Tại sao ăn cơm lại béo

Vài năm gần đây, nhiều người cố hạn chế dùng cơm vì nghi rằng nó chính là "thủ phạm gây tăng cân và tăng đường huyết". Tuy nhiên các chuyên gia lại tiết lộ một sự thật khác...

  • Tân hôn xong bỗng thấy vùng kín sưng lên, cô vợ trẻ không ngờ mình đã mắc căn bệnh “kì quái”
  • Đế chế Samsung và căn bệnh di truyền đáng sợ mang tên teo cơ MÁC, “thừa mứa” tiền quyền cũng không thể chữa khỏi
  • 3 anh em ruột cùng mắc ung thư dạ dày: Vừa nhìn mâm cơm bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân

Chị Nguyễn Phương Anh [25 tuổi, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội] ám ảnh với cân nặng quá khổ, chị cho hay mình đã bỏ hẳn ăn cơm từ 2 tuần nay để giảm béo.

"Mình được nhiều người khuyên rằng nên từ bỏ ăn cơm, thay vào đó ăn nhiều thịt, nhiều rau để cải thiện cân nặng", dù đang nỗ lực để thực hiện việc giảm cân xong chị Phương Anh thú nhận việc bỏ cơm không hề dễ dàng, nhất là chị luôn cảm thấy mệt mỏi vào giữa giờ chiều.

Cùng suy nghĩ trên, cô Ngọc Hương [54 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội] cho rằng cơm là nguồn gây tăng cân và tăng đường huyết. Kể từ khi được chẩn đoán có dấu hiệu tiểu đường từ 1 năm trước, cô không dám ăn nhiều cơm, thậm chí thường xuyên không ăn vì sợ bệnh thêm trầm trọng.

Chính thức giải oan cho cơm

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, có rất nhiều người đang hiểu sai về cơm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe do thói quen ăn uống sai lầm.

"Không phải cứ ăn cơm là tăng cân, mà điều này đến từ việc cơ thể ít vận động nhưng khả năng tiêu hóa lại tốt.Ngược lại, có nhiều người được gọi là "người gầy, thầy cơm", vì dù ăn nhiều cơm bao nhiêu họ vẫn không thể béo lên được cơ mà?", PGS.TS.NGƯT Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

  • 3,2 triệu người chết mỗi năm liên quan gì đến thói quen ăn cơm quá nhiều?

Vị chuyên gia cũng phân tích, khẩu phần ăn hàng ngày của một người gồm 12-15% chất đạm, 25% chất béo còn lại là đường bột. Từ đó có thể hiểu chất đường bột là năng lượng chính trong mỗi bữa ăn.

Nhiều người có lẽ sẽ không rõ chất đường bột là gì, chất đường bột không chỉ từ cơm mà còn từ rất nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh, kẹo, đồ uống có ga... Đường bột không phải chất béo nhưng lại dễ hấp thụ, khi ăn quá nhiều sẽ chuyển hóa thành mỡ và gây ra thừa cân, béo phì. Nhiều người giảm cơm nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều đường như xoài, thanh long, na… chính vì vậy họ vẫn tăng cân.

Cùng quan điểm trên, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi [nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198] cho biết: "Nhiều người cứ nhịn cơm rồi nạp vào cơ thể các loại đường cao năng lượng là sai lầm. Họ tăng cân rồi lại đổ cho cơm. Trước đây, cơm chiếm khẩu phần chính trong bữa ăn, nhưng hiện nay, người dân không ăn quá nhiều cơm, mà thực chất họ nạp rất nhiều đường bột từ các nguồn khác".

  • Ăn cơm sai cách, bạn đang "ngây thơ" tự sát mà không biết, hãy học cách ăn cơm đúng để sống lâu, sống khỏe

Bác sĩ Tường Vi khẳng định việc nhịn cơm để giảm cân là sai lầm bởi chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.

Do đó, bắt buộc phải ăn tinh bột, có thể từ cơm, hoặc bún, phở, cháo, bánh mì, nhất là vào buổi sáng, sau một đêm dài nhịn đói.

Làm sao để ăn cơm mà vẫn giảm cân?

Như đã phân tích ở trên, nếu bỏ cơm mà vẫn ăn vặt thì sẽ gây béo chính vì vậy PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo chị em phụ nữ muốn tránh tăng cân thì cần hạn chế tất cả các chất bột đường chứ không chỉ giảm mỗi cơm.

Chuyên gia cho biết hiện có nhiều người ăn rau thay thế cơm nhưng điều này là không đúng vì rau không cung cấp năng lượng mà chỉ cung cấp chất xơ, chất khoáng. Hay việc ăn thịt thay cho cơm cũng không tốt bởi việc ăn nhiều thịt sẽ gây khó tiêu, gây ra bệnh gút hoặc viêm khớp…

Bác sĩ Tường Vi khuyên những người muốn giảm cân, có thể thay cơm bằng ngô, khoai, sắn, bởi chúng có năng lượng thấp hơn gạo nhưng khi ăn vào sẽ chiếm phần lớn diện tích dạ dày tạo nên cảm giác no. Đồng thời, hãy uống nước [hoặc nước canh] trước khi ăn sẽ làm tăng chuyển hóa.

"Khi đang đói, uống nước sẽ hoà loãng dịch vị dạ dày, từ đó, giảm cảm giác thèm ăn. Bạn chỉ nên giảm ăn cơm, tinh bột, tuyệt đối không được bỏ hoàn toàn, bởi sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa", bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm gạo trắng bình thường với nguyên tắc giảm lượng cơm, tăng lượng rau, trái cây, bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Đế chế Samsung và căn bệnh di truyền đáng sợ mang tên teo cơ MÁC, “thừa mứa” tiền quyền cũng không thể chữa khỏi

Nếu muốn biết tại sao ăn mãi không béo, bạn hãy để ý đến thói quen ăn đêm của bản thân. Nhiều người vẫn thường ngộ nhận rằng ăn đêm là cách để tăng cân nhanh nhất vì ban đêm chúng ta không cần hoạt động gì cả. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Thói quen ăn không đúng thời điểm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa khiến bạn ăn hoài không mập.

Hơn nữa, người thường xuyên ăn khuya dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh này gây ảnh hưởng đến 20-48% dân số Châu Âu và Hoa Kỳ. Bạn để bụng no căng khi nằm ngủ sẽ làm axit trong dạ dày trào lên họng khiến các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày tệ hơn.

Nếu có dấu hiệu trào ngược dạ dày hoặc muốn tăng cân khỏe mạnh, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì trong vòng 3 giờ đồng hồ trước khi ngủ. Hơn thế nữa, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh bạn đang có.

Có thể bạn quan tâm: Bột ngũ cốc tăng cân: Cứu tinh cho người gầy

4. Lạm dụng thuốc tăng cân khiến bạn ăn hoài không mập

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tăng cân hoặc quá phụ thuộc vào các thực phẩm chức năng, rất có thể đây chính là lý do khiến bạn ăn nhiều không tăng cân.

Thuốc tăng cân có thể giúp bạn tăng vài ký sau một tháng hoặc thậm chí là nửa tháng nhưng đó chỉ là tăng do tích nước và tích mỡ chứ không làm tăng khối cơ trong cơ thể. Bạn cũng có thể gặp rủi ro sức khỏe nếu gặp tác dụng phụ của thuốc tăng cân.

Phương pháp bổ sung tháp dinh dưỡng cho người gầy sẽ là cách an toàn nhất giúp bạn tăng cân tự nhiên và bền vững. Bạn cần chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Video liên quan

Chủ Đề