Tại sao gọi là bún riêu

Những món ăn dạng sợi của châu Á luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, khiến bao thực khách say mê khi thưởng thức. Trong một bài viết vào ngày 19/06/2020, trang CNN Travel [Mỹ] đã đưa ra danh sách những món mì ngon nhất châu Á mà du khách nên thử một lần khi có cơ hội đi du lịch. Và Việt Nam có 2 đại diện là bún riêu và cao lầu cũng nằm trong danh sách những món ngon làm từ sợi mì gạo có sức hút nhất châu Á.

Trong bài viết của CNN Travel có tựa đề “From chow mein to udon: A beginner's guide to Asia's best noodles” [tạm dịch: Danh sách những món mì châu Á mà du khách nên thử một lần], bún riêu được nhắc đến ở vị trí số 3 và cao lầu ở vị trí số 6 trong tổng số 18 món mì tiêu biểu được trang này bình chọn là ngon nhất châu Á.

Bài viết trên trang CNN Travel có nhắc đến món bún riêu và cao lầu của Việt Nam.

Vậy bún riêu và cao lầu có điều gì đặc biệt khiến chuyên gia của CNN Travel ấn tượng đến thế?

Bún riêu và cao lầu - những đại diện của ẩm thực Việt Nam

Bún riêu và cao lầu Việt Nam không phải là những món đắt tiền, hiếm có khó tìm mà đều là các món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam. Trung bình mỗi bát bún riêu hoặc cao lầu có giá khoảng 35.000VNĐ, có thể dùng ăn bữa chính hoặc hoặc ăn bữa xế. Hai món này được bán ở nhiều nơi nhưng ngon nhất vẫn là thưởng thức ở hè phố để cảm nhận được nét dân dã.

Một quán bán cao lầu đường phố ở Hội An với bàn ghế gỗ và tấm biển ghi chữ "cao lầu" đơn giản. Ảnh: Lữ hành Việt Nam

Theo trang CNN Travel, 2 món ăn ngon này trở thành đại diện cho ẩm thực Việt Nam không chỉ bởi cách chế biến công phu, lựa chọn nguyên liệu kĩ càng mà còn ở giá trị văn hóa, chứa đựng giá trị lịch sử Việt bởi nó xuất hiện từ rất lâu rồi.

Bún riêu thơm ngon trở thành đại diện ẩm thực cho Việt Nam theo đánh giá của CNN Travel. Ảnh: Lữ hành Việt Nam

Bún riêu - đặc sản của ẩm thực Hà Nội

Bún riêu xuất hiện từ những năm 1980 trên những đôi quang gánh bán hàng rong với một bên là nồi nước dùng nóng hổi, bên kia là bún sợi cùng một số gia vị, bát đũa và ghế gỗ. Đến nay, bún riêu với hương vị đậm đà đặc trưng kết hợp cùng sợi bún trắng và nhiều đồ ăn đi kèm đã trở thành một món quen thuộc với người dân Việt Nam từ Bắc vào Nam, nhưng ngon nhất vẫn là bún riêu Hà Nội.

Bún riêu ở Hà Nội được đánh giá là ngon nhất Việt Nam. Ảnh: @chef_thuy_pham

Bát bún riêu hấp dẫn thực khách nhờ phần nhân đầy ắp từ gạch cua, ốc, đậu rán, thịt bò, giò, cà chua,.. được ăn kèm rau sống. Tác giả bài viết trên CNN Travel đã có phần nhận xét về bún riêu rằng: “In Vietnam, rice stick noodles [or bun] are often served hot with grilled meat, herbs and a diluted vinegary fish sauce as a salad”, tạm dịch là các loại mì gạo [hoặc bún] ở Việt Nam thường được phục vụ nóng hổi, ăn kèm với thịt nướng, rau sống và nước mắm giấm pha loãng.

Bún riêu thường được ăn nóng kèm rau sống. Ảnh: Baomoi.com

Nếu các loại nước dùng của món bún thông thường được hầm từ thịt, cá thì bún riêu lại dùng nước cốt lọc từ cua. Đây chính là điểm khác biệt của món bún riêu. Riêu cua được nấu từ thịt cua giã nhuyễn, lọc và nêm nếm cùng cà chua, mỡ, giấm, nước mắm, muối, hành.. để tạo hương vị ngọt thơm. Khi cho phần riêu cua vào nồi nước sôi, thịt cua màu nâu sẫm sẽ bắt đầu nổi lên, đóng váng thành từng lớp mỏng, múc ra nổi trên mặt bát bún.

Phần gạch cua nổi trên bát bún riêu rất hấp dẫn. Ảnh: @viethomecooking

Khi thưởng thức bún riêu, bạn có thể thêm chút mắm tôm vào nước dùng để tăng hương vị đậm đà. Rau sống đi kèm thường là tía tô, hoa chuối thái mỏng, xà lách... Bát bún riêu hấp dẫn nhờ có sự hòa quyện giữa màu trắng của bún, màu đỏ của cà chua, màu vàng của gạch cua, của đậu rán và màu xanh của rau. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được gạch cua thanh nhẹ kết hợp cùng vị dai thơm của sợi bún và vị rau thanh mát.

Bún riêu có vị cua thanh nhẹ và mát cùng màu sắc bắt mắt. Ảnh: @annie_eatsfood

Nơi thưởng thức bún riêu đúng chuẩn kiểu Hà Nội là ngồi trên những quán vỉa hè ở phố cổ, nơi có những gánh bún lâu đời, giữ được hương vị đặc trưng. Khách đến ăn thường ngồi sát cùng nhau trên những chiếc ghế nhựa, thưởng thức bát bún riêu và gọi thêm ly trà đá mát rượi, vừa ăn vừa ngắm nhìn phố phường.  

Thưởng thức bún riêu đúng chuẩn kiểu Hà Nội là ngồi trên những quán vỉa hè. Ảnh: @dunganmotminh

Cao lầu - biểu tượng của ẩm thực Hội An

Ở miền Bắc, muốn thưởng thức chuẩn bị bún riêu chuẩn vị thì đến Hà Nội, còn muốn ăn cao lầu ngon du khách phải đến thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Cao lầu là món ăn đặc trưng của nơi này, khác biệt từ tên gọi cho đến cách chế biến.

Gánh bán cao lầu trên đường phố Hội An. Ảnh: Mytour

Có một câu chuyện truyền miệng thường được những người sống lâu năm ở Hội An chia sẻ rằng, cao lầu đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17, khi cảng Hội An khai thông, cho phép tàu thuyền nước ngoài vào trao đổi hàng hóa. Thời này, các quán ăn đều được xây dựng hai tầng và chỉ những thương gia mới được phục vụ món ăn trên tầng cao. Món này được đem lên lầu cao cho lái buôn thưởng thức nên có tên gọi là “cao lầu”.

Món cao lầu ra đời từ thế kỉ 17. Ảnh: Wiki Travel

Điểm khác biệt nhất của món cao lầu chính là sợi mỳ. CNN Travel cho rằng món ăn này chịu ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc, của Pháp nhưng lại dùng một loại mì đặc biệt mà không nơi nào có. Bài viết có đoạn: “To make cao lau looks simple but there's a lot in the timing and the processing. Old long grain rice is used to make these firm noodles. The water has to be taken from an ancient well in Hoi An, called Ba Le Well” [tạm dịch: Để làm ra món mì cao lầu trông đơn giản nhưng rất kỳ công trong chế biến. Phải chọn hạt gạo dài để tạo độ khô cho sợi mì. Nước dùng để chế biến món này được lấy từ giếng cổ Bá Lễ ở Hội An]. 

Cao lầu lại đòi hỏi cao hơn sự công phu trong quy trình nấu - Ảnh: Blog Traveloka

Thật vậy, điều làm nên tinh túy trong món cao lầu đó chính là sợi mì, phải tuân thủ theo những nguyên tắc riêng của món ăn. Để sợi mì có được màu vàng tự nhiên, người ta sử dụng gạo thơ đen ngâm vào nước tro, mà phải là loại tro từ Cù Lao Chàm [hòn đảo cách Hội An 16km] để sợi mì ngon hơn. Tiếp đến dùng vải chuyên dụng lọc nhiều lần để bột dẻo, khô sau đó cắt thành sợi, đem hấp rồi phơi khô. Trải qua nhiều công đoạn mới tạo được sợi mỳ cao lầu có thể bảo quản trong thời gian dài mà không bị hỏng.

Sợi mì cao lầu được xắt nhỏ rồi phơi khô. Ảnh: @bill

Nguyên liệu góp phần làm nên hương vị của món cao lầu chính là nước xá xíu, thịt xá xíu, tóp mỡ. Phần thịt sử dụng là thịt nạc đùi heo ướp với ngũ vị hương rồi tận dụng nước thịt để làm nước dùng cho món ăn. Ăn kèm với cao lầu không thể thiếu được giá đỗ trần qua nước sôi, ít rau sống lấy từ làng rau nổi tiếng ở Hội An - làng Trà Quế. Thưởng thức món này ngon nhất phải là lúc nóng, trộn đều các nguyên liệu và cảm nhận vị thơm, dai sựt sựt của sợi mì, vị ngọt đậm đà của nước dùng, vị béo bùi của thịt xá xíu và hương mắm, nước tương đặc trưng.

Trộn đều cao lầu và thưởng thức. Ảnh: @blue_na96

Có dịp đặt chân đến Việt Nam, du khách hãy thưởng thức bún riêu và cao lầu. Chắc chắn rằng sự hòa quyện tinh tế trong hương vị những món sợi này sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới với sự đa dạng và ngon. Trong dó, bún riêu cua là món ăn không chỉ hấp dẫn với người Việt mà cũng thu hút rất nhiều du khách nước ngoài. Bún riêu cua phổ biến ở trên cả nước nhưng mỗi vùng sẽ có cách nấu và biến tấu khác nhau. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu sự khác nhau của bún riêu ở hai miền Bắc và Nam nhé!

[Bún riêu cua đồng hấp dẫn]

Bún riêu cua miền Bắc

Khi đến với miền Bắc, nhắc đến tô bún riêu thì ắt hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay tới tô bún riêu cua nóng hổi với miếng cà chua đỏ, lớp gạch và riêu cua thơm ngon, thêm một chút hành khô lên trên và điểm thêm màu vàng của đậu phụ rán.

Muốn nấu một bát bún riêu cua đúng vị miền Bắc thì nguyên liệu chính là cua đồng. Cua được giã nhỏ rồi cho vào nước bóp nhẹ cho chúng hòa vào nhau; Lọc thật kỹ, gạn nước vào nồi và đun nước cua trong lửa liu riu đến khi riêu cua kết thành từng mảng và nổi lên trên bề mặt nồi. Để làm ra nồi nước dùng thì chắc chắn không thể thiếu đi được màu đỏ của cà chua. Mà cà chua để nấu bún riêu phải là cà chua được bổ múi cau. Thêm vị chua thanh thanh, nhè nhẹ của giấm bỗng [mẻ] và vị đậm đà của mắm tôm. 

Cà chua thường được xào lên để lấy màu đỏ tự nhiên và hương vị thơm ngon hơn. Mẻ và mắm tôm cũng được thêm vào một cách rất chừng mực. Nấu sao cho ra nồi nước dùng vừa đủ thanh, vừa đủ đạm cũng là cả một nghệ thuật. Đi kèm với bát bún riêu đó, không thể thiếu được các loại rau ăn kèm, thường sẽ là các loại: rau xà lách, tía tô, canh giới thái nhỏ và thêm vài cọng rau muống chẻ, thân chuối non thái mỏng. Ở miền Bắc, mỗi khi người ta muốn ăn một cái gì đó thanh đạm, bổ dừng là lại tìm đến bún riêu cua – một món ăn thanh tao lại giản dị.

[Bún riêu cua đồng miền Bắc]

Có rất nhiều nghiên cứu về ẩm thực đã chỉ ra rằng: Bún riêu vốn là món ăn có xuất thân từ xứ Bắc, sau đó mới lan rộng đi khác nơi khác. Khi nó tiến vào miền Nam thì đã thay đổi không ít trong công thức nấu để phù hợp hơn với khẩu vị của người ở đây. 

Hãy tham khảo các dòng nồi ninh xương để việc nấu nước dùng bún riêu của bạn đơn giản và tiện lợi hơn.

Bún riêu cua miền Nam

Để biết bún riêu cua của miền Bắc và miền Nam khác nhau ở đâu thì phải nói đến vị chua của nước dùng. Thay vì dùng mẻ như người miền Bắc thì người miền Nam lại thêm vào nồi nước dùng tô nước me pha sẵn; hoặc họ cũng cho trực tiếp vào khi ăn. Một số người còn dùng thêm cả hạt điều để nước dùng có màu đẹp mắt hơn.

Nếu như riêu cua trong bát bún riêu xứ Bắc mềm, xốp và thơm vị cua đồng, nước dùng chỉ nấu từ gạch cua và riêu cua giã ra; thì riêu cua của xứ Nam cũng khác rất nhiều. Riêu cua thường được ép lại thành các bánh dày, chắc, pha thêm lòng đỏ trứng và thịt băm để lớp riêu dày dặn hơn. Khi ăn đến đâu người ta xắn từng muỗng xếp vào tô bún cùng một chút tiết heo mềm, đậu chiên giòn, chả lụa, chả chiên, chả cá và giò heo hoặc còn có thể thêm cả tóp mỡ.

[Bún riêu cua đồng miền Nam]

Dường như tô bún riêu của người miền Nam “đông đúc” hơn nhiều so với bún của người xứ Bắc. Bởi vậy, nhiều khi chúng ta tưởng bún riêu giản dị và bình dân nhưng thực chất lại không hè “bình dân” chút nào. 

Bún riêu ở xứ Nam cũng có nhiều nơi biến tấu phong phú hơn với các món bún riêu ốc, bún riêu tôm. Bún riêu ốc thường được nấu bằng loại ốc mít tròn để tô bún thêm giòn ngon, đạm đà và mang hương vị lạ hơn. Khi ăn, thực khách sẽ được thưởng thức sự kết hợp hài hòa của bún ốc miền Bắc và bún riêu phương Nam, cùng với sự hòa quyện đậm đà đến từng sợi bún. Còn với món bún riêu tôm khô, khi thưởng thức, bạn sẽ thấy ngay được lẫn trong đó là miếng riêu là cái xam xảm và vị mằn mặn đặc trưng của tôm khô khi được chế vào trong bát bún riêu. 

Nhìn chung, bún riêu tuy là món ăn giản dị nhưng trong đó chưa biết bao tinh hoa ẩm thực Việt. Món ăn hài hoà từ hương vị tới màu sắc. Hương vị của bún riêu cua là sự kết hợp tuyệt vời của cua đồng mộc mạc, cà chua dìu dịu, mắm tôm nồng đậm, hành hoa, giấm bỗng,… Tất cả những thứ chỉ có ở Việt Nam và mang đậm nét văn hoá của người Việt.

[Bún riêu cua đồng ngon]

Dù là bún riêu cua của miền Nam hay miền Bắc thì sự khác biệt cũng to nên một món ăn hấp dẫn biết bao khách du lịch nước ngoài. Nếu có dịp thì bạn hãy nếm thử hương vị của cả hai miền để cảm nhận hương vị nhé! 

Bạn cũng có thể tự nấu món ăn này tại nhà hoặc mở một quán chuyên bún riêu cua cũng là một ý tưởng tốt. Nếu mở quán thì bạn nên đầu tư thêm nồi nấu phở NEWSUN để nấu nước dùng nhanh hơn và sạch sẽ hơn. Nồi nấu phở NEWSUN cũng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn bởi 

Ngoài ra, NEWSUN cũng có các dòng máy hỗ trợ chế biến thực phẩm khác như máy thái thịt, máy xay chả cá,… Hãy gọi tới hotline NEWSUN để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm nhé!

Nguồn: //dienmaynewsun.com/

Video liên quan

Chủ Đề