Tại sao lại yêu nhau lại chia tay

Tình yêu dưới góc nhìn tâm lý

Khi nhắc đến tình yêu, người ta hay nhìn nó theo cách màu hồng và lý tưởng hóa. Nhìn ở góc độ tâm lý, không khó để giải thích lý do vì sao người ta yêu nhiều – chia tay nhiều; Cũng không khó để lý giải nguyên nhân đằng sau những lần chia tay.

Bài này, đưa ra một vài góc nhìn tâm lý – nói nhiều về những sai lầm để cùng đọc – cùng ngẫm, cũng là để rút kinh nghiệm cho chính mình. Từ đó mà lựa chọn tỉnh táo, khôn ngoan hơn.

+ ĐIỀU TẠO NÊN CUỘC SỐNG VIÊN MÃN? Trong quyển sách Trên cả giàu có, tác giả Alexander Green có những cái nhìn rất hay về sự giàu có và những thứ trên cả giàu có.

Giàu có mang lại sự tự do và hạnh phúc rất nhiều, vậy nhưng trên cả giàu có, để tạo ra cuộc sống viên mãn thì đó là điều gì? Tác giả chỉ ra một nghiên cứu lớn tại Mỹ – kéo dài vài chục năm, với một nhóm đông người, từ khi họ còn trẻ cho đến khi họ già, và thậm chí qua đời. Đây là một nghiên cứu lớn và công phu đến nỗi ê kíp nghiên cứu, không chỉ là trong một thế hệ, nó kéo dài hàng chục năm trời. Cuối cùng, họ thống kê, tìm điểm chung giữa những người viên mãn nhất ấy, có người trở thành tổng thống Mỹ, có người là thống đốc bang, có người là kĩ sư, có người làm công chức bình thường,.. Kì lạ thay, đó không phải là tiền bạc, đó cũng không phải là sự nghiệp, đó cũng không phải là sức khỏe, đó cũng không phải là có cái gì đó để đời,.. Mà thứ tạo nên cuộc sống viên mãn nhất: đó là họ có được những mối quan hệ chất lượng nhất.

Đằng sau công trình nghiên cứu công phu đó, ta rút ra được điều gì? Những người xung quanh ta, ảnh hưởng cực kì nhiều đến cuộc đời của ta. Vì thế, lựa chọn những mối quan hệ – đặc biệt là mối quan hệ như người yêu, bạn đời – phải là một sự lựa chọn cẩn trọng. Bởi nếu không, cái giá phải trả rất lớn.

+ THÀ ĐỘC THÂN MÀ HẠNH PHÚC CÒN HƠN YÊU [HOẶC CÓ VỢ CHỒNG] NHƯNG ĐAU KHỔ. Con người ta có tâm lý bầy đàn, tức làm theo số đông. “Đến tuổi” là phải lo lấy vợ lấy chồng, nhưng sự thật: việc chọn đại, chọn bừa, phó mặc cuộc sống,.. dẫn đến chọn nhầm làm người ta đau khổ hơn nhiều vì những mâu thuẫn sẽ nhanh phát sinh sau đó, hơn là một cuộc sống độc thân nhưng mọi thứ vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của chính mình..

+ VÌ SAO NGƯỜI TA CHIA TAY? Các góc nhìn tâm lý, để chúng ta có cái nhìn đa chiều và tỉnh táo hơn:

1. SAI LẦM VỀ VẬT CHẤT Sẽ không còn cảnh “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng” – tình yêu cần phải đáp ứng được cả nhu cầu về thực tế. Hôn nhân nếu có thì bài toán kinh tế lại càng trở nên quan trọng. Vật chất giúp giải quyết được phần lớn các vấn đề cơ bản – và cũng là nguyên nhân của phần nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, vật chất lại cũng không phải là yếu tố quyết định được hạnh phúc. Nếu đến với nhau chỉ vì tiền, thì rất có thể chia tay nhau cũng vì tiền. Kinh tế là điều kiện cơ bản, nhưng nó không là điều kiện đủ.

2. TÂM LÝ MUỐN SỞ HỮU Khi yêu, tâm lý sở hữu là tâm lý khó tránh khỏi, đó là tâm lý chung của con người. Người mình yêu, là người mang đến cho mình những cảm xúc mà người khác không mang lại được. Và hình như, người đó phải thuộc về mình, thuộc về thế giới của mình. Đi đâu, làm gì, … mình cũng phải biết. Nhưng ở trong cuộc sống này, chẳng có ai là thuộc về ai mãi mãi cả, và chẳng có ai có quyền sở hữu ai cả. Ai cũng có cuộc sống riêng của mỗi người, ai cũng có một thế giới riêng của họ.

Tình yêu, là một trải nghiệm đặc biệt – nhưng mỗi người vẫn còn đó công việc, những người bạn, gia đình, sở thích riêng. Càng tâm lý sở hữu [đôi khi là chiếm hữu], tình yêu càng chóng tàn khi người còn lại cảm thấy mình bị kiểm soát.

3. CỎ HÀNG XÓM LUÔN XANH HƠN CỎ NHÀ MÌNH Tâm lý con người là “cả thèm chóng chán”. Người yêu có thể xinh, có thể đẹp nhưng làm gì có cái xinh, đẹp trai – đẹp gái nào hấp dẫn mãi mãi. Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm. Gặp nhau nhiều, bên nhau nhiều thì tự nhiên cái xinh ấy, đẹp trai ấy cũng trở nên bình thường. Mới đến với nhau, thì ấn tượng nhau bởi cái tốt, cái hay.

Nhưng con người nào ai hoàn hảo, tiếp xúc với nhau nhiều thì nhìn thấy nhiều điểm xấu của nhau dần xuất hiện. Và đây là lúc, “sự so sánh” dẫn đến chia tay. Thấy người khác xinh hơn, đẹp trai hơn, thấy người ta cái này hơn, cái kia hơn so với người yêu mình. Nhưng chính những người ấy, đâu có biết rằng – khi bước sang nhà hàng xóm, lúc ấy lại thấy cỏ nhà mình xanh hơn. Cho nên, muốn yêu nhau lâu dài, thì phải hiểu tâm lý “Cỏ hàng xóm có khi còn không xanh bằng cỏ nhà mình”.

4. TÌNH YÊU SÉT ĐÁNH / Bạo phát bạo tàn” – đây là tâm lý. Cái gì nhanh đến thì cũng nhanh đi. Khi yêu tình yêu sét đánh, người ta chưa đủ thông tin về nhau – như dẫn chứng ở trên là nhìn bằng biến số chứ không nhìn tổng thể. Các cụ chẳng bảo “Nằm lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết người là cố nhân“. Chỉ có thời gian, mới có thể đưa ra câu trả lời. Khi chưa đủ thông tin mà vội quyết định, vội yêu nhau – dĩ nhiên sẽ càng chưa hiểu gì nhiều về nhau – đến nhanh bằng cảm xúc thì cũng chẳng mấy chốc đi nhanh cũng vì không chịu được nhau.

5. CÁI KHÓ NHẤT TRONG TÌNH YÊU? Là Chấp Nhận và Yêu Thương: câu chuyện “CHUYỆN CÁI BÓNG” – một câu chuyện mà nhiều người không còn xa lạ:

“Chuyện kể về hai vợ chồng, cưới nhau chưa bao lâu thì người chồng ra trận. Vài năm sau, trở về, mừng vì gặp lại người vợ, mừng hơn là anh đã trở thành cha của đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh.

Nhưng kì lạ thay, đứa con trai lại bảo “Ông không phải là cha tôi, cha tôi là người thường xuất hiện hàng đêm, cùng với mẹ tôi. Mẹ tôi nằm thì cha tôi cũng nằm, mẹ tôi ngồi thì cha tôi cũng ngồi, mẹ tôi khóc thì cha tôi cũng khóc”…

Bàng hoàng với điều này, cho rằng mình bị phản bội, người chồng không thèm nhìn mặt vợ nhưng lại nhất quyết không nói điều gì mà tìm đến quán rượu. Đến hôm sau, nghe tin người vợ vì quá đau lòng, không hiểu vì sao chồng lại đột ngột đối xử với mình như vậy, đã trầm mình xuống sông. Người chồng nghe tin quay trở về thì đã quá muộn.

Đêm ấy, đau lòng, ngồi cạnh đứa bé, bỗng đứa bé nói “Cha tôi kia kìa, ông ấy đến đó”, rồi nó chỉ tay vào cái bóng trên tường. Hóa ra, bao năm, người chồng xa cách, người vợ nhớ người chồng, bao đêm khóc vì nhớ thương và nàng chỉ vào chính cái bóng của mình in trên tường, nói với con “Cha con đó”… để nguôi đi nỗi nhớ..

> Ở đây, người chồng thiếu Sự Chấp Nhận người vợ và vội vàng ra quyết định. Người chồng hoàn toàn có thể hỏi vợ “Rằng anh nghe con nói như này, em có thể giải thích cho anh vì sao không?”
> Ở đây, người vợ cũng thiếu sự chấp nhận người chồng khi thấy anh ta thay đổi thái độ và cũng vội vàng ra quyết định: kết liễu cuộc đời. Người vợ cũng hoàn toàn có thể hỏi chồng “Điều gì khiến anh thay đổi thái độ như vậy?“.

>> Con người ta, trong cuộc sống, thường dễ phán xét hơn là chấp nhận nhau. Không một ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có những cái sai lầm. Thế nên, nếu chúng ta bớt phán xét để chấp nhận và yêu thương nhau nhiều hơn thì cuộc sống này sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

>> Trong tình yêu, nếu thiếu đi sự chấp nhận, đến một lúc nào đó vô tình người ta trở thành chịu đựng nhau. Nhưng đến với nhau không phải để chịu đựng nhau mà đến với nhau là để yêu thương nhau. 6. CÓ HIỂU THỰC SỰ MỚI BIẾT CÁCH YÊU Hiểu mình – hiểu người, đó mới là điều quan trọng.

Hiểu người thật khó. Cá tính, lối cư xử hình thành và bị ảnh hưởng bởi quá trình dài của cuộc sống + ký ức + trải nghiệm… Không dễ dàng để hiểu đủ rõ người khác nhưng ai cũng muốn bản thân mình được người khác thấu hiểu.

Xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn, trừ tình yêu.

Xem thêm: Những Lý Do Không Ngờ Khiến Các Cặp Đôi Chia Tay

Thời đại bây giờ, không khó để thấy những cuộc chia ly. Những cuộc tình tan vỡ nhiều đến mức người ta dần coi đó là một chuyện rất đỗi bình thường, và kể cả chính người trong cuộc cũng cảm thấy đó là chuyện chẳng hề to tát. Yêu nhau xong, hết duyên, hết thích, hết cảm hứng dành cho nhau, thế là bỏ. Tuy nhiên, đã bao giờ người ta thử ngồi lại, và hỏi bản thân rằng: "Ơ, tại sao bây giờ yêu thì khó, mà chia tay thì dễ thế nhỉ"?

Có phải là vì thất bại quá nhiều trong chuyện tình cảm khiến con người dần chai sạn và lãnh cảm với cảm giác yêu đương? Hay là tại mình quên mất cách yêu thương một người là gì? Hoặc tệ hơn, quên mất tình yêu là cái gì mất rồi.

Để nói về lý do chia tay, có lẽ chuẩn bị trước một xấp giấy A4 đủ dày để đóng cả quyển Những trang vàng may ra mới ghi hết được. Chúng ta chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho mối quan hệ đầy tính ràng buộc. Chúng ta chưa đủ chín chắn để biết hy sinh sự ích kỷ cá nhân để yêu vô điều kiện. Chúng ta chưa sẵn sàng để đầu tư mọi thứ cho tình yêu giữa hai người. Chúng ta là những kẻ hèn nhát hay từ bỏ. Chúng ta yếu đuối, không để tình yêu kịp lớn lên đã vội vã úa tàn.

Chúng ta có thực sự đang tìm người để yêu?

Thực tế, ta chẳng đi tìm tình yêu. Cái chúng ta tìm kiếm là một người để cùng đi xem vài ba bộ phim, để có chỗ dựa dẫm khi đi tiệc tùng du lịch, không phải một con người hiểu mình từ những tâm tư sâu kín nhất chẳng dễ gì nói ra. Chúng ta có xu hướng chỉ muốn tìm người để cùng trải qua những năm tháng tuổi trẻ để không bị cô đơn, đâu có phải tìm một người để gắn bó và tạo ra những kỷ niệm đẹp?

Mục đích chính của ta là tìm một cuộc sống không hề nhàm chán. Đâu phải tìm một người bạn đời đâu, đây chẳng qua là tìm ai đó để bản thân chúng ta được cảm thấy mình đang sống, đang tận hưởng và có một người để tận hưởng cùng.

Vì còn nhiều thứ quan trọng hơn việc yêu đương

Một lý do khác, cuộc sống bây giờ xô bồ quá, dường như gánh nặng cơm áo gạo tiền, gánh nặng chạy đua với thời gian và bạn bè trang lứa quá lớn khiến con người chẳng còn thời gian để phiêu lưu tình ái nữa. Người ta còn nhiều thứ phải lo hơn là kiên nhẫn cho một mối quan hệ. Thời đại này người ta sống cho lý tưởng vật chất, làm gì có chỗ cho một mái nhà tranh hai trái tim vàng.

Tiếp, con người bây giờ ích kỷ hơn trước rất nhiều. Mỗi khi chúng ta làm cái gì, chúng ta ngay lập tức muốn được phần thưởng của chúng ngay. Lấy ví dụ, khi đăng cái gì lên mạng, chúng ta lại hồi hộp mong đợi phản ứng của người ta, hay số lượt thích, chia sẻ thế nào, hoặc cái ngành nghề mình chọn đem lại những gì. Theo lẽ dĩ nhiên, người ta cũng trông mong quá mức vào tình yêu.

Chúng ta mong đợi về sự phát triển của tình yêu theo năm tháng, sự kết nối cảm xúc giữa hai con người theo thời gian, mong đợi về cả cảm giác thuộc về nhau khi hai người đã dần trở nên thân thiết. Tuy nhiên, cái mà chúng ta không mong đợi là đầu tư thời gian công sức. Rõ ràng, chẳng có cái gì xứng đáng với thời gian, sự kiên nhẫn mà chúng ta đã bỏ ra. Kể cả tình yêu luôn.

Vì chúng ta thích add friend, thích những mối quan hệ mới

Thay vì dành một ngày bên người mình yêu, chúng ta lại thích dành một giờ cho hàng trăm con người trong friendlist Facebook. Chúng ta tự huyễn hoặc bản thân là những con người "hướng ngoại, thích giao tiếp". Chúng ta thích gặp gỡ, dăm ba câu xã giao với nhiều người, thay vì tìm hiểu, nói chuyện sâu với một người.

Cái gì chúng ta cũng muốn. Thật tham lam. Đến với nhau chỉ vì một sự thu hút rất mong manh để rồi ngay lập tức tìm cách cắt đứt nó khi tìm thấy một người khác thú vị hơn. Chúng ta hẹn hò cả tỷ người nhưng chẳng cho ai một cơ hội thực sự. Chúng ta thất vọng về mọi thứ, trừ bản thân.

Chỉ nói chuyện trực tiếp khi điện thoại... hết pin

Công nghệ phát triển đưa con người lại gần nhau hơn, gần đến nỗi chỉ thở thôi là biết hôm qua ăn rau muống hay ăn rau cải. Những cử chỉ thân thương dần bị thay thế bởi các con chữ và đống Emoji mặt trơ trán bóng vô hồn. Thay vì gặp nhau và nói chuyện trực tiếp, giờ đây người ta chọn Facetime, Skype, Snapchat, Facebook. Kể cả khi đang ngồi cạnh nhau, khi điện thoại hết pin, chúng ta mới nói chuyện trực tiếp, có khi chỉ để hỏi xem ổ cắm điện ở đâu...

Kết quả là, chúng ta đã phải "chịu đựng" nhau quá nhiều, dần mất đi cái cảm giác háo hức gặp gỡ, lâu dần, chán nhau. Cũng bởi cái gì cũng chia sẻ trên mạng, gặp rồi biết nói gì đây?

"Còn trẻ mà, ổn định làm gì"

Chúng ta là thế hệ tự nhận mình là những kẻ lang thang, chẳng thể ở lâu tại một nơi nào đó. Ai cũng nghĩ mình là cánh chim tự do và tự cho mình quyền được đi khám phá cho tới khi mỏi mệt. "Còn trẻ mà, ổn định gì" là câu nói quá sức phổ biến. Dường như bây giờ, tư tưởng tìm kiếm một người để cùng bên nhau suốt đời bị coi là một tư tưởng nhuốm màu tím sến và đáng bị bài trừ. 

Chúng ta thích tự coi mình là cá thể đặc biệt, và người đặc biệt sẽ đi ngược lại với khái niệm đạo đức bình thường.

Thế hệ bây giờ coi tình dục là sự tự do. Tình dục không có nghĩa là tình yêu, người ta rỉ tai nhau thế đấy, và cũng làm đúng như thế đấy. Lên giường thì dễ, nhưng bắt họ ở trên giường cho đến sáng ngày hôm sau thì lại khác. Và ở cái xã hội này, dường như việc ngoại tình chẳng còn là điều bất thường. Người ta vẽ ra những khái niệm quan hệ mở, quan hệ phức tạp khác, cốt để che đậy một cách tuềnh toành cái sự dễ dãi của bản thân.

Đã qua cái thời người ta từ bỏ tất cả để yêu

Chúng ta là thế hệ tuân theo các quy tắc logic nhiều hơn là nguyện vọng bản thân. Đâu còn nhiều mối tình yêu như điên như dại. Lên máy bay đi cả nửa địa cầu chỉ để uống một tách cà phê với một người đặc biệt? Chỉ có trên phim. Yêu xa, xác định 90% là bỏ. 

Chúng ta là thế hệ hèn nhát. Chúng ta sợ cảm giác yêu, sợ những điều ràng buộc, sợ vấp ngã, sợ tổn thương, sợ trái tim bị bóp nghẹt. Chúng ta không cho phép ai được bước vào vùng an toàn của bản thân, cũng như chẳng dám bước khỏi vòng tròn ấy để yêu si dại. 

Cái mà bây giờ chúng ta làm là núp sau những bức tường mình tự xây lên, rình mò tình yêu và vụt bỏ chạy khi vừa tìm thấy nó. Chúng ta biện hộ rằng mình chưa sẵn sàng. Thực ra là vì chúng ta quá lý trí và quá tự vệ mà thôi.

Mà kỳ thực, giờ đây người ta chẳng còn trân trọng tình yêu nữa. Chúng ta dễ dàng từ bỏ những con người tuyệt vời để chạy theo đánh bắt cái mà chúng ta gọi là "những con cá khác trên biển khơi". Người yêu, đâu còn là một mỹ từ đầy tính linh thiêng nữa? 

Chẳng có gì mà chúng ta không thể chinh phục được? Trước kia thôi, giờ đây, từng ông một đang xếp hàng để bị nốc-ao khỏi đấu trường tình yêu. Người ta gọi đây là tiến hoá thụt lùi.

Theo kenh14

1,946 người xem

Video liên quan

Chủ Đề