Tại sao ăn không tiêu

Một trong những nguyên nhân gây khó tiêu thường gặp là trào ngược axit dạ dày thực quản. Tình trạng này có thể gây tổn thương lớp niêm mạc ở thực quản và thậm chí để lại sẹo tại đây.

Quá nhiều sẹo hoặc sẹo quá lớn sẽ gây hẹp thực quản. Lúc này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, kéo theo triệu chứng đau ngực, khó thở…

Hẹp môn vị

Vấn đề này xảy ra khi axit dạ dày tràn đến môn vị, chịu trách nhiệm làm “cầu nối” giữa dạ dày và ruột non.

Tương tự tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, lúc này, lớp niêm mạc môn vị cũng sẽ bị tổn thương bởi dịch axit trong dạ dày và để lại sẹo, dần dần dẫn đến hẹp môn vị. Hệ quả là thức ăn sẽ bị tồn đọng trong dạ dày quá lâu, gây khó tiêu, đau bụng, mệt mỏi, xanh xao…

Chẩn đoán nguyên nhân gây khó tiêu

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về thời gian mà tình trạng khó tiêu diễn ra cũng như các triệu chứng đi kèm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày và vùng ngực của chính họ và người thân trong gia đình.

Tiếp theo, để xác định cụ thể nguyên nhân gây khó tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: thường dành cho trường hợp người bị khó tiêu có dấu hiệu thiếu máu, đôi khi cũng có tác dụng trong việc kiểm tra vi khuẩn H. pylori trong dạ dày
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: giúp các chuyên gia kiểm tra chi tiết tình trạng sức khỏe tại khu vực này. Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u phát triển, sinh thiết cũng có thể tiến hành song song.
  • Xét nghiệm Hp qua hơi thở và xét nghiệm kháng nguyên phân: có tác dụng kiểm tra tình trạng phát triển của khuẩn H. pylori, chủ yếu áp dụng đối với trường hợp bác sĩ cho rằng chứng khó tiêu đến từ vấn đề loét dạ dày
  • Xét nghiệm chức năng gan: nếu triệu chứng khó tiêu xuất hiện cùng với những dấu hiệu bệnh gan, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm loại xét nghiệm này nhằm đánh giá khả năng hoạt động của cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể này
  • Các thủ thuật xét nghiệm hình ảnh: kết quả chụp X-quang, chụp CT và siêu âm ổ bụng có thể giúp bác sĩ quan sát chi tiết khu vực này, đồng thời tìm kiếm bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong dạ dày

Đâu là cách trị chứng khó tiêu?

Tùy vào nguyên nhân gây khó tiêu cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, mỗi người sẽ có một hoặc nhiều lựa chọn khác nhau để đối phó với vấn đề này.

Chữa chứng khó tiêu tại nhà

Đối với chứng khó tiêu nhẹ và không thường xuất hiện, bạn có thể cải thiện lối sinh hoạt hàng ngày để đẩy lui triệu chứng khó chịu trên. Những thay đổi này thường gồm:

  • Hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ hoặc quá cay
  • Cắt giảm lượng chocolate và caffeine tiêu thụ
  • Tránh xa bia rượu
  • Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Sử dụng thuốc trị khó tiêu

Ngược lại, trong trường hợp triệu chứng khó tiêu cảnh báo về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến những giải pháp điều trị theo tiêu chuẩn y tế. Trong đó, sử dụng thuốc kê toa là lựa chọn thông dụng nhất.

Thực tế, không có khái niệm “thuốc trị khó tiêu”. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. Chúng có thể bao gồm:

Thuốc kháng axit

Antacid hay thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa nồng độ axit trong dịch dạ dày, từ đó thuyên giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, ợ nóng… đây luôn là lựa chọn điều trị đầu tiên cho các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Thuốc kháng histamine H2

Nhóm thuốc này đóng vai trò giảm lượng axit dạ dày tràn vào đường tiêu hóa. So với thuốc kháng axit, nhóm thuốc này phát huy tác dụng chậm hơn nhưng có thể duy trì hiệu quả lâu hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ mà thuốc kháng histamine H2 mang lại, bao gồm buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, bầm tím, xuất huyết…

Thuốc ức chế bơm proton [PPI]

PPI đem lại hiệu quả cao đối với những trường hợp khó tiêu do trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù khả năng giảm tiết axit của PPI mạnh hơn thuốc kháng histamine nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi chọn dùng loại thuốc này.

