Tại sao lấy ngày 19 8 là ngày truyền thống của lực lượng CAND

Ngày 19/8 là ngày gì? Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 19/8

Tác giả: Hoàng Yến - Ngày đăng: 31-07-2021

Trong tháng 8 có thể bạn chưa biết, ngày 19/8 hàng năm là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc ngày 19/8 là ngày gì qua bài viết dưới đây nhé!

Mặc dù không phải là một ngày lễ lớn trong năm nhưng ngày 19/8 lại là một ngày rất đặc biệt đối với những người hoạt động trong ngành Công an. Vậy ngày 19/8 là ngày gì của công an, ý nghĩa và nguồn gốc của ngày 19/8 là gì? Vậyngày 19/8 là ngày gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày 19/8 là ngày gì?

Ngày 19/8 là ngày truyền thống vẻ vang của Công an Nhân dân Việt Nam, ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân”và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Lịch sử ngày 19/8

Chắc hẳn rất nhiều độc giả thắc mắc tại sao lại lấy ngày 19/8 là ngày truyền thống công an nhân dân mà không phải là ngày nào khác?

Việt Nam là một đất nước bé nhỏ nhưng đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc để có được nền độc lập, tự do như ngày nay. Việc giành được tự do ngày nay là nhờ những chiến công rực rỡ dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần yêu nước, đại đoàn kết cả dân tộc một lòng bảo vệ đất nước của quần chúng nhân dân.

Ngược dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu về những năm tháng lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam những năm 1945.

– Vào thế kỷ XIX, Việt Nam là đất nước nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật và mở rộng thị trường khu vực Đông Nam Á. Năm 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Việt Nam từ một đất nước độc lập có chủ quyền riêng đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

– Trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh, rất nhiều cao trào cách mạng khác nhau để giành độc lập cho đất nước như: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919- 1925; Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930; Phong trào cách mạng 1930-1935 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh 1930-1931; Phong trào dân chủ 1936-1939 và Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.”

– Cụ thể:

+ Tháng 8 năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc. Các thế lực thù địch đang ở tình trạng nguy khốn, cạn kiệt về mọi mặt như nhân lực, vũ trang, đạn dược thuốc men. Đây là thời cơ đối với cách mạng nước ta.

+ 13/8/1945 Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

+ 14 đến 15/8/1945: Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ở Tân trào ,phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, những vấn đề đối nội đối ngoại sau khi giành chính quyền.

+ 16 đến 17/8/1945: Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

+ 18/8/1945: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh, lị,

+ 19/8/1945: Toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát lớn mít tinh, biểu tình, làm chủ thành phố Hà Nội.

+ Cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội. Ở các tỉnh Bắc Bộ đã thành lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 03 miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng và tài sản của nhân dân

Do đó, ngày 19/8/1945 được xác định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề