Tài sản thế chấp là gì

Tài sản là gì, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi khi có nhu cầu vay vốn trở nên cấp thiết. Thế chấp tài sản là gì? Quy định thế chấp tài sản theo luật là gì? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu ở bài viết dưới đây.

Thế chấp tài sản là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp].

Theo như quy định trên thì thế chấp tài sản là bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và sẽ không phải thực hiện chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Do tài sản thế chấp đều đăng ký về quyền sở hữu nên người nhận thế chấp sẽ không thể xác lập được quyền sở hữu đối với loại tài sản này.

Đặc điểm của thế chấp tài sản?

Thế chấp tài sản có những đặc điểm cụ thể sau đây:

  • Không có sự chuyển giao trạng thái về tài sản thực hiện thế chấp mà chỉ chuyển giao cho ngân hàng toàn bộ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu về tài sản đó. Trong thời gian thực hiện việc thế chấp tài sản, bên thế chấp sẽ có quyền sử dụng tài sản đó.
  • Tài sản được dùng trong thế chấp chủ yếu là các bất động sản hoặc các phương tiện giao thông cơ giới hoặc các mặt hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh
    • Trong trường hợp thế chấp toàn bộ về bất động sản hoặc động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản hoặc động sản đó cũng sẽ thuộc về tài sản thế chấp.
    • Trong trường hợp thế chấp một phần về bất động sản hoặc động sản, có vật phụ kèm theo thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ các trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Tài sản thực hiện việc thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
  • Việc thế chấp về quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện theo quy định về thế chấp quyền sử dụng đất quy định tại Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Tài sản thực hiện thế chấp do bên thế chấp giữa các bên có thể thực hiện thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Ví dụ về thế chấp tài sản?

Ví dụ cụ thể về thế chấp tài sản:

Ông A có căn nhà cấp 4 đứng tên ông, vì ông A đang rất cần một khoản tiền để chi tiêu cho việc riêng nhưng ông lại không có và không có khả năng để xoay sở nên ông đã thế chấp căn nhà này cho phía Ngân hàng để ông có tiền.

Việc ông A thế chấp căn nhà này bằng cách ông sẽ thực hiện việc chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mang tên ông cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng nếu ông A không có khả năng để thực hiện việc thanh toán khoản tiền mà ông đã vay tại ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể đã được quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản đó.

Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản?

Về tài sản thế chấp [Điều 318 Bộ luật dân sự 2015]

Trường hợp thực hiện thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản hoặc động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp một phần bất động sản hoặc động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó sẽ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có quy định hoặc thoả thuận khác.

Trường hợp thế chấp về quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ thuộc về tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp sẽ phải thực hiện thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra các sự kiện về bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm được biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thực hiện việc thế chấp thì tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp sẽ phải có nghĩa vụ về thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Về hiệu lực của thế chấp tài sản [Điều 319 Bộ luật dân sự 2015]:

Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực từ thời điểm các bên thực hiện việc giao kết, trừ trường hợp có những thỏa thuận khác hoặc luật có những quy định khác.

Thế chấp tài sản sẽ phát sinh khi có hiệu lực đối kháng với người thứ ba hoặc kể từ thời điểm đăng ký.

Về nghĩa vụ của bên thế chấp [Điều 320 Bộ luật dân sự 2015]:

Việc giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Bảo quản, giữ gìn tài sản thực hiện thế chấp.

Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hoặc kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng về tài sản thế chấp nếu do việc khai thác về tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị.

Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng hoặc trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc phải thực hiện thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Cung cấp các thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp biết.

Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để có thể xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015.

Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về các quyền của người thứ ba đối với các tài sản thực hiện thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp phải có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu thực hiện bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

Không được bán, thay thế, trao đổi hoặc tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật dân sự 2015.

Tài sản có thể dùng thế chấp cho nhiều nghĩa vụ không?

Căn cứ theo Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ cụ thể như sau:

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm thực hiện việc xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp một tài sản đã được bảo đảm để thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm sẽ phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đó đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến thời hạn đều sẽ được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều sẽ được tham gia xử lý về tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản sẽ có trách nhiệm về xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm sẽ không có thỏa thuận nào khác.

Như vậy, pháp luật hiện nay không hạn chế về việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau. Tuy nhiên, bên bảo đảm sẽ có trách nhiệm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc sử dụng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự. Nếu bên bảo đảm không thông báo thì bên nhận bảo đảm sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo đảm và yêu cầu thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, mỗi lần thực hiện bảo đảm sẽ phải được lập thành văn bản.

Cá nhân có thể nhận thế chấp sổ đỏ được không?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Bên nhận thế chấp là các tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

2. Việc nhận thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự và các luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án về đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ hay các giao dịch khác;

Như vậy với quy định trên thì bất kỳ cá nhân nào có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể nhận thế chấp quyền về sử dụng đất do cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất. Nếu việc nhận thế chấp để vay mượn tài sản [kèm có trả lãi] thì việc tính lãi suất hay lãi trả chậmsẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về thế chấp tài sản là gì? Quy định thế chấp tài sản theo luật là gì? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn, nếu Quý khách hàng đang có vướng mắc khi thực hiện thủ tục.

5/5 - [1 bình chọn]

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 16/12/2021 16:40

Chia sẻ
Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Tổng hợp các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm mới nhất »
Trước « Đất thổ cư là gì, thủ tục chuyển lên đất thổ cư được quy định như thế nào?
Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề