Tại sao ngủ lại hay mơ

Nếu diễn ra trạng thái ngủ mơ thường xuyên và lặp đi lặp lại kèm theo cảm giác mệt mỏi, ngủ mê mệt thì bạn nên gặp bác sĩ để được theo dõi thêm. Ngoài ra, đối với một số trường hợp nặng thì việc ngủ mơ thường xuyên còn gây ra hiện tượng đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ,.. vẫn được xem là hiện tượng đáng quan ngại.

Tác hại của ngủ mơ thường xuyên đối với sức khỏe

Tình trạng thường xuyên ngủ mơ kéo dài có thể gây ra 1 số các tác hại như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, không thoải mái sau khi tỉnh dậy
  • Giấc mơ kéo dài đến sáng, tỉnh giấc giữa đêm và sau đó khó tiếp tục ngủ lại
  • Gián đoạn giấc mơ do bất cứ nguyên nhân gì cũng đem lại cảm giác mệt mỏi và uể oải khi thức dậy
  • Tâm lý bị khủng hoảng, lo lắng
  • Ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống
  • Trong quá trình khủng hoảng tâm lý thì bạn liên tục bắt gặp những giấc mơ hãi hùng, ác mộng. Do đó khi thức dậy sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và lo lắng.

Ngủ nằm mơ thường xuyên, ngày nào cũng mơ có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến bạn mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó chịu,.. ảnh hưởng đến hoạt động công việc và cuộc sống.

Cách hạn chế ngủ mơ thường xuyên

Để giảm bớt tần suất ngủ mơ thường xuyên, bạn có thể nghiên cứu 1 số phương thức sau đây:

Giảm thiểu căng thẳng, áp lực trước khi ngủ

Bạn cần chú ý không nên vận động quá sức hay thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ một cách trọn vẹn. Ngoài ra, bạn vẫn nên chuẩn bị yếu tố tâm lý, thư giãn đầu óc bằng các bản nhạc nhẹ hoặc thử tô màu, vẽ tranh, đọc sách trước khi ngủ hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn. Tuyệt đối tránh xa các bộ phim kinh dị vì sẽ khiến bạn dễ bị ám ảnh bởi các hình ảnh ghê sợ và dần hình thành trong giấc mơ về sau.

Tạo không gian ngủ thật thoải mái, sạch sẽ và yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn có thể làm bạn thức giấc giữa đêm, tránh bật đèn quá sáng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Bạn cần đảm bảo tuân thủ ăn uống điều độ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe hoặc có thể tập các bài thể dục nhẹ trước khi ngủ. Trong đó, việc đi bộ trước lúc ngủ cũng giúp thư giãn đầu óc và lưu thông khí huyết hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như: sử dụng rượu, chè, cà phê, thuốc ngủ,… vì chúng sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn chập chờn và dễ gặp ác mộng.

Điều quan trọng khác mà bạn cần phải nhớ là không nên để bụng đói hoặc ăn quá no trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn 1 lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây cảm giác khó ngủ hay tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, từ đó khiến cho bạn dễ tăng cân.

Nói mơ khi ngủ là tình trạng khá thường gặp, nhiều người lo lắng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng giấc ngủ của bản thân cũng như người xung quanh. Thực tế nói mơ khi ngủ là hiện tượng bình thường, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để hạn chế tình trạng này.

1. Tại sao bạn bị nói mơ khi ngủ?

Giấc ngủ đêm của con người bình thường kéo dài từ 7 - 8 tiếng, dù vẫn trong trạng thái ngủ song thực tế, bạn sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Ở thời điểm chuyển giao giữa các giai đoạn của giấc ngủ này, trạng thái ngủ có thể chập chờn khiến bạn gặp phải một số rối loạn giấc ngủ.

Nói mơ khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ

Trong đó có chứng nói mơ khi ngủ thường xuất hiện ở giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh, hay tên khoa học là chu kỳ ngủ REM. Tùy người mà nói mơ khi ngủ có thể nói rõ ràng, rành mạch từng tiếng như khi tỉnh táo hoặc nói không thành tiếng, chỉ lầm bầm những câu lộn xộn. Thời gian nói mơ khi ngủ cũng thường không kéo dài, chỉ từ vài giây đến vài phút.

Người nói mơ khi ngủ không ý thức được hành động này của mình, vì thế sau khi tỉnh giấc sẽ không nhớ mình nói gì hay mơ gì khi nói.

Nguyên nhân chính xác khiến bạn bị nói mơ khi ngủ hiện vẫn chưa được giải mã, các nhà khoa học cho rằng nó liên quan đến yếu tố di truyền hoặc rối loạn sức khỏe tinh thần. Có những người thường xuyên nói mơ khi ngủ song cũng có những người chỉ nói mớ khi gặp phải vấn đề sức khỏe tinh thần hoặc thể chất như: thiếu ngủ, mệt mỏi quá mức, sốt, căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, sử dụng thuốc điều trị nhất định,…

Nói mơ khi ngủ thường gặp ở những người mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói mớ. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến nhiều người mất tự tin cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh.

2. Đối tượng nào dễ bị nói mơ khi ngủ?

Thực tế, tình trạng nói mơ khi ngủ rất phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Cùng với các rối loạn giấc ngủ khác như mộng du, đái dầm,… thì nói mơ khi ngủ cũng thường biến mất khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên vẫn có khoảng 5% người trưởng thành thường xuyên nói mơ khi ngủ. Những người khác vẫn có thể nói điều gì đó khi ngủ nhưng không thường xuyên, chủ yếu chỉ nói khi cơ thể mệt mỏi quá mức hoặc có ám ảnh tinh thần trước đó.

Câu nói mơ khi ngủ của bạn có thể là một lời thoại trong giấc mơ, một vài cụm từ rời rạc hay một câu nói tục. Bạn hoàn toàn không biết gì về tình trạng nói mơ khi ngủ của mình, khi thức dậy không thể nhớ mình nói gì.

3. Một số biện pháp trị nói mơ khi ngủ

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau để khắc phục chứng nói mơ khi ngủ, tránh gây khó chịu cho bản thân và những người xung quanh.

3.1. Ăn cơm đầy đủ vào buổi tối

Nhiều người có thói quen ăn uống qua loa vào buổi tối, bạn chỉ nên không ăn quá nhiều mà thôi. Nếu ăn uống quá qua loa, bạn dễ bị đói vào buổi đêm và thức giấc. Lúc này, khi ngủ lại, bạn có khả năng cao bị nói mơ.

Ăn đủ vào buổi tối giúp bạn ngủ liền mạch và sâu giấc hơn

Vì thế, hãy ăn uống đầy đủ vào buổi tối, không nên quá no hoặc quá đói, giấc ngủ của bạn sẽ tốt hơn và hạn chế được tình trạng nói mơ.

3.2. Nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ

Sau một ngày dài làm việc và học tập căng thẳng, âm nhạc là giải pháp có thể giúp xoa dịu tinh thần, giúp tâm trí thư thái, dễ chịu. Trong khi đó, căng thẳng và áp lực tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến bạn nói mơ khi ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ li bì,…

Vì thế, hãy nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ với âm nhạc mà bạn yêu thích và không quá sôi động. Một lưu ý nhỏ là thời gian bạn rơi vào giấc ngủ khoảng từ 5 - 30 phút nên hãy hạn giờ phát nhạc, nếu không âm nhạc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3.3. Ngủ nhiều hơn

Số người mất ngủ gặp tình trạng nói mơ khi ngủ nhiều hơn, nguyên nhân do thời gian ngủ không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt khiến cho não bộ không nghỉ ngơi hoàn toàn. Trong giấc ngủ, não bộ cũng bị kích thích, tiềm thức bị đánh thức một phần.

Do đó, để tốt cho sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng nói mơ khi ngủ, hãy dành đủ thời gian ngủ trong ngày từ 7 - 8 tiếng và tập thói quen ngủ dậy đúng giờ, nên ngủ trước 11 giờ đêm.

Nói mơ khi ngủ có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu ngủ

Ngoài ra, để chất lượng giấc ngủ tốt nhất, không nên ăn quá no trước khi đi ngủ và nên hạn chế dùng thiết bị điện tử. Ánh sáng phát ra từ điện thoại khiến não bộ bạn căng thẳng và giấc ngủ cũng dễ bị gián đoạn hơn.

3.4. Chọn đệm và gối êm hơn

Khi dùng loại đệm, gối êm, tốt, áp lực lên các vùng tiếp xúc của cơ thể như hông, vai lưng,… sẽ giảm bớt, vì thế mà khi ngủ bạn sẽ có được sự thoải mái dễ chịu hơn. Khi khí huyết lưu thông tốt, bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn và tránh tính trạng nói mơ khi ngủ.

Ngoài ra, nếu e ngại việc bạn nói mơ hay có những hành động khi ngủ ảnh hưởng đến người khác, có thể chọn loại đệm có thể cách ly chuyển động. Loại đệm tiêu biểu là đệm cao su với chất lượng Latex hoặc Memory Foam.

3.5. Dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng

Có thể bạn không biết, tạo thói quen dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng thường xuyên cũng giúp bạn có tinh thần thư thái cùng giấc ngủ ngon hơn. Hãy đảm bảo điều kiện lưu thông khí trong phòng ngủ tốt, ít âm thanh và ánh sáng, bạn sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Điều kiện ngủ tốt cũng giúp bạn giảm đáng kể tình trạng nói mơ khi ngủ.

Điều kiện ngủ tốt cũng giúp hạn chế tình trạng nói mơ khi ngủ

Căn phòng có ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi sáng, đến buổi chiều và tối râm mát cùng điều kiện thoáng khí tốt là nơi lý tưởng để ngủ.

Nói mơ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đây cũng là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nói mơ khi ngủ gây nhiều bất tiện cho bản thân bạn và những người xung quanh nên hãy áp dụng những cách đơn giản trên để hạn chế tình trạng này.

 Năm nay em 20 tuổi, không hiểu sao đêm nào em ngủ cũng nằm mơ, có lúc mơ nói ra thành tiếng và thức dậy thì người rất mệt mỏi. Không biết em mắc bệnh gì, xin quý báo tư vấn giúp?

Hoài Hương[Kon Tum]

Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Giấc mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ. Theo phân tâm học, hiện tượng khi mơ phát ra tiếng nói có nội dung là sự phản ảnh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức, chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được. Hiện tượng nói trong giấc mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người mà thể hiện ra bên ngoài. Nó phản ánh vấn đề tâm lý mà người đó đang gặp phải. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đôi khi đó lại là triệu chứng của bệnh tật như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch,...

 Ảnh minh họa [nguồn Internet].

Ngủ mơ nói do rối loạn giấc ngủ, xảy ra với mọi lứa tuổi, xuất hiện ở những người bị stress do áp lực công việc lớn, trầm cảm, hoặc do stress sau chấn thương, nghiện rượu, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt... Người bị rối loạn giấc ngủ có thể  thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ nhiều [buồn ngủ quá mức, ngủ mê mệt]. Một số trường hợp nặng gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ... Ngủ mơ  còn có nguyên nhân của một số bệnh lý tim mạch là do tuần hoàn máu không tốt dẫn đến tình trạng thiếu ôxy thoáng qua, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nói mơ.

Vì vậy, trong thư bạn không nói bạn có mắc bệnh lý gì không, nhưng nếu bạn  ngủ mơ kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến công việc và học tập thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế hoặc tư vấn tâm lý để được khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ  Vũ Thị Thu


Video liên quan

Chủ Đề