Tại sao nghề phi côngg lại được đánh giá cao năm 2024

Chương trình đào tạo kết hợp nhiều yếu tố đa dạng giúp New Zealand duy trì vị thế là điểm đến hàng đầu thế giới về đào tạo phi công trong nhiều năm qua

ENZ

Xu hướng đến New Zealand học ngành phi công bắt đầu phổ biến với người Việt từ năm 2015 và ngày càng phát triển sau khi bộ GTVT của hai quốc gia ký thỏa thuận hợp tác về hàng không dân dụng vào năm 2022. Trước dịch Covid-19, Việt Nam từng đứng thứ 3 về số sinh viên quốc tế theo học ngành phi công tại New Zealand và đến năm 2022, có 126 học viên Việt được cấp giấy phép phi công thương mại ở xứ sở kiwi.

Theo Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), quốc gia này là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất về đào tạo phi công nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố trong chương trình đào tạo, nổi bật là cơ hội thực hành bay trong nhiều không phận và đa dạng điều kiện thời tiết. Quá trình này giúp học viên làm quen với các thiết bị bay, có những trải nghiệm bay toàn diện và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, 4 trường đào tạo phi công hàng đầu của New Zealand được kiểm định, chấp thuận bởi Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam đã đến Việt Nam làm việc hồi cuối tháng 11. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện đồng tổ chức bởi ENZ, Hiệp hội Hàng không New Zealand cùng Cơ quan Thương mại và Doanh nghiệp New Zealand.

Ông Simon Wallace, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hàng không New Zealand, nhận định mục đích của chuyến thăm là tái kết nối các đơn vị liên quan đồng thời giới thiệu về cơ hội học tập tại New Zealand. "Các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet, Bamboo Airlines và Pacific Airlines đều muốn tuyển nhân sự nội địa và New Zealand sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc về đào tạo phi công để đáp ứng nhu cầu tăng cao này", ông Wallace cho hay.

Trong chuyến công tác, đoàn các trường đào tạo phi công New Zealand cũng họp với đại diện Cục Hàng không Việt Nam để trao đổi về các bước tiếp theo của thỏa thuận hợp tác hàng không dân dụng. Trong buổi gặp gỡ, hai bên đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó nêu các thách thức cạnh tranh khi đào tạo phi công tại Việt Nam, cũng như những thách thức chung của ngành.

Tại sao nghề phi côngg lại được đánh giá cao năm 2024

Bà Tredene Dobson, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam (thứ 6 từ trái qua), cùng các thành viên phái đoàn tại buổi làm việc với ông Hồ Minh Tấn, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (đứng giữa)

ENZ

Nhìn chung, những hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn các trường đào tạo phi công New Zealand thể hiện cách thức tiếp cận đồng bộ của chính phủ New Zealand cùng các cơ quan chuyên môn và đơn vị đào tạo phi công ở quốc gia này, theo ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực châu Á của ENZ. "Chúng tôi có đến 4 địa điểm đào tạo trải rộng khắp New Zealand để sinh viên có thể chọn lựa theo nhu cầu", ông Burrowes nhấn mạnh.

Bên cạnh các hoạt động giao lưu với chính phủ và đối tác, đoàn cũng có cơ hội gặp gỡ cựu học viên là những "đại sứ" giúp kết nối sinh viên Việt Nam với nền giáo dục New Zealand. Một hoạt động khác là gặp gỡ với các phi công Việt Nam tài năng, cũng như các sinh viên quan tâm đến ngành này.

"Mọi người đều hào hứng và đánh giá cao cơ hội gặp trực tiếp. Thêm vào đó, chuyến thăm còn giúp phái đoàn giới thiệu thế mạnh của các chương trình đào tạo của New Zealand, mang đến cho người học những lựa chọn rộng mở để phát triển sự nghiệp ở lĩnh vực hàng không trong tương lai", ông Jeremy Ford, Giám đốc điều hành Học viện Hàng không quốc tế (New Zealand), chia sẻ.

Phía sau buồng lái, nhiều phi công luôn phải chịu áp lực cao, học cách ra quyết định nhanh và chính xác nhằm bảo đảm tối đa an toàn cho du khách.

Phi công là công việc hấp dẫn, thú vị và hữu ích. Những chuyến đi dù ngắn dài, xuyên suốt mọi nơi đều giúp mở mang tầm nhìn và văn hóa. Mỗi lần lên máy bay, hầu như du khách nào cũng tò mò và đặt câu hỏi về những người lái máy bay - vốn được coi là linh hồn trong các cuộc di chuyển trên không.

Tại sao nghề phi côngg lại được đánh giá cao năm 2024

Trong ngành hàng không, phi công là nhân tố quan trọng nắm giữ sinh mạng của nhiều hành khách. Do đó yêu cầu trở thành phi công không hề đơn giản. Ảnh: Telegraph

Dù vậy, để được ngồi vào vị trí này, ít ai biết mỗi phi công phải vượt qua quá trình đào tạo lâu dài, thậm chí mất tới 10 năm mới được cầm lái. Không giống những công việc khác ở sân bay, một phi công trưởng thành phải đạt đủ hai yêu cầu gồm cơ bản và nâng cao mới được phép lái.

Trong đó, yêu cầu cơ bản chủ yếu liên quan tới trình độ học vấn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm việc trong buồng lái và ngao du khắp bốn phương, hãy tính chuyện lấy bằng đại học về chuyên ngành liên quan đến hàng không. Huấn luyện phi công rất gian nan và tốn kém, do đó bằng cấp thể hiện bạn có đủ khả năng để hoàn tất chương trình học.

Tuy vậy, chỉ nhận bằng đại học thôi chưa đủ. Những phi công tương lai còn phải tự tìm các trường dạy bay và giáo viên tốt để theo học và tích lũy thêm bằng lái máy bay tư nhân. Yêu cầu bay tối thiểu của Cơ quan hàng không dân dụng (FAA) là 40 giờ bay, tuy nhiên thực tế họ phải đạt trung bình 60 giờ bay. Những trường được giám sát bởi FAA được cho là tốt hơn hẳn nếu muốn có chương trình đào tạo bài bản.

Ngoài bằng cấp, giấy chứng nhận sức khỏe từ nhân viên kiểm tra y tế của FAA cũng là yêu cầu bất cứ phi công nào cũng phải đáp ứng. Với những người lái máy bay, họ phải chắc chắn đảm bảo sức khỏe tốt ngay từ bước đầu tiên, trước khi đầu tư cả núi tiền bạc và thời gian vào nghề này.

Khi hoàn thiện những bước trên, phi công vẫn chưa thể phục vụ hành khách và phải tiếp tục trải qua quá trình đào tạo ở bậc nâng cao, trong đó họ phải đủ chuẩn đánh giá bay và lấy bằng lái thương mại (thường phải qua 250 giờ bay). Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá bay đòi hỏi tới 50 giờ lái với vai trò phi công trưởng và 40 giờ bay giả lập.

Sau khi có bằng, các phi công tiếp tục làm việc tại trường hàng không. Một số đơn vị có thể yêu cầu họ dạy học và trả thù lao bằng việc lái máy bay. Đây được xem là việc hữu ích để được đánh giá tốt cho việc bay với loại máy bay có nhiều động cơ. Để được nhận bằng lái, mỗi phi công phải chứng minh mình đủ kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống.

Nhiều hãng hàng không cũng trang bị các khóa huấn luyện cơ bản để đào tạo phi công bao gồm 3-6 tuần học dưới mặt đất và lái giả lập. Không chỉ vậy, họ cũng phải tham gia nhiều khóa huấn luyện thường kỳ và kiểm tra trên sự giả lập 1-2 mỗi năm trong suốt thời gian làm phi công.

Để tiếp tục nâng cao năng lực và tăng sức thuyết phục, các phi công tương lai phải đạt được chứng chỉ MEI (bay loại nhiều động cơ) và CFII (công cụ hướng dẫn bay). Nếu được đánh giá tốt và có tới 1.500 giờ bay, họ mới được nhận vào làm cho các hãng hàng không nội địa.

Còn để đầu quân cho hãng hàng không lớn, mỗi phi công cần khoảng 3.000 giờ bay và thậm chí con số này còn thay đổi tùy theo hãng. Đây mới chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu để nộp đơn vào một trong các hãng hàng không lớn, con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.

Phi công các hãng hàng không còn phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn khác. Người nộp đơn phải ít nhất 23 tuổi và có 1.500 giờ bay bao gồm bay đêm, vượt qua kỳ thi viết và bay của FAA.

Do phi công phải ra quyết định nhanh và chuẩn xác dưới áp lực cao, nhiều hãng hàng không từ chối những ứng viên không vượt qua vòng kiểm tra tâm lý. Mọi bằng lái đều được gia hạn nếu phi công vượt qua kiểm tra sức khỏe và mắt định kỳ cũng như kỳ sát hạch bay bởi FAA và hãng hàng không.

Tại sao phi công phải cao?

Phi công phải cao trên 1m7Ứng viên cũng không được có dị tật có thể nhìn thấy bằng mặt thường như: chột mắt, mất ngón tay, mất ngón chân… Bên cạnh đó, phi công cần có dáng ngồi tiêu chuẩn để quan sát, điều khiển tàu bay nên những người cong vẹo cột sống, gù lưng, so vai…

Nghe phi công làm gì?

Công việc của một phi công bao gồm: kiểm tra an toàn của máy bay trước khi cất cánh, điều khiển máy bay trong quá trình bay, giám sát các thông số về độ cao, tốc độ và áp suất không khí, thực hiện các thao tác phản xạ và đưa ra quyết định khi cần thiết.

Làm phi công cần những kỹ năng gì?

Để trở thành một phi công chuyên nghiệp đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều kỹ năng. Ngoài khả năng tính toán chính xác, cẩn thận. Bạn cũng phải suy nghĩ sáng tạo, chịu được áp lực lớn và một tâm lý cực kì vững vàng. Phi công không chỉ đòi hỏi phẩm chất lãnh đạo – họ còn phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.

Phi công hàng không là gì?

- Phi công dân sự ( hay còn gọi là phi công dân dụng): Là đối tượng mà người lái máy bay làm công cho các hãng vận tải và các hãng hàng không. Ở Việt Nam ta, phi công của các hãng hàng không chủ chốt như Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific thường xuất thân từ phi công quân sự.