Tại sao em lại chọn thành phần kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh của nước ta là đi lên chủ nghĩa xã hội, trong hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đất nước, vai trò chủ đạo dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế nhà.

Thời gian qua, trong khi kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ thì hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thực tế này làm nảy sinh những ý kiến trái chiều về vai trò của kinh tế nhà nước chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó có những ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước không nên giữ vai trò chủ đạo.

kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào

>> Hướng dẫn lập kế hoạch mua nhà và cách tiết kiệm tiền để mua nhà

Tại sao kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam

Không thể phủ nhận sự phát triển của các nước tư bản đã mang lại nhiều kết quả tích cực, nhưng cùng với đó luôn tồn tại một số xu hướng khách quan sau:

Công bằng xã hội đã trở thành đòi hỏi tất yếu của chính bản thân sự phát triển kinh tế. Công bằng để phát triển và phát triển để thực hiện công bằng không chỉ là khẩu hiệu mang tính đạo đức mà còn là động lực mạnh mẽ, yếu tố nội sinh của sự phát triển kinh tế.

Tất nhiên, công bằng ở đây không phải theo nghĩa cào bằng, đánh đồng siêng năng với biếng nhác, tích cực với tiêu cực, làm ăn hiệu quả với kém cỏi,điều đó sẽ dẫn tới triệt tiêu động lực phấn đấu của con người.

- Cùng với tăng trưởng kinh tế là yêu cầu về tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế mà đời sống tinh thần, đạo đức xuống cấp sẽ đe dọa ngay đến sự phát triển bền vững của kinh tế.

Yếu tố khách quan của cuộc sống đặt ra là tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội là kết quả nhưng đồng thời cũng là động lực, yếu tố nội tại của sự phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế phải đi cùng với sự ổn định về chính trị và về xã hội. Chính sự ổn định trên các lĩnh vực này lại là tiền đề để phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế mà không bảo đảm các xu hướng phát triển này tất yếu sẽ dẫn đến đổ vỡ. Nhà nước tư sản với bản chất là đại diện và bảo vệ quyền lợi chủ yếu cho một nhóm người, mà trước hết là giới chủ sẽ không bao giờ bảo đảm được tuyệt đối sự phát triển của các xu hướng đó.

Để làm được điều này, nền kinh tế đó phải chịu sự chi phối của một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chỉ có nhà nước đó mới bảo đảm được lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, mới định hướng vào sự phát triển của từng cá nhân, đồng thời là sự phát triển của tập thể, cộng đồng và xã hội.

Và, để bảo đảm được lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, kinh tế nhà nước, chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đó.

Đây cũng thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn khác với kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa, được xây dựng trên cơ sở sở hữu tư bản độc quyền.

Bên cạnh đó, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn có những ý nghĩa sau đối với kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất, là đầu tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt, như các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình thành.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng xuất hiện nhu cầu hình thành một số lĩnh vực mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao mà tự nó rất khó phát triển.

Trong điều kiện các quan hệ thị trường mới được phát triển, khu vực tư nhân còn nhỏ bé, chưa có khả năng đầu tư lớn, khu vực sở hữu nhà nước tất yếu phải đảm nhận vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong những lĩnh vực mới này.

Khi thực hiện vai trò này, không có nghĩa là sở hữu nhà nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn mà vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện ở chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức tham gia và có khả năng tham gia có hiệu quả, nhà nước kịp thời rút vốn ra khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới khác.

Thứ hai, bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do lịch sử phát triển, kinh tế nhà nước đã đảm nhận một loạt ngành cạnh tranh.

Khi khu vực tư nhân chưa kịp phát triển, Nhà nước phải trực tiếp tham gia và đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu đàn trong giai đoạn đầu.

Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, kinh tế nhà nước dần dần rút hoặc chuyển đổi sở hữu và về lâu dài, kinh tế nhà nước có thể không cần giữ vai trò chủ đạo ở lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.

Thứ ba, đối với an ninh quốc gia, kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ đạo ở hai nội dung cơ bản sau:

1- Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia .

2- Tham gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, bán buôn lương thực, xăng dầu, sản xuất điện, khai thác khoáng sản quan trọng một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay.

3- về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng xã hội.

Vai trò này thể hiện ở chỗ, kinh tế nhà nước phải đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Vai trò của kinh tế nhà nước ở các nước tư bản phát triển

Ngay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, khu vực kinh tế nhà nước cũng có vai trò quan trọng và tùy theo chiến lược quản lý của từng quốc gia, khu vực này có phạm vi và tỷ trọng khác nhau.

Tuy nhiên, sự nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước khu vực kinh tế nhà nước có những bước thăng trầm khác nhau. Vai trò của kinh tế nhà nước bắt đầu được coi trọng từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đặc biệt nhận thức về khu vực này rõ nhất vào giai đoạn từ thập niên 70 của thế kỷ XX - thời kỳ ảnh hưởng của các lý thuyết “Phúc lợi quốc gia”, “Nền kinh tế thị trường xã hội”...

Ở giai đoạn này, nhiều nước bên cạnh việc chấp nhận tăng cường trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và chủ trương đẩy mạnh sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua các hình thức và công cụ thông thường của nhà nước, ban hành pháp luật, điều tiết kinh tế, kiểm tra, kiểm soát, còn thông qua nhà nước trực tiếp sở hữu một khối lượng khổng lồ cơ sở vật chất, sử dụng tài chính, tác động vào những lĩnh vực dịch vụ mà trước đây do xã hội tự giải quyết theo cơ chế thị trường...

Về quy mô, trên thực tế ở các nước này, sở hữu nhà nước rất lớn, bao gồm 4 mảng chính:

1- Sở hữu nhà nước về đất đai, tài nguyên, hệ thống giao thông

2- Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hỗn hợp có cổ phần nhà nước chi phối

3- Tài chính nhà nước theo nghĩa rộng nó bao gồm toàn bộ phần thu nhập quốc dân huy động vào ngân sách nhà nước, còn theo nghĩa hẹp, nó chỉ bao gồm các chi tiêu có tính chất kinh tế để đầu tư phát triển hoặc chi tiêu cho các dịch vụ công cộng.

4- Các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng, như trường học, bệnh viện, thư viện, công trình thể thao, văn hóa...Nhiều nước có sử dụng khu vực tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng sau thời hạn khai thác, các công trình này đều chuyển giao về sở hữu nhà nước.

Mặc dù Mỹ tự coi mình là nền kinh tế thị trường tự do, nhưng toàn bộ sở hữu nhà nước ở Mỹ vào cuối thập niên 80 chiếm 20% tổng tài sản quốc gia.

Tỷ trọng chi ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của nước này đã tăng từ 26,8% năm 1960 lên 41,3% năm 2010.

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 2008 - 2009, Chính phủ Mỹ đã sử dụng công cụ kinh tế của mình bằng cách chi tới 700 tỷ USD để cứu vãn nền tài chính quốc gia thông qua mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, kích thích tài chính, thúc đẩy tăng trưởng,...

Ở một số nước G7 khác, tỷ trọng sở hữu nhà nước còn cao hơn, đều ở mức khoảng 30% tổng tài sản quốc gia. Riêng về đất đai, quy mô sở hữu nhà nước ở các nước phương Tây là rất lớn.

Đặc biệt, kinh tế nhà nước ở các nước tư bản có vai trò quan trọng trong cung ứng dịch vụ công, giao thông, công viên, bảo đảm an ninh công cộng,

Chẳng hạn với nước Anh vốn được coi là nơi khai sinh của lý thuyết kinh tế thị trường tự do và là một trong những nơi đầu tiên chấp thuận cho tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng công cộng.

Nhưng đến năm 2018, Chính phủ Anh đã quyết định dừng hẳn các dự án về kết cấu hạ tầng tư nhân hóa với lý do các dự án công có tư nhân tham gia tốn phí hơn so với các dự án công chỉ do nhà nước thực hiện.

Như vậy, có thể thấy, ngay ở các nước tư bản có nền kinh tế thị trường phát triển cao, kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng vẫn có vai trò rất quan trọng, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô giúp khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường.

Mức độ, phạm vi khu vực kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước không cố định mà được xác lập trên cơ sở yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội.

>>Hướng dẫn cách tự xem phong thủy cho nhà ở

Video liên quan

Chủ Đề