Thuốc kháng sinh

Nếu H. pylori là tác nhân đứng sau triệu chứng khó tiêu, dùng kháng sinh sẽ là giải pháp lý tưởng. Mặc dù vậy, hãy cẩn thận với những tác dụng phụ của thuốc như khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy…

Thuốc chống trầm cảm

Trong trường hợp nguyên nhân gây khó tiêu không thể xác định hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu trình điều trị trước đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm liều thấp với mục đích giảm bớt sự khó chịu mà bạn đang phải trải qua. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý thuốc có nguy cơ kéo theo cảm giác buồn nôn, đau đầu, kích động, táo bón và đổ mồ hôi đêm.

Cách phòng ngừa triệu chứng khó tiêu

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn phòng ngừa cũng như mau chóng đối phó hiệu quả với tình trạng này, ví dụ như:

  • Cân nhắc lượng thức ăn cho mỗi bữa, không nên ăn quá nhiều
  • Không ăn bữa khuya
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Bỏ thuốc lá
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế uống nước ngọt, bia rượu và cafe
  • Tránh để bản thân quá căng thẳng

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

I. Khó tiêu:

Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta cũng có đôi lần phải trải qua chuyện này nhất là sau ăn no. Bệnh rất hay gặp, lành tính tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét [non-ulcer dyspepsia] là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bệnh cảnh dai dẳng kéo dài, mặc dù bản chất lành tính nhưng làm cho người bệnh rất lo lắng và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bệnh rất hay gặp, có tới 25% dân số mắc bệnh, tuy nhiên chỉ có một số ít trong những người này đi khám bệnh.

Những yếu tố dẫn đến chứng khó tiêu

- Thói quen ăn uống không tốt, chẳng hạn như nhai không kỹ trước khi nuốt, ăn đêm và ăn quá nhanh, ăn nhiều tinh bột, lạm dụng chất béo, gia vị, ăn quá nhanh

- Lạm dụng các chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, do nuốt nhiều không khí [trong và giữa các bữa ăn]

- Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: 30-50% những người bị bệnh quá trình tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột của họ bị chậm lại. do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo...

- Tăng độ nhạy cảm của thần kinh với áp lực trong dạ dày tá tràng.

- Các yếu tố về tâm lý xã hội như stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cũng làm cho nhiều người mắc bệnh, nhất là trong điều kiện áp lực cuộc sống hiện nay.

- Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

II. Biểu hiện của bệnh

- Bệnh cảnh có thể biểu hiện các triệu chứng giống như có loét dạ dày tá tàng: đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.

- Một số người bệnh biểu hiện bằng triệu chứng rối loạn co bóp như: bệnh nhân cảm giác ăn nhanh no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn oẹ, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống.

III. Phát hiện bệnh như thế nào?

Mặc dù người bệnh cảm thấy các triệu chứng rất rõ, tuy nhiên khi thăm khám trên lâm sàng thầy thuốc không phát hiện thấy gì đặc biệt. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào loại trừ các bệnh lý thực thể bằng siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy...

- Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày. Trong bệnh khó tiêu không có loét, xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu các chỉ số hoàn toàn trong giới hạn bình thường. Hình ảnh siêu âm bình thường. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng bình thường

IV. Phòng bệnh và điều trị

- Đối với bệnh nhân mắc chứng khó tiêu cần được loại trừ chắc chắn các bệnh thực thể trước khi chẩn đoán bị chứng khó tiêu không có loét, đặc biệt là đối với người trên 45 tuổi, lứa tuổi dễ bị bệnh ung thư dạ dày.

