Tại sao lại thương em

Không khó để lý giải tại saoSơn Tùng M-TPlại không nhận được sự đồng cảm từ số đông khi công khai gửi thông điệp chia ly với Thiều Bảo Trâm thông qua một buổi biểu diễn. Mọi thứ tưởng như rất hoàn hảo, một bài hát chia tay day dứt, một tâm thư thổn thức, đôi mắt buồn bã rưng rưng, gương mặt mệt mỏi, Tùng thì thào 2 chữ:"Thương em".

Bạn có nhận ra điều gì không? Ôi, đây chính là một trong những hình ảnh mà người ta ghét nhất ở đàn ông trong một cuộc chia tay. Mà còn [hình như là] một cuộc chia tay vì người thứ 3.

Tạm gác chuyện của Tùng và Trâm qua một bên vì ta chẳng biết đằng sau thực hư thế nào. Hãy nói về điều khiến ta gợn trong lòng khi 2 chữ "Thương em" được thốt lên. Yêu thì dễ, thương mới khó. Nhất là lúc ta thương nhau vì biết rằng cuộc tình sắp đến hồi kết.

Có một câu nói rất đúng như thế này, "Muốn biết về sự tử tế của người đàn ông, hãy nhìn vào cách họ cư xử khi chia tay". Ai cũng có thể nói "thương em", nhưng để những hành động của mình thật sự khiến người ta cảm thấy mình thật sự "thương" họ như lời mình nói, thì lại cần cả tình cảm chân thành, bản lĩnh, thấu đáo và sự tử tế.

Có người sẽ bảo: Ơ, thế chẳng lẽ yêu nhau lâu đến vậy lại chẳng thể thay lòng đổi dạ? Ơ, thế cứ phải yêu duy nhất một người mới là phải đạo? Ơ, thế hết yêu chẳng lẽ không thể còn thương?

Dĩ nhiên là không phải như vậy. Tôi xin cam đoan rằng, không chỉ riêng Trâm, mà bất cứ ai ở trong một mối quan hệ lâu năm, cũng sẽ hiểu rõ sự mong manh trong tình yêu của mình. Chẳng ai trong chúng ta dám cam kết rằng mình sẽ yêu một người cả đời. Chẳng ai trong chúng ta dám tin vào lời hứa mãi mãi của người kia. Tình cảm vốn là chuyện khó nói. Tình cảm lâu năm, lại càng khó nói hơn. 8 năm, 10 năm, thậm chí nhiều năm hơn nữa một cuộc tình, sau tất cả những gì tốt đẹp và rực rỡ nhất qua đi, ta chỉ còn lại thứ tình cảm gắn bó là tình thân, tình thương. Vậy nên, chuyện một người bị thu hút bởi những gì mới mẻ và lựa chọn đi theo điều trái tim mách bảo, là một chuyện theo lẽ thường mà ai cũng có thể hiểu được.

Nhưng chính ở cái lúc mà ta nhận ra mình không muốn bước tiếp với người bên cạnh, chính là lúc ta phải sống thế nào cho trọn chữ thương.

Tôi thấy nhiều người, nghĩ rằng vì thương, nên chấp nhận ở lại. Để vá víu một mối quan hệ vô nghĩa. Để xoa dịu những nỗi đau chốc lát. Để tự an ủi rằng mình không phải một kẻ tệ bạc khi muốn dứt áo ra đi. Họ nói, nếu "thương em", thì phải ở lại với em đến cuối con đường. Đấy không phải là thương. Tôi xin khẳng định, điều đó không đúng. Có ích gì khi ta cố đấm ăn xôi ở lại thêm vài năm nữa bên người mà ta đã hết sạch tình yêu, và biết chắc rằng dù cố gắng cũng không thể mang lại hạnh phúc cho họ một cách chân thành. Ấy là chưa nói đến, hạnh phúc của riêng ta? Đó là một thứ tình cảm giả dối và bất cứ một cô gái nào có ý thức về bản thân mình cũng khó mà chấp nhận nổi tình cảnh ấy.

Chữ "thương" ở đây nên là thương vì chúng ta ai cũng xứng đáng có được hạnh phúc, thương vì ai cũng cần một người yêu mình thật lòng. Hoàn toàn không phải thương vì sợ nhìn người kia dằn vặt đau khổ, thương vì chính bản thân mình không nỡ bỏ đi một thói quen. Rất khó để rạch ròi những cảm xúc khi chia tay. Đâu là thương vì còn yêu, đâu là thương vì... thương hại, thương xót. Thế nhưng chúng ta nên mở lòng với những quyết định bước đi, bởi đó là lúc người ta dám đối mặt với lựa chọn của chính mình, và hiểu rằng đó là cách giải quyết tốt nhất cho tất cả. Chấm dứt chuỗi ngày phải sống trong dằn vặt vì sự lừa dối mình đang chìm vào. Và có lẽ khi vượt qua nỗi đau, ta cũng sẽ tha thứ cho sự ra đi ấy vì hiểu rằng việc người kia làm là đúng với cuộc đời của cả hai.

Thẳng thắn đối diện, và đàng hoàng bước đi để người ta kiếm tìm hạnh phúc mới. Đó là chữ thương đầu tiên. Đừng lòng vòng với những lý do hoa mỹ và đẹp đẽ như "chia ly là do duyên phận". Chúng ta đều đã lớn và đều hiểu rằng, chỉ có 1 lý do duy nhất cho câu chia tay, đó là "hết yêu".

Chữ thương thứ hai, đấy là khi sau chia tay, ta làm gì để người kia vơi bớt những tổn thương và bước qua chia ly một cách nhẹ nhàng nhất.

Có thể, sẽ có người thứ 3, có thể lắm chứ. Nhưng nếu "thương em", có lẽ người đàn ông nào cũng hiểu rằng khoảng thời gian sau khi chia tay bao giờ cũng là lúc vô cùng nhạy cảm và đau đớn, đặc biệt với phụ nữ. Nếu "thương em", họ sẽ chủ động tìm cách giữ mọi chuyện kín đáo. Bởi nỗi đau nào đau hơn nhìn thấy người mình yêu bấy lâu lại đang hạnh phúc bên một người khác ngay khi vừa chấm dứt? Đây là sự nhạy cảm và tinh tế cơ bản mà bất cứ ai cũng đều hiểu khi chia tay. Nếu "thương em", người đàn ông nào lại nỡ làm như vậy?

Nếu "thương em", có lẽ người đàn ông sẽ tìm ra cách nói lời xin lỗi, cẩn trọng trong những hành động và nói chữ "thương em" đủ sức nặng để người phụ nữ thấy yên lòng. Dù chỉ là một lời riêng tư nói ra mình nhau biết chứ chẳng cần ồn ào, hoa mỹ nhưng sẽ khiến người phụ nữ đến phút cuối vẫn cảm nhận được sự chân thành và hiểu rằng đã đến lúc dọn dẹp quá khứ để bắt đầu một hành trình mới.

Lúc đang yêu, ai cũng là người hoàn hảo nhất mà mình có thể tô vẽ. Phải là cái lúc đối mặt với nỗi đau và sự tổn thương, thậm chí là sai lầm - thì một con người mới dần hiện ra đầy đủ. Và phải vào lúc chia ly mới hé lộ những góc khuất vụng về nhất của tâm hồn mà họ muốn giấu kín. Có thể họ là một kẻ tồi, làm mọi cách để dứt áo ra đi dù là nhẫn tâm. Có thể họ ồn ào, phải tranh cãi và phân bua với tất cả mũi dùi chĩa về mình. Nhưng cũng có thể, họ im lặng vì sợ đánh mất nhiều thứ hơn một tình yêu. Họ loay hoay trong cách xử lý và tìm những lý do để mọi thứ trở nên có ý nghĩa. Họ trở về với hình hài một cậu nhóc đang luống cuống đóng mọi cửa sổ trước những sóng gió đang chực ập đến.

Sơn Tùng đang là ai khi chia tay, tôi nghĩ rằng mỗi người đều có 1 câu trả lời cho riêng mình.

Đối diện với những cuộc chia ly, chúng ta thường bối rối, đau khổ, né tránh và xót xa. Và những cảm xúc này khiến ta thiếu đi sự tỉnh táo để hành xử một cách đúng đắn. Thế nhưng, càng chìm trong những cảm xúc như vậy, là một người đàn ông, lại càng phải thể hiện sự bản lĩnh và tử tế với người phụ nữ từng yêu, khi biết cư xử trọn với 2 chữ "thương em".

“Vì sao anh yêu em?” là câu hỏi ta lại phải đối mặt từ người mà ta đã thề non hẹn biển. Câu hỏi đặt ra không hề được cảnh báo trước, với giọng điệu hết sức nghiêm túc.

Trong một mối quan hệ, sẽ có những lúc không khí trở nên triết học – hoặc nguy hiểm – như thế đó. Trả lời tốt thì sẽ củng cố và nâng cao sự gắn kết giữa hai người. Trả lời tồi sẽ phá hỏng mọi thứ. Trong khi tìm đường thoát, ta nhận ra ngay là mình không thể chỉ đơn giản nói rằng “anh yêu em vì tất cả mọi thứ”. Ta đang bị buộc phải đưa ra lựa chọn. Và mức độ tình yêu của ta sẽ được đánh giá bằng độ chính xác của câu trả lời. 

Nếu không thể nói “anh yêu em vì tất cả mọi thứ”, ta nên nói gì?

1. Lý do ẩn sau câu hỏi “Vì sao anh yêu em?”

Điều cơ bản ẩn sau cuộc điều tra này do ta thường cho rằng có những lý do [để yêu nhau] tốt và không tốt. “Vì sao anh yêu em?” không phải chỉ là quan tâm đến việc chúng ta có được yêu thích hay không. Ta còn muốn sự yêu thích đó phải đến từ những đặc điểm, cá tính mà ta thấy nổi trội nhất của bản thân. 

1.1 Để xem đối phương có nhận ra những đặc điểm rất riêng của mình hay không?

Một cách mơ hồ, ta cho rằng cái tôi của mình được chứa trong phần cụ thể của tâm trí và cơ thể chúng ta. Hơn là trong những phần còn lại. Nói theo cách khác, sự hiện diện của chúng ta trên mỗi phần cơ thể là không giống nhau. Khi nói tới cơ thể mình, dường như đôi tay hẳn là phải đại diện cho “ta” hơn là cái gót chân. Còn khi nói tới tâm trí mình, hẳn là phải có nhiều “ta” trong khiếu hài hước hơn việc ta thuộc bảng cửu chương chứ nhỉ. 

Giả sử có ác quỷ hiện lên và bắt ta từ bỏ một phần của trí óc mình. Để giữ lại bản ngã của chính mình, có lẽ ta sẽ chọn bỏ đi khả năng nói một ngoại ngữ hơn là xóa bỏ gu âm nhạc riêng. Cũng như có thể dễ chấp nhận thay đổi hình dạng của ngón chân hơn là chịu đựng cái mũi sẽ bị biến đổi.

1.2 Để được khen ngợi một cách chi tiết và khác biệt

Ta sẽ dễ cảm động khi được khen ngợi về những kĩ năng thể hiện sự độc nhất của mình trong đó. Ví dụ như: cách mà ta chuẩn bị phần kem trang trí bánh sinh nhật; danh sách nhạc ta chọn cho chuyến xe qua sa mạc. Cách ta phân tích một cuốn tiểu thuyết lịch sử; tán dóc về mối tình của đứa bạn; hay nhẹ nhàng châm chọc một đồng nghiệp đang bực bội mà không làm họ cảm thấy bị công kích.

Nếu người đó bắt đầu để ý những chi tiết thì họ sẽ bắt đầu trở thành ứng cử viên đáng tin cậy để gắn bó. Tình yêu của họ đã trở nên cụ thể thay vì chung chung. Cuối cùng, chúng ta vẫn sẽ hài lòng với người yêu biết chú ý và khen ngợi. Chẳng hạn như khéo léo xử lí người họ hàng đang làm mình làm mẩy. Hơn là nếu họ chú ý vì ta là người biết tuốt.

Được nghe người kia nói là ta có “một tâm trí đáng yêu” có thể là một khởi điểm tốt; nhưng chẳng gì nhiều hơn. Khó có thể hài lòng nhiều với một câu chung như thế. Nhiều khả năng là đầu óc này có thể làm tốt nhiều thứ; bày bàn ăn, lái xe xuống phố an toàn, tính toán ngân sách chi tiêu, nhớ các sự thật địa lý. Vậy thì điểm đặc biệt ở chỗ nào? Một người yêu ta vì những đặc điểm này sẽ có lý do để yêu người khác. Đây là hiểm họa mà chúng ta đang cố tránh. Khi hỏi “Vì sao anh yêu em?”, ta cần nhận được lời khen thích hợp để có thể an lòng. 

1.3 Để được chấp nhận phần dễ bị tổn thương

Nhưng để thêm chiều sâu vào yêu cầu của chúng ta, chỉ được ngưỡng mộ thôi là chưa đủ. Chúng ta còn muốn có người yêu có thể chấp nhận phần dễ bị tổn thương của mình. Bất kể ta có thể có năng lực cao như thế nào; luôn chực chờ trong đời là những khoảnh khắc sợ hãi, nông nổi, xấu hổ, trẻ con và buồn bã. Chính vì vậy mà ta khát khao một người yêu có thể rộng lượng chấp nhận những khoảnh khắc đó.

Gây được ấn tượng với người khác có thể khiến ta cảm thấy dễ chịu; nhưng việc biết được rằng phần dễ bị tổn thương của chúng ta sẽ được chấp nhận. Rằng ta đang được ở bên người sẵn sàng nhìn thấy ta buồn bã, bối rối và chực khóc. Người biết rất rõ rằng đôi khi ta cắn móng tay; và thường lo lắng về công việc khi đêm về khiến ta vững tâm hơn bao giờ hết. 

1.3.1 Phần dễ bị tổn thương đến từ nét tính cách khó chịu

Chúng ta không phải lúc nào cũng muốn người yêu thấy vui vẻ dễ chịu với mình. Đôi khi, ta muốn được quyền trở nên khó chịu. Ta muốn họ có đủ niềm tin vào sức mạnh của ta; để không sợ hãi trước những lúc ta trở nên mong manh. Ta cần được biết rằng đứa trẻ bên trong mình đã được nhìn thấy và không bị chối bỏ. “Anh yêu em vì em là người hùng,” sẽ là một tuyên bố kì lạ. “Anh yêu em vì phần trẻ con trong em,” cũng chẳng khá hơn. Nhưng “Anh yêu phần trẻ con buồn bã ẩn dưới phần trưởng thành thường thấy ở em” là phát ngôn gần nhất với cốt lõi của tình yêu. 

1.3.2 Phần dế bị tổn thương đến từ cơ thể không hoàn hảo

Chúng ta cũng muốn cơ thể của mình được đối xử theo cách tương tự. Những lời khen ngợi chung chung khiến ta cảm thấy nếu như cơ thể mình bị thay thế bởi một cơ thể khác giữa đêm thì đối phương cũng không phát hiện ra. Ta có thể có “đôi mắt đáng yêu” hay “mái tóc mềm mại”; nhưng những từ ngữ đó có thể dễ dàng được dùng cho hàng vạn người khác. Cũng như chủ nhà sẽ không muốn nghe lời khen ngợi: “Bữa tối ngon đấy” mà muốn được khen về vị của rau thì là trong sốt chanh, hay cách bài trí chỗ ngồi cho phép các phe chính trị đối lập được hòa thuận. Những chi tiết nhỏ là bằng chứng cho việc người khen có quan tâm thật sự. 

2. Vậy nếu để khen ngợi, thì phải khen như thế nào?

Một trong số những cách khen ngợi cơ thể là khen ngợi tâm lý – thể chất. Nghĩa là, khen một điểm nào đó về thể chất nhằm nhấn mạnh một đặc điểm về tâm lý. Những lời khen đó khiến ta yên tâm rằng thể xác của ta đã được liên kết với những điểm đáng yêu nhất của tính cách. Một người yêu sâu sắc có thể trả lời câu hỏi “Vì sao anh yêu em?” như sau:

2.1 Dành lời khen cho nụ cười

Anh thích cách nụ cười của em hơi khác nhau ở hai bên khóe miệng. Một bên thì ấm áp và niềm nở, bên còn lại thì đầy suy tư và thoáng buồn. Em không chỉ đơn thuần là đang cười, em trông như đang suy nghĩ rất nhiều trong nụ cười đó.

2.2 Lời khen về thói quen

Khi em lắng nghe gì đó, mi mắt em quyến rũ lắm. Em hơi nheo mắt lại một cách nghi hoặc. Giống như em đang nói rằng “Em không hoàn toàn tin anh”. Nhưng nó thật sự là lời động viên. Một lời mời gọi. Như thể em đang thêm vào: “Nhưng mà cố lên nào, cho em biết sự thật đi. Em biết anh đang giấu đi những phần quan trọng nhất vì sợ rằng em sẽ không hiểu… Nhưng em sẽ hiểu mà. Anh sẽ an toàn khi nói với em.”

Có điều hay ho này em thường làm với ngón cái và ngón giữa của mình mỗi khi em có hứng thú với ý tưởng nào đó. Giống như là em đang cảm nhận chất lượng của một tấm lụa… Như thể em đang chạm lấy ý tưởng bằng những ngón tay vậy.

2.3 Lời khen về đặc điểm cơ thể

Anh yêu những vệt tàn nhang trên cánh tay trái của em. Nó hơi giống như em vậy. Lặng lẽ nói rằng: “Em ở đây này. Em là em, không có gì đặc biệt. Nhưng em hạnh phúc với con người của em”. Nó không phô trương hay hào nhoáng nhưng tự tin về sức mạnh của mình để thu hút những người hiểu được nó. Anh yêu việc nó đã ở cùng em từ khi sinh ra; và đã ở bên em mỗi ngày kể từ lúc đó.

3. “Vì sao anh yêu em?” Có lẽ là yêu vì những chi tiết nhỏ nhất

Trong nghệ thuật vẽ tranh biếm họa, người họa sĩ quan sát thật kỹ khuôn mặt và cơ thể của một chính trị gia rồi cẩn thận chọn ra những chi tiết có thể làm chúng ta ghét và chế nhạo họ mãi mãi. Nhà biếm họa sẽ nêu bật phần mũi nhô ra; đôi dái tai to bất thường; một lọn tóc hơi xoăn hay cặp đầu gối u ra. Sau đó, họ sẽ phóng đại những chi tiết này đến mức ta sẽ không bao giờ có thể bỏ qua chúng; và các chính trị gia bất hạnh sở hữu những đặc điểm đó sẽ bị chúng ta chế nhạo dài dài. 

Về tình yêu, đó là một quá trình tương tự nhưng đầy cảm thông. Khi ta nghiên cứu người yêu mình cặn kẽ và chú tâm vào các yếu tố nhỏ; ngón trỏ, gối trong, xương bả vai hay cách họ nhắm mắt; chúng trở thành điểm nhấn của tình yêu. Lý do nghe có vẻ vụn vặt nhưng thực chất lại to lớn khiến một người ngưỡng mộ, yêu mến người khác.

Ta có thể để ý thêm rằng, cũng như với trí óc, những đặc điểm cơ thể quyến rũ này thường dễ bị tổn thương. Ngón tay bé xíu, ngón chân bé xíu là thứ gợi dục hơn đùi hay lồng ngực. Là bàn tay cuộn lại như lúc còn nhỏ. Hay phần gáy thon thường khuất sau đuôi tóc đầy tự tin. Là cổ tay mảnh mai với những đường gân xanh lục. Bên trong một cơ thể trưởng thành, ta có thể thấy dấu vết của một bản thể mỏng manh và đáng yêu của quá khứ. Đó là người mà ta muốn bảo vệ, muốn cảm thông, muốn trấn an. 

Lời kết

Câu hỏi “Vì sao anh yêu em?” không nên làm ta sợ hãi. Ta chỉ cần thời gian để điểm lại những say mê của mình trước những gì rất riêng của người ấy. Cùng lúc ấy nhớ rằng, tình yêu là có khả năng nhìn thấy những chi tiết nhỏ nhất trong tâm hồn mỏng manh và đầy ngóc ngách của nhau. 

Hoàng Lam dịch từ What do you love me for?

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề