tủ lạnh 2 cửa [có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát] thì tối đa là 4 tháng.

Một lưu ý là bạn không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường khó xác định chính xác. Ngoài ra, nếu muốn cho sữa vào ngăn đá thì nên để vào ngăn mát trước khoảng 0,5 – 1 ngày.

Sữa mẹ để tủ đông được bao lâu?

Nếu bảo quản sữa mẹ trong các loại tủ đông chuyên dụng, có nhiệt độ -18 độ C hoặc thấp hơn thì có thể để tối đa 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tối ưu nhất là trong 6 tháng.

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi hâm để được bao lâu? Nếu ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn thì mẹ có thể để tối đa khoảng 1 – 2 giờ.

Sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu? Với trường hợp này, thời gian mẹ có thể để tối đa là 1 ngày [24 giờ]. Ngoài ra, với sữa mẹ đã rã đông, mẹ tuyệt đối đừng cho lại vào ngăn đá để bảo quản tiếp. Với sữa dùng không hết thì bạn nên đổ đi.

Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu?

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật [CDC], Hoa Kỳ, sữa mẹ bé bú không hết dù là sữa mớt vắt, sữa được làm ấm hay sữa rã đông từ ngăn đá tủ lạnh dù bảo quản trong môi trường nào như nhiệt độ phòng, ngăn mát hay ngăn mát tủ lạnh thì chỉ nên để tối đa 2 giờ. Sau thời gian này, nếu bé bú không hết thì bạn nên bỏ đi, tuyệt đối đừng cho bé bú tiếp hoặc cấp đông trong tủ lạnh.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ bạn cần biết

Vi khuẩn có mặt khắp mọi nơi, từ tay, vùng da quanh núm vú cho đến các bộ phận của máy hút sữa. Khi bạn vắt hoặc hút sữa, một lượng nhỏ vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa, nếu bảo quản đúng cách, lượng vi khuẩn nhỏ này sẽ không gây hại cho bé.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng có chứa các đặc tính kháng khuẩn, có thể ngăn vi khuẩn phát triển trong nhiều giờ. Tuy nhiên, càng để lâu, vi khuẩn càng có thời gian sinh sôi. Nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng, nhiệt độ phòng càng cao, vi khuẩn càng phát triển nhanh. Do đó, bạn nên tránh để sữa lâu hơn khoảng thời gian khuyến nghị kể trên.

Bên cạnh đó, khi vắt và bảo quản sữa mẹ, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi vắt sữa cho bé. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay có chứa cồn.
  • Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy. Nếu vắt sữa bằng máy, hãy kiểm tra và vệ sinh kỹ các thiết bị của máy trước khi dùng.
  • Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Bạn có thể bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa có nắp đậy kín. Nếu dùng bình nhựa, nên tránh những sản phẩm nhựa có chứa BPA.
  • Ghi chú kỹ lưỡng về thời gian vắt sữa. Khi lấy sữa cho bé uống, luôn luôn rã đông sữa mẹ đã vắt trước nhất.
  • Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và có thể khiến sữa nóng không đều, khiến bé bị bỏng.

Những hướng dẫn về thời gian bảo quản sữa mẹ kể trên chỉ phù hợp, an toàn cho trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh. Với trẻ sinh non hoặc trẻ không có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sự phát triển của vi khuẩn trong sữa khi để ở nhiệt độ phòng có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, trong trường hợp này, chỉ nên để sữa ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề