Tại sao ma lại sợ chó

Chứng sợ động vật(Zoophobia) được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi đối với một hoặc nhiều loại động vật. Theo nghiên cứu thì chứng sợ động vật hay gặp nhất trong các chứng ám ảnh cụ thể. Thông thường nếu mức độ không quá nghiêm trọng có thể sử dụng một số biện pháp để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên nếu ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống bệnh nhân cần phải điều trị.

1. Chứng sợ động vật là gì?

Chứng sợ động vật (Zoophobia) có liên quan tới nỗi sợ động vật, thường thì nỗi sợ hãi này sẽ hướng vào một loại động vật cụ thể ví như sợ chuột, sợ nhện... Tuy nhiên, một người mắc chứng sợ động vật cũng có thể sợ tất cả hoặc nhiều loại động vật khác nhau.

Zoophobia là chứng ám ảnh phổ biến nhất, trong các loại ám ảnh cụ thể. Một số chứng sợ liên quan đến động vật phổ biến hơn những chứng sợ khác. Bao gồm các:

  • Ailurophobia (sợ mèo)
  • Arachnophobia (sợ nhện)
  • Chiratophobia (sợ dơi)
  • Cynophobia (sợ chó)
  • Entomophobia(sợ côn trùng)
  • Equinophobia (sợ ngựa)
  • Herpetophobia (sợ các loài bò sát)
  • Ichthyophobia (sợ cá)
  • Musophobia (sợ chuột và chuột cống)
  • Ophidiophobia(sợ rắn)
  • Ornithophobia (sợ chim)
  • Ranidaphobia (sợ ếch và cóc)

2. Các dấu hiệu của chứng sợ động vật

Một trong những triệu chứng chính của chứng sợ động vật là nỗi sợ hãi bao trùm về loài động vật đó. Nỗi sợ hãi này thường được phóng đại hơn so với mối đe dọa mà loài động vật đó mang lại. Nỗi sợ hãi dữ dội khi loài động vật này xuất hiện hoặc ngay cả khi không có mặt thực sự.

Một người mắc chứng sợ động vật cũng có thể cảm thấy sợ hãi khi suy nghĩ, nói, nghe về một con vật hay nhìn thấy hình ảnh hoặc video về một con vật... Hoặc có thể tránh các hoạt động khiến họ tiếp xúc với động vật. Một số ví dụ bao gồm tránh xem phim tài liệu về thiên nhiên, đến sở thú hoặc thậm chí đến nhà một người bạn khi họ có nuôi thú cưng. Ngoài ra, khi một người mắc chứng sợ động vật cũng có thể các triệu chứng thực thể khi tiếp xúc với động vật như: Tăng nhịp tim, tức ngực, tăng tiết mồ hôi, thấy run sợ, hụt hơi, buồn nôn, cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu. Đối với trẻ em mắc chứng sợ động vật có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm khóc lóc, bám víu người lớn...

Tại sao ma lại sợ chó

Tức ngực là một trong các dấu hiệu của chứng sợ động vật

Nguyên nhân chính xác của chứng sợ động vật chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có thể một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của chứng bệnh này, bao gồm:

  • Những trải nghiệm tiêu cực: Có một trải nghiệm tiêu cực với một con vật có thể khiến bạn sợ hãi nó.
  • Sợ do hành vi học được: Chúng ta cũng có thể học cách sợ động vật từ những người gần gũi với chúng ta, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em. Ví dụ, nếu cha mẹ bạn sợ nhện, bạn cũng có thể học cách sợ nhện như cha mẹ.
  • Yếu tố di truyền:Tình trạng này có thể di truyền và đóng một vai trò khác trong các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể.
  • Do khả năng xử lý sợ hãi do loài vật đó gây ra: Mỗi người có khả năng xử lý sợ hãi và sự lo lắng theo những cách khác nhau. Một số người có thể lo lắng hơn những người khác, làm họ có nhiều khả năng phát triển thành chứng ám ảnh cụ thể.

4. Cách điều trị chứng sợ động vật

Việc điều trị được thực hiện khi chứng ám ảnh động vật có ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ với những người xung quanh. Điều trị có thể sử dụng nhiều biện pháp giúp giảm bớt chứng sợ động vật. Một số biện pháp điều trị chứng sợ động vật gồm:

  • Liệu pháp tiếp xúc

Trong quá trình điều trị bác sĩ cho bạn dần dần tiếp xúc với đối tượng sợ hãi của mình. Các bước tiếp xúc sẽ tăng dần theo sự lo lắng của người mắc chứng này.

Ví dụ như khi bạn mắc chứng sợ chim (ornithophobia), việc thực hiện liệu pháp này có thể tiến triển theo thời gian với kịch bản theo các bước như sau:

  • Đầu tiên bạn nghĩ về chim.
  • Nói về chim.
  • Nhìn vào bức tranh của một con chim.
  • Nghe tiếng chim hót.
  • Xem một cuộn video về các loại chim khác nhau.
  • Đi đến sở thú để xem các loài chim.
  • Chạm vào hoặc vuốt ve một con chim.
  • Để một con chim đậu trên cơ thể bạn như đậu trên cánh tay hoặc vai của bạn

Khi thực hiện liệu pháp tiếp xúc, bác sĩ trị liệu cũng sẽ dạy bạn các kỹ năng để giúp bạn kiểm soát cảm giác lo lắng xảy ra do chứng ám ảnh sợ hãi của bạn như kỹ năng thở thư giãn.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thực hành vi thường được kết hợp với liệu pháp tiếp xúc. Khi kết hợp bạn sẽ giải quyết được những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực dẫn đến chứng sợ hãi của bạn. Sau đó, bạn sẽ định hình lại những niềm tin và cảm xúc này với mục đích làm giảm bớt nỗi sợ hãi.

  • Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhằm giúp bạn đối phó với lo lắng khi đang điều trị. Thuốc có thể sử dụng như chẹn beta giao cảm và thuốc an thần.

Tại sao ma lại sợ chó

Một số loại thuốc điều trị sợ động vật có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ

5. Một số biện pháp hạn chế chứng sợ động vật

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để hạn chế chứng sợ động vật như:

  • Cố gắng hạn chế một số hoạt động có thể có động vật khiến bạn bị ám ảnh sợ hãi.
  • Chăm sóc tốt bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn.
  • Học và thử kỹ thuật giảm căng thẳng: Cố gắng tìm cách giảm căng thẳng do loài vật mà bạn sợ hãi gây ra. Ví dụ như tập yoga, ngồi thiền và tập thở .
  • Tham gia các hoạt động kết nối với nhiều người như nói chuyện với những người khác, chẳng hạn như gia đình và bạn bè về những gì bạn đang cảm thấy.

Chứng sợ động vật(Zoophobia) có thể làm bạn sợ một hay nhiều loài động vật mà loài động vật phổ biến nhất là rắn và nhện. Nếu bạn có nỗi sợ hãi liên quan đến động vật gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn, bạn nên khám và nói chuyện với các chuyên gia tâm lý. Chứng sợ động vật có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và đôi khi dùng thuốc.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động với chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm lý. Với trang thiết bị hiện đại, phòng khám hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Khi có vấn đề thăm khám, điều trị, khách hàng có thể tới Vinmec để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Chế độ ăn lành mạnh sau điều trị ung thư
  • Ung thư phổi có ăn được đậu phụ không?
  • Các bài tập và tư thế yoga giảm mỡ bụng