Tại sao lý thường kiệt lại chủ động dẫn hòa

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11 [có đáp án]: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống [1075 - 1077] !!

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hò...

Câu hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Đáp án

- Hướng dẫn giải

Chọn đáp án:C

Giải thích:Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đêm quân sang xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giao hòa hảo về sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11 [có đáp án]: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống [1075 - 1077] !!

Lớp 7 Lịch sử Lớp 7 - Lịch sử

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: C
Giải thích: Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đêm quân Sang Xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giao hòa hảo về sau.

* Hướng dẫn giải

Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đêm quân Sang Xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giao hòa hảo về sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 21

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Tại sao lý thường kiệt lại chủ động giảng hòa?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử 7 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòalà một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đêm quân Sang Xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giaohòahảo về sau.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềCuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống [1075 - 1077] nhé!

Kiến thức tham khảo về Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống [1075 - 1077]

I. Giai đoạn thứ nhất [1075]

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.

+ Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

+ Nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu tranh.

+ Bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng.

- Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống:

+ Xúi giục vua Cham-pa tấn công Đại Việt.

+ Ngăn cản việc đi lại buôn bán của nhân dân hai nước.

+ Dụ dỗ tù trường các dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Chuẩn bị của nhà Lý

- Nhà Lý chủ động chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống.

+ Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

+ Cho quân đội luện tập và canh phòng nghiêm ngặt.

+ Các tù trưởng miền núi được lệnh mộ thêm binh và đánh trả những cuộc quấy phá, âm mưu dụ dỗ của địch.

+ Đem quân đánh bại cuộc tấn công của Cham-pa.

- Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để phòng vệ” tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống.

b. Diễn biến

- Tháng 10 – 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Quân bộ tấn công Ung Châu.

+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.

- Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.

c. Kết quả

- Quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.

d. Ý nghĩa

- Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.

- Phá thế chủ động của quân Tống.

II. Giai đoạn thứ hai [ 1076-1077]

Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .

1. Kháng chiến bùng nổ.

* Chuẩn bị:

- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:

+ Cho quân mai phục ở biên giới.

+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.

+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu [sông Như Nguyệt], do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.

Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt [sông Cầu], đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.

* Diễn biến:

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:

+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.

+ Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân Cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý Kế Nguyên đánh bại.

Lược đồ đường tiến công của quân Tống [Mũi tên màu xanh]

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi về bờ bắc.

- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.

- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

* Ý nghĩa của cuộc chiến đấu phòng tuyến Như Nguyệt.

- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

* Nguyên nhân - Ý nghĩa của cuộc chiến đấu phòng tuyến Như Nguyệt.

+Sựủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta

+Tài chỉ huy của Lí Thường Kiệt

+Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

Video liên quan

Chủ Đề