- Trong trường hợp khó tiêu là triệu chứng của một số bệnh khác như Viêm, lóet dạ dày; Trào ngược dạ dày thực quản; Ung thư dạ dày…thì người bệnh cần được theo dõi & điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa

- Có rất nhiều cách để ngăn chặn chứng khó tiêu và cải thiện toàn bộ sức mạnh của hệ tiêu hóa, sau đây là 5 cách được cho là có hiệu quả nhất:

1. Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày

- Chất xơ không chỉ là yếu tố chủ chốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của bạn. Những thức ăn được ưa chuộng trong nhịp sống công nghiệp hối hả như đồ hộp, đồ ăn nhanh, thịt đỏ và các món ăn chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân gây ra bệnh khó tiêu.

- Một bữa ăn giàu chất xơ, ngoài việc giúp tiêu hóa tốt còn giúp ngăn chặn tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh trĩ, ung thư trực tràng và nhiều bệnh khác. Một người bình thường cần từ 20-30 gram chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể tìm được dễ dàng trong rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…

- Tránh xa những thức ăn thường làm bạn đầy hơi như đậu đũa, bắp cải, súp lơ và các đồ uống có gas. Luôn uống nhiều nước vì nước làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Nước còn có các dụng hòa tan các khoáng chất, vitamin và ngăn ngừa táo bón.

2. Nhai kỹ thức ăn và ăn vừa no

Nhai kỹ là một trong những cách quan trọng nhất để giảm tải cho hệ tiêu hóa nhưng thường bị bỏ qua. Nhai kỹ không chỉ giúp nghiền nát thức ăn mà nó còn báo hiệu cho tuyến nước bọt, dạ dày và ruột non chuẩn bị tiết dịch vị. Một điều cần chú ý khác là tránh ăn quá no. Cơ thể chúng ta chỉ có từng đó dịch vị, quá nhiều thức ăn vào bụng đồng nghĩa với việc dạ dày phải tiết ra nhiều axít để tiêu hóa và điều này dễ gây ra hiện tượng ợ nóng và khó tiêu.

3. Tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng

- Ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục cũng có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, vận động nhiều làm tăng cường rõ rệt chức năng tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học còn tìm thấy mối liên hệ giữa chứng lười vận động với bệnh béo phì, đau dạ dày và tiêu chảy.

- Căng thẳng quá mức cũng có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Điều này được giải thích như sau, căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng qua đó làm giảm chức năng tiết dịch vị, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây ra ợ nóng, đầy hơi và táo bón.

4. Đừng lạm dụng thuốc antacid

Axít trong dạ dày có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn nhưng trong nhiều trường hợp, lượng axít này có thể trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác khó tiêu. Khi điều này xảy ra, nhiều người thường tìm đến antacid vì loại thuốc này có tác dung trung hòa axít và giải quyết được triệu chứng trên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, thuốc antacid sẽ làm dạ dày giảm tính axít, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

5. Bổ sung men tiêu hóa khi cần

- Men tiêu hóa được chiết xuất từ thảo dược có thể cải thiện khả năng tiêu hóa và thậm chỉ tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp thiếu men tiêu hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, bổ sung men tiêu hóa có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu và đau dạ dày. Đối với những người khỏe mạnh, men tiêu hóa cũng phát huy tác dung trong việc tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.

- Men tiêu hóa không phải là vị thuốc thần và chứng khó tiêu có thể là triệu chứng của nhưng căn bệng nguy hiểm hơn rất nhiều như bệnh Crohn, trào ngược axít, hoặc bệnh GERD. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh những cách trên, bạn nên tới bác sĩ khám ngay nếu thường xuyên bất an với hệ tiêu hóa của mình.

** Điều trị triệu chứng: Cho tới nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

- Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi

- Thuốc tác động trên co bóp của ống tiêu hóa: domperidone, metoclopramide...   

- Thuốc giúp tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

- Đối với trường hợp có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cần điều trị diệt vi khuẩn

- Điều trị bệnh kèm theo nếu có

 Cần lưu ý rằng những thuốc này phải có chỉ định của thầy thuốc người bệnh mới được sử dụng. Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng không cần thiết, nên ăn những đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ, nhiều chất xơ, tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ, tốt nhất là chọn một môn thể thao thích hợp.

Chuyên Khoa Tiêu Hoá – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề